Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Tại Bồ Đề Phật Quốc

16 Tháng Sáu 201823:35(Xem: 3848)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Tại Bồ Đề Phật Quốc

Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế

Biên Soạn Giáo Trình Phật Học Song Ngữ Anh Việt

tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, Westminster, California, Hoa Kỳ

Từ ngày 07-09/6/2018

--------

PHẦN 1: HÌNH ẢNH LỄ KHAI MẠC HỘI THẢO NĂM 2018

 

Sau hơn 3 tháng chuẩn bị, vào sáng thứ năm, ngày 07 tháng 06 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc cuộc Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế Biên soạn Giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt (Từ ngày 7 đến 10/6/2018). Về tham dự Lễ khai mạc, có sự quang lâm của đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni, và sự hiện diện của các giới chức dân cử tiểu bang California, thành phố Santa Ana, thành phố Westminster, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức, cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí, và đồng hương Phật tử tại Quận Cam.

Chương trình Lễ Khai mạc được điều hợp bởi TT. Thích Minh Hạnh, Phó Giám viện Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc.

Trong phần giới thiệu chư tôn đức Tăng, Ni chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Giáo sư Học giả Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, Chủ tịch Hội thảo; HT. Thích Pháp Tánh, HT. Thích Minh Tuyên, HT. Thích Viên Lý, HT. Thích Quảng Thanh, HT. Thích Như Minh; TT. Thích Nguyên Tâm, chư Tôn Tăng Ni trong Ban giám viện, Ban giáo thọ tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, cùng với sự hiện diện hơn 90 chư Tôn Đức Tăng Ni tại Orange County. Về phía cộng đồng Việt gồm có ông Tạ Đức Trí, Thị trưởng thành phố Westminster và các nghị viên các giới chức dân cử thành phố Santa Ana.

Qua diện văn Khai mạc, TT Thích Huyền Châu, Trưởng Ban Tổ Chức kiêm Giám viện Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Chư Tôn đức Tăng, Ni đã quang lâm chứng minh, và chân thành cảm tạ quý đại diện giới chức dân cử tiểu bang, thành phố Santa Ana, thành phố Westminster, các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức, cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chíđồng hương Phật tử đã hoan hỷ tham dự. Thượng tọa đã nói lên tầm quan trọng của việc biên soạn Giáo trình như sau: cộng đồng Phật giáo Việt Nam đã có mặt tại vùng nam California, Hoa Kỳ hơn 40 năm, có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa Phật giáo phong phú đa dạng và có sự kế thừa nền giáo lý của hai hệ Nam Bắc truyền Phật giáo hơn 2600 năm. Đặc biệt, nhờ sự gia hộ của chư Tôn Đức Tăng Ni nên Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc được thành lập và mở ra lớp Trung đẳng đã 2 năm. Tuy dùng 2 hệ giáo lý Nam, Bắc truyền để giảng dạy, nhưng giáo trình chỉ mang tính nội bộ, nếu muốn xây dựng Trường Đại học Phật giáo thì trước tiên bộ giáo trình phải được hoàn thành.

Tiếp đến, HT Thích Viên Lý đã ban đạo từ cho buổi lễ. Hòa Thượng Thích Quảng Thanh ban huấn từ. Sau đó Hòa Thượng Thích Pháp Tánh, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên ban cũng ban cảm từ trong buổi lễ.

Thị Trưởng Tạ Đức Trí, đại diện các vị dân cử lên Lễ đài phát biểu cảm tưởng. Thị trưởng Trí Tạ cho biết rằng ông rất vui khi thấy đây là một việc làmý nghĩa trong cộng đồng Phật giáo tại Nam California. Ông bày tỏ ngưỡng mộ lời phát biểu chân tình và tràn đầy ý nghĩa của của chư Hòa thượng. Ông rất yêu thích các triết lý Phật giáo về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ Uẩn....

Tiếp theo đó là Nghi lễ Khánh đản ,Nghi thức Tắm Phật tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa.

Sau lễ là phần thọ trai nghỉ ngơi chuẩn bị Hội Thảo buổi chiều.

Ban thư ký Hội thảo Viện Phật Học Bồ Đề Phât Quốc


PHẦN 2: HÌNH ẢNH HỘI THẢO CHỦ ĐỀ

XÂY DỰNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

 

Sau chương trình Khai mạc Hội thảo tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, vào buổi chiều ngày 7/6/2018, mở đầu cho phần Hội thảo đầu tiên là bài tham luận của Thầy Thích Minh Trọng với đề tài: “TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CỔ XƯA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NALANDA”. Ngoài phần dẫn nhậpkết luận, bài tham luận được trình bày chi tiết với 4 phần chính, bao gồm:

I-Tìm hiểu về các nền giáo dục Phật giáo trong quá khứ, bao gồm:

1.Nền giáo dục Phật giáo trong quá khứ từ những Tinh xá, Tu viện

2.Nền giáo dục Phật giáoẤn Độ.

3.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Nguyên Thủy (Theravada)

4.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Đại thừa (Mahayana)

II-Giới thiệu về trường Đại học Phật giáo Nalanda (427 – 1197)

III-Phương pháp Giáo dục tại trường Đại học Nalanda xưa.

IV-Vài Phương pháp Giáo dục Phật giáo tại Hải Ngoại hiện nay.

Ôn cố tri tân. Với một Hội Thảo về Giáo Dục Phật Giáo Quốc tế, thì bài tham luận này là vô cùng cần thiết để tất cả chúng ta cùng có một cái nhìn lạc quan và gợi mở. Lạc quan vì, từ thế kỷ thứ 5 với hoàn cảnh điều kiện còn thô sơ, lạc hậu, vậy mà đã có một ngôi trường quy tụ cả trên chục ngàn sinh viên và Giáo sư. Hướng gợi mở của bài tham luận này là cho phép chúng ta tin tưởng rằng Giáo dục nói chung, nền Giáo dục Phật giáo nói riêng bao giờ cũng là tiền đề tiên quyết để phát triển mọi mặt.

Với bài tham luận này, thật thú vị khi diễn giả nhận được câu hỏi của cử tọa, mà ở đây là từ Thầy Giám Viện, Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, trưởng ban Tổ Chức Hội thảo: “Với một ngôi trường quy mô như thế thì đời sống kinh tế được lo như thế nào?” Một câu hỏi quá thực tế mà tưởng sẽ không dành cho câu trả lời từ quá khứ của Đại Học Nalanda, bởi đơn giản là ngôi trường Đại Học Phật giáo nổi tiếng này được sự bảo trợ của các triều đại vua chúa đương thời. Theo chúng tôi, có lẽ thầy Giám Viện không chỉ đặt câu hỏi này cho diễn giả bài tham luận, mà đặt ra cho tất cả chúng ta, và cho ngôi trường Đại học Phật hiáo tại Hoa Kỳ trong tương lai.

Tham luận tiếp theo là đề tài: “GIÁO TRÌNH PHẬT GIÁO XƯA VÀ NAY” của Ni sư Tịnh Quang. Trong bài tham luận này, với tư cách là một Giáo thọ sư đang tham gia giảng dạy tại Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, Ni sư trình bày 2 ý chính:

Một là sự trăn trở cho một đường hướng hoằng pháp, giáo dục Phật học mới, phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh, phương tiện ngày nay.

Hai là giới thiệu sơ lược quá trình Giáo dục Phật giáo từ du nhập đến nay tại Việt Nam.

Với tham luận này, trong phạm vi hạn hẹp của thời lượng cho phép, Ni sư đã cố gắng cô đọng lại cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sự liên tụckế thừa trong quá trình Giáo Dục Phật Giáo tại Việt Nam; nhất là sự phát triển đỉnh cao của Đại Học Vạn Hạnh vào thập niên 60 của thế kỷ trước, với hy vọng Hội Thảo hôm nay sẽ rút ra được những bài học bổ ích cho quá trình biên soạn giáo trình cho Viện Phật Học sau này.

Chúng tôi lại ghi nhận một ý kiến thảo luận từ Thầy Thanh Nguyên dành cho bài tham luận này như sau: “Chương trình giáo dục Phật giáo ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào mà chư Tăng ngày xưa tài năng hơn ngày nay?” Rất tiếc, chúng tôi đã không nghe rõ được câu trả lời của Diễn giảNi sư nói quá nhỏ. Về mặt chủ quan, theo thiển kiến của chúng tôi thì đây là một câu hỏi rất hay, nhưng cũng rất bao quát quá nhiều vấn đề liên hệ. Để có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta phải dành một khoảng thời gian thật nhiều, khảo sát nhiều mặt của vấn đề, tác động của hoàn cảnh xã hội, v.v…

Sau Ni sư Tịnh Quang, Thầy Thanh Nguyên trình bày đề tài: “BA NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO”. Theo Thầy, một nền giáo dục thành công phải được đặt trên ba nguyên tắc cơ bản:

1)    Who are my Students? (Trình độ của sinh viên như thế nào?)

2)    What do they need? (Họ cần gì?)

3)    What do We want them to learn? (Ta nên trang bị cho họ những gì?)

Là một vị Tăng trẻ, hoằng pháp tại hải ngoại, Thầy Thanh nguyên đã có một cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề giáo dục Phật giáo trong tương lai. Thiết tưởng, đây cũng là một tham luận rất công phusáng tạo mà Thầy đã đem đến cho Hội thảo với mong muốn những người làm công tác giáo dục Phật giáo hiện nay cần quán xét và định hướng cho xu thế của đại chúng theo đúng Chánh Pháp. Chúng ta phải trao được những điều lợi lạcthiết thực cho con người của thời hiện tại. Khi 3 nguyên tắc này được áp dụng triệt để thì nhất định chúng ta sẽ đưa được nền giáo dục Phật giáo đến đỉnh cao của thời đại.

            Với tham luận này, Ni sư Tiến Liên đặt vấn đề: “Thầy dùng phương pháp so sánh giữa đời và đạo? Thầy đã có nghiên cứu nào tìm hiểu được giới trẻ cần gì để chư Tăng Ni có thể áp dụng?”

Với câu hỏi này, Thầy Thanh Nguyên trả lời như sau: “Đây là một câu hỏi lớn, vì có một khoảng cách thế hệ. Thầy chưa có tìm hiểu. Để làm việc này, cần một công trình nghiên cứu với sự cộng tác của nhiều người”.

Theo thiển ý của chúng tôi, trong bài tham luận dài 10 trang, Thầy cũng đã trả lời được ý này của Ni sư một cách tổng quát trong đó rồi.

Theo như chương trình thì thầy Hạnh Tuệ đến từ Chùa Phật Đà cũng đóng góp một tham luận với đề tài: “Vài gợi ý hướng đi cho một nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ”. Nhưng rất tiếc, Thầy bận Phật sự ở xa nên không về tham dự Hội Thảo được, đã gửi bài tham luận này và Sư Minh Hạnh thay mặt Thầy để trình bày trước hội chúng. Nói “một vài gợi ý”chứ thật ra tham luận là một văn bản hoàn chỉnh để làm cơ sở thiết lập môi trường Giáo dục hoàn thiện. Bởi tham luận của Thầy Hạnh Tuệ đã đặt ra 5 vấn đề căn bản sau:

  1. Đối tượng tiếp cận
  2. Mục đích.
  3. Nội dung Giáo trình.
  4. Lợi ích của người tham gia.
  5. Môi trường học tập.

Đây là những gợi ý vô cùng cần thiết cho quý thầy trong Ban Giám Viện nghiên cứu áp dụng cho mô hình giáo dục Phật giáo trong tương lai.

            Tham luận tiếp theo được trình bày tại Hội Thảo ngày hôm nay là Sư Minh Khánh với đề tài: “ĐÂU LÀ LỜI PHẬT DẠY?” Vấn đề Sư đặt ra cho hội chúng hôm nay là chúng ta phải y cứ vào đâu để nhận chân rõ đâu là lời Phật dạy, tránh những nhầm lẫn, ngộ nhận dẫn đến sai lạc trong nhận thứchành trì tu tập. Theo Sư, có 6 đặc tính của giáo Pháp để nhận biết chính xác lời Phật dạy như sau:

  1. Pháp khéo thuyết giảng.
  2. Thiết thựchiện tại.
  3. Vượt thời gian.
  4. Đến để mà thấy
  5. Có khả năng hướng thượng.
  6. Được người trí tự mình giác hiểu.

Với câu hỏi thảo luận rằng: “Theo Sư thì trong 6 đặc tính đó, đặc tính nào phù hợp với thời đại ngày nay nhất?”

Sư Minh Khánh trả lời rằng: “Chúng ta xác định lời đức Phật dạy là từ Kinh đi ra với cuộc đời, chứ không nên lấy cuộc đời đi vào Kinh.”

Tất nhiên, đi xa hơnvấn đề này lại là một cuộc đại kết tập Kinh tạng theo ước nguyện của Thầy Giám Viện trong tương lai.

Diễn giả cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của ngày hội thảo đầu tiên hôm nay là thầy Giám Viện Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, trưởng ban tổ chức hội thảo với đề tài: “XÂY DỰNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI MỸ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”. Tham luận thể hiện trước tiên là sự tâm huyết, quyết tâm của Thầy Giám Viện trong công tác giáo dục Phật giáo tại xứ người. Trong tham luận này, Thầy nêu ra 5 Cơ hội và 6 thách thức cần phải vượt qua để từ 6 đến 10 năm đến, Phật Giáo Việt Nam có một ngôi trường Đại Học Phật Giáo theo tiêu chuẩn America. Điều làm cho cả hội chúng vô cùng xúc động là thầy Giám viện tuyên bố sẵn sàng xả bỏ báo thân này chứ không thể lùi bước trước mọi khó khăn, trở ngại. Sự quyết liệt thực hành tâm nguyệnsự nghiệp giáo dục Phật giáo của Thầy Giám Viện khởi đầu bằng chương trình: HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO QUỐC TẾ mà sự tham dự đông đảo của thính chúng ngày đầu tiên hôm nay cho chúng tôi niềm tin vào hiện thực trong tương lai.

Ban thư ký

 
Phần 3 - Hình ảnh Hội thảo đề tài: Nhị ĐếGiáo Dục Phật Giáo

Sáng ngày 8 tháng 6 năm 2018, tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 2 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc với ba đề tài tham luận của ba vị giáo sư đến từ trường đại học University Of  the West.

Đề tài 1: Nhị ĐếGiáo Dục Phật Giáo do Giáo sư Victor Gabriel, người Philipine tu theo truyền thống Tây tạng, Trưởng khoa Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West trình bày.

Đề tài 2: Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo do Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West trình bày.

Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày.

Đề tài Nhị ĐếGiáo Dục Phật Giáo, nội dung chính là tập trung vào việc giáo dục Phật giáo liên quan đến chân đếtục đế.

Diễn giả đã bắt đầu bài tham luận bằng câu trích dẫn “Đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không sùng bái Phật mà nên kính ngưỡng Phật như một bậc Thầy. Chính những lời dạy của đức Phật giúp ta xa lìa khổ đau và đạt được hạnh phúc”. Điều này giúp cho Diễn giả đặt niềm tin vào giáo dục Phật giáo. Và giáo dục Phật giáo bắt đầu từ đâu, theo Diễn giả là qua kệ kinh Pháp Cú thứ 2: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình”. Câu kinh này cho thấy hạnh phúc đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Diễn giả cho một vài ví dụ để chứng minh hạnh phúc đến từ bên trong và nêu lên sự kết hợp giữa Phật học truyền thống và nền giáo dục hiện đại như là tục đế, tuy nhiên chúng ta vẫn phải cần về chân đế. Cuối cùng, ông ta kết luận giáo dục Phật giáo chính là giáo dục trí tuệ ở cả 2 cấp độ Chân đếtục đế.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong, trong hội chúng có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiến chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Câu 1: Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Cần điều kiện gì để nhập học ngành Tuyên úy Phật giáo, bao nhiêu credit và tốt nghiệp ra có việc làm như thế nào?

Giáo sư trả lời: Chương trình học cho ngành Tuyên úy có 72 unit. Ngành tuyên úy Phật giáo có thể làm ở các trường học, các hiệp hội bất vụ lợi hay trường học, ngay cả trong quân đội; tức là 25% làm ở bệnh viện, 25% làm ở các hiệp hội bất vụ lợi, 25% làm trong quân đội, 25% làm ở các lĩnh vực khác như các trường học…

Câu 2: TT. Thích Nguyên Tâm hỏi: Ông có biết nhiều gì về nhà thơ Tô Đông Pha và ông có thể giai thích về hai câu thơ: Dòng suối với tiếng reo của nó là cái lưỡi rộng dài/ Ngọn núi hung vĩ là hình hài tỉnh thức của Đức Phật.

Diễn giả trả lời chung chung: bài thơ này diễn tả sự hiểu biết về Phật tánh, chân lý giải thoát…

Tiếp theo là đề tài tham luận Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo của Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West.

Diễn giả là người Mỹ tu theo truyền thống Nhật bản. Bà đến với Phật giáo từ năm 2003 qua sự chứng kiến cái chết của cha bà do bị bệnh ung thư ở bệnh viện. Bà đã thực tập Phật giáo hơn 17 năm.

Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính chia ra làm 3 phần:

1.Phác thảo nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin.

2.Cung cấp cái nhìn tổng quan về Tuyên úy Phật giáo.

3.Trình bày về Khoa Tuyên úy Phật giáo và bằng Tiến sĩ Phật học cho tu sĩ nghiên cứu sinh tại trường University of the West.

Theo bà, chúng ta hiện nay đang bị chi phối bởi nền văn hóa công nghệ thông tin theo nhiều cách. Làm thế nào để chúng ta tuân theo các giáo lý, giới luật trong bối cảnh hỗn loạn của thời đại thông tin. Theo diễn giả thì nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin có thể làm thay đổi cách hiểu của chúng ta về chùa, tu viện, trung tâm Phật giáoTăng đoàn,… Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của cá nhân Phật tử để thực tập tinh tấn chánh niệmchánh định.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Một Phật tử hỏi: Tại khoa Tuyên úy Phật giáo tại trường đại học có dạy về các giáo lý căn bản như Nhân Quả, Nghiệp báo, Phước đức…

Diễn giả trả lời: Trong trường đại học, đây là chương trình chỉ dạy từ cấp độ đại học, trên đại họctiến sĩ, còn những điều ấy đã được học trước đó hoặc trong môi trường tu tậpđâu đó.

Phật tử Phước Ngọc hỏi: Chương trình học tại tương đối mắc. Nếu người về hưu muốn học thì có chương trình nào trợ giúp tiền học phí không?

Diễn giả trả lời: Đây là một trường đã được công nhận, có nhiều phân khoa để học, chương trình để học như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Có rất nhiều chương trình học bỗng của chính phủ. Nói chung, chúng ta có thể apply xin như xin financial aid…

Có một Phật tử hỏi: Giáo sư có trình bày rằng một số sinh viên viết những đề tài về sự thiết thực trong đời sống hàng ngày, vậy có cần tiếp cận với người trẻ để hiểu thêm?

Diễn giả trả lời: Đây là chương trình thực hành nên tất nhiên cần sự tiếp cận ấy.

Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Một tu sĩ Phật giáo được dạy tu tập giữ gìn 5 giới, trong đó có không sát sanh, vậy theo học ngành Tuyên úy có chống lại lời dạy ấy không? Trong ngành Social work không cho phép đồng cảm và thông cảm vì đó là sự trái ngược, không biết trong ngành Tuyên úy có không?

Diễn giả trả lời: Đây là câu hỏi khó nhưng tôi có thể trả lời rằng người làm tuyên úy không cầm vũ khí. Ngành tuyên là giúp người ta giảm bớt cảm giác khổ đau, nên tôi nghĩ nó không chống lại Phật giáo.

Đồng cảm và thông cảm là 2 yếu tố cần thiết của người tuyên úy để thể hiện hiểu biếtcảm giác của người đối diện và đồng chia sẻ với nhau.

Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, Cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày.

Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính là công nghệ đang tác động mạnh đến giáo dục Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số theo cả hai phương diện tích cựctiêu cực. Kỹ thuật khoa học mới chắc chắn đã giúp tăng cường khả năng giáo dục. Nó đã thay đổi việc nghiêng cứu Phật giáo một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, các học giả và sinh viên vẫn chưa tận dụng được lợi ích của nguồn tài nguyên công nghệ mới. Cần phải cung cấp thêm các lớp chuẩn bị cho sinh viên để họ có thể sử dụng công nghệ hiệu quả hơn.

Sau khi diễn giả trình bày bài tham luận xong thì có một thầy hỏi: Diễn giả có phải là Phật tử không?

Diễn giả trả lời: Phải.

Một Phật tử khác hỏi: Trong lịch sử nói vua Tỳ lưu ly giết hết dòng họ Sakya, vậy tại sao diễn giả là con cháu thuộc dòng họ Sakya vẫn còn đứng ở đây?

Diễn giả trả lời: Do một số người trốn thoát và lẫn tránh ở vùng Hy Mã Lạp Sơn nên còn sống sót, và tổ tiên ông là những người đó.

Kết thúc Thảo luận buổi sáng.

BAN THƯ KÝ

 

Phần 4 –Hội thảo Chủ đề: Giáo dục và sự thay đổi trong xã hội

 

Chiều 2:30 ngày 8 tháng 6 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 2. Đầu tiên với Buổi nói chuyện của Ven. SHUMYO KOJMA, Head Minister of the Zenshuji Soto Mission.

Diễn giả giới thiệu mình là một tu sĩ Thiền tông Nhật bản thuộc dòng Tào Động tên là Tiền Đạo Cự Minh đang trụ trì một ngôi chùa ở Los Angeles thời gian 26 năm. Hơn nửa đời người sống ở ngôi chùa này. Xuất thân từ một ngôi chùa quê ở Nhật, sinh ra trong chùa. Diễn giả kể lại quãng thời gian khó khăn của mình hồi nhỏ và thời gian sống tu tậpVĩnh Bình tự. Và vượt qua sự khó khăn ấy bằng cách tự đặt ra câu hỏi cho chính mình là: Mình là gì ở đây? Và làm gì ở đây? Từ đó rút ra kết luận: Phải thay đổi và nỗ lực trên con đường tu tậpmột mình thì khó, nhưng đông người thì khó nào cũng vượt qua được. 

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Phật tử Phước Ngọc hỏi: Theo Phật dạy thì làm gì phải chú tâm việc làm ấy. Vậy trong lúc làm việc và đọc kinh cùng lúc thì có phân tâm không?

Trả lời: Khi quen rồi thì mọi việc tự nhiên vận hành. Ví dụ như lái xe, mình không nghĩ lái thế nào nhưng khi cần quẹo thì quẹo.

Câu hỏi 2 của một Phật tử: Ở Nhật có thọ giới Tỳ kheo không?

Trả lời: Có.

Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Hòa thượng Thích Ân Giáo, Viện Chủ Trung Tâm Thiền Thiên Ân, Lucerne Valley, CA với Đề tài: Chùa Không, Chuông Tịnh.

Bài tham luận đủ dài và thật ý nghĩa thực tế cho xã hội ngày nay. Lấy kinh nghiệm từ những người đi trước, Thầy khuyên nên chú trọng vào trẻ em ở xứ sở này và cần có lớp học dành cho các em bằng tiếng Anh, điều đó đòi hỏi người dạy phải học tiếng Anh. Nếu không, một ngày không xa bạn sẽ thức dậy trong ngôi chùa và nó sẽ trống vắng, giới trẻ sẽ đi theo hướng khác. Nó có thể không đồng ý với tôn giáo nó đang thực hành, nhưng ít ra nó sẽ hiểu người đó đang nói gì. Nó sẽ không đồng ý với bài kinh nó đọc, hay nó không muốn theo một tôn giáo khác với ba mẹ, ông bà nó, nhưng nó có thể đọc được chân lý bằng tiếng Anh. Viễn cảnh sẽ không còn tiếng chuông nào vang lên vì chúng ta không có người kế thừa và sẽ rơi vào những ngôi chùa trống không. 

Sau khi diễn giả trình bày bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Câu hỏi 1: Làm thế nào có thể hấp dẫn giới trẻ?

Trả lời: Nhiều cách, trẻ con dùng đồ ăn – lớn thì dạy giáo lý chút ít mỗi ngày.

Câu hỏi 2: Hòa thượng băn khoăn, vậy Hòa thượng có hướng giải quyết chưa?

Trả lời: Cũng đã cố gắng, nhưng một người không làm được. Nếu tất cả chung sức thì đều sẽ được. Nên nghĩ Chùa Không, Chuông Lặng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi chùa.

Lời khuyên: Nên bỏ những gì không thực tế, làm sao cho các em thấy Đức Phậtthực tế, phù hợp khoa học, đáp ứng nhu cầu sở thích các em. Chùa không nên tạo không khí nghiêm trọng, làm sao các em thấy thoải mái.

Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Diễn giả Jordan Baskerville, đến từ trường University of Wisconsin-Madison, WI với đề tài: Giáo dục và sự Thay đổi trong xã hội: Những mục tiêu của Chương trình tại Học Viện Quốc Tế Liên Mạng của Phật Giáo Tiếp Hiện

Trọng tâm của bài tham luận giới thiệu chương trình Phật giáo dấn thân tại Viện INEB để đạt được mục đích của Phật giáo là khắc phục đau khổ bằng cách nhận ra phần lớn những đau khổ trên thế giới là do các thế lực đối lập trong xã hội tạo ra và điều này có thể thay đổi. Cách tiếp cận để học tập mà Viện INEB cung cấp, kết hợp hướng dẫn thiền để chuyển đổi cá nhân cùng với các bài học về kinh tế toàn cầu và hệ thống chính trị. Nói chung Viện INEB cung cấp một cách dễ hiểu những lời Phật dạy trong tương quan thế giới hiện đạinhấn mạnh vào các giải pháp cá nhân và tập thể để giải quyết sự đau khổ như lời Phật dạy.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Câu hỏi 1: Giáo viên của viện INEB là ai? Có thể làm cầu nối với Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc vì trường cần cho giới trẻ ở đây.

Trả lời: Viện INEB muốn kết nối.

Câu hỏi 2: Theo diễn giả thì tương lai người Mỹ có thể tiếp nhận đạo Phật không?

Trả lời: Có và thích thú.

Phần 5 – Hội thảo chủ đề: Giáo trình và Nguyện vọng của Giáo sư và Học viên


Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 3. Bắt đầu với Giáo sư Karen Derris, đến từ trường University of Redlands, CA trình bày tham luận chủ đề Mục đích của việc học là nguyện vọng của Giáo Sư và Học Viên.

Mặc dù sức khỏe không tốt nhưng bà vẫn dành thời gian đến với hội thảo. Nội dung đề tài tham luận của bà nói về việc Soạn thảo giáo trình Phật học. Theo bà đối với việc biên soạn giáo trình, các giáo sư và sinh viên là những người mang lại sự sống cho giáo trình ấy. Giáo trình có thể đáp ứng làm tiến triển cho nguyện vọng của giáo sư và sinh viên. Giáo trình là một nền tảng vững chắc cho một chương trình giảng dạy về Phật giáo. Có thể bắt đầu một lớp học để giới thiệu cho sinh viên nghiêng cứu học thuật của các truyền thống Phật giáo. Chương trình giảng dạy có thể tập trung hơn trong các chủ đề xung quanh nhiều lĩnh vực trong Phật giáo. Sứ mạng của giáo dục Phật giáomục tiêu học tập của chương trình Phật giáo là phải có một giáo trình nhất quán cho việc giảng dạy.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi:  Với kinh nghiệm của bà, xin cho biết mất bao nhiêu thời gian để có thể có được một trường đại học được công nhận tại Mỹ.

Trả lời: Tùy theo quá trình xem xét, có thể tùy theo chương trình đòi hỏi khác nhau, trước tiên xin phép thành lập trường nhỏ sau đó nâng cấp thành trường lớn hơn. Nên tham khảo chương trình của một số trường khác.

Câu hỏi 2: Giáo sư có nói về chương trình học về tôn giáo tại trường đại học Redland. Vậy để ra trường về ngành tôn giáo, có cần phải học thêm những ngành khác không?

Trả lời: Không cần, nhưng cũng nên học những ngành khác để có cái nhìn tổng quát về các tôn giáo trên thế giới.

Câu hỏi 3: Do ảnh hưởng của Trung quốc, theo giáo sư làm sao để biên soạn giáo trình ngôn ngữ có thể lột tả hết ý nghĩa trong khi Phật giáo mới có mặt ở xứ này.

Trả lời: Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung quốclịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta tin tưởng Phật giáo Việt Namảnh hưởng Phật giáo Trung quốc và ngược lại Phật giáo Trung quốc cũng ảnh hưởng Phật giáo Việt Nam. Từ đó tìm ra điểm chung để cho việc học. Đồng thời cũng học từ các vị Tôn túc.

Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Giáo sư Karma Lekshe Tsomo, đến từ trường UC San Diego, CA. Tuy nhiên vì bận việc không về tham dự hội thảo được, nên diễn giả đã gửi bài tham luận với đề tài: Suy nghĩ về nền Giáo dục của Thiên Chúa GiáoPhật Giáo và giáo sư Jordan Baskerville thay mặt diễn giả để trình bày trước hội chúng.

Tham luận tiếp theo được trình bày tại Hội Thảo ngày hôm nay là đề tài: Giáo Trình và Mục Đích của Giáo Dục Phật giáo tại Sipsongpanna, Thái Lan và Singapore của giáo sư Thomas Borchert, đến từ trường University of Vermont, VT và hiện là hiệu trưởng của trường này.

Nội dung đề tài này, giáo sư diễn giả trình bày về sự chuyển hóa giáo dục Phật giáo ở Châu Á và giáo dục sư phạm đương thời tại trường đại học Sipsongpanna, một số trường ở Singapore và Tây Nam Trung quốc. Tuy nhiên chưa có một chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế cho một trường Phật giáo. Khi suy nghĩ về cách thiết kế một chuơng trình giảng dạy, giáo sư đưa ra một vài câu hỏi mà ông nghĩ rất rõ ràng và phản ánh những gì mà chúng ta cần tự hỏi mỗi khi chúng tôi phát triển hoặc sửa đổi chương trình dạy của chính mình. Một số câu hỏi chính được đặt ra: Đối tượng giáo dục là ai? Đặt điểm của giáo dục là gì? Có phải vì sức khỏe của một cộng đồng được phục vụ bởi nhà trường không? Nó dành cho những ai đến học? Và bạn muốn họ thể hiện kiến thức của họ như thế nào?

Sau khi giáo sư diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để giáo sư trả lời:

Một Phật tử chia sẻ ý kiến là không nên tập trung xây chùa, mà hãy xây trường và tập trung sức mạnh cộng đồng để ươm mầm cho thế hiện trẻ trong tương lai.

Một Phật tử khác đề xuất: Nên tạo điều kiện cho trẻ em đến chùa học kinh. Ví dụ điển hình Phật tử đã dụ con mình học kinh bằng cách viết một câu kinh Pháp cú trả 50 cent.

Giáo sư trả lời: đó là tốt, nhưng không thể áp dụng cho tất cả trẻ em, đứa con đầu có thể làm được nhưng đứa thứ 2, đứa thứ 3 không thể được. Giáo sư bày tỏ thử thách con cái của mọi người trong thời đại này cũng giống như thử thách của con cái ông.

Phật tử Quang Viên hỏi: Muốn thu hút giới trẻ nhưng nếu không hướng dẫn cho người lớn thì ai sẽ dạy trẻ? Xây dựng chương trình đại học cho người lớn và chăm sóc giới trẻ, lĩnh vực nào quan trọng hơn?

Giáo sư trả lời: Đây là một câu hỏi hay và đầy thách thức, giáo sư xin phép không trả lời câu hỏi này mà tự mỗi chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời. Hãy lắng nghe và quân bình.

Sau bài tham luận giáo sư Thomas Borchert đã tạm khép lại chương trình hội thảo buổi sáng và mọi người nao nức đợi buổi chiều để nghe Giáo sư Học giả Trí Siêu - Lê Mạnh Thát nói chuyện và tổng kết chương trình hội thảo qua các bài tham luận của tất cả các diễn giả.

BAN THƯ KÝ

Phần 6: Buổi nói chuyện của Giáo sư Lê Mạnh Thát


Chiều ngày 9/6/2018, là ngày thứ 3 của chương trình, thính chúng được lắng nghe buổi nói chuyện của Giáo sư học giả Tiến sĩ Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, Chủ tịch Hội Thảo tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc.

Như chúng ta đều biết, giáo sư Trí Siêu - Lê Mạnh Thát là một học giả uyên bác, một trí thức Phật giáo tầm cỡ và nhiều uy tín không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với giới học thuật trên thế giới. Việc nhận lời mời của Ban Tổ chức HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO QUỐC TẾ, vượt đường sá xa xôi đến tham dự và giữ chức Chủ tịch cho cuộc Hội thảo quan trọng này, đã chứng tỏ sự ủng hộ của giáo sư và niềm tin về một chương trình giáo dục Phật giáo tầm cỡ trong tương lai gần của Phật Giáo Việt Nam mà sẽ bắt đầu bằng chương trình Hội thảo ngày hôm nay.

Dành trọn thời gian buổi chiều, Giáo sư Chủ tịch đã đánh giá, tổng kết lại các bài tham luận trong mấy ngày Hội thảo vừa qua của các diễn giả, nêu lên tất cả các vấn đề liên quan đến giáo dục Phật giáo. Đặc biệt, Giáo sư đã dẫn lại các cột mốc lịch sử Việt Nam để làm rõ các đặc tính Phật giáo qua các thời đại. Buổi nói chuyện của Giáo sư là những lời tâm tình gần gũi với thính chúng. Là một học giả, lại là một chứng nhân với biết bao thăng trầm của của lịch sử Việt Nam, của Phật giáo Việt Nam, Giáo sư có quá nhiều sự chiêm nghiệm sâu sắc về sự thành tựu hay chướng duyên cho một Phật sự. Do vậy, sự hiện diện của Giáo sư trong Hội thảo với cương vị Chủ tịch rõ ràng là sự khích lệ rất lớn, tạo nên niềm tin cho tất cả mọi người về con đường cần thiết, đúng đắn và khả thi trong đường hướng phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam mà Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc đang chủ trương.

Trả lời câu hỏi của cử tọa về lộ trình cụ thể trong chương trình hành động để xúc tiến thành lập trường Đại Học Phật Giáo trong thời gian đến, Giáo sư Lê Mạnh Thác nhấn mạnh đến yếu tố pháp lý là bước đầu, cần phải có một đội ngũ luật sư đứng ra lo mọi thủ tục theo luật định của nhà nước Hoa Kỳ. Tính pháp lý có vững thì các việc tiếp theo sẽ suông sẻ. Với câu hỏi về sự hỗ trợ, giúp đỡ của Giáo sư dành cho trường này trong tương lai. Giáo sư tuyên bố ủng hộ hết mình trong khả năng của Giáo sư. Là một tiến sĩ thực thụ được đào tạo từ nền giáo dục Hoa Kỳ, hơn ai hết, Giáo sư là người nhận thức rõ nhất vai trò, vị trí quan yếu của việc giáo dục đối với sự phát triển của mọi quốc gia, tổ chức, đặc biệt là đối với Phật giáo, một tôn giáo chủ trương lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Có thể nói, Hội thảo hôm nay cho chúng ta niềm tin, sự lạc quan trong những dự định chương trình giáo dục Phật giáo tầm cỡ sắp đến, ngõ hầu làm rạng danh Phật Giáo Việt nam trên toàn cầu. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con kính chúc Giáo sư dồi dào sức khỏe, vạn sự cát tường.

Ban Thư Ký

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33441)
Hình ảnh bữa cơm chay gây quỹ tại Tu Viện Pháp Vương ngày 12/12/2010 - Chụp hình: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 36430)
Hình ảnh Lễ Giổ Tổ Chúc Thánh tại CHùa Quan Âm - Texas; Ngày 11/12/2010 - Chụp hình: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 22560)
Tới thăm các công viên Nhật Bản vào mùa thu, bạn sẽ được ngắm cảnh sắc quyến rũ của lá phong đỏ nổi bật giữa cỏ cây...
(Xem: 25983)
Hoàng hôn xuống, những ngôi chùa tại Mandalay in hình trầm mặc, cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới trên hồ Inle như đưa ta đến thiên đường.
(Xem: 26250)
Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn, tiếng Lào có nghĩa là "Tháp Lớn", được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (tức năm 307 trước Công nguyên).
(Xem: 23310)
Bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi thứ ở đây: rừng già xanh thẫm, bãi biển trải dài, những ngôi chùa dát vàng nổi tiếng hay những mảnh ruộng lúa nước san sát nhau.
(Xem: 21730)
Như tin đã đưa, trong 2 ngày, 8 và 9-12, Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa đã diễn ra trọng thể tại Bodh Gaya, Ấn Độ...
(Xem: 21985)
Dự án được ra mắt tại Byodoin, một trong những ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản, có niên đại gần 1000 năm, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
(Xem: 38653)
Lễ Cung Tiễn Phật Ngọc tại Tu Viện Chân Không Hawaii - Source: Haitrieuam.net
(Xem: 30505)
Lễ Bế Mạc Cung Chiêm Phật Ngọc tại Tu Viện Chân Không Hawaii - Source: haitrieuam.net
(Xem: 29243)
Lễ An Vị Cung Nghinh Và Chiêm Bái Phật Ngọc Tại Hawaii - Do Tu Viện Chân Không - Hòa Thượng Thích Thông Hải Trụ Trì Tổ Chức - Source: Haitrieuam.com
(Xem: 34353)
Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Và Chiêm Bái Phật Ngọc Tại Hawaii - Do Tu Viện Chân Không - Hòa Thượng Thích Thông Hải Trụ Trì Tổ Chức - Source: Haitrieuam.com
(Xem: 17101)
Khác với Bangkok, ChiangMai được mệnh danh là thành phố ngàn hoa của đất Thái, là một thế giới hoàn toàn khác với bất kỳ thành phố nào ở Thái Lan...
(Xem: 16700)
Wat Pho là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất Bangkok (với diện tích 80.000m²) và có tượng Phật lớn hơn bất cứ chùa nào ở Thái Lan.
(Xem: 23183)
Đến Nhật Bản, du khách đều dừng bước thưởng ngoạn, lễ Phật ở chùa Vàng - Kyoto. Chùa Vàng (Kinkakuji ) còn có tên là Kim Các Tự...
(Xem: 18824)
Giữa núi rừng heo hút, cố đô thanh bình bên dòng Mekong hũng vĩ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy.
(Xem: 30877)
Nhiều hoạt động chào mừng lễ hội Oc-omboc của đồng bào Khmer vào dịp rằm tháng 10 Âm Lịch, đặc biệt là không thể thiếu hoạt động thả đèn nước...
(Xem: 29299)
Hình ảnh Lễ bế mạc Cung nghinh Phật Ngọc của Mắt Thương Nhìn Đời - Hình Chánh Minh Triết, Hạnh Tuệ
(Xem: 23207)
Ngoài trà đạo, hoa anh đào, samurai, núi Phú Sĩ, khi nhắc tới Nhật Bản không thể không nhắc tới cố đô Kyoto.
(Xem: 33861)
Hình ảnh Cơm chay gây quỹ xây dựng Ngôi Nhà Pháp Vương tại Chùa Phật Đà tháng 11/2010 - Nhiếp ảnh Hạnh Tuệ
(Xem: 22244)
Nằm tại thành phố San Francisco, Công viên Cổng Vàng (Golden Gate) là khu vườn cây lá tuyệt đẹp rộng 4km2.
(Xem: 21608)
Với nghĩa đen là “lá đỏ”, từ "koyo" trong tiếng Nhật dùng để chỉ một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt diễn ra vào mùa thu, khi những chiếc lá phong chuyển màu...
(Xem: 18304)
Trên bản đồ Myanmar, hồ Inle là một mảng xanh thoai thoải với đường viền quanh uốn lượn. Bắt nguồn từ đây, các dòng sông chảy dọc theo cả hai hướng bắc và nam...
(Xem: 21020)
Từ năm 1586, du khách người Anh Ralph Fitch đã viết sau khi thăm chùa: “Công trình được gọi là Dogonne, đẹp một cách kỳ vĩ, được mạ vàng từ chân đến đỉnh tháp...
(Xem: 23392)
Tới kinh thành xưa của Myanmar, lặng lẽ nhìn mặt trời lên, hay lang thang giữa những ngôi đền ngói đỏ sẽ đem lại cho ta sự thư thái trong tâm hồn.
(Xem: 29922)
Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện _ Tại Đạo Tràng Mắt Thương Nhìn Đời 2010
(Xem: 31934)
Hình ảnh Lễ Chung Thất HT Thích Quảng Tâm tại Chùa Minh Giác - Úc Châu
(Xem: 35990)
Hình ảnh Phật Ngọc tại Đạo tràng Sangha - Mắt Thương Nhìn Đời - California
(Xem: 27456)
Lễ Di Quan Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn
(Xem: 61224)
Thư pháp và Chú tiểu - Hoavouu.com sưu tầm
(Xem: 27637)
Hình ảnh tang lễ HT Thích Thuyền Ấn - Tại Chùa Bát Nhã - Santa Ana
(Xem: 15837)
Trường đại học Na Lan Đà cách Vương Xá, nay là Rajgir, khoảng 15 km, và cách thủ phủ Patna, hướng Đông Nam, khoảng 95 km, là một thị trấn thịnh vượng...
(Xem: 14594)
Vào thời Phật, Câu Thi Na là kinh đô của cộng hoà Malla, một thị tứ nhỏ và nghèo nàn so với các nước hưng thịnh thời bấy giờ...
(Xem: 14499)
Tỳ Xá Ly (Vesāli) là thủ đô của bộ tộc Licchavi, nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới, nơi mà có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến Phật giáo.
(Xem: 13383)
Sāvatthī là tiếng Pāli được phiên âm là Xá Vệ, là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị.
(Xem: 13324)
Thành Vương Xá (Rājagaha) là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở...
(Xem: 13017)
Lộc Uyển hay còn gọi là Lộc Dã Uyển (Migadāya), nghĩa là Vườn Nai, cách thành phố Ba La Nại (Benares) khoảng 12 km, nơi đức Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe pháp đầu tiên...
(Xem: 14658)
Lâm Tỳ Ni, phạn ngữ là Lumbini, xưa kia là khu vườn xinh đẹp của kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Hiện nay vị trí khu vườn này nằm trên phần đất của Nepal...
(Xem: 13672)
Bồ đề đạo tràng được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt...
(Xem: 16972)
Royal Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, Nhật Bản dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới.
(Xem: 16021)
Nếu có dịp, bạn hãy tới Tây Tạng, ngắm nhìn các dãy núi ngút trời và đắm mình trong tiếng chuông chùa ở nơi trời đất giao nhau nhé.
(Xem: 26153)
Lễ Bế Mạc Cung Chiêm Phật Ngọc tại Chùa Bát Nhã
(Xem: 31643)
Lễ Cầu Siêu Bạt Độ Chẩn Tế Cô Hồn - Cung Chiêm Phật Ngọc tại Chùa Bát Nhã
(Xem: 16218)
Lâu đài Potala ở Lhasa, thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), được tạp chí USA Today và chương trình truyền hình “Good Morning America” bình chọn là một trong bảy “kỳ quan mới” của thế giới.
(Xem: 14362)
Viên trung úy James Alexander vừa canh chừng các thổ dân Bhil vừa quan sát vách núi trước mặt và bất ngờ anh ta trông thấy khoảng hơn một chục miệng hang cheo leo trên vách đá...
(Xem: 27498)
Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Thế Giới Hòa Bình tại Chùa Bát Nhã 2010 - Ảnh: Haitrieuam
(Xem: 27737)
Lễ Khai Mạc cung nghinh Phật ngọc tại Chùa Bát Nhã - Santa Ana 2010 - Hình ảnh: Haitrieuam
(Xem: 30348)
Lễ cung nghinh và an vị Phật ngọc tại Chùa Bát Nhã - Santa Ana 2010 - Hình ảnh: Haitrieuam
(Xem: 15687)
Đất nước nằm dưới chân dãy núi Himalaya xa xôi còn giấu trong mình biết bao bí mật chờ thế giới khám phá.
(Xem: 27304)
Hình ảnh Chiêm Bái Phật Ngọc tại Chùa Báo Ân - Orlando, Florida 2010
(Xem: 30640)
Hình ảnh Chiêm Bái Phật Ngọc tại Pháp Viện Minh Đăng Quang - Tampa, Florida 2010
(Xem: 27097)
Hình ảnh Lễ Phật Ngọc tại Tu Viện Quan Âm - Tennessee 2010
(Xem: 24877)
Hình ảnh Phật ngọc tại Linh Son Temple - Worcester, Massachusetts 2010
(Xem: 25259)
Hình ảnh Quy Y, đón Giao Thừa và mồng 1 tết tại TV Pháp Vương 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 24342)
Hình ảnh Chẩn Tế tại Tu Viện Pháp Vương 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 23441)
Hình ảnh Phật ngọc tại chùa Pháp Vân - Canada 2010
(Xem: 24536)
Hình ảnh Lễ khai mạc Lễ Hội Quan Âm và Phật Ngọc Tại Chùa Việt Nam - Houston
(Xem: 23766)
Hình ảnh Chân dung Quý Phật Tử tại TV Pháp Vương ngày Phật Ngọc 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 24784)
Hình ảnh Phật tử công quả tại TV Pháp Vương ngày Phật Ngọc 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 26444)
Hình ảnh Lễ An Vị Tôn tượng Phật Ngọc Tại TV Pháp Vương 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 24844)
Vào lúc 15:00, ngày 12/2/2010 tại TV Pháp Vương Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử đã trải tấm lòng thành thiết của người con Phật qua chương trình nghi lễ đặc biệt "Nhất bộ nhất bái" - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 24890)
Hình ảnh Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện tại TV Pháp Vương 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 22907)
Hình ảnh Lễ Bế Mạc và cung tiễn Phật Ngọc Tại Tu Viện Pháp Vương, ngày 16 tháng 2 năm 2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 23160)
Hình ảnh Lễ Khai Mạc cung nghinh và chiêm bái Phật Ngọc Tại Tu Viện Pháp Vương 2010, Hoa Kỳ - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 22492)
Hình ảnh Phật tử Đoàn Cung Nghinh CTĐ Trong đại lễ Chiêm Bái Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới Tại Tu Viện Pháp Vương Từ ngày 7 - 16/2/2010 - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 22839)
Hình ảnh Chùa Bát Nhã chuẩn bị Phật Ngọc - Chụp hình Hạnh Tuệ - Ngày 14/10/2010
(Xem: 32167)
Quan Âm Thập Nhất Diện - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18165)
Walls have been built since ancient times, to mark borders, to keep enemies out or to keep people in.
(Xem: 18416)
Những ngày đầu năm mới là thời điểm thích hợp để bạn khám phá mảnh đất huyền bí Angkor, nơi từng là trung tâm văn hóa của đất nước Campuchia.
(Xem: 22205)
Những hình ảnh Tu Viện Pháp Vương chuẩn bị cho Đại lễ Cung nghinh và Chiêm bái Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới
(Xem: 24516)
Hình ảnh An Cư Kiết Hạ 2008 Tại Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 25955)
88 Đức Phật Hồng Danh Bảo Sám 2 - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 22116)
Hình ảnh Đại Lễ Phật Đản 2010 tại Chùa Trúc Lâm, Texas
(Xem: 23557)
Hình ảnh Đại Lễ Phật Đản 2010 tại Tu Viện Vĩnh Đức - Chụp hình: Hạnh Tuệ
(Xem: 21278)
Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội 2010 tại Chùa Việt Nam - Pheonix
(Xem: 25668)
Bộ Hình Phật Sử - Hoavouu Sưu tầm
(Xem: 25311)
Tu Viện đã khởi công trùng tu từ năm 2000 nhưng vì không đủ kinh phí nên mãi đến nay (2009), ngôi chánh điện Tu Viện vẫn chưa được hoàn thành... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 25372)
Hình ảnh Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội PL.2553 - DL.2009 Tại Chùa Phật Đà - San Diego, California 30/08/2009
(Xem: 23046)
Hình ảnh Đại Lễ Phật Đản PL.2553 - DL.2009 - Tại Chùa Phật Đà - San Diego, California - Ngày 30/08/2009
(Xem: 22574)
Hình ảnh các phái đoàn kính viếng Tang Lễ - Chụp hình: Hạnh Kiên, Thị Quang, Hạnh Trí
(Xem: 49218)
Hoa sen trang trí - Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16752)
Hoa sen được in trên tem - tiền - Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 17272)
Hoa sen trong các sản phẩm thờ cúng, mỹ nghệ - Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 53915)
Hoa sen được sử dụng trong các logo - Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 42851)
Trong năm 2002, chúng tôi nghiên cứu một đề tài với nhan đề "Hoa sen trong văn hóa Phật giáo". Vì vậy, trong khoảng thời gian đó, chúng tôi đã có nhiều chuyến đi điền dã để thu thập tài liệu "sống".
(Xem: 27595)
Chùa Tây Phương nổi tiếng nhờ có 76 pho tượng lớn nhỏ đủ cỡ gồm cả Phật, Bồ Tát, La Hán, Hộ Pháp, Long Thần ...
(Xem: 23354)
405 Hình vẽ Kinh Pháp Cú - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka
(Xem: 21763)
Hình ảnh chấp tác và thiết trí Giác Linh Đường - Người viết: Hạnh Tuệ
(Xem: 23646)
Hình ảnh Lễ Cung Nghinh Linh Cốt HT Thích Quảng Tâm Nhập Bảo Tháp; Vào lúc: 9 giờ 30, ngày 09 tháng 6 năm Canh Dần (20/7/2010); Nhân Đại Lễ Chung Thất Cố Hòa Thượng; Nhiếp Ảnh: Hạnh Tuệ, Lương Hòa
(Xem: 23565)
Hình ảnh Lễ Đặt đá Xây bảo tháp cho HT Thích Quảng Tâm; Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 24799)
Hình ảnh Lễ Chung Thất Trai Tuần Cố HT Thích Quảng Tâm; Viện chủ Tu Viện Vĩnh Đức, Quận 2; Ngày 9-10/6/Canh Dần (Từ ngày 20-21/7/2010); Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Lương Hòa
(Xem: 25793)
Lễ Tam Thất Trai Tuần của Cố Hòa Thượng Thích Quảng Tâm được tổ chức tại Tổ Đình Sắc Tứ Từ Lâm - Xã Nghĩa Phú, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi. Vào hai ngày 22 - 23 tháng 6 năm 2010.
(Xem: 40121)
Hình ảnh các Lẵng hoa và Liễn phúng viếng Tang Lễ HT Thích Quảng Tâm; Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ
(Xem: 25214)
Bằng tấm lòng tri ân và báo ân sâu lắng của hàng thất chúng đệ tử, bất kể ngày đêm, 3 chiếc xe Cung tống Kim Quan của Hòa Thượng Tôn Sư được hoàn thành. Sau đây là những hình ảnh ghi nhận lại những khoảnh khắc khó quên của các đệ tử cùng nhau làm việc. Người viết: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 24582)
Hình ảnh đệ tử Xuất gia và Tại gia trước đài Kim quan Hòa Thượng Tôn Sư; Chụp hình: Hạnh Tuệ, Hạnh Kiên, Hạnh Trí, Lương Hòa, Thị Quang
(Xem: 25753)
Hình ảnh Lễ Di Quan trà tỳ cố Hòa Thượng Thích Quảng Tâm - Lúc 5 giờ 30 phút, ngày 26/4/Canh Dần (8/6/2010), Nhiếp ảnh: Hạnh Trí, Thị Quang
(Xem: 29436)
Hình ảnh Lễ Nhập Quan Hòa Thượng Thích Quảng Tâm; Nhiếp Ảnh: Lương Hòa, Anh Trực, Thị Quang
(Xem: 31220)
Hình ảnh Lễ Tấn Phong Giáo Phẩm Hòa Thượng; Cho Thượng Tọa Tôn Sư Thượng QUẢNG Hạ TÂM; Viện chủ Tu Viện Vĩnh Đức; Ngày 01 tháng 6 năm 2010; Chụp hình: Lương Hòa
(Xem: 26722)
Truyện tranh: Xá Lợi Phất
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant