Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Chiếc áo

15 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8669)
02. Chiếc áo

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

2. Chiếc áo

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi. Tôi không thấy chiếc áo ấy xấu và cũ một tí nào, trong khi các bạn đồng học đồng tu của tôi gọi nó là “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”. Suốt thời gian theo học Phật ở chùa Báo Quốc tôi đã dùng chiếc áo kia với một sự ưa thích mặn nồng. Chiếc áo ấy nay đã rách quá, không còn mặc được nữa, nhưng tôi vẫn giữ kỹ bởi vì đó là một kỷ niệm quý giá trong đời xuất gia thiếu niên của tôi.

Không thấy nó xấu và cũ, bởi vì tôi thường đem cả cái tinh thần chủ quan của tôi mà nhìn ngắm nó, sử dụng nó. Cái áo đó hơi rộng bởi vì chính là áo của thầy cho tôi, mà nhất là thầy tôi cho đúng vào lúc tôi đang sửa soạn một tâm trạng chân thành để phát nguyện sống đời giải thoát.

Hồi ấy tôi xin vào chùa để học làm điệu, nghĩa là xin tập sự xuất gia. Lúc tôi xin vào, thì số lượng đại chúng đã là gần hai mươi vị, phần nhiều là các vị đã tu học lâu năm. Học làm “điệu” như tôi chỉ có ba người. Chú Tâm Mãn vào sau tôi một năm. Thế là bốn. Chúng tôi học chung, làm việc chung. Công việc của chúng tôi nặng nề nhất, bởi vì tuổi tu của chúng tôi ít hơn. Năm thứ nhất, chúng tôi học công phu, luật Sa di. Năm thứ hai, chúng tôi hoặc Luật giải và những bộ kinh phổ thông. Năm thứ ba, trong số bốn điệu tôi và chú Mãn được xem luôn luôn học khác hơn cả. Chúng tôi hy vọng được làm lễ thế độ trước. Làm lễ thế độ là được chính thức thọ giới xuất gia. Chúng tôi chờ đợi giờ phút ấy như chờ đợi một sự thành công rực rỡ. Riêng tôi, tôi mong mỏi giờ phút ấy còn hơn một thí sinh mong mỏi giờ phút tuyên bố kết quả một cuộc thi sau bao năm học tập.

Giờ phút ấy, cuối cùng, đã đến ... Một buổi chiều gánh củi về nhà, tôi được chú Tâm Mãn báo tin mừng. Thầy tôi (vị Thượng Tọa) sẽ cho tôi chính thức thọ giới xuất gia trước khi gởi tôi về Phật Học Đường Báo Quốc. Một mình tôi thôi, bởi vì chỉ có tôi đủ điều kiện tuổi tác và khả năng nhập học. Chú Tâm Mãn vì còn nhỏ, thua tôi hai tuổi, thành thử dù có sức học nhưng cũng chưa được chính thức làm lễ thế độ.

Trong niềm vui mang ít nhiều bồng bột của tuổi thiến niên ấy, tôi cảm thấy lớn hẳn lên, quan trọng hẳn lên. Chú Tâm Mãn chia với tôi niềm vui ấy một cách sốt sắng chân thành. Ngày khai giảng Phật Học Đường sắp đến. Chúng tôi bàn soạn với nhau về mọi công việc. Riêng về lễ thọ giới, đã có các Thầy lo liệu cho, tôi chỉ việc ôn lại cho thuộc lòng bốn quyển luật Sa di mà thôi. Chúng tôi bàn nhau gởi thư về nhà xin một số tiền nhỏ để nhờ dì Tư đi chợ Bến Ngự mua một ít hương trầm hoa quả để cúng Phật trong ngày lễ thọ giới của tôi. Nếp và đậu chúng tôi nhờ dì Tư nấu xôi chè cúng dường đại chúng chư tăng để kỷ niệm một ngày đáng ghi nhớ nhất trong đời xuất gia học đạo. Nhưng nhà thì xa, gởi thư về không biết có kịp không. Chúng tôi bày tỏ mối lo ngại với dì Tư, dì Tư đã già. Dì cười với hai hàm răng sún rất là dễ thương: “Các chú cứ gởi thư đi, nếu tiền không đến kịp, tôi sẽ lấy quỹ của nhà bếp mà mua cho các chú, rồi mình sẽ bù vào sau”. Thế là chúng tôi mừng rỡ, lên sửa soạn rương kinh sách. Chú Mãn ôm từng chồng giấy vàng bạc bỏ vào rương tôi. Những giấy vàng vạc là do người thập phương đem đên cúng chùa. Thầy tôi dặn đừng đốt, để dùng mà viết kinh. Suốt mấy năm nay chúng tôi đã tập chữ và chép kinh trên giấy ấy mà học. Chú Tâm Mãn chừng sợ tôi ra tường thiếu giấy viết, nên ôm bỏ đầy một góc rương của tôi.

Lễ thọ giới của tôi được định vào bốn giờ khuya mai. Tôi hôm nay, khi cùng đại chúng đi công phu tịnh độ ra, tôi thấy thầy tôi ngồi trên bồ đoàn, trang nghiêm khâu lại một đường rách của một chiếc áo nâu cũ, bên ánh sáng lung linh của cây đèn bạch lạp. Thầy tôi ngồi bán già, ung dung đưa những mũi kim qua lần áo vải. Tuy đã già, nhưng mắt Thầy còn sáng và dáng ngồi của Thầy còn thẳng. Tôi và chú Tâm Mãn dừng lại ở cửa phương trượng, ngắm cái cảnh tượng đẹp đẽ trang nghiêm ấy một lúc lâu. Dưới ánh sáng trong trẻo của ngọn bạch lạp, bên chiếc án thư đặt một chồng kinh Hán tự, thầy tôi có dáng dấp tự tạitrang nghiêm của một vị đại Bồ Tát đương sống những phút trầm tư.

Mãi một lúc sau, chúng tôi mới nhè nhẹ bưóc vào phương trượng. Thấy động, thầy tôi ngửng lên. Thấy chúng tôi, người sẽ gật đầu cúi xuống với đường kim nửa chừng. Chú Tâm Mãn thưa:

- Bạch Thầy xin Thầy đi nghỉ kẻo khuya ạ.

Thầy tôi không ngửng lên:

- Để Thầy khâu lại cái áo tràng nâu để sáng mai cho chú Quán mặc.

Bây giờ tôi mới hiểu tại sao hồi chiều thầy tôi đã mất cả một buổi soạn lại những chiếc áo cũ. Thì ra thầy tôi tìm một chiếc áo lành lặn nhất trong số đó, rồi khâu lại một vài đường rách để cho tôi. Ngày mai tôi sẽ được mặc, lần đầu tiên, một chiếc áo tràng. Ba năm nay chúng tôi chỉ mới được mặc áo năm thân màu lam. Thọ giới xuất gia, tôi sẽ được phép mặc thứ áo quí giá ấy, thứ áo mà trong luật gọi là áo giải thoát - giải thoát phục. Tôi run run bạch lại:

- Bạch Thầy, để chúng con nhờ dì Tư chúng con khâu cũng được.

- Không, thầy muốn tự tay thầy khâu lại cho con.

Im lặng, Chúng tôi vòng tay lễ phép đứng hầu một bên, không dám nói thêm một lời nào nữa. Một lát sau, thầy tôi, mắt vẫn không rời mũi kim, lên tiếng:

- Các chú có nghe trong Kinh dạy rằng ngày xưa có một vị đại đệ tử chỉ nhờ khâu y mà chứng ngộ không? Để thầy nói cho nghe. Vị đại đệ tử ấy thường tìm sự thích thú an lạc trong việc vá lại những chiếc y đã rách, vá lại cho mình và những bạn đồng tu. Mỗi khi đâm qua một mũi kim, ngài làm phát sinh một tâm niệm lành, một tâm niệm giải thoát. Cho đến một ngày kia, khi mũi kim vừa thấu qua làn vải, ngài liền thấu suốt được một pháp môn thâm diệu, và trong sáu mũi liên tiếp, ngài chứng được lục thông.

Tôi ngước nhìn Thầy tôi với một niềm kính mến vô biên. Thầy tôi với đạo phong uy nghi thế kia thì dù chưa chứng được lục thông đi nữa cũng đã lên đến một trình độ giải thoát tự tại mà không biết bao nhiêu lâu nữa, chúng tôi mới mong đạt đến được.

Nhưng chiếc áo đã khâu xong. Thầy tôi ra hiệu cho tôi lại gần. Người bảo tôi mặc thử. Chiếc áo đối với tôi hơi rộng, nhưng không phải vì thế mà tôi không cảm thấy hân hoan đến gần chảy nước mắt. Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng đã từng nuôi dưỡng chí nguyện của tôi trong suốt bao nhiêu năm trường xuất gia tu học.

Tôi tiếp nhận cái áo của thầy tôi trao cho mà như tiếp nhận được cả niềm khuyến khích vô biên kèm theo một tình thương dịu dàng, kín đáo. Giọng nói của thầy tôi lúc ấy có thể là giọng nói êm dịu nhất mà tôi đã được nghe:

- Thầy tự khâu lấy cho xong để sáng mai con có áo mà mặc.

Thật là đơn sơ, nhưng tôi cảm động vô cùng khi tôi nghe câu ấy. Thân tôi tuy lúc ấy không quỳ trước đức Phật, miệng tôi lúc ấy tuy không đọc lời đại nguyện độ sinh, nhưng lòng tôi lúc ấy thật đã phát lời thệ nguyện rộng sâu để sống cuộc đời phụng sự. Chú Tâm Mãn đã nhìn tôi với một cái nhìn cảm mến. Vũ trụ của chúng tôi giờ phút ấy thật là một vũ trụ của hương hoa.

Cho đến bây giờ. Tôi đã bao nhiêu lần may thêm áo mới. Những chiếc áo nâu sau này, chiếc nào cũng có một thời gian được ưu đãi rồi cũng cũng có một thời gian bị lãng quên, nhưng chiếc áo nâu cũ rách năm xưa bao giờ cũng giữ được địa vị vị thiêng liêng của nó. Ngày xưa, mỗi lần tôi mặc áo là tôi nhớ đến Thầy tôi. Ngày nay, chiếc áo rách quá không còn dùng được nữa, nhưng tôi còn giữ nó đấy để nhiều lúc trầm tư nhớ lại một kỷ niệm êm đẹp của thời xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4941)
Sách đọc: Con Gái Đức Phật, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Giọng đọc: SDN Thích Nữ Hạnh Từ
(Xem: 6187)
Sách nói Tư Tưởng Tịnh Độ Tông
(Xem: 16388)
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư; Giọng đọc: Ngọc Hà
(Xem: 30166)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 54050)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 34413)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32532)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21975)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12881)
Lá thư Cực Lạc - Tác giả: Thích Minh Tuệ; Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 16070)
Dịch và Bình: Cưu Ma La Thập; Chú giải: Đại sư Tăng Triệu; Việt dịch: Hồng Đạo
(Xem: 14501)
Hiện Tượng Tử Sinh, Tác giả: HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Thanh Trì
(Xem: 18995)
Nguyên tác: Achaan Chah. Dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ. Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai. Trung tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 15590)
HT Thích Huyền Vi lược giảng; Giọng đọc: Trung Tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 11231)
Tác giả: Quách Huệ Trân; Diễn đọc: Huy Hồ, Ánh Tuyết Thực hiện: Diệu Pháp Âm.
(Xem: 12020)
Trường Hàng Luật, Giọng đọc: Trung tâm Sách nói Diệu Pháp Âm
(Xem: 24143)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 19357)
Tỳ Kheo Giới Giảng Giải - HT Thích Minh Thành; Giọng đọc: Nguyễn Vinh (Dành Cho Chư Vị Tỳ Kheo)
(Xem: 11798)
Tác giả: Thích Minh Tuệ - Giọng đọc: Huy Hồ, Kim Phụng, Ngọc Mỹ, Tuấn Anh
(Xem: 15555)
Một người từ địa vị phàm phu thành tựu Thánh quả bằng những nỗ lực của cá nhân...
(Xem: 17050)
Tác giả: Thích Tịnh Vân; Như Đức dịch
(Xem: 22360)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 11756)
Tác giả: Tâm Diệu, Giọng đọc: Thùy Thu
(Xem: 13946)
Thiền Sư Hoàng Bá; Bản dịch của HT Thích Duy Lực
(Xem: 15187)
“Trăm điều phúc lành đồng thời đến, ngàn việc tốt đẹp hội tụ về, chẳng phải nhờ việc tích tạo âm đức mà được như thế đó sao?”
(Xem: 17947)
Kinh Duy Ma Cật - Dịch giả: HT Thích Huệ Hưng - Giọng đọc: Từ Ngọc
(Xem: 11183)
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật
(Xem: 11516)
Sưu tập: Hoán Tĩnh và Liễu Duệ; Hán dịch sang Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 15269)
Nguyên tác: tập hợp những bài giảng pháp của HT Thích Thanh Từ; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 19815)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 19318)
Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh KhôngVô Ngã - Chuyển ngữ: Hoang Phong; Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 16930)
Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân cư sĩ dịch Việt ngữ
(Xem: 18513)
Câu Chuyện Dòng Sông - Nguyên tác Hermann Hesse; NS Trí Hải dịch
(Xem: 12159)
Đức Phật Trong Đời - Tác giả: HT Thích Nhật Quang
(Xem: 15556)
HT Thích Tuyên Hóa giảng thuật, Diễn đọc: Huy Hồ, Nam Trung, Tuấn An
(Xem: 17043)
Kinh Pháp Cú minh họa thư pháp của Đăng Học - Giọng đọc: Đăng Học, Lâm Ánh Ngọc
(Xem: 11490)
Tịnh Độ Vựng Ngữ - Tác giả: Đại sư Châu Hoằng; TT Thích Minh Thành dịch
(Xem: 11734)
Tịnh Độ Thập Nghi Luận - Tác giả: Trí Giả Đại Sư; HT Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 18885)
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện - Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 44895)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Thích Mật Đế - Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám - Giọng đọc: Từ Ngọc & Lê Tâm Minh
(Xem: 18706)
Ánh sáng chân tâm - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Tâm Bảo Đàn - Giọng Đọc: Lê Tâm Minh
(Xem: 16375)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 5 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đại Quốc, Thanh Thuyết, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 13161)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 4 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hùng Thanh, Ngọc Mỹ, Thanh Thuyết, Thy Mai
(Xem: 12603)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Đoàn Uyên Linh
(Xem: 13437)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Chiếu Thành, Ngọc Mỹ
(Xem: 16701)
Kinh Tương Ưng Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 18608)
Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề - Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu - Hoang Phong chuyển ngữ - Diễn Đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phương, Tuấn Anh, và Kiều Hạnh
(Xem: 15419)
Kinh Trường Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 17058)
Kinh Trường Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 31708)
Công Ơn Cha Mẹ - Thích Giác Thiện; Giọng đọc: Mai Hậu, Thanh Sử
(Xem: 18992)
Kinh Trung Bộ tập 3 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Huy Hồ
(Xem: 18534)
Kinh Trung Bộ tập 2 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 31926)
Kinh Trung Bộ tập 1 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Tuyết Mai (Kiên Giang), Kim Phụng
(Xem: 23501)
Giải thoát tức thì - Tác giả: Nhi Bất Nhược - Người đọc: Thùy Thu
(Xem: 16554)
Kinh Tiểu Bộ tập 10 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 14235)
Kinh Tiểu Bộ tập 09 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng, Ngọc Mỹ
(Xem: 14889)
Kinh Tiểu Bộ tập 08 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 28023)
Lục Tổ Huệ Năng - Biên tập: Ngô Trọng Đức - Việt dịch: Thích Pháp Chánh - Trình bày: Nhiều nghệ sĩ
(Xem: 21873)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu - Tác giả: Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) - Diễn đọc: Quảng Âm
(Xem: 33928)
Trúc Lâm Dậy Sóng - Tác giả: Hộ Giác - Giọng đọc: Huy Hồ, Ngọc Mỹ, Khánh Hoàng, Ánh Tuyết, Mộng Vân, Hùng Thanh
(Xem: 16399)
Kinh Tiểu Bộ tập 07 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Thùy Anh, Kim Phụng
(Xem: 15679)
Kinh Tiểu Bộ tập 06 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Bích Phượng, Kim Phượng
(Xem: 15349)
Kinh Tiểu Bộ tập 05 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Hướng Dương, Ngọc Mỹ, Ánh Tuyết
(Xem: 15549)
Kinh Tiểu Bộ tập 04 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thanh Thuyết, Huy Hồ
(Xem: 16306)
Kinh Tiểu Bộ tập 03 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Thùy Anh, Hùng Thanh, Thanh Thuyết, Ngọc Mỹ
(Xem: 15607)
Kinh Tiểu Bộ tập 02 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 18543)
Kinh Tiểu Bộ tập 01 - Tác giả: Viện Nghiên Cứu Phật Học VN - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Huy Hồ, Thùy Anh , Ngọc Mỹ
(Xem: 18577)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 06 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kiếu Hạnh, Chiếu Thành, Huy Hồ, Tấn Thi
(Xem: 16478)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 05 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nam Trung, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 15775)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 04 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 16814)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 03 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Thy Mai, Chiếu Thành
(Xem: 19299)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 02 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Nguyễn Sinh, Phú, Chiếu Thành
(Xem: 22510)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật Quyển 01 - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Việt dịch: ĐĐ Thích Nhuận Châu - Diễn đọc: Ngọc Minh, Tuấn Anh, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Chiếu Thành, Huy Hồ
(Xem: 17315)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 4 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Tuyết Mai
(Xem: 18279)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 3 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Kim Phụng, Thy Mai, Huy Hồ, Thùy Anh
(Xem: 19666)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Ngọc Mỹ
(Xem: 22340)
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1 - Nguyên tác: Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam - Việt dịch: HT Thích Minh Châu - Diễn đọc: Huy Hồ, Đại Quốc
(Xem: 22473)
Kinh Vô Lượng Thọ - Việt dịch: Thích Chân Thường - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 24517)
Kinh Viên Giác Giảng Giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Nguyễn Đông
(Xem: 18477)
Kinh Thiện Sanh - Giáo Thọ Thi Ca La Việt - Nguyên tác: Nikaya - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 15754)
Kinh Quán Vô Lượng Thọ - Việt dịch: HT Thích Hưng Từ - Diễn đọc: Thanh Thuyết
(Xem: 17465)
Kinh Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Nhân Quả - Việt dịch: Thích Nhất Chân - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15809)
Kinh Pháp Bảo Đàn - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 19488)
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Việt dịch: Cao Hữu Đính - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Hà Thao
(Xem: 15086)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 3, Nguyên tác: Pháp Sư Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh, Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 15099)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 2 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 18992)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Tập 1 - Nguyên tác: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
(Xem: 44097)
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải - Nguyên tác: HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Kim Phượng, Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16859)
Kinh Lăng Nghiêm - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông
(Xem: 16317)
Kinh Lăng Già - Việt dịch: HT Thích Duy Lực
(Xem: 21170)
HT Thích Thiện Hoa - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông, Ngọc Mỹ
(Xem: 13159)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 13948)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 14238)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 15956)
Phật Xoa Nan Đà - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 16348)
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân - Việt dịch: Thích Chính Tiến - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Nguyễn Đông, Thanh Thuyết
(Xem: 12792)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 9 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12267)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 8 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13772)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 7 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12750)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 6 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant