Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Tổ chức xã hội

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11073)
2. Tổ chức xã hội

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IV
ĐỜI SỐNG DÂN CHÚNG 

II. TỔ CHỨC XÃ HỘI

Chế độ quân chủ - Luật pháp – Luật Manou – Sự biến chuyển của chế độ tập cấp – Tập cấp Bà La Môn thăng tiến – Đặc quyền và uy thế của họ - Bổn phận của họ - Bênh vực chế độ tập cấp

Vì đường xá xấu, sự giao thông khó khăn nên hồi xưa chiếm được Ấn Độ là việc dễ, cai trị Ấn Độ mới khó. Trước khi có những đường xe lửa, do địa thế, Ấn Độ không thống nhất được, chỉ là một đám tiểu quốc rời rạc, cách biệt nhau, hỗn độn. Trong hoàn cảnh đó, một chính quyền muốn đứng vững phải có một đạo quân mạnh và trong những thời khủng hoảng – rất thường xảy ra – phải có một thủ lãnh chuyên chế. Vì vậy Ấn Độ chỉ biết có chế độ quân chủ. Nhưng dưới triều đại các vua bản xứ, dân chúng được hưởng nhiều tự do, một phần nhờ chế độ cộng đồng trong các làng xóm và chế độ phường trong các châu thành; một phần nữa nhờ giới quí tộc Bà La Môn ngăn cản bớt sự lộng hành của nhà vua. Luật Manoutính cách luân lí hơn là pháp luật, vạch rõ bổn phận của nhà cầm quyền Ấn: nhà vua phải nghiêm khắc đồng đều với mọi ngườiđồng thời phải coi dân như con, lo cái lợi chung cho dân. Các vua Hồi không quan tâm tới những qui tắc trị dân đó bằng các vua Ấn mà họ thay thế; họ là một thiểu số xâm lăng, thẳng tay dùng sức mạnh của khí giới mà bắt dân chúng phải theo. Một sử gia Hồi nói thẳng, không úp mở rằng: “Chính quyền do quân đội tạo nên và đứng nổi là nhờ quân đội”. Vua Akbar là một ngoại lệ vì uy quyền ông dựa vào lòng trung thành của dân, ông độc đoán nhưng hiền hậu, nhân từquốc gia nhờ ông mà thịnh vượng. Ta có thể nói không một chính quyền nào có thể tốt hơn chính quyền của ông trong những hoàn cảnh của ông. Cái nhược điểm lớn nhất của một chế độ như vậy, như tôi đã nói, là hay dở gì đều hoàn toàn tuỳ tư cách của mỗi một người: nhà vua; uy quyền tối cao đó dưới triều đại Akbar tốt bao nhiêu thì dưới triều Aureng-Zeb tai hại bấy nhiêu. Các vua A Phú Hãn và Mông Cổ dùng bạo lực để chiếm ngôi, rốt cuộc luôn luôn bị ám sát và các chiến tranh để cướp ngôi bao giờ cũng tốn kém bằng một cuộc bầu cử Tống thống ở Mĩ[14] – mặc dầu là không bất tiện cho đời sống kinh tế bằng.

Dưới triều các vua Hồi, luật pháp chỉ biểu lộ ý muốn của nhà vua; còn dưới triều các vua Ấn, luật pháp phức tạp, hỗn độn hơn, gồm các sắc lệnh của nhà vua, các tục lệ trong xóm làng và các qui tắc về tập cấp. Quyền tài phán ở trong nhà thì thuộc về cha; ở trong làng thì thuộc về xã trưởng, cấp trưởng (người đứng đầu các tập cấp), về toà án của các phường; ở trong nước thì thuộc về tỉnh trưởng, viên thượng thư bộ hình hoặc chính nhà vua. Cuộc xử kiện xảy ra rất mau, bàn bạc một chút rồi tuyên án liền; chỉ khi người Anh tới mới có các luật sư. Triều đại nào cũng dùng cực hình để tra tấn, chỉ trừ triều vua Firoz. Có vô số tội bị xử tử: bẻ rào, đào ngạch để ăn trộm, làm huỷ hoại tài sản của nhà vua, hoặc ăn cắp đại qui mô tới cái mức ở thời đại chúng ta kẻ ăn cắp thành ân nhân, cột trụ của xã hội[15]. Hình phạt rất tàn khốc: chặt chân, chặt tay, xẻo mũi hoặc tai, móc tròng con mắt, hoặc nấu chì đổ vào miệng, hoặc cầm búa đập bể xương bàn tay bàn chân, đốt da, đóng đinh vào bàn tay, bàn chân hoặc bụng, cắt gân, cưa tội nhân làm hai khúc, hoặc banh thây ra, đóng nõ vào đít, hoặc thiêu sống, cho voi giày, hoặc liệng cho chó rừng đói xé thây.

Không có một bộ luật nào áp dụng cho toàn thể Ấn Độ. Trong đời sống hằng ngày, người ta dùng bộ Dharma-Shastras, những cuốn viết tay trong đó các luật lệ và bổn phận của tập cấp được đặt thành vè, và do các Bà La Môn soạn thảo hoàn toàn theo chủ trương Bà La Môn. Bộ cổ nhất trong loại đó là bộ Luật Manou. Theo thần thoại, Manou là tổ của phái Bà La Môn ở Manava, gần Delhi; người ta coi ông là con một vị thần và đã được thần Brahma trao tận tay bộ luật mang tên ông gồm 2.685 câu thơ. Xưa kia người ta bảo bộ luật xuất hiện vào khoảng 1200 trước Công nguyên, nhưng hiện nay người ta cho rằng chỉ vào mấy thế kỉ đầu Công nguyên thôi. Mới đầu, theo nguyên tắc, bộ luật chỉ để hướng dẫn các người Bà La Môn ở Manava, sau lần lần nó được nhận là dạy đạo làm người cho toàn thể dân Ấn; và mặc dầu nó không được các vua Hồi chính thức công nhận, trong thực tế, nó được coi là luật về hệ thống các tập cấp. Tính cách của nó chịu ảnh hưởng phần nào của xã hội và luân lí Ấn Độ. Xét chung thì nó chấp nhận phép thử tội[16], phép báo thù (talion) được áp dụng đúng [nghĩa là giết người thì bị tội chết, chặt tay người thì bị chặt tay lại]; và luôn luôn người ta nhắc nhở hoài dân chúng có một ý niệm về đạo đức, quyền hạnuy lực của tập cấp Bà La Môn. Một phần lớn, nhờ bộ luật đó mà chế độ tập cấp thắng thế trong xã hội Ấn Độ.

Chế độ này càng ngày càng thêm rắc rối, phức tạp, cứng ngắc từ thời Veda, không những vì chế độ nào thì cũng vậy, càng lâu càng cứng ngắc lại, mà còn vì lẽ Ấn Độ, quyền uy chính trị bấp bênh, lại bị các giống người ngoại quốc xâm lăng, các tín ngưỡng ngoại lai uy hiếp, nên cần phải có một chế độ tập cấp cho thật nghiêm thì dân Ấn mới bớt lai Hồi. Ở thời Veda, tập cấp tuỳ thuộc màu da; tới thời Trung cổ, nó tuỳ thuộc dòng máu tổ tiên. Có hai điều căn bản: tập cấp di truyền từ đời cha tới đời con [cha ở trong tập cấp nào thì con phải ở trong tập cấp đó, không đổi được]; và phải thừa nhận dharma, tức những công việc và bổn phận thuộc về tập cấp của mình.

Ở trên đỉnh hệ thống đó có tám triệu nam Bà La Môn được hưởng nhiều quyền lợi nhất. Dưới triều Açoka, vì sự phát triển của Phật giáo, tu sĩ Bà La Môn mất một phần quyền hành, uy tín nhưng như mọi tăng lữ khác, họ kiên nhẫn chờ thời và tới triều đại Gupta, họ lại phục hưng được mọi đặc quyền của họ. Từ thế kỉ thứ II sau Công nguyên, họ được hưởng rất nhiều tặng vật, đặc biệt là đất đai. Cho tới khi Ấn bị Anh thống trị, những đất cát đó cũng như mọi tư hữu khác của Bà La Môn đều được miễn thuế. Luật Manou khuyên các vua chúa đừng bắt các Bà La Môn đóng thuế dù các nguồn lợi khác của quốc gia có cạn kiệt hết rồi chăng nữa, vì một người Bà La Môn nổi điên lên, chỉ cần đọc vài lời thần chú nguyền rủa nào đó là có thể làm cho nhà vua và tất cả đạo quân của triều đình tiêu diệt tức khắc. Người Ấn không có tục lập di chúc, vì theo tục, gia sản của người mất tự nhiên thuộc về các người con trai còn sống[17], nhưng chịu ảnh hưởng chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, người Ấn sau này cũng lập di chúc và tập cấp Bà La Môn ủng hộ tục lệ mới đó vì thấy nó có lợi cho họ, làm cho tài sản của giáo hội tăng lên. Khi cúng tế, muốn dâng Thần cái gì thì dâng, trước hết phải nhớ nộp tiền cúng cho thầy tư tế - như thầy cúng – đã; nộp càng nhiều thì càng được khen là mộ đạo, càng được Thần phù hộ. Dân chúng tin các phép màu, tin mọi thứ dị đoan lại càng làm cho bọn tu sĩ Bà La Môn giàu xụ. Họ làm tiền dân chúng bằng mọi cách: người đàn bà nào muốn cầu tự phải nộp trước một số tiền lớn; có khi họ còn bịa ra những lời sấm để vét túi dân; hoặc xúi một kẻ tay chân của họ làm bộ điên, rồi tuyên bố rằng mình bị Thần thánh trừng trị vì cái tội keo kiệt với các tu sĩ. Đau ốm, kiện tụng, nằm mộng thấy điềm gở hoặc có điều gì lo ngại là chạy lại hỏi một thầy Bà La Môndĩ nhiên phải nộp tiền cho thầy.

Sở dĩ bọn Bà La Môn có quyền hành như vậy vì họ nắm độc quyền tri thức. Họ bảo vệ tục lệ - nhưng nếu có lợi cho họ thì họ không quên sửa đổi tục lệ - họ dạy dỗ thanh niên, họ viết lách và chỉ họ mới là những nhà chuyên môn giải thích các kinh Veda chứa những lời mặc khải, nhất định là đúng không khi nào sai. Theo luật Bà La Môn, một người shudra [tức tập cấp công nhân] mà nghe Thánh kinh thì tai sẽ điếc, bị đổ chì vào; nếu tụng Thánh kinh thì lưỡi sẽ bị cắt đứt ra; nếu lại muốn học thuộc lòng thì thân thể sẽ bị chặt làm hai; đó, họ doạ như vậy đó để giữ độc quyền truyền đạo, dạy dỗ. Đạo Bà La Môn thành một đạo riêng của một tập cấp, không cho quần chúng len lỏi vào. Cũng theo luật Manou thì người Bà La Môn được Thượng Đế ban riêng cho cái quyền đứng trên các người khác. Nhưng muốn được hưởng đặc quyền của tập cấp, một người Bà La Môn phải chuẩn bị trong nhiều năm, sau đó được “tái sinh” và phong chức một cách long trọng. Từ đó họ thành một nhân vật linh thiêng, không ai được xâm phạm tới thân thểcủa cải của họ nữa; nào phải chỉ có vậy mà thôi, theo luật Manou thì “hết thảy cái gì ở trong vũ trụ đều là vật sở hữu của các người Bà La Môn cả”. Dân chúng phải nuôi họ, hoặc riêng biệt từng người, hoặc góp sức nhau cúng dường họ; công việc đó không phải là chuyện bố thí mà là một bổn phận thiêng liêng. Đón một thầy Bà La Môn về nhà hầu hạ tức là kính Thần; nếu sơ suất với thầy, không cung phụng đàng hoàng thì khi thầy bước ra khỏi nhà, bao nhiêu việc thiện trước kia chủ nhà đã làm, thầy sẽ mang theo hết, xoá bỏ hết[18]. Người Bà La Môn mà bị một tội nặng thì nhà vua cũng không có quyền xử tử, chỉ có quyền đày đi một nơi khác thôi mà vẫn được giữ mọi tài sản. Kẻ nào mới có ý đánh đập Bà La Môn thôi thì sẽ bị đày xuống địa ngục trăm năm; nếu thực sự đánh đập rồi thì phải xuống địa ngục ngàn năm. Một shudra mà thông dâm với vợ một Bà La Môn thì bị hoạn và tịch thu hết tài sản. Một shudra mà giết một shudra thì có thể được tha tội nếu nộp cho một Bà La Môn mười con bò cái; giết một vaisya [tập cấp thương nhân] thì phải nộp một trăm con bò cái; giết một kshatriya [tập cấp chiến sĩ] thì ít nhất phải nộp một ngàn con bò cái; nhưng nếu giết một Bà La Môn thì không có cách gì chuộc tội được, thế nào cũng bị xử tử, chỉ giết Bà La Môn mới thực sự là giết người.

Được những đặc quyền đó thì bù lại, bọn Bà La Môn cũng phải lãnh nhiều nhiệm vụ và bổn phận. Người Bà La Môn không phải chỉ là một tu sĩ[19], còn phải làm những việc văn phòng, phải dạy học và viết sách. Dĩ nhiên, phải học luật và các kinh Veda; đó là bổn phận chính; nội cái việc đọc các kinh đó thôi cũng đã được đại phúc rồi, chứ đừng nói là làm lễ và các việc thiện nữa; nếu học thuộc lòng được Rig-Veda thì có thể phá tan tành vũ trụ mà cũng không bị Thượng Đế quở. Không được phép cưới vợ ở ngoài tập cấp, nếu cưới một người vợ là shudra thì con cái sẽ thuộc tập cấp paria[20] [ti tiện], và Manou bảo “một người đàn ông thượng lưuái ân với những người đàn bà hạ lưu thì là tự hạ mình xuống; nhưng một người đàn ông hạ lưu ái ân với những người đàn bà thượng lưu thì không thể nâng cao thân phận của mình được”. Người Bà La Môn phải tắm mỗi ngày, và mỗi khi bị một người thợ cạo hạ đẳng cạo mặt cho thì về nhà phải tắm lại; muốn ngủ ở chỗ nào thì trước hết phải đốt phân bò cái[21] để tẩy uế chỗ đó đã; đại tiểu tiện xong thì phải theo đúng nhiều nghi thức tỉ mỉ có tính cách vệ sinh. Không được ăn thịt, trứng, hành, nấm và tỏi tây. Chỉ được uống nước lã thôi, mà nước cũng phải do một Bà La Môn múc, gánh mới được. Không được bôi sáp thơm, dầu thơm, phải tránh những thú vui có tính cách nhục dục quá, không được ganh tị, nổi giận. Nếu đụng nhầm một vật “ô uế”, hay chỉ lại gần một người ngoại quốc (dù người đó là vị Toàn quyền Ấn Độ) thì về nhà cũng phải tắm gội theo nghi lễ để tẩy uế. Nếu phạm tội thì bị trừng trị nghiêm hơn những người các tập cấp khác: chẳng hạn một shudra ăn cắp thì phải thường tám lần giá tiền vật đánh cắp; một vaisya phải phạt vạ mười sáu lần giá tiền vật đánh cắp; một kshatriya phải phạt vạ gấp đôi: ba mươi hai lần; và một Bà La Môn: sáu mươi bốn lần. Một[22] Bà La Môn phải thận trọng, đừng bao giờ làm huỷ thương, đau đớn một sinh vật nào.

Nếu ta nhận rằng những qui tắc nghiêm khắc đó thường thường được giữ đúng, nếu ta lại nghĩ rằng dân chúng Ấn Độ làm ruộng thực cực khổ, chịu biết bao thiên tai cho nên lúc nào cũng lo lắng, cúng vái, không sao thoát ra khỏi các dị đoan vô lí nhất, thì ta hiểu được tại sao quyền hành của tăng lữ Bà La Môn mỗi ngày một tăng, và họ thành một tập cấp quí phái bền vững nhất trong lịch sử nhân loại. Chỉ ở Ấn Độ chúng ta mới thấy hiện tượng lạ lùng này là một tập cấp giữ được trọn uy tínđặc quyền suốt hai ngàn rưỡi năm, mặc dầu trải qua bao cảnh thay ngôi đổi chúa, chính quyền này lên, chính quyền khác xuống. Chỉ bọn Chandala, ti tiện, ngoài tập cấp mới vĩnh tồn như vậy. Tập cấp kshatriya thời Phật tổ, làm chủ Ấn Độ, vừa về trí tuệ vừa về chính trị, tới thời đại Gupta đã không còn nữa; và mặc dầu các Bà La Môn nhận rằng các chiến sĩ thời trước là tương đương[23], khi Radjputana bị diệt thì tập cấp kshatriya cũng mất luôn. Lúc đó thực sự chỉ còn hai giai cấp lớn trong xã hội Ấn Độ: giai cấp Bà La Môn làm chủ Ấn Độ về phương diện tâm líxã hội; và dưới bọn đó là ba ngàn phường nghề nghiệp thôi[24].

Người ta có nhiều lí do để bênh vực chế độ tập cấp đó, mặc dầu nó bị mạt sát, đả kích nhiều nhất, cũng như chế độ nhất phu nhất thê. Ít nhất về phương diện ưu sinh [giữ cho nòi giống mỗi ngày tốt hơn] nó cũng có cái lợi là giữ huyết thống khỏi bị lai bậy bạ; nó chỉ cho người Ấn cách ăn uống, những qui tắc giữ thân thể được thanh khiết, và phép giữ vệ sinh. Nó lập được một trật tự trong cảnh hỗn độn do sự bất bình đẳng và sự dị biệt giữa các cá nhân, nó tránh cho hằng triệu người khỏi bị cái tham vọng phú quí ám ảnh; nó qui định đời sống của cá nhân, cho mỗi người một dharma, tức kĩ luật của tập cấp để theo; nó lập trật tự cho các nghề nghiệp, mỗi nghề cần có một thiên tư, không ai nghĩ tới chuyện khinh suất đổi nghề; và làm cho mỗi nghề thành một tập cấp, nó giúp cho người trong nghề đoàn kết với nhau chống sự bóc lột và sự chuyên hoành[25]. Nó cho giới quí tộc những phương tiện chống với thế lực của bọn phú hào và giới quân nhân, nhờ nó mà một xứ bấp bênh về chính trị, vì luôn luôn bị ngoại xâm hoặc có cách mạng, duy trì được một trật tự xã hội, luân lí, văn hóa và một sự liên tục mà các dân tộc khác không có, trừ dân tộc Trung Hoa. Trong các thời hỗn loạn, quốc gia chuyển biến, nhờ chế độ tập cấp mà các tu sĩ Bà La Môn duy trì được một sự ổn định thực sự, để có thể bảo vệ, phát triển rồi truyền lại cho các thế hệ sau nền văn minh của tổ tiên. Dân tộc Ấn kiên nhẫn, có thể nói là hãnh diện nữa, đeo cái ách tập cấp Bà La Môn tròng vào cổ họ vì họ biết rằng uy quyền của Bà La Môn mới thật là uy quyền duy nhất cần thiết cho xứ sở.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 461)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 787)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 489)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1387)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1823)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12218)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5163)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27153)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1898)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14304)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10164)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11594)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16253)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17466)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14411)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9602)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16134)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17623)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30792)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21835)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46526)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10482)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10245)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12023)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20930)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10506)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11729)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30700)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16104)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31242)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13312)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38481)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24291)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14943)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24606)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17617)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22723)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29825)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32434)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26752)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69791)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40356)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28589)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41032)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24084)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23033)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33601)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24478)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34431)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28340)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32523)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26343)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15035)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant