Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 6

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 13880)
Phần 6

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996


51. Người tớ gái

Thuở xưa có năm người chung tiền lại mướn một tên tớ gái. Một trong năm người bảo tên tớ gái rằng:

- Con hãy giặc quần áo cho chú.

Bọn người kia cũng bảo giặc quần áo cho mình.

Năm người đều bảo giặc một lượt, khiến tên tớ gái phi thường khó khăn, không có phương pháp gì để đối phó. Cô ta thầm nghĩ rằng:

- Ta chỉ có thể trước giặc cho một người đã, rồi sau mới giặc tiếp cho người thứ hai.

Bây giờ cô ta đem quần áo của một người giặc trước, người thứ hai thấy thế nổi sân đùng đùng:

- Chúng ta đồng xuất tiền ra mướn mày, tại sao mày chỉ giặc riêng cho một mình người đó?

Y liền đánh tên tớ gái mười roi. Tên tớ gái chỉ giặc trước cho một người chủ, mà bọn người chủ kia đều nổi cơn thịnh nộ đối với cô ta, và đều đánh cô ta mười roi đáng đích.

Thương thay cô tớ gái vô cớ chịu đòn.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Y theo kinh Phật nói: Thây đây do nhân duyên phiền não hợp thành. Vì thế thân này không thể hằng chịu sanh, già, bệnh, chết ép bức, không thể tự thoát ly; cũng như tên tớ gái bị năm người chủ đánh không khác.

52. Trò vui giả dối

Thuở xưa có một nhà âm nhạc trứ danh, vua thỉnh vào cung điện tâu, và hứa trả một ngàn tiền vàng. 

Chừng diễ tấu xong xả, vua không chịu trả tiền. Nhà âm nhạc theo đòi mãi, mà vua quyết tâm không đưa, lại nói;

- Ngươi tấu nhạc cho ta nghe, chẳng qua khiến cho ta thưởng thức một trò vui luống dối. Ta hứa trả tiền cũng chỉ là muốn cho ngươi luống vui mừng mà thôi.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Những điều thế gian cho là vui, kỳ thật đều là giả dối. Ở trong cuộc đời vô thường huyễn hóa, sanh diệt biến thiên, không có một phút giây ngưng nghỉ, như trăng dưới nước, bóng trong gương, là sao tìm được sự an vui chơn thường vĩnh viễn.

Nếu người không hiểu được đạo lý nầy, thỉ chỉ tự sanh phiền não.

53. Lão sư bị hành hạ

Thuở xưa có một lão sư có hai người đệ tự theo hầu, vì chân ông có bịnh không dũi ra được, thường thường chóng nạng đi, ông nhờ hai người đệ tử ấy thường ngày không hòa thuận với nhau. Người nào cũng nói:

- Không phải ta chán ghét ngươi, mà chính là người chán ghét ta.

Hai người coi nhau như oan gia nghiệp báo.

Hôm nọ, một người có việc đi nơi khác, người ở lại nhà bèn dùng đá đập gãy cái chân lão sư mà người đệ tử đi vắng thường ngày xoa bóp. Khi người kia trở về, thấy vậy phi thường phẩn nộ, định tâm báo thù, lập tức dùng đá đập gãy cái chân lão sư, mà người học trò ở nhà thường đấm bóp.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu học Phật pháp thường có tình trạng nầy: Phái đại thừa bài xích tiểu thừa, hoặc giả tiểu thừa chê bai đại thừa, hoặc tôn giáo nọ vô cơ phản đốn tôn giáo kia. Phật tử tranh chấp như thế, chính là từ tay mình đem kinh giáo của Phật hủy diệt.

54. Ðầu rắn và đuôi rắn tranh cải

Một hôm nọ, đầu rắn và đuôi rắn sanh ra tranh chấp lẩn nhau. 

Ðuôi rắn nói: - Hôm nay để ta đi trước.

Ðầu rắn trả lời: - Thường thường ta đi trước, tại sao nay ngươi đòi đi ngược như vậy?

Ðầu rắn và đuôi rắn điều nhận thuyết của mình có lý hơn, tranh chấp với nhau mãi. Rốt cuộc đầu rắn chuyển mình đi trước, đuôi rắn bèn quấn chặt vào thân cây không nhả, đầu rắn đi không được, đành phải nhường cho đuôi rắn đi trước mình. Nhân vì đuôi rắn không có mặt nên chạy lui vào hầm lửa bên đường, làm cho toàn thân rắn đều bị cháy thui trong lửa.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Thầy trò phải kính mến lẩn nhau, có một số người đệ tử chê thầy già cả lẫn lộn, muốn dành quyền lảnh đạo của thầy, không tôn kính bực sư trưởng. Nhưng vì đệ tử tuổi còn thơ, không có kinh nghiệm, không tôn trọng kỷ luật, quy điều, ra làm việc thường hay lầm lạc, thường bị thất bại nặng nề.

Chính mình phải chịu sự đại tốn thất.

55. Cạo râu vua

Thuở xưa có một ông vua có người hầu cận thân tín người hầu cận ấy bình nhật rất trung thành. Vua phi thường tín nhiệm. Có lần vua đem quân đi giao chiến nguy hiểm. Người hầu cận không đoái đến thân mạng mình, can đảm nhảy vào giải vây cứu thoát, bảo vệ cho vua được an toàn, do đó vua phi thường cảm phục. Bây giờ vua mới hỏi rằng:

- Hiền khanh muốn cái chi trẩm đều ban cho cả. 

Người hầu cận ấy trả lời;

- Hạ thần không yêu cầu điều chi hết, chỉ xin cạo râu vua.

Vua cười trả lời;

- Hiền khanh muốn vậy, trẩm rất bằng lòng để hiền khanh mãn nguyện.

Sau đó, mọi người nghe được việc ấy, bèn chế cười anh ta là đồ ngu si. Phải chi yêu cầu vua cho nửa giang sơn gấm vóc để cai trị, hoặc giả giúp cho một cơ hội thuận tiện học hành, chắc chắn vua sẽ ưng, thuận. Tại sao lại không yêu cầu những điều cần thiết ấy, mà chỉ xin được cạo râu vua, quả thật là người đại ngu ngốc.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Sanh được thân người rất khó, được nghe Phật pháp lại càng khó hơn. Chúng ta diễm phúc đã được thân người, lại được nghe Phật pháp, đầy đủ hai nhân nguyên khó được rồi. Ðâu nên dùng tâm trí nhỏ hẹp, chỉ vâng giữ chút ít giới luật, liền cho mình đã đầy đủ hoàn toàn, không cầu tấn tới, không cầu diệu Pháp Niết bán. Vỉnh viển bị trôi lăn trong vòng sanh tử, trở lại cho là được lợi ích lớn lao, đến nỗi đời đời mãi si mê lầm lạc, cùng với người hầu cận xin được cạo râu vua đều là hạng đáng chê cười.

56. Cái không có

Thuở xưa có hai người đi đường, thấy một người đẩy chiếc xe đầy cây vừng sống, bị sa vào vũng bùn không thể kéo ra. Bây giờ người kéo xe yêu cầu hai người kia rằng:

- Các bạn làm ơn kéo hộ tới chiếc xe nầy lên khỏi bùn.

Hai người đồng hỏi:

- Chúng tôi kéo hộ xe cho bạn, bạn sẽ đền ơn cho chúng tôi bằng thứ gì.

Người đẩy xe trả lời:

- Không có vật gì đền ơn các bạn cả.

Bây giờ hai người xúm xít lại kéo hộ chiếc xe ra khỏi bùn. Bọn họ theo đòi người đẩy xe đền ơn.

- Hãy đem cái "không có" cho chúng tôi đi.

Người đẩy xe lại nói:

- Không có gì hết.

Môt trong hai người bướng bỉnh yêu cầu:

- Hãy đem cái "không có" cho chúng tôi. Tuy tôi không biết cái "không có" ra làm sao cả, nhưng phải là cái "không có".

Người kia nói thế rồi, chìa tay ra mãi, để đợi cầm lấy cái "không có" không chịu co tay vào. Người kéo xe bối rối không biết làm thế nào để giải quyết.

Trong lúc ấy, một trong hai người hiểu ra lẻ thật, vừa cười vừa nói với người bạn rằng:

- Thôi chúng ta nên đi, bất tất phải nhiều lời qua lại. Người đẩy xe nói "không có chi hết" chính là đã ban cho chúng ta cái "không có" rồi.

** Chuyện nầy hội ý trong cảnh giời "không, vô" nói không có chi hết, trở lại chấp cái "không có". Tỷ như người thể hội lý "không vô" trở lại chấp cái hình tướng "không vô" hiển hiện, bèn bị sa lạc vào cảnh giới "vô sở hữu xứ thiên".

Một trong hai người nhận biết không có cái "không có" ví như người đã khế nhập lý được chơn không: "không", "vô tướng", "vô nguyện".

57. Bị đạp rụng răng

Thuở xưa có một phú ông, xung quanh có rất nhiều người hầu hạ cung kính; trướt mắt, họ thường khen ngợi ca tụng ông. Phú ông có bệnh thường khạc đàm, mỗi lần khạc ra, thì bao nhiêu là người tranh nhau đạp lên đàm rãi ấy.

Trong đó có một người thường đến sau, không đạp được lên đàm của phú ông đã nhổ, trong tâm rất buồn rầu, tự nghĩ: "Gỉa sử đợi đàm nhổ trên đất rồi mới đạp lên, thì ta không đạp được. Chi bằng khi phú ông sắp nhổ đàm ta đạp trước".

Sau khi quyết tâm như vậy rồi, cho đến lúc phú ông vừa tằng hắng một tiếng, chính là sắp khạc đàm y bèn vội vã xô mọi người, lẫn vào đạp trên mặt phú ông một cái đích đáng. Y dùng sức quá mạnh đạp lên, khiến cho phú ông bị rụng răng, sức môi, méo miệng.

Phú ông quá đau đớn, buồn rầu bèn hỏi:

- Tại sao ngươi nở đạp sứt môi ta?

Người kia trả lời:

- Tôi mến ông lắm, thường tưởng sẽ được đạp lên đàm của ông, nhưng mỗi lần tôi muốn đạp, thì người khác lại tranh, xô tôi ra; vì thế hôm nay tôi đạp trước trên mặt ông khi đàm ông sắp ra đến miệng.

Phú ông nghe rồi vừa nổi giận vừa tức cười.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Vô luận làm một việc gì, cần phải đợi thời cơ. Thời cơ chưa tới dù miễn cưỡng làm, cũng chẵng thành công, trở lại sanh nhiều khổ não. vì thết mỗi khi cần làm việc chi cần phải suy nghĩquan sát cho kỹ càng, có hợp thời hay không đã, rồi hãy ra làm thì chắc chắn mười phần thành công rực rỡ.

58. Chia của

Thuở xưa trong nước Mala có một người giòng Sát-đế-lợi mắc bịnh hiếm nghèo, biết mình sắp chết, bèn gọi hai đứa con lại trối trăng:

- Sau khi cha chết, các con đem tài sản của cha chia với nhau cho đồng đều.

Chẳng bao lâu người cha chết. Hai đứa con y theo lời di chúc của cha, đem tài sản chi làm hai phần đồng đẳng. Nhưng chia đi chia lại hoài cũng không đều được. Người anh nói phần của người em nhiều, người em nói anh chia không đồng đẳng. Hai anh em tranh chấp mãi không thôi, mới đến một ông lão, nhờ giải phân; ông lão bảo hai anh em nó:

- Ta có một biện pháp, khiến hai anh em được vừa lòng: Ðem mỗi món đồ cắt ra làm đôi, mọi người một nửa, như thế há không đồng đều ư?

Hai anh em nghe rồi đều đồng ý, bèn đem quần áo mỗi cái cắt làm hai, lại đem nào nồi, bình, chén, bát và tất cả các đồ đạt như: Bàn, ghế, chiếu, giường, bất luận thứ chi đều chia làm hai phần cả, thậm chí tiền bạc cũng chặt làm đôi. Làm cho tất cả đồ đạt, tiền của trong nhà trở thành đồ bỏ.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Nghĩa lýpháp môn tu hành trong Phật pháp đều là để cởi mở sự buộc ràng. Ðối cơ thuyết pháp đều có cơ nghi và nguyên tắc, có môn bình đẳng, có môn sai biệt, đều là tuy nghi vận dụng cho hợp thời. Không phải như bọn ngoại đạo ngu si, cho chỗ ửc kiến của mình là phải, chấp chặc một pháp cho là hoàn toàn. Kết quả, chánh pháp rất hoàn hão vào tay bọn họ liền bị hủy hoại trộn pha trở thành tà pháp vô ích. Do đó người tu hành không nên tin theo ngoại đạo tà sư, hủy bỏ chánh hạnh, chê bai chánh pháp, mà phải đắc tội vô cùng lớn lao.

59. Xem làm bình

Thuở xưa có hai người đồng đi hội nghị, đi giữa đường thấy người thợ đồ sứ đang làm bình sành, làm rất khéo, hai người bèn đứng lại xem. Sau đó một trong hai người, biết mình xem đã lâu lắm, lật đật đi đến hội nghị cho kịp giờ. Trong cuộc hội nghị có đãi một bữa tiệc trọng đại và tặng phẩm vật quí giá vô cùng.

Còn người kia cứ đứng yên xem làm bình và tự nghĩ "Ta xem làm xong một cái bình rồi hãy đi". Nhưng thợ đồ sứ làm xong cái nọ lại làm tiếp cái kia, người kia cú đứng xem từng cái một cho đến chiều tối mà vẫn còn ở đó xem, không đi hội nghị được, bụng lại đói như cáo, rốt cuộc không được việc gì cả.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Thế nhân thường bị việc đời ràng buộc luống qua ngày giờ quý báu của kiếp người. Ðối với vấn đề giải thoát sanh tửchứng ngộ Phật thừa, không chịu siêng năng tấn tới lý hội tu học, cú dần dà qua ngày, đành chịu trầm luân nơi bế khổ! Vì thế Phật tử cần phải giác ngộ cuộc đờivô thường, thời giờ quý báu, cố gắng tấn tu Phật pháp cho kịp thời.

60. Thấy vàng dưới nước

Thuở xưa có một người chạy đến bờ ao, xem thấy dưới đáy ao có miếng vàng lấp lánh, bèn lội xuống nước để tìm vàng, mò tìm mãi không có mà thân thể mõi mệt vô cùng. Y lên bờ ngồi nghĩ. Một hồi nước đứng lặng trong, y dòm xuống nước lại thấy vàng lấp lánh. Y bèn lội xuống nước tìm lại, tìm mãi khắp ao mà vẫn không có chi. Bây giờ ngồi trở lại, nhìn xuống ao với một vẻ thèm thuồng.

Sau đó ngườ cha đi tìm thấy y đang ngồi nơi đây, với vẻ mặt ngơ ngát bơ phờ, ông hỏi y đang làm gì đó. Y trả lời:

- Con thấy có vàng dưới nước, con vào tìm đã hai lần nhưng không có, chỉ toàn là bùn. Giờ đây thân con mỏi mệt quá không thể chịu được.

Người cha đến bờ ao dòm xuống nước xem thử, mới biết rõ đó là cái bóng của miếng vàng, còn miếng vàng nhất định phải ở trên cây gần đây.

Ông bảo con:

- Con leo lên cây tìm vàng thử!

Người con không hiểu hỏi cha rằng:

- Rõ ràngdưới nước, tại sao lại tìm trên cây?

Người cha nói:

- Trong nước chỉ có cái bóng vàng, còn vàng nhất định ở trên cây mới phải. Con lên cây tìm đi, có lẽ do chim ngậm lại để trên ấy.

Y nghe lời cha leo lên cây tìm kiếm, quả nhiên có một miếng vàng mắc trên đó.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Chúng phàm phu đều ở trong thế pháp hư vong nhưng vững bền, nhu hòa trong gương, trăng dưới nước, đem cho kiến thức sai lầm cho là chơn thật. Vọng chấp có ngã chơn thường còn, không biết trở lại cầu nơi bản tâm mình tính, cứ mãi theo cảnh trôi lăn, xoay vần trong biển khổ, bỏ gốc theo ngọn, luống nhọc tinh thần mà không ích lợi chi cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5016)
Sách đọc: Con Gái Đức Phật, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Giọng đọc: SDN Thích Nữ Hạnh Từ
(Xem: 6334)
Sách nói Tư Tưởng Tịnh Độ Tông
(Xem: 16507)
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư; Giọng đọc: Ngọc Hà
(Xem: 30267)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 54214)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 34551)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32706)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22115)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12955)
Lá thư Cực Lạc - Tác giả: Thích Minh Tuệ; Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 16143)
Dịch và Bình: Cưu Ma La Thập; Chú giải: Đại sư Tăng Triệu; Việt dịch: Hồng Đạo
(Xem: 14561)
Hiện Tượng Tử Sinh, Tác giả: HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Thanh Trì
(Xem: 19078)
Nguyên tác: Achaan Chah. Dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ. Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai. Trung tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 15669)
HT Thích Huyền Vi lược giảng; Giọng đọc: Trung Tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 11286)
Tác giả: Quách Huệ Trân; Diễn đọc: Huy Hồ, Ánh Tuyết Thực hiện: Diệu Pháp Âm.
(Xem: 12085)
Trường Hàng Luật, Giọng đọc: Trung tâm Sách nói Diệu Pháp Âm
(Xem: 24287)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 19454)
Tỳ Kheo Giới Giảng Giải - HT Thích Minh Thành; Giọng đọc: Nguyễn Vinh (Dành Cho Chư Vị Tỳ Kheo)
(Xem: 11865)
Tác giả: Thích Minh Tuệ - Giọng đọc: Huy Hồ, Kim Phụng, Ngọc Mỹ, Tuấn Anh
(Xem: 15631)
Một người từ địa vị phàm phu thành tựu Thánh quả bằng những nỗ lực của cá nhân...
(Xem: 17149)
Tác giả: Thích Tịnh Vân; Như Đức dịch
(Xem: 22540)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 11825)
Tác giả: Tâm Diệu, Giọng đọc: Thùy Thu
(Xem: 14003)
Thiền Sư Hoàng Bá; Bản dịch của HT Thích Duy Lực
(Xem: 15248)
“Trăm điều phúc lành đồng thời đến, ngàn việc tốt đẹp hội tụ về, chẳng phải nhờ việc tích tạo âm đức mà được như thế đó sao?”
(Xem: 18050)
Kinh Duy Ma Cật - Dịch giả: HT Thích Huệ Hưng - Giọng đọc: Từ Ngọc
(Xem: 11242)
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật
(Xem: 11603)
Sưu tập: Hoán Tĩnh và Liễu Duệ; Hán dịch sang Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 15317)
Nguyên tác: tập hợp những bài giảng pháp của HT Thích Thanh Từ; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 19949)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 19373)
Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh KhôngVô Ngã - Chuyển ngữ: Hoang Phong; Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 17001)
Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân cư sĩ dịch Việt ngữ
(Xem: 18597)
Câu Chuyện Dòng Sông - Nguyên tác Hermann Hesse; NS Trí Hải dịch
(Xem: 12217)
Đức Phật Trong Đời - Tác giả: HT Thích Nhật Quang
(Xem: 15620)
HT Thích Tuyên Hóa giảng thuật, Diễn đọc: Huy Hồ, Nam Trung, Tuấn An
(Xem: 17093)
Kinh Pháp Cú minh họa thư pháp của Đăng Học - Giọng đọc: Đăng Học, Lâm Ánh Ngọc
(Xem: 11547)
Tịnh Độ Vựng Ngữ - Tác giả: Đại sư Châu Hoằng; TT Thích Minh Thành dịch
(Xem: 11782)
Tịnh Độ Thập Nghi Luận - Tác giả: Trí Giả Đại Sư; HT Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 18986)
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện - Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 45070)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Thích Mật Đế - Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám - Giọng đọc: Từ Ngọc & Lê Tâm Minh
(Xem: 18767)
Ánh sáng chân tâm - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Tâm Bảo Đàn - Giọng Đọc: Lê Tâm Minh
(Xem: 16444)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 5 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đại Quốc, Thanh Thuyết, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 13203)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 4 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hùng Thanh, Ngọc Mỹ, Thanh Thuyết, Thy Mai
(Xem: 12663)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đoàn Uyên Linh
(Xem: 13506)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Chiếu Thành, Ngọc Mỹ
(Xem: 16755)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 18656)
Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề - Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu - Hoang Phong chuyển ngữ - Diễn Đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phương, Tuấn Anh, và Kiều Hạnh
(Xem: 15478)
Kinh Trường Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 17104)
Kinh Trường Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 31788)
Công Ơn Cha Mẹ - Thích Giác Thiện; Giọng đọc: Mai Hậu, Thanh Sử
(Xem: 19050)
Kinh Trung Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Huy Hồ
(Xem: 18604)
Kinh Trung Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 31992)
Kinh Trung Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 23596)
Giải thoát tức thì - Tác giả: Nhi Bất Nhược - Người đọc: Thùy Thu
(Xem: 16599)
Kinh Tiểu Bộ tập 10 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 14275)
Kinh Tiểu Bộ tập 09 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 14943)
Kinh Tiểu Bộ tập 08 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 28087)
Lục Tổ Huệ Năng - Biên tập: Ngô Trọng Đức - Việt dịch: Thích Pháp Chánh - Trình bày: Nhiều nghệ sĩ
(Xem: 21960)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu - Tác giả: Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) - Diễn đọc: Quảng Âm
(Xem: 33974)
Trúc Lâm Dậy Sóng - Tác giả: Hộ Giác - Giọng đọc: Huy Hồ, Ngọc Mỹ, Khánh Hoàng, Ánh Tuyết, Mộng Vân, Hùng Thanh
(Xem: 16442)
Kinh Tiểu Bộ tập 07 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Thùy Anh, Kim Phụng
(Xem: 15725)
Kinh Tiểu Bộ tập 06 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Bích Phượng, Kim Phượng
(Xem: 15390)
Kinh Tiểu Bộ tập 05 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hướng Dương, Ngọc Mỹ, Ánh Tuyết
(Xem: 15612)
Kinh Tiểu Bộ tập 04 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Huy Hồ
(Xem: 16380)
Kinh Tiểu Bộ tập 03 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thùy Anh, Hùng Thanh, Thanh Thuyết, Ngọc Mỹ
(Xem: 15661)
Kinh Tiểu Bộ tập 02 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 18607)
Kinh Tiểu Bộ tập 01 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Huy Hồ, Thùy Anh , Ngọc Mỹ
(Xem: 18637)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 06 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kiếu Hạnh, Chiếu Thành, Huy Hồ, Tấn Thi
(Xem: 16529)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 05 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nam Trung, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 15826)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 04 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 16872)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 03 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Thy Mai, Chiếu Thành
(Xem: 19342)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 02 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Phú, Chiếu Thành
(Xem: 22570)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 01 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 17384)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 4 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Tuyết Mai
(Xem: 18332)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 3 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Thy Mai, Huy Hồ, Thùy Anh
(Xem: 19719)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 22397)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đại Quốc
(Xem: 22541)
Kinh Vô Lượng Thọ - Việt dịch: Thích Chân Thường - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 24565)
Kinh Viên Giác Giảng Giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Nguyễn Đông
(Xem: 18529)
Kinh Thiện Sanh - Giáo Thọ Thi Ca La Việt - Nguyên tác: Nikaya - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 15800)
Kinh Quán Vô Lượng Thọ - Việt dịch: HT Thích Hưng Từ - Diễn đọc: Thanh Thuyết
(Xem: 17511)
Kinh Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Nhân Quả - Việt dịch: Thích Nhất Chân - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15857)
Kinh Pháp Bảo Đàn - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 19540)
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Việt dịch: Cao Hữu Đính - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Hà Thao
(Xem: 15137)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 3, Nguyên tác: Pháp Sư Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh, Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 15145)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 2 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 19037)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 1 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 44154)
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Kim Phượng, Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16906)
Kinh Lăng Nghiêm - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16378)
Kinh Lăng Già - Việt dịch: HT Thích Duy Lực
(Xem: 21208)
HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông, Ngọc Mỹ
(Xem: 13204)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 13988)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 14275)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 16020)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 16402)
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân - Việt dịch: Thích Chính Tiến - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Nguyễn Đông, Thanh Thuyết
(Xem: 12839)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 9 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12303)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 8 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13820)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 7 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12795)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 6 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant