Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Dì Tư

15 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8995)
03. Dì Tư

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

3. Dì Tư

Không biết dì Tư xuất gia từ độ nào. Chỉ nghe nói rằng dì vào chùa đã lâu lắm, hồi Hòa thượng chưa viên tịch. Năm nay dì đã già lắm, có lẽ trên 60. Răng của dì chỉ còn lại năm ba cái, nhưng dì còn mạnh khỏe lắm. Dì ở chung với dì Bang trong một cái liêu nhỏ, phía nhà Trù. Hai dì lo việc bếp núc để giúp đỡ phần nấu nướng cho chư Tăng. Dì Bang khó tánh hơn, nên chúng tôi ít gần, còn dì Tư thì luôn luôn hoan hỷ. Dì thương chúng tôi lắm. Chú Tâm Mãn và tôi khi có chuyện gì hay, thường đến thuật lại với dì. Bao giờ dì cũng đãi chúng tôi một nụ cười dễ dãi, hiền hậu. Mỗi khi cười nhiều, đôi mắt dì nheo lại gần như nhắm. Dì không biết quốc ngữ. Chứ Tâm Mãn dỗ ngon dỗ ngọt bảo dì học, nhưng dì vẫn nhứt quyết không chịu:

- Thôi, các chú nghĩ bi chừ tui học tiếng Tây mần chi? Tui già rồi. Các chú mới cần học cho hung để sau ni làm việc cho đạo. (Tôi xin dịch: Thôi! Các chú nghĩ: bây giờ tôi học tiếng Tây làm gì? Tôi già rồi. Các chú mới cần học cho nhiều, để sau này làm việc cho đạo).

Chú Mãn cười:

- Ấy, ai bảo dì học tiếng Tây dâu? Chúng tôi khuyên dì học chữ quốc ngữ mà. Chữ quốc ngữ là chữ của nước mình.

Nhưng dì không nghe. Bởi vì dì không thể tin rằng cái thứ chữ viết bằng bút sắt mà lại là cái chữ của mình được. Chữ của nước mình, theo dì, là chữ “an nam”, chữ viết bằng bút lông kia.

Về chữ “an nam” thì dì cũng biết vò vẽ. Nghĩa là dì có thể đọc chập chững được bài Thập phương hay bài Nhất tâm quy mạng. Dì rất siêng năng. Không có thời tịnh độ nào là dì không đi. Mỗi khi gần đến giờ tịnh là dì lo rửa mặt, rửa tay thật sạch sẽ. Dì mặc chiếc áo rộng màu lam, cổ đeo một tràng hạt huyền đen nhánh, chân đi đôi guốc lẹp kẹp. Dì kéo lê đôi guốc từ dưới bếp lên lầu chuông, rồi thì từ lầu chuông, dì đi chân không vào chùa đứng nép vào một góc để chờ đại chúng thăng đường hành lễ.

Dì rất ham học. Dì đã thuộc lòng Di Đà, Hồng Danh Khể ThủQuy Mạng. Dì muốn học Lăng Nghiêm. Chú Tâm Mãn và tôi sợ dì không thể nào thuộc được Lăng Nghiêm, bởi vì chú Lăng Nghiêm dài bằng năm sáu chú Đại bi. Làm sao mà dì học thuộc cho nổi, khi mà dì đã già rồi, trí óc dì đã lẩm cẩm hay quyên rồi! Nhưng dì tha thiết quá, thành khẩn quá. Chúng tôi đành phải chiều dì. Thế là chú Tâm Mãn lấy một xấp giấy vàng bạc, đóng cho dì một cuốn tập. Tôi dán thêm cho dì hai cái bìa cứng phết nước nâu. Mỗi ngày tôi viết trên sách ấy mấy câu, bắt đầu từ Diệu trạm tổng trì bất động tôn ... Chữ viết rất lớn, một chữ to gần bằng hộp diêm. Tôi nói:

- Bắt đầu từ hôm nay, chú Mãn chỉ cho dì học, mỗi ngày một câu. Dì siêng năng thì chừng ... năm tháng có thể học thuộc được kinh này.

Dì cười, mắt híp lại và hai hàm răng sún vẫn rất dễ thương:

- Năm tháng không xong thì bảy tháng. bảy tháng không xong thì một năm. Chú đừng lo tôi không thuộc.

Rồi dì học rất siêng năng, Chú Mãn cứ tiếp tục chỉ cho dì học, ba bốn hôm như thế. Cho đến hôm thứ năm, khi chú Mãn sắp sửa chỉ bài mới, tôi liền đến “khảo hạch”, bắt dì đọc lại bài cũ. Bị thầy bắt trả bài một cách bất ngờ, học trò luống cuống ngay. Thế là dì đọc không trôi tám câu đã học. Tôi nói:

- Không được. Học như thế này thì không bao giờ thuộc được Lăng Nghiêm, Rồi cứ học sau quên trước, học trước quên sau, đến bao giờ thuộc được.

- Rứa thì thưa chú, chú có cách chi học cho mau thuộc, chú chỉ biểu cho tui học với.

Tôi nói:

- Bây giờ thì thế này. Mỗi ngày học vài câu. Hôm nay chỉ bài, ngày mai dò lại. Mà dò không thuộc thì bắt học lại bài cũ. Cứ ba bữa thì học ôn một lần. Dì chịu không?

- Chịu.

- Vậy thì bữa nay bắt đầu học lại. Hôm nào không thuộc thì bị phạt.

- Phạt thì tôi cũng chịu phạt, bởi vì học mà không sợ phạt thì mần răng cho mau giỏi, nhưng mấy chú tính phạt mần răng? Quỳ hương thì tôi quỳ không nổi, bởi vì đầu gối yếu hung (yếu lắm) rồi.

Tôi cười:

- Ai bắt dì quỳ hương bao giờ. Để nghĩ ra cách khác.

Dì lại cười:

- Thưa các chú, các chú cứ nghĩ đi.

Tôi đang nghĩ đến các lối phạt ở trường học, nào “Cồng xin” (consigne), nào chép bài, nào quét lớp ... thì bỗng chú Mãn phá lên cười. Tôi vội mắng:

Ấy chết, không được cười lớn, chú Mãn! Quý Thầy nghe, quý Thầy rầy chết. Phải học hạnh trang nghiêm, chớ bao giờ cười lớn như thế.

Chú Mãn cố nín cười:

- Em đang nghĩ đến một lối phạt, mà đã nghĩ ra rồi nên bật cười không thể ngăn cản được.

Tôi hỏi:

- Chú nghĩ ra cách nào, nói thử xem.

- Thế này nhé, mỗi khi dì không thuộc, thì dì phải cung cấp cho hai anh em mình bốn khuôn đậu phụ chiên để ăn trong bữa cơm ngọ.

Dì Tư cười gần ngã sấp. nhưng tôi tán thành ngay:

- Phải đấy, tôi đồng ý với cái lối phạt đó.

Cái món ăn thích nhất của chúng tôi là đậu khuôn (đậu phụ) chiên. Chùa nghèo, thành thử phần lớn các bữa ăn đều là đạm bạc. Một bữa cơm có đậu phụ đối với chúng tôi, là một bữa cơm “lý tưởng” mà dì Tư lại có thể là tác giả của những bữa cơm lý tưởng ấy! Bởi vì dì giữ cái phần đi chợ, mua các thức ăn. Bốn khuôn đậu (hay hai thôi cũng quý rồi) dành riêng cho chúng tôi! Thật là một điều hy hữu. Chúng tôi thường chấp tác ngoài vườn chùa từ mười tới mười hai giờ, và thường trở về chùa ăn cơm sau đại chúng. Một mâm cơm nhỏ đợi hai chúng tôi ở trên ghế quá đường mỗi khi chúng tôi về muộn. Nếu trên mâm cơm ấy mà thỉnh thoảng “ngự” một đĩa đậu khuôn rán thì thú biết chừng nào!

Cái lối phạt mà chúng tôi mới phát minh ra, chúng tôi rất bằng lòng nó. Dì Tư cũng bằng lòng. Ấy thế là thỉnh thoảng chúng tôi được thưởng thức trong bữa cơm những miếng đậu phụ thơm tho và ngon lành. Chú Tâm Mãn còn ít tuổi nên có lúc không nhịn được cười, cứ vừa ăn vừa khúc khích. Tôi cũng muốn cười, nhưng thấy mình lớn hơn, đành phải “lập nghiêm”:

- À ra cái chú Tâm Mãn này, ăn cơm không quán “ngũ quán” mà cứ cười mãi nhé!

một độ, dì Tư thuộc bài luôn luôn. Chúng tôi không có dịp phạt và vì thế, đậu khuôn cũng vắng trên mâm cơm, tôi nói với chú Tâm Mãn trong một bữa cơm trưa:

- Lâu nay không có đậu khuôn chú Mãn nhỉ.

Chú Mãn ghé miệng vào tai tôi thầm thì. Tôi gật đầumỉm cười:

- Đồng ý với chú.

Thế là buổi chiều hôm đó, dì Tư phải học đến bốn câu. Tôi chắc thế nào ngày mai dì cũng “bị phạt”. Trưa ngày hôm sau, vào giờ “chỉ tịnh” tôi xuống bếp tìm mượn cây dao nhíp lên rọc giấy đóng sách, thì thấy dì đang dựa lưng vào thành cối ngủ gật, tay cầm quyển kinh. Nghe tiếng động, dì ngồi ngay dậy. Tôi hỏi:

- Sao dì không vào nghỉ trưa một chút kẻo mệt? Dì đi nghỉ đi, để chiều làm việc. Chiều nay còn đi kiếm thêm củi nữa nhé.

Dì nói nhỏ:

- Tui phải học cho thuộc không thì chiều ni bị chú Mãn phạt. Nguy lắm.

Tôi cười:

- Nguy gì! Chỉ tốn công chiên đậu phụ mà thôi.

Nhưng dì gọi tôi đến gần, hạ giọng:

 Chiên đậu thì không tốn công mô, nhưng mà lâu nay tiền chợ hằng ngày thầy thủ khố (quản lý) phát chừng mực lắm. Năm nay lúa ruộng của chùa thâu được không bao lăm. Tiền không đủ mua rau cho đại chúng, thì lấy mô để mà mua đậu khuôn nộp phạt.

- Vì vậy mà dì cố học bài cho thuộc để khỏi bị phạt chớ gì?

 Dì gật. Cái gật đầu có vẻ đăm chiêu, nhưng rồi dì lại cười. Nghe dì nói, và nhìn cái cười của dì, tôi thấy hơi hối hận. Rồi cảm thấy thương dì vô hạn. Tôi nói:

- Tôi và chú Mãn sẽ bỏ cái lối phạt ấy từ nay. Sẽ tìm cách phạt khác. Từ nay dì đừng chịu phạt đậu khuôn nữa nhé. Thôi dì cất sách mà đi nghỉ một lát kẻo mệt.

Dì Tư vui vẻ làm theo ngay. Tôi vào phòng chú Mãn, thầm thì với chú câu chuyện vừa xảy ra. Rồi tôi dí một ngón tay lên trán chú:

- Chỉ tại chú đấy nhé.

Chú Mãn nhìn tôi hơi trách móc, và nói như làm nũng:

- Thế ai bảo chú đồng ý với em?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4939)
Sách đọc: Con Gái Đức Phật, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Giọng đọc: SDN Thích Nữ Hạnh Từ
(Xem: 16387)
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư; Giọng đọc: Ngọc Hà
(Xem: 30165)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 34410)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32529)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21965)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 14501)
Hiện Tượng Tử Sinh, Tác giả: HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Thanh Trì
(Xem: 18994)
Nguyên tác: Achaan Chah. Dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ. Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai. Trung tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 11230)
Tác giả: Quách Huệ Trân; Diễn đọc: Huy Hồ, Ánh Tuyết Thực hiện: Diệu Pháp Âm.
(Xem: 24143)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15554)
Một người từ địa vị phàm phu thành tựu Thánh quả bằng những nỗ lực của cá nhân...
(Xem: 17049)
Tác giả: Thích Tịnh Vân; Như Đức dịch
(Xem: 22358)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 11756)
Tác giả: Tâm Diệu, Giọng đọc: Thùy Thu
(Xem: 13946)
Thiền Sư Hoàng Bá; Bản dịch của HT Thích Duy Lực
(Xem: 15187)
“Trăm điều phúc lành đồng thời đến, ngàn việc tốt đẹp hội tụ về, chẳng phải nhờ việc tích tạo âm đức mà được như thế đó sao?”
(Xem: 11182)
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật
(Xem: 11515)
Sưu tập: Hoán Tĩnh và Liễu Duệ; Hán dịch sang Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 15269)
Nguyên tác: tập hợp những bài giảng pháp của HT Thích Thanh Từ; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 19318)
Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh KhôngVô Ngã - Chuyển ngữ: Hoang Phong; Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 16928)
Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân cư sĩ dịch Việt ngữ
(Xem: 18513)
Câu Chuyện Dòng Sông - Nguyên tác Hermann Hesse; NS Trí Hải dịch
(Xem: 12156)
Đức Phật Trong Đời - Tác giả: HT Thích Nhật Quang
(Xem: 18881)
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện - Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 18705)
Ánh sáng chân tâm - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Tâm Bảo Đàn - Giọng Đọc: Lê Tâm Minh
(Xem: 18608)
Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề - Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu - Hoang Phong chuyển ngữ - Diễn Đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phương, Tuấn Anh, và Kiều Hạnh
(Xem: 31708)
Công Ơn Cha Mẹ - Thích Giác Thiện; Giọng đọc: Mai Hậu, Thanh Sử
(Xem: 23501)
Giải thoát tức thì - Tác giả: Nhi Bất Nhược - Người đọc: Thùy Thu
(Xem: 28021)
Lục Tổ Huệ Năng - Biên tập: Ngô Trọng Đức - Việt dịch: Thích Pháp Chánh - Trình bày: Nhiều nghệ sĩ
(Xem: 21873)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu - Tác giả: Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) - Diễn đọc: Quảng Âm
(Xem: 33927)
Trúc Lâm Dậy Sóng - Tác giả: Hộ Giác - Giọng đọc: Huy Hồ, Ngọc Mỹ, Khánh Hoàng, Ánh Tuyết, Mộng Vân, Hùng Thanh
(Xem: 16636)
Đạo gì - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 15950)
Lá Thư Tịnh Độ - Nguyên tác: Ấn Quang Đại Sư - Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thanh Thuyết, Kim Phượng
(Xem: 26039)
Đệ Tử Quy - Việt dịch: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 23593)
Những Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyên tác: Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Hoang Phong - Diễn đọc: Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng
(Xem: 15698)
Đạo ĐứcSức Khỏe - Tác giả: Bác sĩ Bành Tân
(Xem: 14896)
Thuần Hóa Tâm Hồn - Nguyên tác: ĐĐ Thích Minh Thành - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 15705)
Phật học và y học - Nguyên tác: BS Quách Huệ Trân
(Xem: 13698)
Niệm Phật thoát sinh tử - Việt dịch: Tuệ Uyển - Diễn đọc: Chiếu Thành, Tuấn Anh, K. Hanh, Ngọc Minh
(Xem: 13617)
Phù Trợ Người Lâm Chung - Nguyên tác: Dagpo Rinpoche - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 18601)
Những Mẩu Chuyện Về Nhân Quả - Việt dịch: Thích Tâm Thuận (Biên Tập) - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Đức Uy, K. Hạnh, N. Hân
(Xem: 13598)
Bóng Áo Nâu - Nguyên tác: Thiện Bảo, Thiền Đăng, Thu Nguyệt - Diễn đọc: Kim Phụng
(Xem: 17188)
Ý - Tình - Thân - Nguyên tác: Thích Trí Siêu - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14295)
Truyện Hằng Ngày - Nguyên tác: Thích Nhuận Thạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14024)
Tình Người - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 13457)
Thầy Và Đệ Tử - Việt dịch: Tâm Quang - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12252)
Thầy Tôi - Nguyên tác: Chùa Định Thành - Diễn đọc: Văn Ngà, Ngọc Mỹ, Đức Uy, Huy Hồ
(Xem: 12892)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 2 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 17289)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 1 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 11597)
Tâm Tình - Nguyên tác: Thích Thiện Thuận - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 11762)
Vu Lan 2010 - Nhiều tác giả - Diễn đọc: Đức Uy và Thy Mai
(Xem: 11674)
Tình Mẹ - Nguyên tác: Thích Hộ Giác
(Xem: 12426)
Tuổi Trẻ Tình Yêu Và Lý Tưởng - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 13317)
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 14502)
Sen Nở Trời Phương Ngoại - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15490)
Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 12379)
Ăn ChaySức Khỏe - Việt dịch: Trần Anh Kiệt - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12798)
Hoa Vô Ưu tập 10 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11361)
Hoa Vô Ưu tập 9 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11634)
Hoa Vô Ưu tập 8 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12124)
Hoa Vô Ưu tập 7 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 14182)
Hoa Vô Ưu tập 6 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12151)
Hoa Vô Ưu tập 5 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12866)
Hoa Vô Ưu tập 4 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13403)
Hoa Vô Ưu tập 3 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13041)
Hoa Vô Ưu tập 2 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 19832)
Hoa Vô Ưu tập 1 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13375)
Từ Bi Hỷ Xả - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 13549)
Hư Hư Lục - Nguyên tác: Thích Nữ Như Thủy - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Hà Thao, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 15737)
Ngập tràn ân phước (DIPA MA - The Life and Legacy of A Buddhist Master) - Tác giả: Amy Schmidt - Thiện Nhựt dịch
(Xem: 24703)
Những vần thi kệ của Thiền sư Thích Thanh Từ - Thơ thiền Phật giáo
(Xem: 12935)
Khuyên người niệm Phật (Phần 3/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 11964)
Khuyên người niệm Phật (Phần 2/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 11430)
Khuyên người niệm Phật (Phần 1/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 15335)
Nhân quả và số phận con người - Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 13344)
Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư - Tác giả: Bs. Quách Huệ Trân
(Xem: 11114)
Nhẹ gánh âu lo - Tác giả: Sridan Manada - Thích Tâm Quang dịch
(Xem: 11645)
Mấy điểm trọng yếu người niệm Phật cần biết - ĐĐ Thích Nguyên Anh dịch
(Xem: 18116)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tác giả: Ps. Tịnh Không - Giọng đọc: Kiều Hạnh
(Xem: 12293)
Nhặt Lá Bồ Đề - Tác giả: HT Thanh Từ
(Xem: 11156)
Từ Nụ Đến Hoa - Nguyên tác: Soko Morinaga - Dịch: Thuần Bạch - Ngọc Bảo
(Xem: 11460)
Pháp Ngữ - Tác giả: HT Tuyên Hóa
(Xem: 13874)
Ma tâm và ma sự của người tu - Tác giả: Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10294)
Những Thai Nhi Vô Tội - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa và chúng Đệ Tử - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 11186)
Hành trang cho ngày cuối - Tác giả: TT Thích Lệ Trang
(Xem: 11407)
Biết sống thực tế - Sáng tác: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14326)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc - Tác giả: TS Nhất Hạnh, Võ Đình Cường, Quảng Tánh
(Xem: 11832)
Nhặt cánh vô ưu - Tác giả: Thích Viên Trí
(Xem: 11132)
Ngón tay chỉ đường - Tác giả: Thích Nữ Minh Tâm
(Xem: 12295)
Từng Giọt Nắng Hồng - Việt dịch: Tịnh Minh - Người đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết, Hán Thao, Minh Tảo, Kim Ngân
(Xem: 14530)
Tất cả đều là lẽ đương nhiên - Trích từ: Tinh Vân Bách Ngữ - Hạnh Huệ soạn dịch
(Xem: 19594)
Thanh tịnh tâm - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25477)
Phá mê khai ngộ - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25072)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - Một cao tăng cận đại - Biên soạn: Bảo Đăng
(Xem: 12529)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12922)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12022)
Nguyên tác: Hermann Hesse - Giọng đọc: Kim Phượng
(Xem: 11775)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 12158)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 19728)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant