Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giải thoát tức thì

15 Tháng Hai 201200:00(Xem: 23594)
Giải thoát tức thì
Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Hai 201208:00
Khách
LẠY ĐỨC THẾ TÔN
NAM MÔ BỐN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
14 Tháng Hai 201208:00
Khách

Trong kinh tạng Phật giáo, Đại Thừa cũng như Nguyên Thủy, không có chỗ nào Phật dạy pháp VÔ NIỆM cả. Phật chỉ dạy pháp thiền TỨ NIỆM XỨ và tuyên bố rằng đó là "con đường độc nhất" để đi đến Niết bàn. Tại sao độc nhất? Xin đọc lời giải thích trong bài TỨ NIỆM XỨ: CON ĐƯỜNG THẲNG ĐẾN BÁT NHÃ tại link này:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21508_15-2/tu-niem-xu-con-duong-thang-den-bat-nha.html

Tuy nhiên, các tổ Thiền Tông Trung Hoa do sự hiểu lầm tưởng Trí Bát Nhã là trí VÔ PHÂN BIỆT, nên đã thay thế pháp CHÁNH NIỆM (có sự phân biệt) của PHẬT bằng pháp VÔ NIỆM để tâm có thể đạt ngay trình độ “vô phân biệt”. Nhưng các tổ đã không biết rằng loại Bát Nhã như vậy là loại BÁT NHÃ “áp đặt” của TƯ TƯỞNG, còn trong vòng NGŨ UẨN, chứ không phải là TRÍ BÁT NHÃ ở cấp độ VÔ NGÃ đã ra ngoài ngũ uẩn.

Phải biết rằng BÁT NHÃ là sự chứng ngộ, là “điểm đến” của NIẾT BÀN chứ không phải là “con đường đi”. Do đó ai cố uốn nắn tâm theo sự thấy của Bát Nhã, để được “tức khắc giải thoát”, là tu lấy đuôi làm đầu. Tu kiểu đó là đi ngược chiều giác ngộ.

Đừng tưởng một bậc chứng ngộ Bát Nhã trở thành VÔ PHÂN BIỆT, để rồi muốn “đốn ngộ” ngay đến sự VÔ PHÂN BIỆT đó bằng cách coi NHƠ cũng như SẠCH, coi ÁC cũng như THIỆN. Tu tập như thế thì chỉ có thêm bệnh hoạn, và có ngày sẽ bị vào tù. Nên nhớ rằng, khi chúng ta còn vô minh chấp ngã, chưa chấm dứt khổ đau, thì không thể bắt chước cái nhìn bình đẳng của một bậc VÔ NGÃ mà đối xử với các pháp được.

Các bậc chứng ngộ vẫn luôn luôn có trí phân biệt. Vì PHÂN BIỆT là khả năng của TRÍ TUỆ. Hễ có GIÁC BIẾT là phải có sự PHÂN BIỆT. Không có sự phân biệt thì chẳng còn nhận ra được cái gì. Chỉ có kẻ hôn mê hoặc ngủ mê mới không còn khả năng phân biệt. Nếu các ngài không còn Phân Biệt thì làm sao biết mình đã giác ngộ? Đương nhiên các ngài vẫn còn phân biệt ĐÚNG/ SAI, CHÁNH/ TÀ để hướng dẫn chúng sanh. Tu hành cũng phải có khả năng phân biệt để ngộ ra các sự thật như DUYÊN KHỞI, 12 NHÂN DUYÊN, TAM PHÁP ẤN, TỨ ĐẾ thì mới có thể đắc đạo bằng đường lối TRÍ TUỆ có CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY đàng hoàng. Đắc Đạo không phải cứ bịt tâm, bịt ý, VÔ NIỆM (have no idea) rồi ngồi chờ "sung rụng"!

Thử hỏi, nếu nhân loại từ thời ăn lông ở lỗ không có ý NIỆM, không có sáng kiến thì làm sao có sự TIẾN HÓA và cuộc sống thoải mãi như ngày hôm nay. Nhân loại đã đỡ khổ nhờ HỮU NIỆM hay VÔ NIỆM? Nếu VÔ NIỆM là tối thượng thừa thì còn cho con cái đi đến trường học để làm gì? TRI HÀNH phải cho hợp nhất chứ!
14 Tháng Hai 201208:00
Khách

Nên nhớ rằng, khi chúng ta còn vô minh chấp ngã, chưa chấm dứt khổ đau, thì không thể bắt chước cái nhìn BÌNH ĐẲNG của một bậc VÔ NGÃ mà đối xử với các pháp được. Chưa chứng ngộ VÔ NGÃ thì phải thực hành CHÁNH NIỆM (chứ không phải VÔ NIỆM) để tiến đến sự giác ngộ VÔ NGÃ. Khi đạt được VÔ NGÃ rồi, không còn pháp nào có thể làm khổ ta được, thì lúc đó mới có khả năng BÌNH ĐẲNG coi mọi pháp như nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20725)
Tây Tạng huyền bí - Phóng tác: Nguyên Phong, Tâm Từ đọc
(Xem: 20960)
Thiền SưTriết Gia - Dịch giả: NS Thích Nữ Trí Hải, Phương Thanh - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 15234)
Thiên thần quét lá - Nguyên tác: Vĩnh Hảo - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 13674)
Trái tim mặt trời; Từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán Tác giả: Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11613)
Am Mây Ngủ - Tác giả: Thích Nhất Hạnh; Giọng đọc: Diệu Hiền; Chuyện Công Chúa Huyền Trân
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant