Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vị Thầy của nhiều thế hệ

25 Tháng Tư 202313:09(Xem: 489)
Vị Thầy của nhiều thế hệ
Vị Thầy của nhiều thế hệ

thichtrithu-3-780x470

Truyền Trao Đèn Pháp

Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn. Cuộc đời của Ngài phần nhiều cống hiến cho việc đào tạo tăng tài và sự nghiệp hoằng pháp cho Đạo Phật Việt Nam hơn là những lãnh vực phật sự khác.

Đối với việc đào tạo tăng tài, Ngài đào tạo đầy đủ cả ba mặt Giới học, Định họcTuệ học.

Đối với giới học, Ngài luôn luôn vận động chư tôn đức mở các đại giới đàn để thí giới cho các giới tử cầu thọ bao gồm cả giới tử xuất giatại gia đủ cả giới Thanh văn và Đại thừa giới. Không những vậy, Ngài còn dạy giới luật cho các giới tử một cách cẩn mậttế nhị. Ngài đã dịch và chú giải các luật Yết ma, Tứ phần làm tài liệu học tập cho các học tăng của nhiều thế ở trong các Phật học viện.

Vì vậy, Ngài Giác Nhiên và nhiều cao tăng khác ở Huế đã tặng Ngài bức hoành với bốn chữ sơn son thếp vàng: “Giới Châu Quảng Thí”. Nghĩa là vị Bồ tát có khả năng thực hành bố thí rộng rãi các loại châu báu của giới pháp.

Đối với định học, có lần Ngài hỏi anh em học tăng chúng tôi rằng: “Quý vị có biết Đức Phật dạy pháp căn bản cho sự nhiếp tâm là pháp nào không?” Anh em chúng tôi chưa ai kịp trả lời thì Ngài lại dạy tiếp: “Pháp Tứ niệm xứ và Pháp ngũ đình tâm quán là pháp căn bản cho việc nhiếp tâm”.

Ngài kết hợp nhuần nhuyễn giữa Thiền TôngTịnh Độ để dạy dỗ cho anh em tăng sinh chúng tôi. Ngài dạy:

“Thiền là để định tâmkiến tánh thành phật; Tịnh độ không phải chỉ để định tâm kiến tánh thành Phật mà còn phải lập Tín, Hạnh và Nguyện để trang nghiêm tự thân và thế giới, nhằm báo đáp tứ ân, cứu giúp ba cõi”. Ngài đã khuyến khích học tăng chúng tôi, phải trang nghiêm tự thân và thế giới mỗi ngày, bằng cách mỗi buổi tối phải cùng nhau ngồi thiền tại chánh điện ít nhất là từ nửa giờ cho tới một giờ, và mỗi khuya cùng nhau lễ Phật 108 lạy, để nuôi dưỡngtăng trưởng Tín, Hạnh và Nguyện.

Đối với tuệ học, Ngài đã chú giải Bát Nhã Tâm Kinh làm tài liệu cho anh em học tăng chúng tôi học tập (nghiên cứu Bát Nhã Tâm Kinh và trích dẫn lời dạy của Ngài).

Hòa Thượng không phải chỉ dạy chúng tôi bằng lý thuyết mà bằng chính sự thực hành của Ngài.

Chúng tôi là những thế hệ học tăng theo học Phật học tại Phật học Viện Báo Quốc, Huế và đã được Ngài tổ chức trao giới pháp cụ túc tại giới đàn Phước Huệ, tại Phật học viện Hải Đức Nha Trang, năm 1973, do chính Ngài làm đàn chủHòa Thượng Phúc Hộ làm đàn đầu.

Tuy nhiên, bất cứ lãnh vực nào mà Ngài đã dấn thân hành động, thì không phải Ngài làm cho mình, mà vì lợi ích của nhiều thế hệ học tăng, vì lợi ích của nhiều người, vì lợi ích của dân tộc, nhân loại và muôn loài. Hạnh nguyện của Ngài chỉ có một là thượng cầu phật đạo hạ hóa chúng sanh, nhưng hình thức để thực hiện hạnh nguyện ấy thì vô lượng.

Bài kệ niêm hương cúng dường vào buổi sáng của Ngài đã nói cho ta ý nghĩa ấy như sau:

“Phần hương nhất nguyện Pháp không vương
Đại nguyện đồng tham biến cát tường
Sát hải trần thân thi diệu lực
Trầm kha chướng loại tận an khương”.

“Đốt nén tâm hương dưới Phật đài
Phổ hiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo
Chữa bệnh trầm kha khắp mọi loài”.

Đối diện với kẻ ác để đấu tranh là người hùng, nhưng đi theo với kẻ ác để che chở cho những người hiền và biến kẻ ác trở thành người hiền thì không phải chỉ là người hùng mà là một vị Bồ tát đích thực. Điều ấy, tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

“Có lẽ nhờ túc duyên hiếm có, nên mỗi bước đường đạo của tôi đều gần như bước trùng lên dấu bước của thầy, khiến cho mỗi lần nghĩ nhớ thời gian quá khứ của đời mình, tôi thấy bóng dáng của mình lồng trong bóng dáng vĩ đại của Thầy”.

Giữ Tâm Bình Thường

Năm 1977, tại Phật học viện Báo Quốc – Huế, Hòa thượng dạy luật cho anh em học tăng chúng tôi, trong giờ dạy luật Hòa Thượng nói: “Bình thường tâm thị đạo”. Nghĩa là tu tập, ta phải giữ cho cái tâm của ta luôn luôn được bình thường. Cái tâm bình dị, thường tại ấy chính là đạo.

Học đạo là học cái tâm bình dị ấy nơi ta. Tu đạo là hành theo cái tâm bình dị ấy nơi ta mỗi ngày, trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi , nhờ vậy mà ta có đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh để chế ngựchuyển hóa tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não ngày đêm chuyển hiện ở nơi tâm thức ta.

Hòa thượng dạy rằng: “Ta đi đến đâu, mọi người đem tâm bình dị mà đối xử với ta, ta biết rằng, ta có thể sống lâu với người ấy và người ấy có thể sống lâu với ta. Người ấy với ta có thể trở thành thân hữu lâu dài. Ta có thể lưu trú lâu dài ở nơi trú xứ của người ấy để làm phật sự”.

“Ta đi đến đâu mà mọi người đem tâm rất mực cung kính ta, đãi đằng ta, cung đón ta với những lễ nghi trọng thể cầu kỳ, thì ta biết rằng, trú xứ ấy ta không thể sống lâu, mọi người trong trú xứ ấy không thể là thân hữu của ta lâu dài, sau khi hoàn tất công việc, ta nên cảm ơn họ và tìm cách từ giã, không nên dừng chân lâu để làm phật sự ở trú xứ đó. Tại sao? Vì sự trọng đãi tiếp rước như vậy, chúng không phải đi từ cái tâm giản dị, bình thường mà từ cái tâm cầu kỳ, mất bình thường. Cái gì phức tạp, cầu kỳ, mất bình thường, cái ấy không thể tồn tại lâu dài được”.

Đó là bài học mà tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

Giây Bìm Bị Cắt

Phương trượng Tu viện Quảng Hương Già Lam, mỗi buổi sáng ba giờ là Hòa Thượng đã thức dậy, tĩnh tọa, uống trà và sau đó đi vào chánh điện Lễ Phật 108 lạy, theo nghi lễ sám mà chính Ngài đã soạn để hành trì.

Ngoài những khóa hành trì chung với đại chúng, Ngài còn hành trì riêng tại Phương trượng. Sau những thời khóa như vậy, Ngài còn tưới cây cho những cây kiểng trong vườn chùa. Việc tưới cây của Ngài không phải là để đối phó với những công việc như những người khác mà là một pháp hành từ bi rất thâm diệu.

Trước khi tưới, Ngài lượm hết tất cả những lá vàng trên cây và trên chậu và Ngài tưới chậm rãi từ ngọn cho tới gốc và từ gốc cho tới ngọn. Ngài không phải chỉ tưới cho cây sống mà còn làm cho cây sống, xanh và sạch từ trên đọt cho xuống dưới gốc và từ dưới gốc cho đến trên đọt và từng kẽ lá.

Có lần Ngài vì Phật sự phải đi xa một tuần, đại chúng lại cử một vị khác chăm sóc vườn cây, chậu kiểng, nhưng vườn cây, chậu kiểng đã không xanh đẹp và sạch như chính Ngài đã chăm sóc. Trên chậu và cây có nhiều lá vàng úa, lại thêm cây bìm bìm leo nơi cây bồ đề, đã bị một vị khác cắt đứt dây còn vắt héo trên cây, nhân đây Ngài đã gọi anh em chúng tôi mà dạy: “Quý vị tu tập phải chăm sóc tâm từ bi của mình mỗi ngày đừng bao giờ để khinh suất. Kinh Pháp Hoa, đức Phật dạy: “Dĩ từ tu thân”, quý vị đã học kinh Pháp hoa rồi mà!”

Ngài dạy: “Tất cả muôn vật từ hữu tình đến vô tình đều có sự sống, nên khi ta ngắt một ngọn lá, chặt một cành cây, để sử dụng cho một công việc phật sự nào đó là ta đều phải khấn nguyện và chú nguyện cho nó với tất cả tâm từ bi của ta, trước khi ta hành sự. Nếu ta không làm như vậy, oán khí của cây sẽ chạm vào tâm ta, khiến cho đức hạnhtâm từ bi của ta bị thương tổn”.

Hòa thượng dạy, người biết tu tập thì không có cử chỉ lớn nhỏ nào mà không biểu hiện đầy đủ cả đoạn đức, trí đứcân đức của mình.

Ta biết tu tập, thì qua những động tác hàng ngày của ta, giúp cho ta thành tựu được phước đức do đoạn trừ được hết thảy phiền não mà có. Phiền não lớn thì phước đức teo lại, phiền não teo lại thì phước đức nở ra, phiền não không còn thì phước đức viên mãn, toàn vẹn ấy gọi là đoạn đức.

Ta biết tu tập, thì ta có giác và chiếu trong mỗi hành động hàng ngày của ta, khiến cho cái biết đúng đắn sinh khởi trong ta, khiến cho ta không còn rơi vào những nhận thức sai lầm khi sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh, vì vậy phước đức có mặt là do trí tuệ phát sinh trong đời sống của ta. Trí năng sinh đức, đức nuôi dưỡng trí.

Ta biết tu tập, biết thiết lập hạnh và nguyện để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh từ tâm bồ đề của ta, thì không có ý nghĩ, hành động và lời nói nào của ta là không chuyển tải chất liệu từ bi. Do hành động từ bi của ta đối với các loài hữu tình và vô tình mà phước đức của ta lớn lên và thành tựu từ đó. Vì vậy, gọi là ân đức.

Nếu khôngđoạn đứctrí đức, ta không bao giờ thành tựu được ân đức. Đoạn đứctrí đức của ta càng sâu, thì ân đức của ta càng lớn. Đoạn đứctrí đức của ta càng lớn, thì ân đức của ta càng phủ khắp và thấm nhuần khắp hết thảy chúng sanh từ hữu tình đến vô tình.

Đó là bài học mà tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

Đối Mặt Với Một Công Án

Kinh Bộc Lưu, Đức Phật dạy các Tỷ-kheo rằng: “Khi đi qua một dòng sông, không dừng lại, không đi theo mà hãy vượt qua”.

Nếu đi qua dòng sông ta dừng lại, ta sẽ bị dòng nước chảy xói mòn; nếu ta đi theo sẽ bị dòng sông cuốn trôi và nhận chìm. Nên, muốn không bị dòng sông xói mòn, cuốn trôi hay nhận chìm ta không nên dừng lại, không nên đi theo mà hãy vượt qua.

Được biết, sau năm 1975, bấy giờ ông Mai Chí Thọ làm giám đốc Sở Công an Thành phố HCM, mời Hòa thượng Thích Trí Thủ làm việc, Ông Mai Chí Thọ nói với Hòa thượng rằng: “Phật giáo có theo chính quyền không? Nếu không theo là chống. Nếu Phật Giáo chống chính quyền, chính quyền có công an, có quân đội, có nhà tù…”. Hòa Thượng cười và trả lời: “Phật giáo chúng tôi không theo mà cũng không chống”.

Câu trả lời ấy là một bài học quý báu cho tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta không những trong hiện tại mà còn ngay cả tương lai. Phật giáo không xu phụ bất cứ quyền lực chính trị nào và lại càng không lợi dụng bất cứ thế lực chính trị nào để truyền đạo. Tại sao? Bởi vì mọi quyền lực chính trị của thế gian đều là tạm thời, nó không phải là vĩnh cửu. Trong lúc đó đạo giải thoát, giác ngộvĩnh cửu và cùng khắp. Ta không thể dùng cái vĩnh cửu và cùng khắp để chạy theo và xu phụ cái tạm thời và giới hạn. Vì vậy, Hòa thượng đã trả lời cho ông Mai Chí Thọ rằng: “Phật giáo không theo chính quyền”.

Và, Hòa thượng cũng đã trả lời cho ông Mai Chí Thọ rằng: “Phật giáo không chống chính quyền”. Tại sao? Bởi vì, trong thế gian này không có bất cứ đối tượng nào là đối tượng để cho Phật giáo chống đối cả, kể cả chính quyền. Mọi đối tượng đang hành hoạt ở trong thế gian đều đang bị ràng buộc bởi nhân duyên sanh tử, và đang bị thúc đẩy bởi những động cơ chấp ngãchấp pháp. Phật giáo không hề đặt những cố chấp ấy như là những đối tượng để chống đối mà đặt nó như là những đối tượng để thiền quán, để thấy rõ bản chất bất thực của chúng, nhằm vượt qua, khiến cho những bản chất bất thực ấy, không thể đánh lừa, nhằm tựu thành phẩm chất toàn giác.

Lại nữa, trong Phật giáo chỉ có cái thấy đúng như thực đối với vạn hữu để sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống không còn gieo những hạt nhân xấu ác để khỏi phải bị gặt quả khổ đau. Và trong Phật giáo chỉ có tâm từ bi, để giúp người khác sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống không còn gieo những hạt nhân xấu ác để cho họ khỏi bị gặt những kết quả khổ đau ở trong đời nầy và đời sau.

Vậy, với cái thấy ấy và với tâm từ bi ấy, Phật giáo chẳng chống ai mà cũng chẳng theo ai, mà chỉ thể hiện cái thấy ấy, cái tâm ấy dưới nhiều hình thức thuận nghịch để cứu người, giúp đời, chứ không phải bám lấy cuộc đời để hưởng thụ ngũ dục hoặc chạy theo ngũ dục trong đời để bị chúng nhận chìm trong tăm tối khổ đau.

Do đó, lời nói của Hòa thượng “Không chống mà cũng không theo” cho ông Mai Chí Thọ ngày ấy, không phải là một công án của Thiền học Việt Nam hiện đại cho tất cả chúng ta thực tập để khám phá chân nghĩa thâm diệuthời đại của chúng ta hay sao?!

Mỗi khi đối mặt với công án ấy, tôi thấy cuộc sống thật có ý vị và tôi đã thấy Thầy tôi luôn luôn nhìn những thế hệ học trò của Người để mỉm cười, dẫu rằng Người đã đi xa…

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ, HÚY THƯỢNG TÂM HẠ NHƯ, TỰ ĐẠO GIÁM HIỆU TRÍ THỦ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÙY TỪ CHỨNG GIÁM.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 461)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 788)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 1387)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1823)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12218)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5164)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27153)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1898)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14307)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10164)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11595)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16253)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17466)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14412)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9602)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16134)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17623)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30793)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21836)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46526)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10482)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10245)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12023)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20933)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10506)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11729)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30700)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16104)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31244)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13312)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38481)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24293)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14943)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24616)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17618)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22723)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29825)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32434)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26752)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69793)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40358)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28590)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41033)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24085)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23033)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33601)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24478)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34432)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28340)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32523)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26345)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15036)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant