Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiên Thứ Mười: Dùng Thần Thông Thắng Ngoại Ðạo

09 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 7264)
Thiên Thứ Mười: Dùng Thần Thông Thắng Ngoại Ðạo

LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT TỔ CỒ ĐÀM

Maha Thongkham Medhivongs

THIÊN THỨ MƯỜI

DÙNG THẦN THÔNG THẮNG NGOẠI ÐẠO

-ooOoo-

Khi đức Thế Tôn ngự tại Trúc Lâm tịnh xá ở thành Vương Xá. Khi ấy có một ông Trưởng giả muốn đi tắm ở sông Gangà. Vì sợ có sự tai nạn bất ngờ nên ông cho người nhà giăng lưới để ngừa loài thủy tộc đến làm hại.

Trên giòng sông Gangà có một rừng toàn cây trầm, khi trời mưa to nước xói góc cây trầm gần bên bờ sông nên cây trầm ngã xuống sông, lại bị nước lũ trôi đi, khi trôi bị chạm vào đá nên gãy ra làm nhiều khúc to nhỏ. Có một khúc lõi bị nước trôi và va chạm vào đá nhiều lần nên trở thành khúc gỗ tròn màu đỏ thơm thật là quí. Khúc trầm tròn ấy lại trôi dính vào lưới của ông Trưởng giả đang tắm, người nhà ông vớt lên đem đến cho ông. Ông hỏi: Vật chi đó?

Người nhà đáp: Một khúc lõi cây trầm đỏ.

Ông thấy khúc lõi trầm to bằng cái bát thật đẹp, thật một khúc trầm quí. Vị Trưởng giả nầy không thuộc về tôn giáo nào cả, ông mới nghĩ rằng: Ta được khúc trầm rất là quí giá nầy vậy ta làm ra vật gì cho thật đẹp để chơi. Ông lại nghĩ: Ờ phải rồi, hiện nay có rất nhiều tôn giáo, những ông giáo chủ ấy đều tự xưng: Ta đây là A-la-hán. Nhưng riêng ta thì ta không biết ai là A-la-hán? Ai không phải là A-la-hán? Vậy ta thuê thợ tiện khúc trầm nầy ra một cái bát rồi cột trên ngọn tre cao sáu mươi hắc tay, và nói rằng: Vị nào có thể bay lên lấy được bát ấy ta tin rằng vị ấy là A-la-hán. Ta cùng tất cả quyến thuộc và người trong gia đình ta qui y theo vị ấy.

Rồi trở về nhà ông liền làm theo ý định của ông. Sau khi treo bát xong, ông cho người nhà của ông đi truyền bá mọi nơi theo ý ông đã định rằng: Vị nào là A-la-hán hãy bay lên lấy bát thì ông Trưởng giả sẽ qui y theo vị ấy.

Trong thời kỳ ấy tại Vương Xá thành có sáu tôn giáo lớn nhứt gọi là Lục Sư hay là Lục Tổ.

Tên sáu vị ấy là:

1) PURÀNAKASSAPA .
2) MAKKHALIGOSANA .
3) AJITAKESAKAMBALA .
4) SANJAYAVELATTHAPUTTA .
5) PAKUDDHAKACCAYANA .
6) NIGANTHANÀTAPUTTA .

Trong sáu vị ấy, người đưa đệ tử đến làm môi giới trước nhứt là ông Purànakassapa; người đệ tử ấy nói với ông Trưởng giả rằng: Bát ấy thật là xứng đáng đến đức giáo chủ của chúng tôi.

Ông Trưởng giả trả lời rất khiêm tốn rằng: Xin mời Ngài tự tiện đến thâu lấy mà dùng đó là nguyện vọng của tôi.

Theo sau đó mỗi ông giáo chủ đều đưa người đến làm môi giới để xin bát ấy nhưng không vị nào đắc kỳ sở nguyện. Ðến ngày thứ sáu ông Niganthanàtaputta cho đệ tử đến nói: Ông Trưởng giả, tốt hơn ông nên vui lòng trao bát ấy đến giáo chủ tôi, đừng để vì một cái bát không đáng giá là bao mà phải dùng đến thần thông coi không đẹp, ông Trưởng giả cũng không nhận lời và vẫn từ chối một cách nhã nhặn như trước.

Khi ấy Niganthanàtaputta mới bàn với đệ tử rằng: Khi ta đến nhà ông Trưởng giả, ta giả bộ sắp bay đi lấy bát, các ngươi coi, nếu ông Trưởng giả ấy không bằng lòng cho thì các người hãy níu ta lại và nói rằng: Xin sư phụ đừng vì cái bát cỏn con ấy mà dùng thần thông tỏ ra mình là bực A-la-hán giữa quần chúng làm gì.

Dạy đệ tử xong ông Niganthanàtaputta đến nhà Trưởng giả bảo: Ông Trưởng giả, ông nên dâng cho bần đạo cái bát ấy đi. Ông Trưởng giả không ưng thuận. Ông ta giả vờ như sắp bay đi lấy, kế đệ tử kéo lại khuyên xin đừng bay. Ông liền nói ông Trưởng giả rằng: Sở dĩ mà ta không bay đi lấy vì đệ tử ta yêu cầu, vậy ngươi vui lòng dâng cho ta đi.

Ông Trưởng giả cũng một mực từ chối. Bọn ngoại đạo dùng trăm mưu ngàn kế nhưng không sao gạt ông Trưởng giả để đoạt lấy cái bát ấy được. Ðến ngày thứ bảy, có hai vị đại A-la-hán là Ngài Mục Kiền Liên và Ngài Pindolabhàradvàja vào thành khất thực. Hai Ngài đang đứng sửa lại y phục cho nghiêm trang để vào thành khất thực gần bên tảng đá to ở gần cửa thành.

Hai Ngài được nghe người trong thành bàn với nhau rằng: Các bạn có thấy không, sáu vị giáo chủ của sáu tôn giáo lớn trong Vương Xá thành thườn khoe rằng: Ta là A-la-hán, nhưng khi ông Trưởng giả treo cái bát bằng trầm đỏ và tuyên bố rằng: Vị nào là A-la-hán bay đi lấy. Ðến hôm nay là bảy ngày rồi chúng ta mới thấy rõ rằng, không có vị nào là A-la-hán trong cõi đời nầy cả.

Ðại Ðức Mục Kiền Liên liền nói với Ðại Ðức Pindolabhàradvàja rằng: Pháp đệ ơi, ông có nghe những lời của nhân dân trong thành đang bàn đến không, dường như họ không coi Phật giáo vào đâu hết, không chút kính nể, vậy Pháp đệ là người có nhiều thần thông cũng nên bay đi lấy bát ấy đi.

- Thưa Pháp huynh, Pháp huynh là người được đức Thế Tôn khen và liệt vào hàng thần thông đệ nhứt trong hàng đại đệ tử, vậy sư huynh nên đi thâu lấy bát ấy. Bằng như sư huynh không thích thì đệ xin vâng lời sư huynh dạy vậy.

- Thôi, Pháp đệ hãy đi lấy đi.

Khi Ðại Ðức Mục Kiền Liên cho phép thì Ðại Ðức Pindolabhàradvàja , liền nhập đại định là nhân dùng thần thông, xong Ngài bay lên trên tảng đá to đứng nơi ấy rồi Ngài và tảng đá bay lên cao ba dặm tảng đá ấy dính lủng lẳng dưới chơn Ngài xem như tảng đá tự không bay lên, giống như một khối bông gòn bay lơ lửng trên không. Ngài bay quanh thành Vương Xá ba vòng. Tất cả dân chúng thấy tảng đá bay lơ lửng trên không lấy làm kinh sợ vì sợ tảng đá rớt xuống thì còn gì tánh mạng. Có người chạy trốn kẻ thì lấy đồ che đầu. Ðại Ðức biết vậy nên Ngài hiện ra cho dân chúng thấy Ngài để bớt sự kinh động.

Lúc ấy dân chúng trông thấy Ngài mới kêu la lên rằng: Xin Ngài Ðại Ðức hãy giữ lấy tảng đá cho chắc, đừng để rớt xuống thì chúng tôi chết hết.

Ðại Ðức thấy dân chúng kinh sợ Ngài liền dùng hai ngón chân đẩy tảng đá bay về rớt xuống y như cũ, còn Ngài thì bay đi lấy bát. Ông Trưởng giả trông thấy Ngài Ðại Ðức làm được điều mình đã mong muốn nên lấy làm trong sạch với Ngài. Liền quì xuống đảnh lễ Ngài rất cung kính, rồi cầu xin Ngài Ðại Ðức đến nhà ông. Khi Ðại Ðức đã vào nhà ông, ông liền hối người nhà đem cao lương mỹ vị để đầy bát trầm ấy và dâng đến tay Ngài. Ngài thọ lãnh xong liền về chùa.

Những người bận lo việc đồng áng và không trông thấy Ðại Ðức dùng thần thông, khi về nhà nghe thuật lại họ rất tiếc, liền rủ nhau vào chùa tìm Ðại Ðức kêu la ầm lên rằng: Xin Ðại Ðức từ bi dùng thần thông cho chúng tôi được trông thấy với nào.

Ðại Ðức không thể ở yên được nên Ngài phải dùng thần thông như ban sáng cho người xem xong mới đư?c yên không thì bị huyên náo lên.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nghe tiếng reo hò hoan hô của dân chúng, Ngài mới phán hỏi Ðại Ðức Ananda rằng: Chuyện chi mà dân chúng kêu la ầm ỹ như vậy?

- Bạch hóa đức Thế Tôn! Ðại Ðức Pindolabhàradvàja dùng thần thông bay đi lấy bát cây trầm đỏ của vị Trưởng giả trong thành nên dân chúng hoan hô như thế?

- Hãy gọi ông Pindolabhàradvàja vào đây cho Như Lai.

Khi Ðại Ðức vào hầu. Ðức Thế Tôn hỏi Ngài liền bạch rõ mọi việc. Ðức Thế Tôn quở Ngài rằng: Tại sao ngươi làm chuyện không nên làm như vậy. Rồi đức Thế Tôn dạy đem cái bát ấy ra đâm cho nhuyễn để trị bịnh đau mắt. Ðức Thế Tôn liền cấm không cho chư đệ tử dùng thần thông như vậy nữa.

Bọn ngoại đạo được nghe tin đức Thế Tôn cấm không cho đệ tử dùng thần thông như vậy nữa, nên mới cho người đi các nơi nói với dân chúng rằng: Sở dĩchúng ta không dùng thần thông đi lấy bát, vì chúng ta muốn che đặc ân cao thượng của bực A-la-hán. Nay đệ tử của thầy Sa môn Cồ Ðàm dùng thần thông để khoe khoang công đức tối cao với dân chúng cũng vì cái bát cây không có giá trị là bao. Thầy Sa môn Cồ Ðàm thật là giảo quyệt nên đã dạy đập bỏ bát và ra điều học cấm đệ tử không cho dùng thần thông như vậy nữa. Nay chúng ta sẽ dùng thần thông thi đua với thầy Sa môn Cồ Ðàm.

Ðức vua A Xà Thế nghe chuyện bọn ngoại đạo muốn thi đua thần thông với đức Thế Tôn, Ngài mới vào hầu đức Thế Tôn và bạch hỏi rằng: Trẫm trộm nghe đức Thế Tôn đã chế ra điều học cấm không cho chư đệ tử dụng thần thông phải chăng?

- Tâu Ðại vương đúng vậy.

- Hiện giờ bọn ngoại đạo nói rằng: Bọn chúng sẽ dùng thần thông tranh tài với đức Thế Tôn. Vậy đức Thế Tôn xử trí cách nào cho ổn?

- Tâu Ðại vương, nếu bọn ngoại đạo muốn thi tài với Như Lai thì buộc lòng Như Lai cũng phải dùng chút phép mọn vậy.

- Bạch đức Thế Tôn! Có phải Ngài đã ra điều học cấm rồi; làm sao Ngài dùng thần thông được?

- Tâu Ðại vương, Như Lai ra luật cấm đệ tử, chớ Như Lai nào cấm Như Lai đâu.

- Bạch đức Thế Tôn! Vậy đức Thế Tôn ra điều học cấm kẻ khác, còn chính Ngài không bị cấm có phải vậy không?

- Tâu Ðại vương, vậy Như Lai xin hỏi Ðại vương trong thành Vương Xá nầy có vườn thượng uyển hay không?

