Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tham quan thạch kinhTây Tạng

18 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 13979)
Tham quan thạch kinh ở Tây Tạng

THAM QUAN THẠCH KINHTÂY TẠNG

Tâm Hiếu 

thachkinhotaytang-tamhieuVới đà tiến triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều hình thức văn hóa khắc đá truyền thống bị quên dần vào dĩ vãng, duy nhất chỉ có hệ thống văn kinh trên khắc đá ở cao nguyên Thanh Tạng hiện còn bảo lưu. Đống đá ma ni ở kinh thành Gia Na thuộc châu Ngọc Thọ, huyện Thanh Hải - nơi không những nổi tiếng nhất ở Tây Tạng mà còn là niềm tự hào của thế giới.

Tây Tạng, dù đứng ở bất kỳ nơi nào như chân núi, ven hồ, tự viện… bạn đều có thể nhìn thấy nguyên khối đá ma ni đặc sắc này. Những dòng kinh văn nhiều màu khắc trên những phiến đá xanh, trắng, hồng, tạo nên bầu không khí thần bí. Thành ma ni này là sản vật do thiên nhiêncon người kết hợp tạo thành, mang đậm nét tôn giáo và bản sắc văn hóa dân tộc.

Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.

Đến được thành đá Gia Na không phải dễ, vì thách tích này ở sâu trong vùng núi trung tâm Thanh Tạng. Từ Tây Ninh (TQ) xuất phát, vượt qua 810km núi cao và khí chướng của cao nguyên, qua chân núi Ba Nhan Lạt Ma 5.249m, vượt qua khúc sông Thông Thiên hiểm trở mới tới nơi. Nhiều người vì đường sá xa xôi mà đành bỏ dở ước mơ đến vùng đất này.

Cách nay không lâu, khắc phục bao nhiêu chướng ngại, cuối cùng tôi cũng đến được Ngọc Thọ, ở tại trấn Di-jie-gu cách phía Đông thôn Xin-sai 6km, tôi tận mắt thấy kinh thành đá Gia Na hùng vĩ này.

Lúc tôi đến, mặt trời đã nhuộm hồng cả thạch thành và 6 ngôi Phật tháp. Thạch kinh trên đất chiếm khoảng hai sân đá bóng, cả thành trì hình chữ nhật này trong ngoài đều khắc đầy lục tự chân ngôn, từng mảng kinh văn trên các phiến đá ma ni lớn nhỏ màu hồng, trắng, xanh, có nơi chất cao 5-6m. Phía Nam, Bắc và Tây thành ma ni có những bức tường cao khắc tượng Phật và hàng chữ lục tự chân ngôn rất lớn, phía Đông là 6 ngôi Phật tháp, hàng dài gồm 300 trục xoay kinh và 2 giảng đường. Dưới ánh mặt trời, thạch kinh ma ni ánh lên huy hoàng. Dạo khắp các phiến kinh đủ màu sắc để chụp hình, tôi không ngăn nổi cảm xúc mãnh liệt. Đây thật sự là một tập thành vĩ đại của văn hóa Phạn, thánh địa tinh thần cho hàng tín chúng đến lễ bái. Thật là kỳ tích hiếm có trong thời đại hôm nay.

Văn hóa thạch kinh này có nguồn gốc từ đâu? Thành đá này hình thành như thế nào? Những câu hỏi này luôn là nghi vấn trong lòng mọi du khách khi đến đây chiêm bái.

Hình thức nghệ thuật văn hóa độc đáo khắc lục tự chân ngôn và kinh văn trên đá của Tây Tạng , theo ghi chép, xuất hiện trước thời đại của Tùng Tán Can Bố. Người dân Tây Tạng cho rằng núi là hóa thân của chư thần, biểu tượng uy quyền siêu nhiên, đá cũng được xem là một bộ phận thần linh. Khắc kinh văn và lục tự chân ngôn trên những phiến đá là làm tăng thêm sức mạnh thần linh.

thachkinhotaytang-02Án ma ni bát di hồng (lục tự chân ngôn) hợp với tứ bộ tâm của Phật pháp mà thành liên hoa thanh tịnh bất nhiễm, như ý bảo, khái quát được toàn bộ mục tiêu phấn đấu và giá trị quan đại thừa, là căn bổn kinh điển Phật giáo. Người dân Tây Tạng quan niệm thường tụng chú này sẽ giúp thoát ly phiền não, tai qua nạn khỏi. Lục tự chân ngôn gắn liền với cuộc sống của người dân Tây Tạng, cả đời từ lúc sanh cho đến khi lìa trần họ luôn niệm lục tự chân ngôn không hề gián đoạn. Vì thế, dân chúng nơi đây bất luận giàu hay nghèo, đều tận tâm tận lực góp tiền lại khắc thạch kinh, xem đây là hình thức cầu nguyện thần lực gia hộ của chư Phật và thánh chúng. Thêm nữa, không một ai lưu lại tên tuổi của mình trên thạch kinh, họ cho rằng chư Phật chứng minh là đủ. Đây quả là một suy nghĩ rất đặc thù.

Theo ghi chép, thạch kinh này do vị cao tăng Tây Tạng tên Gia Na (còn gọi Phật sống Gia Na) khởi xướng vào năm 1715. Đến nay, hệ thống những bản kinh khắc trên đá này đã có 240 năm lịch sử, chiều dài từ Đông sang Tây 450m, Nam đến Bắc rộng 100m, hơn 25 ức phiến đá kinh.

Số đá kinh ở thạch thành Gia Na đến từ khắp nơi, số thì tự khắc, số thì thỉnh chư Tăng khắc… Sở trường của người dân thôn Xin-sai là nghệ thuật khắc đá, sản sinh không ít những người thợ trứ danh, họ khắc kinh trên những phiến đá bán cho người hành hương làm việc mưu sinh. Nghệ thuật khắc đá này, đời đời tương truyền, hình thành làng nghề chuyên nghiệp nơi vùng đất này.

Đường vào Thạch Thành có rất nhiều người dân bản địa bán những phiến đá khắc sẵn, lớn nhỏ đủ cỡ, các phiến đá này đang chờ đợi các bạn phương xa. Hiến một phiến đá khắc kinh đồng với niệm một câu kinh hay lục tự chân ngôn. Có những phiến đá nhỏ, nắm gọn trong bàn tay, du khách có thể giữ lại làm vật hộ thân cho mình. Tôi cúng phiến đá cho thạch thành, mua thêm phiến đá ma ni nhỏ giữ lại, đó là một phiến đá xinh xắn khắc lục tự chân ngôn bằng tiếng Tây Tạng tinh xảo. Tất cả do nơi lòng thành, cúng hay giữ lại kỷ niệm đều được, điều đáng nói là giá trị của nó, phải biết tôn trọnggiữ gìn.

Nguồn gốc những phiến đá thạch thành ma ni, đại đa số là Hán bạch ngọc mang về từ núi lân cận, cũng có các loại đá màu. Thạch kinh phần nhiều là nguyên màu đá, trông rất u nhã. Ngoài ra không ít đá phết thêm màu xanh, đỏ, đen, trắng… Thạch kinh màu trắng, quanh viền thường sơn màu đỏ. Người Tây Tạng cho rằng , đá thường hay đá quý, một khi đã khắc kinh văn hay lục tự chân ngôn lên, tất cả đều được xem là thánh vật. Cho nên, bất luận chất liệu đá như thế nào, xuất xứ từ đâu, lớn hay nhỏ… mỗi phiến đá đều biểu tượng cho một tinh thần.

Thánh thành đá khắc kinh Gia Na đang được xét vào danh sách văn hóa thế giới. Người dân nơi Ngọc Thọ hy vọng truyền bá văn hóa thạch kinh này đến khắp bạn bè năm châu.

(Theo Phật giáo Tại tuyến ngày 23-12-2004)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6046)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 15593)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13849)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 16049)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26647)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
(Xem: 17033)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 21632)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 24736)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 20629)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 16805)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 21742)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 21028)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 15041)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant