TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Đó là danh sắc.”
“Có phải danh sắc hiện tại sẽ tái sanh hay chăng?”
“Không. Với tên gọi và hình sắc thân thể của đời này, người ta sống mà làm các việc thiện ác. Rồi do nơi những sự thiện ác ấy, sau khi thác, một cái tên gọi và thân sắc khác sẽ sanh ra.”
“Nếu không phải là danh sắc của đời này tái sanh, thì có thể xem như đời này làm ác mà đời sau không phải chịu quả báo. Như vậy, có thể nói người ta đã thoát khỏi luân hồi rồi vậy.”
“Nếu người ta chỉ trọn đời làm làmh, dứt sạch được mê dục, phiền não, ái luyến, thì sau khi thác người ta có thể chẳng sanh ra nữa. Song, thường thì người ta tuy có làm điều lành, mà cũng phạm nhiều điều ác, nên theo đó phải sanh trở lại. Đã có sanh trở lại thì phải chịu lấy quả báo, không thể không có được.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia ăn trộm xoài của kẻ khác. Chủ xoài bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này ăn trộm xoài của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có ăn trộm xoài của ông này. Cây xoài ông ta trồng ngày trước là cây xoài nhỏ. Còn trái xoài mà tôi lấy đây, tôi hái trên một cây xoài rất to lớn. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có hái trái xoài của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người trồng xoài được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công trồng cây, nên nay mới có cây xoài đơm trái. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công trồng cây, có đào lỗ, bỏ hạt, vun phân, tưới nước, nên về sau mới có một cây xoài đơm trái đầy cành. Làm việc thiện ác đời này, cũng như lấy hạt mà gieo xuống đất. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia gặt lúa lén của kẻ khác. Chủ ruộng bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này gặt trộm lúa của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có gặt trộm lúa của ông này. Ngày trước ông ta cấy chỉ là những tép mạ mảnh mai, bé nhỏ. Những bông lúa mà tôi gặt lấy đây là từ những cây lúa cao quá nửa thân người. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có gặt lúa của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người chủ ruộng được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công cấy trồng, nên nay mới có ruộng lúa đơm bông. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công cấy trồng, bón phân, nhổ cỏ, nên về sau mới có một ruộng lúa đơm bông. Làm việc thiện ác đời này, cũng như cấy mạ xuống ruộng. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia chặt mía trộm của kẻ khác. Chủ mía bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này chặt trộm mía của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có chặt trộm mía của ông này. Ngày trước ông ta chỉ trồng xuống những hom mía nhỏ. Những cây mía mà tôi chặt lấy đây đều cao lớn, to mập. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có chặt mía của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người chủ mía được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công trồng hom mía xuống, rồi chăm bón, nên nay mới có một đám mía cao tốt. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công trồng xuống, chăm bón, giữ cỏ, nên về sau mới có một đám mía tốt tươi. Làm việc thiện ác đời này, cũng như trồng mía xuống ruộng. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có một người kia, về mùa đông, đốt lửa trong đồng trống để sưởi ấm. Người ấy không dập tắt đi, để lửa cháy lan qua đồng kẻ khác. Chủ bị hại bắt lấy người ấy giải đến trước vua, buộc tội đã đốt cháy đồng mình. Người ấy nói rằng: Tâu bệ hạ, không phải tôi đốt đồng của ông ấy. Tôi chỉ đốt một đống lửa nhỏ để sưởi ấm mà thôi. Còn đám lửa dữ thiêu trọn cánh đồng của ông ấy là khác. Con không có tội. Như vậy bệ hạ xử ai có tội?”
“Cố nhiên là kẻ đã đốt lửa để sưởi mà bất cẩn không dập tắt.”
“Vì sao vậy?”
“Vì nguồn gốc là từ nơi đó. Dù ông ta không chịu nhận, nhưng quả thật lửa sau là theo nơi lửa trước mà sanh ra đó thôi.”
“Này đại vương, tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Danh sắc đời sau chính là theo nơi danh sắc đời trước mà sanh ra. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có người kia cầm đuốc lên gác mà ăn cơm. đuốc bắt cháy lên nóc nhà, cháy cả nhà và lan ra khắp cả làng. Dân làng bắt lấy người ấy, hỏi rằng: “Tại sao anh đốt cả làng?” Người ấy đáp: “Tôi không có đốt làng. Tôi chỉ đốt đuốc ăn cơm mà thôi. Lửa ở đuốc của tôi là khác, lửa cháy thiêu trọn cả làng là khác. Họ cãi nhau như vậy rồi đem nhau đến trước bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?
“Cố nhiên là dân làng đúng, người kia sai.”
“Vì sao vậy?”
“Vì nguồn gốc, nguyên nhân là do người ấy. Vì đốt đuốc ăn cơm mà không cẩn thận nên mới sanh ra hỏa hoạn. Dù người ấy có không nhận, nhưng rõ ràng lửa cháy làng là theo từ trong đuốc của người ấy mà bắt ra, có chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Người sanh ra về sau có vẻ như khác với người chết, nhưng là theo nơi người chết mà sanh ra. Vậy nên nói không nhận tội trước là không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia mang đủ sính lễ đến đính hôn với một cô gái từ lúc còn bé. Gia đình cô gái đã nhận đủ lễ. Rồi người ấy có việc phải đi xa. Về sau, cô bé lớn lên vừa đúng tuổi lấy chồng. Có người khác đến hỏi, mang đủ sính lễ và cưới cô gái ấy làm vợ. Khi người kia trở về, đến trách anh kia vì sao đi cưới vợ mình. Anh kia đáp: Tôi nào có cưới vợ anh. Người mà anh đính hôn chỉ là một đứa bé. Còn tôi cưới một cô gái đã đến tuổi lấy chồng kia mà. Họ cãi nhau rồi dẫn đến chỗ bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?”
“Người đã đính hôn trước là đúng.”
“Vì sao vậy?”
“Vì chính ra chỉ là một người, trước thì còn bé, sau mới lớn lên. Cô gái bây giờ là theo nơi thân thế đứa bé ngày trước. Cho nên dù người đến sau có chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội cưới vợ người khác. Cô gái ấy phải thuộc về người đã nộp lễ cưới đầu tiên.”
“Tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Dù là người thác rồi sanh ra lại với một danh sắc khác, nhưng cũng là tùy theo thân thế, việc thiện ác của đời này. Vậy nên nói không nhận tội trước là không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như có người kia mua một bình sữa của kẻ nuôi bò. Ông ta gởi sữa lại và đi, cho hay rằng hôm sau sẽ trở lại lấy sữa. Hôm sau, sữa bị chua. Người ấy trở lại, chủ bò đưa bình sữa chua ra. Ông ta phàn nàn rằng: Ông đã nhầm rồi, sữa chua này không phải sữa tôi đã mua. Họ cãi nhau rồi đưa nhau đến chỗ bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?”
“Cố nhiên là người chủ bò đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Vì sao vậy?”
“Là vì nguồn gốc do người mua sữa. Sữa tươi mà để dưới đất cho đến hôm sau, bị chua thì phải chịu, chứ người chủ bò nào có tội gì?”
“Đại vương, người sanh trở lại đời sau cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Làm việc thiện ác đời này tức là vun trồng sự tội phước cho đời sau. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Một
cuộc vấn đáp đạo lý
10. DANH SẮC
“Bạch đại đức, khi phải tái sanh thì ai sanh trở lại trong luân hồi?”“Đó là danh sắc.”
“Có phải danh sắc hiện tại sẽ tái sanh hay chăng?”
“Không. Với tên gọi và hình sắc thân thể của đời này, người ta sống mà làm các việc thiện ác. Rồi do nơi những sự thiện ác ấy, sau khi thác, một cái tên gọi và thân sắc khác sẽ sanh ra.”
“Nếu không phải là danh sắc của đời này tái sanh, thì có thể xem như đời này làm ác mà đời sau không phải chịu quả báo. Như vậy, có thể nói người ta đã thoát khỏi luân hồi rồi vậy.”
“Nếu người ta chỉ trọn đời làm làmh, dứt sạch được mê dục, phiền não, ái luyến, thì sau khi thác người ta có thể chẳng sanh ra nữa. Song, thường thì người ta tuy có làm điều lành, mà cũng phạm nhiều điều ác, nên theo đó phải sanh trở lại. Đã có sanh trở lại thì phải chịu lấy quả báo, không thể không có được.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia ăn trộm xoài của kẻ khác. Chủ xoài bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này ăn trộm xoài của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có ăn trộm xoài của ông này. Cây xoài ông ta trồng ngày trước là cây xoài nhỏ. Còn trái xoài mà tôi lấy đây, tôi hái trên một cây xoài rất to lớn. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có hái trái xoài của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người trồng xoài được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công trồng cây, nên nay mới có cây xoài đơm trái. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công trồng cây, có đào lỗ, bỏ hạt, vun phân, tưới nước, nên về sau mới có một cây xoài đơm trái đầy cành. Làm việc thiện ác đời này, cũng như lấy hạt mà gieo xuống đất. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia gặt lúa lén của kẻ khác. Chủ ruộng bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này gặt trộm lúa của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có gặt trộm lúa của ông này. Ngày trước ông ta cấy chỉ là những tép mạ mảnh mai, bé nhỏ. Những bông lúa mà tôi gặt lấy đây là từ những cây lúa cao quá nửa thân người. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có gặt lúa của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người chủ ruộng được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công cấy trồng, nên nay mới có ruộng lúa đơm bông. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công cấy trồng, bón phân, nhổ cỏ, nên về sau mới có một ruộng lúa đơm bông. Làm việc thiện ác đời này, cũng như cấy mạ xuống ruộng. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia chặt mía trộm của kẻ khác. Chủ mía bắt được giải đến chỗ vua, thưa rằng: Tên này chặt trộm mía của tôi. Người ấy nói rằng: Tôi không có chặt trộm mía của ông này. Ngày trước ông ta chỉ trồng xuống những hom mía nhỏ. Những cây mía mà tôi chặt lấy đây đều cao lớn, to mập. Như vậy, tôi đâu có phạm tội ăn trộm, tôi đâu có chặt mía của ông ấy. Hai người cãi lý với nhau như vậy. Bệ hạ sẽ xử cho ai đúng, ai sai?”
“Trẫm sẽ xử người chủ mía được kiện. Vì trước kia nhờ ông có ra công trồng hom mía xuống, rồi chăm bón, nên nay mới có một đám mía cao tốt. Thế thì kẻ ăn trộm dẫu chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Đại vương, người ta sanh trở lại cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Cũng như khi ta ra công trồng xuống, chăm bón, giữ cỏ, nên về sau mới có một đám mía tốt tươi. Làm việc thiện ác đời này, cũng như trồng mía xuống ruộng. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có một người kia, về mùa đông, đốt lửa trong đồng trống để sưởi ấm. Người ấy không dập tắt đi, để lửa cháy lan qua đồng kẻ khác. Chủ bị hại bắt lấy người ấy giải đến trước vua, buộc tội đã đốt cháy đồng mình. Người ấy nói rằng: Tâu bệ hạ, không phải tôi đốt đồng của ông ấy. Tôi chỉ đốt một đống lửa nhỏ để sưởi ấm mà thôi. Còn đám lửa dữ thiêu trọn cánh đồng của ông ấy là khác. Con không có tội. Như vậy bệ hạ xử ai có tội?”
“Cố nhiên là kẻ đã đốt lửa để sưởi mà bất cẩn không dập tắt.”
“Vì sao vậy?”
“Vì nguồn gốc là từ nơi đó. Dù ông ta không chịu nhận, nhưng quả thật lửa sau là theo nơi lửa trước mà sanh ra đó thôi.”
“Này đại vương, tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Danh sắc đời sau chính là theo nơi danh sắc đời trước mà sanh ra. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có người kia cầm đuốc lên gác mà ăn cơm. đuốc bắt cháy lên nóc nhà, cháy cả nhà và lan ra khắp cả làng. Dân làng bắt lấy người ấy, hỏi rằng: “Tại sao anh đốt cả làng?” Người ấy đáp: “Tôi không có đốt làng. Tôi chỉ đốt đuốc ăn cơm mà thôi. Lửa ở đuốc của tôi là khác, lửa cháy thiêu trọn cả làng là khác. Họ cãi nhau như vậy rồi đem nhau đến trước bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?
“Cố nhiên là dân làng đúng, người kia sai.”
“Vì sao vậy?”
“Vì nguồn gốc, nguyên nhân là do người ấy. Vì đốt đuốc ăn cơm mà không cẩn thận nên mới sanh ra hỏa hoạn. Dù người ấy có không nhận, nhưng rõ ràng lửa cháy làng là theo từ trong đuốc của người ấy mà bắt ra, có chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội.”
“Tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Người sanh ra về sau có vẻ như khác với người chết, nhưng là theo nơi người chết mà sanh ra. Vậy nên nói không nhận tội trước là không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một người kia mang đủ sính lễ đến đính hôn với một cô gái từ lúc còn bé. Gia đình cô gái đã nhận đủ lễ. Rồi người ấy có việc phải đi xa. Về sau, cô bé lớn lên vừa đúng tuổi lấy chồng. Có người khác đến hỏi, mang đủ sính lễ và cưới cô gái ấy làm vợ. Khi người kia trở về, đến trách anh kia vì sao đi cưới vợ mình. Anh kia đáp: Tôi nào có cưới vợ anh. Người mà anh đính hôn chỉ là một đứa bé. Còn tôi cưới một cô gái đã đến tuổi lấy chồng kia mà. Họ cãi nhau rồi dẫn đến chỗ bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?”
“Người đã đính hôn trước là đúng.”
“Vì sao vậy?”
“Vì chính ra chỉ là một người, trước thì còn bé, sau mới lớn lên. Cô gái bây giờ là theo nơi thân thế đứa bé ngày trước. Cho nên dù người đến sau có chối cãi thế nào, cũng không khỏi phạm tội cưới vợ người khác. Cô gái ấy phải thuộc về người đã nộp lễ cưới đầu tiên.”
“Tên gọi và thân sắc cũng như vậy đó. Dù là người thác rồi sanh ra lại với một danh sắc khác, nhưng cũng là tùy theo thân thế, việc thiện ác của đời này. Vậy nên nói không nhận tội trước là không đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như có người kia mua một bình sữa của kẻ nuôi bò. Ông ta gởi sữa lại và đi, cho hay rằng hôm sau sẽ trở lại lấy sữa. Hôm sau, sữa bị chua. Người ấy trở lại, chủ bò đưa bình sữa chua ra. Ông ta phàn nàn rằng: Ông đã nhầm rồi, sữa chua này không phải sữa tôi đã mua. Họ cãi nhau rồi đưa nhau đến chỗ bệ hạ. Vậy bệ hạ xử ai đúng, ai sai?”
“Cố nhiên là người chủ bò đúng.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Vì sao vậy?”
“Là vì nguồn gốc do người mua sữa. Sữa tươi mà để dưới đất cho đến hôm sau, bị chua thì phải chịu, chứ người chủ bò nào có tội gì?”
“Đại vương, người sanh trở lại đời sau cũng như vậy đó. Với cái tên gọi và thân sắc này, người ta sống đời mà làm việc thiện ác. Rồi do nơi sự thiện ác ấy, qua đời sau một cái tên gọi và thân sắc khác sanh ra. Làm việc thiện ác đời này tức là vun trồng sự tội phước cho đời sau. Cho nên nói làm ác đời này mà đời sau không trả quả thì không đúng.”
Send comment