TRIẾT
LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tổ sư A-nan-đà, thường gọi là A-nan, Hán dịch là Khánh hỷ, Hoan hỷ. Ngài là đệ tử thân cận nhất của Phật, từng làm thị giả cho Phật rất lâu. Ngài A-nan được Phật khen là đa văn nhất trong số các đệ tử. Nhờ làm thị giả cho Phật, nên mỗi khi Phật thuyết pháp ở đâu, ngài A-nan-đà đều có mặt để nghe đầy đủ. Vì vậy mà sau này, tất cả kinh điển được kết tập, đều do ngài theo trí nhớ mà đọc lại cho các vị khác ghi chép, nên bao giờ cũng phải mở đầu bằng câu: “Tôi nghe như thế này.”
Khi sắp tịch, ngài gọi đại đức Thương-na Hòa-tu đến dạy rằng: “Ngươi hãy cố giữ lấy sự nghiệp Phật pháp. Nay ở xứ Ma-đột-la có một nhà gia thế, sanh con tên Ưu-ba-cúc-đa. Đứa trẻ ấy là bậc pháp khí, sau này sẽ lãnh trách nhiệm nối tiếp cho ngươi đó.”
Khi truyền pháp cho Thương-na Hòa-tu làm Tổ sư đời thứ ba, Tổ A-nan có đọc bài kệ dưới đây:
Bổn lai phó hữu pháp,
Phó liễu ngôn vô Pháp;
Các các tu tự ngộ,
Ngộ liễu vô vô Pháp.
本來付有法
付了言無法
各各須自悟
悟了無無法。
Dịch nghĩa
Xưa nay pháp có mới truyền,
Truyền rồi lại nói pháp truyền là không.
Mọi người nên tỉnh ngộ lòng,
Ngộ rồi không đó, là không pháp nào.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
2.TỔ A-NAN-ĐÀ
阿難陀祖Tổ sư A-nan-đà, thường gọi là A-nan, Hán dịch là Khánh hỷ, Hoan hỷ. Ngài là đệ tử thân cận nhất của Phật, từng làm thị giả cho Phật rất lâu. Ngài A-nan được Phật khen là đa văn nhất trong số các đệ tử. Nhờ làm thị giả cho Phật, nên mỗi khi Phật thuyết pháp ở đâu, ngài A-nan-đà đều có mặt để nghe đầy đủ. Vì vậy mà sau này, tất cả kinh điển được kết tập, đều do ngài theo trí nhớ mà đọc lại cho các vị khác ghi chép, nên bao giờ cũng phải mở đầu bằng câu: “Tôi nghe như thế này.”
Khi sắp tịch, ngài gọi đại đức Thương-na Hòa-tu đến dạy rằng: “Ngươi hãy cố giữ lấy sự nghiệp Phật pháp. Nay ở xứ Ma-đột-la có một nhà gia thế, sanh con tên Ưu-ba-cúc-đa. Đứa trẻ ấy là bậc pháp khí, sau này sẽ lãnh trách nhiệm nối tiếp cho ngươi đó.”
Khi truyền pháp cho Thương-na Hòa-tu làm Tổ sư đời thứ ba, Tổ A-nan có đọc bài kệ dưới đây:
Bổn lai phó hữu pháp,
Phó liễu ngôn vô Pháp;
Các các tu tự ngộ,
Ngộ liễu vô vô Pháp.
本來付有法
付了言無法
各各須自悟
悟了無無法。
Dịch nghĩa
Xưa nay pháp có mới truyền,
Truyền rồi lại nói pháp truyền là không.
Mọi người nên tỉnh ngộ lòng,
Ngộ rồi không đó, là không pháp nào.
Send comment