- Bạch đức Thế Tôn có.

- Vậy dân chúng có thể vào vườn thượng uyển nghỉ mát và hái hoa ăn trái, Ðại Vương xử trí thế nào?

- Bạch đức Thế Tôn! Trẫm sẽ trừng phạt kẻ ấy.

- Tâu Ðại vương, chính Ðại vương dùng vật thực ở vườn thượng uyển thì vô tội vì lẽ Ngài là chúa tể của thiên hạ. Cũng như Như Lai cũng có oai đức trùm tam giới thì cũng không có lỗi gì đối với các điều học ấy. Vì vậy nên Như Lai vẫn có quyền dùng thần thông đối với bọn ngoại đạo đòi hỏi tranh tài với Như Lai.

Khi bọn ngoại đạo nghe rằng: Ðức Thế Tôn ra điều học cấm các hàng đệ tử mà thôi. Nhưng chính Ngài không cấm Ngài. Và một lý do khác hơn là chính họ kêu gọi và thách đức Thế Tôn, nên khi họ nghe chính đức Thế Tôn sẽ dùng thần thông, thì càng lo sợ hơn nhiều. Vì vậy bọn ngoại đạo càng lo thế để đối phó lại, hoặc làm thế nào thắng cho được Phật. Khi ấy mới bàn với nhau rằng: Nghe nói rằng: Chính ông Sa môn Cồ Ðàm sẽ tranh tài với chúng ta, vì ông ấy đã cấm hết chư đệ tử. Vậy chúng ta phải làm sao?

Sau đó đức vua A Xà Thế hỏi đức Thế Tôn rằng: Vậy đức Thế Tôn định ngày tháng nào Ngài mới dùng thần thông?

- Kể từ ngày nay đi còn bốn tháng nữa đúng vào rằm tháng sáu (Asàlaha) gần thành Thất La Phiệt (Sàvatthì).

Có câu hỏi: Tại sao đức Thế Tôn lại dùng thần thông nơi quá xa?

Ðáp: Vì gần thành Sàvatthì (Thất La Phiệt) là nơi mà các vị Chánh đẳng Chánh giác khi xưa thắng ngoại đạo. Hơn nữa Ngài muốn dùng thần thông nơi xa và thời gian còn lâu để có cơ hội cho tín đồ và dân chúng hội họp lại dễ hơn.

Bọn ngoại đạo nghe đức Thế Tôn chỉ địa điểm và thời gian rõ mới hội nhau lại bàn rằng: Chúng ta phải theo riết bên thầy Cồ Ðàm. Nếu hàng đại chúng có ai hỏi thì bảo họ rằng: Chúng ta dùng thần thông thi tài với thầy Cồ Ðàm, sợ thầy Cồ Ðàm trốn nên chúng ta phải đuổi theo sát bên.

Khi đức Thế Tôn vào Vương Xá thành khất thực xong. Ngài liền đi về thành Thất La Phiệt. Bọn ngoại đạo y theo chương trình là theo sát bên Phật.

Nơi thành Thất La Phiệt bọn ngoại đạo liền cổ động tín đồ ngoại đạo cúng dường vào cho nhiều để làm nơi dùng thần thông thắng Phật. Bọn ngoại đạo thâu được một số tiền khổng lồ, làm được một cái đài rất cao, mỗi cây cột trang điểm bằng một thứ đèn lạ trông thật đẹp mắt, rồi nói với dân chúng rằng: Chúng ta sẽ dùng thần thông nơi đây, trên đài nầy.

Ðức vua Ba Tư Nặc được tin rằng: Ðức Thế Tôn đã về tới thành Thất La Phiệt ngự tại Kỳ Viên tịnh xá, Ngài liền ngự đến hầu và bạch hỏi đức Thế Tôn rằng: Bạch đức Thế Tôn, bọn ngoại đạo đã tạo nên đài cao để làm nơi dùng thần thông thắng đức Thế Tôn. Trẫm xin lập ra một cái đài cao hơn để dâng cúng đức Thế Tôn, Ngài sẽ dùng thần thông trên đài ấy.

Ðức Thế Tôn đáp: Xin Ðại vương đừng lo âu điều ấy, đã có người làm đài ấy cho Như Lai rồi.

Bạch đức Thế Tôn, ngoài trẫm ra, vậy ai là người có thể làm được đài ấy để Ngài ngự?

- Tâu Ðại vương, người ấy là đức Thiên Vương Ðế Thích.

- Bạch đức Thế Tôn, Ngài sẽ dùng thần thông ở nơi nào?

- Như Lai sẽ dùng thần thông dưới cội Xoài.

Bọn ngoại đạo nghe được tin ấy lấy làm mừng bèn cho nhau hay và dạy các đệ tử phải đi mọi nơi để mua và đốn hết tất cả xoài trong vòng thành Thất La Phiệt, mặc dầu cây xoài ấy mới mọc.

Vào ngày rằm tháng sáu Ngài ngự vào thành nhưng khi đi chưa đến thành thì có người làm vườn thượng uyển tên là Ganda trông thấy trái xoài chín vàng trên cây liền hái. Tâm người làm vườn nghĩ nên đem vào dâng cho đức vua. Khi vừa đến nửa đường lại gặp đức Phật, y mới nghĩ rằng: Nếu ta đem vào dâng cho đức vua, thì ta chỉ được thưởng tám hay mười sáu đồng, số tiền ấy nuôi gia đình ta được bao nhiêu ngày? Nếu ta cúng dường đến bực Chánh đẳng Chánh giác thì ta sẽ được lợi íchbình an vô cùng tận. Sau khi nghĩ vậy liền đem đến dâng cho đức Thế Tôn.

Ðức Thế Tôn day lại ngó Ðại Ðức Ananda, Ngài Ananda biết ý Phật muốn dạy gì, Ngài liền đem bát đến dâng Phật. Ðức Thế Tôn cầm bát thọ lãnh trái xoài, rồi Ngài tỏ vẻ muốn ngồi nơi ấy. Ðại Ðức Ananda liền trải tọa cụ, đức Thế Tôn liền ngự trên tọa cụ bên lề đường, Ðại Ðức Ananda liền múc nước ép làm nước xoài xong dâng đến tay Ngài, khi thọ thực xong đức Thế Tôn liền dạy người làm vườn rằng: Ngươi hãy đào đất lên và đem hột xoài nầy đi trồng. Người làm vườn vâng lời làm theo, đức Thế Tôn liền rửa tay Ngài nơi trồng cây xoài. Lập tức hột xoài nứt mộng và trong chốc lát lên cây to cao năm mươi hắc tay, cành lá sum suê chia ra bốn phía còn ngọn thì lên cao, trái không thiếu chi.

Nơi cội xoài có nhiều tín đồ đến lượm xoài chín đợi chư Tỳ khưu khất thực đến dâng cúng. Ðức vua Ba Tư Nặc hay tin rằng: Có cây xoài mọc gần vườn thượng uyển. Ngài sợ bọn ngoại đạo đốn đi nên cho quan quân đến canh chừng không cho ai đến xâm phạm cây xoài. Ðức vua cũng biết rằng: Có cây xoài như thế ấy là do nơi người làm vườn của Ngài hái xoài trong vườn thượng uyển dâng cúng đến Phật, mà cũng do nơi người làm vườn trồng cây xoài ấy. Nên Ngài cho tên cây Xoài ấy là Gandamànava. (Có nghĩa là cây xoài của người thanh niên tên Ganda ). Những kẻ côn đồ trong Vương Xá thành cũng đến nơi ấy để lượm xoài ăn; nhờ vậy nên mới biết mùi vị của xoài thật là ngon, họ liền nổi giận chưởi mắng bọn ngoại đạo rằng: Bọn ngoại đạo thật là đê tiện, chỉ nghe rằng: Ông Sa môn Cồ Ðàm sẽ dùng thần thông trên cây xoài liền cho người đi đốn hết những cây xoài có trong thành Vương Xá, thật là uổng những cây có mùi thơm chất ngọt ngon như thế nầy. Nếu không có cây xoài Gandamànava nầy mọc lên thì còn gì giống trái ngọt ngon như thế nầy. Khi ăn xong liền lấy những hột xoài tìm những người ngoại đạo liệng vào mặt.

Nói về đức Thiên Vương Ðế Thích truyền Thần gió tên là Vàtavalàhaka rằng: Ngươi hãy hóa gió lớn ở nơi nào có lầu đài của bọn ngoại đạo tạo ra để dùng thần thông đấu với Phật, ngươi hãy làm cho đền đài ấy sập hết. Nhưng không nên làm kinh động đến một lương dân nào.

Rồi Ngài liền gọi Nhựt Thần đến bảo rằng: Ngươi hãy thiêu đốt bọn ngoại đạo thật nóng, làm cho bọn ấy như đang bị trong lò lửa, nhưng cấm ngươi không thể xúc phạm đến người nào không có ác tâm chống Phật. Ðừng để cho bọn ấy nói khoác rằng: Phật sợ chúng chạy trốn nên chúng theo để dùng thần thông thắng Phật.

Ngài lại dạy thêm vị Thần gió rằng: Ngươi làm cho bụi bay mịt mờ và cứ bám vào mình của bọn ngoại đạo, nhưng những người không phải ngoại đạo đều được vô sự. Những người ngoại đạo bị nào là gió nào là bụi bay áp vào mình và nóng bức chịu không nổi.

Khi ấy có một bác nông dân đệ tử của ông Purànakassapa nghĩ rằng: Ta nên đến nơi đức giáo chủ của ta đang dùng thần thông đấu cùng thầy Sa môn Cồ Ðàm. Bác nông dân ấy tay cầm một sợi dây cột bò và tay thì cầm một nồi cơm. Khi vừa gặp ông Purànakassapa đang bị gió cuốn bụi bám đầy vào mình phần thì bị nóng như thiêu đốt từ xa chạy đến, anh ta nói: Tôi đến đây để xem thần thông của thầy; vậy thầy chạy đâu đây.

Ông Purànakassapa nói: Ngươi hãy trao khoanh dây và cái nồi đây cho ta đã.

Bác nông phu lật đật đưa cho ông. Ông ti?p lấy dây và nồi cột hai vật ấy vào một đầu dây còn một đầu cột vào cổ rồi chạy thẳng ra bờ sông nhảy xuống sông tự tử.

Lúc ấy có rất nhiều dân chúng ở xứ Ma Kiệt Ðà, người thành Thất La Phiệt đến coi đứng đông đặc cả ba do tuần (mỗi do tuần mười sáu cây số).

Xế chiều lại, đức Thế Tôn ngự ra và nghĩ rằng: Giờ nầy vừa với thời giờ ta dùng thần thông rồi. Khi ấy có một bà tín nữ tên Gaharanìnandamàtà là người đã đắc A na hàm quả đến đảnh lễ Phật và bạch Phật rằng:

- Bạch hóa đức Thế Tôn, khi đức Từ phụ có đứa con gái như con đây, thì Ngài cần gì phải nhọc sức dùng thần thông với bọn tà kiến ngoại đạo nầy, con xin đức Thế Tôn giao nhiệm vụ ấy cho con thi hành.

Ðức Thế Tôn hỏi:

- Ngươi sẽ làm cách nào?

Bà liền bạch:

- Bạch đức Thế Tôn, con sẽ biến vũ trụ nầy thành nước nhưng vạn vật vẫn bình an rồi con lặn trong nước ấy, sau con liền nổi lên trong bốn hướng, xong con hiện ra giữa địa cầu để người người đều trông thấy con, rồi họ sẽ hỏi rằng: Người là ai? Con đáp: Ta là nàng Nandamàtà đại tín nữ. Khi ấy người người sẽ bảo nhau rằng: Chỉ là một người tín nữ mà còn có thần thông như vậy; thì còn nói làm sao được một vị Chánh đẳng Chánh giác, có gì lường được thần thông của Ngài. Khi ấy bọn ngoại đạo không bao giờ dám thách thi tài cùng đức Thế Tôn nữa.

Ðức Thế Tôn dạy:

- Nầy tín nữ, Như Lai biết rằng: Cô có thể dùng thần thông như lời nói được, nhưng đây không phải là việc làm của hàng đệ tử.

Khi đức Thế Tôn không nhận lời của bà tín nữ. Khi ấy có ông thiện nam tên Culapintaka (em của Trưởng giả Cấp Cô Ðộc) người đắc A na hàm quả cũng ra xin thay Phật để dạy bọn ngoại đạo. Ðức Thế Tôn không nhận lời.

Lại có bà Sa di ni bảy tuổi cũng xin ra dùng thần thông đấu với ngoại đạo nhưng đức Thế Tôn cũng không nhận lời. Ðến ông Sa di tên Cunda ra xin phép Phật để ông thay Ngài đấu phép cùng ngoại đạo nhưng đức Thế Tôn cũng chẳng nhận lời. Kế là bà Tỳ khưu ni tên là Upalavannà xin phép đức Thế Tôn để làm tròn nhiệm vụ của người đệ tử, đức Thế Tôn cũng không nhận lời. Lần lượt đến Ðại Ðức Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất cùng tám mươi vị đại đệ tử, đức Thế Tôn không nhận lời một vị nào. Ngài dạy rằng: Công việc hôm nay không phải chuyện của chư Thinh Văn đệ tử, mà là một việc riêng của chư Phật trong quá khứ cũng như vị lai đều có một lần phải dùng thần thông thắng người ngoại đạo, để cho thấy rõ oai đứcthần thông Yamaka (Thần thông nầy gọi là có đôi, vì phải dùng hai phép lạ trong một lúc, ý nói phải nhập định một lần hai đề mục, đây chỉ có đức Phật mới hành đến độ cao thượng như vậy).

Sau đó đức Thế Tôn tự hành lấy. Ngài hóa ra một cái cầu ngọc bắc từ thế giới nầy đến trăm ngàn thế giới khác, lấy ngọn núi Tu Di sơn làm cột cầu, đó là con đường của Ngài đi kinh hành; Ngài dùng bầu trời đầy trăng, sao làm trần nhà; đức Thế Tôn liền ngự trên đường kinh hành bằng ngọc ấy và Ngài đi kinh hành rồi Ngài hiện ra một vị đi kinh hành một vị vấn đạo và một vị đáp. Một vị nằm nghỉ một vị tham thiền, Ngài lại dùng tay rờ mặt trờimặt trăng, Ngài biến hóa ra nhiều cách khác nhau mà chư đại đệ tử không vị nào có thể hành theo được, và khi Ngài đứng thân hình Ngài chia ra làm hai bên khác nhau là một bên ra lửa còn một bên ra nước, xong thân trên ra nước thân dưới ra lửa; hay một bên có hào quang đỏ, một bên có hào quang xanh v.v... Những phương pháp nầy không có vị A-la-hán nào hiện được vì trong một Sát na phải dùng liền hai đề mục.

Khi ấy hào quang Ngài chiếu sáng khắp Sa bà thế giới và thấu đến cõi trời Phạm Thiên, chư Thiên biết đức Thế Tôn đã dùng thần thông thắng ngoại đạo nên họp nhau lại cỏi này, kẻ ôm hoa người mang lọng, phướn v.v... để che cho Ngài. Trong một đời đức Thế Tôn chỉ một lần nầy thôi nên chư Thiên không bỏ qua họp lại đông vô số kể. Chư Thiên được hội cúng dường nên đua nhau cúng dường đủ mọi thứ.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn đứng day mặt về hướng Ðông để xem coi chúng sanh nghe pháp nào mới hợp và đắc đạo quả. Ðức Thế Tôn tùy thời thuyết pháp người và chư Thiên đắc quả nhiều không sao kể hết.

Riêng về các vị giáo chủ ngoại đạo cũng đang bị gió, bụi và sức nóng của Nhựt Thần thiêu đốt rủ nhau chạy trốn. Thật là một cảnh thảm hại cho các vị ấy cũng vì lòng ganh tị, ngoan cốham lợi mà hại cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 432)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 717)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 463)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1287)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1724)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12006)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5112)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27058)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1872)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14170)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10040)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11497)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16165)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17271)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9524)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 15979)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17373)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30612)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21590)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46367)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10387)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10164)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 11937)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20713)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10433)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11657)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30601)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 15974)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31102)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13233)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38309)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24107)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24402)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22531)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32289)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69640)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25463)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28440)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 40949)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24013)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22970)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33498)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24391)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34268)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28187)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32384)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26178)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant