Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 06: Truyền bá Tịnh độ giáo ở phương Bắc

20 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10148)
Chương 06: Truyền bá Tịnh độ giáo ở phương Bắc

LỊCH SỬ GIÁO LÍ TỊNH ĐỘ TRUNG QUỐC

Tác giả: Vọng Nguyệt Tín Hanh - Hán dịch: Thích Ấn Hải
Hiệu đính: Định Huệ - Việt dịch: Giới Niệm


CHƯƠNG VI: TRUYỀN BÁ TỊNH ĐỘ GIÁO Ở PHƯƠNG BẮC

Tiết 1: Tạo tượngtín ngưỡng Di-đà thời đại Bắc Ngụy

Phương nam nhờ ảnh hưởng của ngài Huệ ViễnLô sơn, lại có các ngài Bảo Vân, Khương-lương-da-xá v.v…nối tiếp nhau dịch kinh điển Tịnh Độ, tín ngưỡng Tịnh độ Di-đà, dần dần được truyền bá khắp nơi. Nhưng phương bắc thì chủ yếu thiếu người khởi xướng, lại thêm chiến tranh liên miên, đặc biệt vào thời Bắc Ngụy niên hiệu Thái Bình Chân Quân thứ 7 (446TL), vua Thái Vũ Đế ra lệnh đập phá tượng Phật, thiêu đốt kinh điển, phá hủy chùa tháp, Phật giáo một thời hầu như bị xóa sạch. Vì thế, sự hoằng dương Tịnh Độ giáo cũng nhân đó mà biệt tích. Cho đến khi Văn Thành Đế lên ngôi, Phật giáo mới được phục hưng. Hưng Quang nguyên niên (454TL), ngài Đàm Diệu dâng tấu xin tạo năm hang điện ở phía bắc hang Hàn Sơn, Vũ Châu (Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây), phía tây bắc Hằng An, kinh đô nước Ngụy, nhờ đó nên ở các vùng lân cận cũng tạo dựng hơn mười thạch thất, tất cả đều có an trí tượng Phật, đây được gọi là động đá Đại Đồng. Niên hiệu Thái Hòa thứ 18 (494TL), Hiếu Văn Đế dời đô về Lạc Dương và cũng bắt đầu cho khai tạc tượng Phật ở Long Môn (huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam), rất nhiều tượng Phật có khám thờ được liên tục khắc tạo. Trong số tượng được khắc, tượng Di-lặc nhiều nhất, kế đó là tượng Thích-ca và tượng Quán Âm, còn tượng Di-đà thì ít hơn và thời gian cũng hơi trễ. Căn cứ vào Điêu tố thiên trong Trung Quốc mỹ thuật sử của sử gia Đại Thôn Tây Nhai có ghi: “Tượng Phật A-di-đà ở Long Môn, Lạc Dương, do nữ thanh tín họ Khương tạc vào Thần Qui nguyên niên (518TL), thời Bắc Ngụy. Lại có liệt kê những bài minh của các tượng được tạc vào niên hiệu Thần Qui thứ 2 (519TL), niên hiệu Chính Quang thứ 3 (522TL), thứ tư (523TL), niên hiệu Hiếu Xương thứ 2 (526TL), thứ 3 (527TL), niên hiệu Vĩnh Hy thứ 2 (533TL), niên hiệu Vũ Định thứ 3 (545TL), thời Đông Ngụy v.v…

Vì đương thời, mọi người đối với quan niệm về tịnh độvị lai còn non kém, nên họ thực hành lẫn lộn giữa tín ngưỡng Di-đà Tịnh Độtín ngưỡng Di-lặc đương lai hạ sinh. Việc này trên những bài minh tạo tượng ở các động Long Môn, Cổ Dương v.v… có ghi: Bài minh tạo tượng Di-lặc bằng đá của tì-kheo Tăng Hân tạc, vào niên hiệu Thái Hòa thứ 23 (499TL) có ghi: “Tôi vì cha mẹ hiện đời và quyến thuộc, sư tăng, mà tạo một pho tượng Di-lặc bằng đá, nguyện mọi người được sinh về cõi Phật Vô Lượng ThọTây phương, dự ba hội thuyết pháp dưới cội Long Hoa, nếu họ sinh trong nhân gian thì làm con cháu vương hầu và cùng sinh vào một chỗ với đại bồ-tát”. Bài minh tạo tượng Di-lặc của tì-kheo-ni Pháp Khánh tạc vào niên hiệu Vĩnh Bình thứ 3 (510TL), có ghi: “Nguyện đời sau thác sinh về cõi nước Diệu Lạc Tây phương, nếu sinh vào nhân gian thì làm công tước, vương hầu hoặc trưởng giả”. Cũng vào năm ấy (510TL), bài minh tạo tượng Thích-ca của tì-kheo-ni Huệ Trí tạc, có ghi: “Nguyện đời sau thác sinh về cõi nước Diệu Lạc Tây phương, nếu sinh vào nhân gian thì làm công tước, vương hầu hoặc trưởng giả, tương lai sinh vào thời Phật Di-lặc”. Đây là kết hợp tín ngưỡng Di-lặc hạ sinhtín ngưỡng Tịnh độ Di-đà, nương công đức tạo lập tượng Di-lạc v.v..., trước nguyện cầu sinh Tây phương, sau khi Di-lặc hạ sinh thành Phật, rồi họ lại sinh vào nhân gian làm con của vương hầu, dự ba hội thuyết pháp dưới cội Long Hoa.

Lại nữa, người đem công đức tạo lập tượng Phật A-di-đà để nguyện sinh cõi trời cũng không ít. Như bài minh tạo tượng Phật A-di-đà của nữ thanh tín Hoàng Pháp Tăng tạc vào niên hiệu Hiếu Xương thứ 2 (526TL), thời Bắc Ngụy, có ghi: “Người chết sinh thiên, hết khổ được vui”. Bài minh tạo tượng Phật Vô Thọ (chữ 受 (thọ) là chữ được vay mượn dùng cho chữ 壽(thọ), dưới chữ 無 (vô) sót mất chữ 量(lượng)) của ngài Huệ Giám tạc vào niên hiệu Vũ Định thứ 3 (545TL), thời Đông Ngụy. có ghi: “Vì mẹ mất nên tạo tượng Phật Vô Thọ, nguyện sinh về thiên quốc”, Niên hiệu Vũ Định thứ 7 (549TL), bài minh tạo bốn tượng Phật, bồ-tát bằng đá, có ghi: “Nhờ công đức này, nguyện người chết được sinh thiên, vãng sinh về cõi Phật Vô Lượng Thọ ở Tây phương”. Bài minh tạo tượng Phật A-di-đà bằng đá vào niên hiệu Khai Hoàng thứ 17 (597TL), thời Tùy, có ghi: “Khi xả thân uế tạp này, nguyện được gặp Di-lặc, thác sinh Tây phương”, các bài minh đều ghi như vậy. Chữ ‘Thiên’ tuy có thể được coi là chữ thiên của Nho giáo, nhưng trong đây là văn nguyện tạo tượng Phật, vả lại tín ngưỡng Di-đà và tín ngưỡng Di-lặc đã được kết hợp lại với nhau từ xưa; có thể thấy chữ thiên ở đây là chỉ cho trời Đâu-suất tịnh độ của Di-lặc mà thôi. Nếu như thế thì tất nhiên là đem việc sinh lên trời Đâu-suất và việc vãng sinh Tây phương nhập chung lại. Về sau, tư tưởng này lại gọi tịnh độ Di-đà là nước Thiên Thọ, như kinh Hoa nghiêm quyển 46 được phát hiện ở Đôn Hoàng, vào niên hiệu Khai Hoàng thứ 3 (583TL), thời Tùy, có ghi: “Nguyện cha mẹ qua đời thác sinh về nước Thiên Thọ ở Tây phương”. Bài kí tạo tượng Phật A-di-đà ở hang động chùa Linh Nham, núi Thiên Phật (huyện Lịch Sơn, tỉnh Sơn Đông), thời Tùy, có ghi: “Kính tạo một pho tượng Phật A-di-đà, nguyện cùng tất cả chúng sinh đồng sinh nước Thiên Thọ”, Vào niên hiệu Suy Cổ thứ 30 (622TL), Nhật Bản, vua thương tiếc thái tử Thánh Đức bị đoản mạng, nên làm màn thêu cảnh nước Thiên Thọ, e rằng đây cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này, hình ảnh ấy biểu thị tướng trạng thái tử được vãng sinh tịnh độ Di-đà. Tóm lại, như trên cũng có thể biết tín ngưỡng Di-đà cũng đã được lưu hành ở phương bắc.

Tiết 2: Bồ-đề-lưu-chi và sáu vị đại đức của Tịnh Độ

Ngài Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) là người Bắc Ấn-độ. Niên hiệu Vĩnh Bình nguyên niên (508TL), đời Hoàn Vũ Đế, thời Bắc Ngụy, ngài đến Lạc Dương, dịch truyền các kinh luận như: Thập địa kinh luận, kinh Nhập lăng-già, Vô Lượng Thọ kinh ưu-bà-đề-xá nguyện sinh kệ của ngài Thế Thân v.v… Trong số đó, Vô Lượng Thọ kinh ưu-bà-đề-xá nguyện sinh kệ có tên khác là Vô Lượng Thọ kinh luận, hoặc gọi Vãng sinh luận, lại còn gọi là Tịnh Độ luận, giảng giải về pháp vãng sinh ngũ niệm môn. Lịch đại tam bảo kỷ quyển 9 v.v… ghi là những kinh luận này được dịch vào Phổ Thái nguyên niên (539TL). Nhưng Khai nguyên thích giáo lục quyển 6 ghi là được dịch vào niên hiệu Vĩnh An thứ 2 (529TL). Vì Bồ-đề-lưu-chi truyện trong Tục cao tăng truyện quyển 1 v.v…có ghi là ngài chưa có truyền bá tín ngưỡng Tịnh Độ, nhưng trong An Lạc tập của ngài Đạo Xước, thời Đường, quyển hạ liệtsáu vị kế thừa tông Tịnh Độ: Bồ-đề-lưu-chi, Huệ Sủng, Đạo Trường, Đàm Loan, Đại Hải, Pháp Thượng, lại cho rằng ngài Lưu-chi là sơ tổ của tông Tịnh Độ. Sáu vị đạo đức này đều hiểu tường tận đại thừa, ca ngợi Tịnh Độyếu môn vô thượng.

Vả lại, căn cứ Đàm Loan truyện trong Tục cao tăng truyện quyển 6 có ghi: “Trên đường đi về phía nam, ngang qua Lạc Dương, ngài Đàm Loan gặp ngài Bồ-đề-lưu-chi và hỏi:

- Trong Phật pháppháp trường sinh bất tử hơn kinh Tiên ở Trung Quốc hay không?

Ngài Bồ-đề-lưu-chi nhổ nước miếng xuống đất rồi chà đi, cầm quyển Quán Kinh trao cho ngài Đàm Loan và nói:

- Phương pháp này của Đại Tiên[5], ông y theo đó tu hành sẽ được giải thoát sinh tử.

Nếu việc này là thật thì ngài Lưu-chi có lẽ là người tín ngưỡng Tịnh Độ Di-đà; nhưng mà An Lạc tậpTịnh Độ luận của Ngài Ca Tài v.v… đều không có ghi lại việc này, có lẽ là do việc dịch kinh Vô Lượng Thọ mà kèm thêm truyền thuyết, nên khó cho đó là sự thật.

Ngài Huệ Sủng e rằng là ngài Đạo Sủng, Tục cao tăng truyện quyển 7 có ghi: Ngài Đạo Sủng theo ngài Bồ-đề-lưu-chi học Thập địa kinh luận, rất nổi tiếng ngang với ngài Huệ Quang và được coi là tổ của phái Địa luận ở phương bắc. Nhưng cũng chưa nói đến ngài có quy ngưỡng Tịnh Độ.

Ngài Đạo Trường (場) có bản ghi là Đạo Trường (長). Căn cứ Đại trí độ luận sớ của ngài Huệ Ảnh, thời Bắc Chu, quyển 24 có ghi: “Ngài trước là đệ tử của ngài Huệ Quang, sau nghe ngài Bồ-đề-lưu-chi giảng thuyết, gặp một đoạn không vừa lòng, nên ngài bỏ vào núi Tung Cao (huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam), suốt mười năm đọc luận Đại trí độ. Sau đó, ngài xuống núi giảng luận này”. Luận Đại trí độ được hưng khởi là nhờ vào ngài. Lại nữa, Chí Niệm truyện trong Tục cao tăng truyện quyển 11 có ghi: “Ở Nghiệp Đô (huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam) có pháp sư Đạo Trường tinh thông luận Đại trí độ, là bậc thầy của các học giả”. Minh Chiêm truyện trong Tục cao tăng truyện quyển 24 cũng có ghi: “Minh Chiêm nương pháp sư Đạo Trường ở chùa Đại Tập, Nghiệp Hạ, chuyên học luận Đại trí độ”. Như thế có thể biết ngài Đạo Trường đã ở chùa Đại Tập, Nghiệp Đô, giảng giải luận Đại trí độ rất thịnh. Tập thần châu tam bảo cảm thông lục quyển trung của ngài Đạo Tuyên, thời Đường và Pháp uyển châu lâm quyển 15 đều có ghi: “Đời Văn Đế, thời Tùy, sa-môn Minh Hiến ở chỗ pháp sư Đạo Trường, sống vào thời Cao Tề, được tượng Phật A-di-đà và 25 bồ-tát do bồ-tát Ngũ Thông ở chùa Kê-đầu-ma, Thiên Trúc vẽ, rồi sa-môn vẽ lại để lưu hành. Điều này chắc chắn ngài Đạo Trường (長) chính là Đạo Trường (場), nếu đúng sự thật thì ngài Đạo Trường có thể là người tín ngưỡng Phật Di-đà, thụ trì Ngũ Thông mạn-đà-la. Biện chính luận của ngài Pháp Lâm, thời Đường, quyển 3 có ghi: “Hiếu Văn Đế, thời Bắc Ngụy, vào ngày giỗ của thái hậu, vua khóc ở phia đông lăng thái hậu, rồi ra lệnh xây dựng chùa An Dưỡng ở Nghiệp Đô. Điều này có thể biết, đương thời ở Nghiệp Đô đã có phụng hành tín ngưỡng Di-đà.

Lại nữa, thiền sư Đại Hải có lẽ là ngài Huệ Hải, Tục cao tăng truyện quyển 12 có ghi: Ban đầu, ngài Huệ Hải theo pháp sư Quýnh ở chùa Quảng Quốc, Nghiệp Đô, nghe giảng các kinh Niết-bàn, kinh Lăng-già. Về sau, ngài đến ở chùa An Lạc, thành Kiến Giang (huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô). Niên hiệu Đại Nghiệp thứ 5 (609TL), thời Tùy, ngài thị tịch, thọ 69 tuổi. Thuở bình sinh, ngài lấy Tịnh Độ làm kì hạn, lại được tượng Phật Vô Lượng Thọ theo bức họa của bồ-tát Ngũ Thông từ vị tăng tên Đạo Thuyên ở Tề Châu (huyện Lịch Thành, tỉnh Sơn Đông) rồi ngài mô phỏng theo đó mà vẽ, và nguyện sinh Tịnh Độ càng ngày càng tha thiết. Do đó, chúng ta biết ngài Huệ Hải cũng rất tin và thờ Ngũ Thông mạn-đà-la.

Do có liên quan đến xuất xứ của Ngũ Thông mạn-đà-la, căn cứ vào Tập thần châu tam bảo cảm thông lục quyển trung có ghi: “Xưa bồ-tát Ngũ Thông ở chùa Kê-đầu-ma, Thiên Trúc, đến thế giới An Lạc thỉnh Phật A-di-đà, chúng sinh ở thế Ta-bà nguyện sinh Tịnh Độ, không có hình tượng Phật, nguyện lực chẳng biết dựa vào đâu, xin Ngài giáng xuống cõi này. Bấy giờ, Đức Phật cùng với năm mươi vị bồ-tát đều ngồi trong hoa sen, hiện ở trên lá cây, bồ-tát Ngũ Thông liền lấy lá cây ở đó, vẽ lại hình các Ngài, rồi cho lưu truyền khắp nơi. Thời Hán Minh Đế, con trai của chị ngài Ma-đằng xuất gia làm sa-môn, rồi đem hình tượng các Ngài đến Trung Quốc. Những chỗ sa-môn đi qua đều được vẽ lại bức họa này. Không bao lâu, sa-môn lại mang bức họa trở về Tây Trúc, nhưng bức họa ấy không được truyền bá rộng lắm. Thời Ngụy, Tấn về sau, thời gian rất lâu, rồi trải qua thời kì pháp diệt, kinh tượng bị mai một, bức họa ấy hầu như cũng không còn thấy nữa. Đến đời Văn Đế, thời Tùy, sa-môn Minh Hiến phát hiện có một bức họa ở chỗ pháp sư Đạo Trường, sống vào thời Cao Tề, sa-môn nói về duyên khởilưu truyền của bức họa, rồi theo bức họa ấy vẽ lại lưu truyền khắp nơi. Bấy giờ, thời Bắc Tề có họa sĩ tên Tào Trọng Đạt vẽ rất đẹp, lại khéo viết được tiếng Phạn, ông đã dựa theo bức họa ấy rồi vẽ trên vách chùa”. Bức họa này được truyền sang từ thời Hậu Hán. Truyền thuyết này chắc chắn không thể không tin.

Như đoạn văn trước nói, Vãng sinh truyện của ngài Giới Châu được tàng trữ ở chùa Chân Phước, quyển trung có ghi: “Xà-na-đạt-ma ở Trung Ấn Độ, phát tâm qui hướng Cực Lạc, ngài vẽ tượng Phật A-di-đà và hai mươi lăm vị bồ-tát, rồi mang đến Trung Quốc. Đồng thời, ngài làm bài kệ:

Nếu muốn cầu Tịnh Độ

Phải tạo vẽ tượng Phật

Lâm chung thấy được Ngài

Chỉ đường lối nhiếp tâm…”

Hai mươi lăm vị bồ-tát ấy và hai mươi lăm vị bồ-tát trong Thập vãng sinh A-di-đà Phật quốcliên quan với nhau hay không, tuy không xác định rõ nhưng bức họa đều có hình vẽ liên quan đến Phật A-di-đà thì có thể thấy là có sự ghi chép nhầm về hai mươi lăm vị bồ-tát này. Nếu như vậy thì Ngũ Thông mạn-đà-la có lẽ do tam tạng Xà-na-đạt-ma truyền đến Trung Quốc vào đầu thời Bắc Tề. Duy thức luận đồng học sao 10 quyển, trong quyển 4 có ghi: “Ngài Trí Chu ở viện Tây Phương Tịnh Độ, Bộc Dương (huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Bắc) họa tượng Phật A-di-đà và hai mươi lăm vị bồ-tát như Quán Âm, Thế Chí, và phát tâm qui hướng Tây phương, bỗng cảm ứng được điềm lành”. Do đó, có thể biết bức họa ấy đến đời Đường còn vẫn được lưu truyền. Về sau bức họa ấy được truyền sang Nhật Bản, quyển Giác thiền sao A-di-đà có sao chép lại bức họa ấy.

Tiết 3: Quy tín Tịnh Độ của các ngài Huệ Quang v.v…

Ngài Huệ Quang là người có nổi tiếng ngang với ngài Đạo Sủng môn nhân của ngài Bồ-đề-lưu-chi, được tôn xưng là tổ của phái Địa luận ở phương Nam. Tục cao tăng truyện quyển 21 có ghi: “Lúc đầu, ngài Huệ Quang nhận chức Quốc tăng đôLạc Dương, về sau được mời về Nghiệp Đô giữ chức Quốc thống. Ngài thường nguyện sinh về cõi Phật, mà không nhất định cõi Phật nào. Cho đến lúc lâm chung, ngài mới chí thành hướng tâm về tịnh độ An Dưỡng.

Ngài Pháp Thượng là môn nhân của ngài Huệ Quang, An Lạc tập ghi ngài là một trong sáu đại đức, theo Tục cao tăng truyện quyển 8 ghi: Ngài nổi tiếng ngang với Đạo Trường, sùng tín Di-lặc nên nguyện sinh lên cõi trời Đâu-suất. Niên hiệu Đại Tượng thứ 2 (580TL), thời Bắc Chu, ngài thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi. Như thế thì ngài không phải là người tín ngưỡng Phật Di-đà, nhưng ngài Đạo Xước cũng đưa ngài vào một trong những vị tán dương và qui hướng về tịnh độ, e rằng ý tịnh độ của ngài Đạo Xước có nghĩa rộng bao hàm cõi trời Đâu-suất chăng! Cũng Tục cao tăng truyện quyển 8 có ghi: Ngài Đạo Bằng môn nhân của ngài Huệ Quang thường cầu sinh Tây phương, khi lâm chung, cảm ứng được điềm lành thấy ánh sáng của Phật. Cũng Tục cao tăng truyện quyển 9 có ghi: Ngài Linh Dụ môn nhân của Đạo Bằng trứ tác Vô Lượng Thọ kinh sớ, Quán Vô Lượng Thọ kinh sớVãng sinh luận sớ để làm sáng tỏ giáo nghĩa Tịnh Độ. Theo đây ta có thể biết phái Địa luận ở phương Nam và phương Bắc đều coi trọng vãng sinh Tịnh Độ.

Lại nữa, Đại thừa khởi tín luận xưa nay tương truyền là do bồ-tát Mã Minh trứ tác, ngài Chân Đế dịch vào thời Lương, luận này đầu tiên đề xướng duyên khởi của Như Lai tạng, lấy chân như làm nơi y trì của tất cả pháp, đây là hợp với thuyết của các sư phái Địa luận ở phương Nam. Ngài Pháp Kinh, thời Tùy, đem xếp luận này vào Nghi hoặc lục ở quyển 5 trong Chúng kinh mục lục, xét rằng: “Chân Đế lục không có luận này cho nên xếp vào Nghi hoặc lục”. Lại nữa, Tứ luận huyền nghĩa quyển 10 của ngài Huệ Quân, thời Đường (được Tam luận huyền sớ văn nghĩa yếu quyển 2 của Trân Hải dẫn dụng) có ghi: “Các luận sư ở phương Bắc nói: Luận này không phải do bồ-tát Mã Minh trứ tác. Ngày xưa, Địa luận sư tạo luận rồi mượn tên của Bồ-tát, cho nên tìm kiếm trong mục lục kinh luận không có”. Người của Địa luận ở phương Bắc thì nói luận này không phải bồ-tát Mã Minh trứ tác mà do Địa luận sư ngụy tác. Bởi cuối phần Tín tâm tu hành trong luận Đại thừa khởi tín có ghi: “Học pháp Chỉ Quán, muốn cầu chính tín, vì trụ ở thế giới Ta-bà nên không thể thường gặp chư Phật và đích thân cúng dường, vì vậy tín tâm khó thành tựu. Sợ người thoái đọa nên khuyên họ chuyên niệm Phật A-di-đà ở Tây phương, cầu vãng sinh tịnh độ, được trụ chính định tụ”. Có thể thấy đây là nương vào thuyết hai đạo khó hành và dễ hành của ngài Long Thọ, cũng tương thông với chủ trương phân biệt khó, dễ, cõi này, cõi kia của ngài Đàm Loan. Địa luận sư đã rất quan tâm đến tín ngưỡng Di-đà. Thiết nghĩ nếu đúng như lời truyền thuật của ngài Huệ Quân thì luận này do Địa luận sư ở phương Nam ngụy soạn.

Lại nữa hiện nay ở trong Tạng có bộ kinh Chiêm sát thiện ác nghiệp báo 2 quyển, do Thiên Trúc tam tạng Bồ-đề Đăng dịch, nhưng lai lịch của ngài Bồ-đề Đăng không rõ ràng; còn Lịch đại tam bảo kỷ quyển 12 có ghi: “Niên hiệu Khai Hoàng thứ 13, thời Tùy, vua hạ chiếu thỉnh các đại đức Pháp Kinh v.v… khảo nghiệm sự chân ngụy của kinh này và ban sắc chỉ cấm lưu hành. Chúng kinh mục lục quyển 2 của Pháp Kinh, Chúng kinh mục lục quyển 4 của Ngạn Tông, đều ghi kinh này vào trong phần nghi hoặc, cho nên rõ ràng kinh này chẳng phải dịch ra từ sách Phạn, quyển hạ kinh này nói về thật nghĩa của đại thừa, giáo nghĩa của nó gần như giống với Đại thừa khởi tín luận. Cuối quyển kinh có ghi: “Tuy học và tin hiểu như vậy nhưng người ít thiện căn chưa có thể tiếp nhận được, người sợ thoái đọa nên niệm danh hiệu Phật, quán pháp thân Phật, tu hành như thế cũng có thể tùy nguyện vãng sinh về tịnh độ của Phật, thiện căn tăng trưởng, chóng được bất thoái. Đồng với Khởi tín luận cổ súy pháp vãng sinh Tịnh Độ. Phần Tư ký trong Thám huyền ký quyển 3 của Trân Tung, người Tân La, (được Bảo san sao quyển 8 của Hiền Bảo dẫn dụng) có ghi: “Khởi tín luận y theo ngụy kinh Tiệm sát mà tạo, cho nên luận ấy cũng thuộc ngụy luận. Tiệm sát (漸剎) là mượn âm Chiêm sát (占察), tức chỉ kinh Chiêm sát thiện ác nghiệp báo. Thế nên biết xưa nay chỉ trích rằng Khởi tín luậnChiêm sát kinh đồng loại. Nay Khởi tín luận nếu là do Địa luận sư phương Nam tạo, thì Chiêm sát kinh cũng tất nhiên là sự ngụy tác của người đồng phái. Việc này tôi đã nói rõ trong cuốn Nghiên cứu Đại thừa khởi tín luận, luận này nếu thật như vậy thì có thể xét biết tín ngưỡng Tịnh Độ luôn luôn được các Địa luận sư xem trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 461)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 786)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 489)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1387)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1823)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12217)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5163)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27153)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1898)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14303)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10162)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11593)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16253)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17464)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14411)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9602)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16131)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17620)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30792)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21835)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46521)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10481)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10245)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12023)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20927)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10506)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11727)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30699)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16103)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31240)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13312)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38479)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24289)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14941)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24604)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17616)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22721)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29821)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32434)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26749)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69791)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40353)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28588)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41031)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24084)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23031)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33601)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24478)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34431)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28340)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32523)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26342)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15034)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant