Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Tình người

15 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8632)
06. Tình người

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

6. Tình người

Chú có một cái thơ, em đã để trên bàn của chú.

- Thơ ở đâu gởi đến thế, chú mãn?

- Hình như ở Pháp thì phải. Em không nhìn kỹ, chỉ nhớ là có tem lạ thôi.

Tưởng là thơ của Thanh Lương gởi về, tôi mừng rỡ. Nhưng không, chỉ là cái thơ trả lời về việc mua báo “La Pensée Bouddhique”.

Hơn hai năm nay, tôi không được tin Thanh Lương mà cũng chẳng biết Thanh Lương ở đâu để gởi thơ. Nhưng lòng tôi không bao giờ không nghĩ đến Thanh Lương, người bạn trẻ ngoại quốc mà tôi rất mến yêu ấy. Vâng, Thanh Lương là một thanh niên Pháp. Cái tên Thanh Lương là cái tên mà tôi đã đạt cho anh. Anh tên là Marty, Daniel Marty. Một tiền duyên nào đã khiến cho chúng tôi gặp nhau và mến nhau dưới mái chùa Báo Quốc thân yên. Đó là vào hồi năm 1947, hay 48 gì đó, tôi không nhớ rõ. Tôi được thầy cho ra học tại Phật Học Đường Báo Quốc. Mỗi tháng tôi về thăm thầy và thăm chùa một lần, vì đường đi rất khó khăn, tuy chỉ phải đến đàn Nam Giao rồi vượt qua vài đồi thông nhỏ. Quân đội Pháp chiếm đóng cả vùng Nam Giao và đặt ở đó một căn cứ quân sự. Thỉnh thoảng mới có các thầy và các điệu đi ngang qua những con đường hẻo lánh trên núi, còn thường dân ít có ai dám đi lại. Nhất là dân thành phố Huế mới hồi cư. Không ai lên đó làm chi. Chùa báo Quốc ở gần ga mà người ta cũng ít dám lên thì đủ biết.

Hầu hết mọi nơi, trên các đồi cao người ta đều có dựng “lô cốt”. Có những lúc Tây với Việt Minh bắn nhau rầm rầm.

Có những đêm mọi nhà đóng cửa kín mít người ta nằm nghe tiếng hò reo biểu tình vang dậy và tiếng súng nổ liên thanh. Có những buổi sáng thức dậy người ta thấy trên đường Nam Giao một vài xác người bị ám sát hồi hôm và khắp đường, những khẩu hiệu viết bằng vôi dấy máu ...

Chính trong độ ấy, chúng tôi gặp nhau. Tôi, một học tăng Việt Nam khoác áo nâu sòng, còn Thanh Lương thì là một thanh niên Pháp tại ngũ.

Sáng hôm đó sau giờ Bố Tát, nghĩa là giờ mà chúng tăng hợp lại để kiểm điểm hành vi trong mỗi nửa tháng - tôi về chùa rất sớm, khi sương mai chưa ráo trên đầu ngọn cỏ. Một cái đãy bằng vải đựng chiếc y vàng và vài quyển kinh. Một cái nón lá trên tay. Một niềm vui nhẹ: được về chùa, thăm thầy, thăm chú Tâm Mãn, thăm lại ngôi chùa cổ kính.

Tôi vừa vượt khỏi một cánh đồi thì có tiếng ai gọi. Nhìn lên thì ở phía trên đồi, có một chàng lính Tây đưa tay vẫy. Tôi tưởng người ta muốn đùa người tu hành cho nên cứ quay mặt về phía trước mà tiếp tục đi. Nhưng bỗng tôi có cảm giác đây không phải là chuyện chơi. Bởi vì đàng sau tôi có tiếng giày thình thịch, của một quân nhân chạy theo. Chắc họ khám xét. Có lẽ tôi mang một cái đãy bằng vải khả nghi. Tôi liền đứng lại, đợi cho người kia chạy tới.

Người kia chạy tới. Đó là một thanh niên quân nhân. Mặt mày, khôi ngô, sáng sủa.

Anh ta hỏi tôi:

- Đi đâu?

Nghe hai tiếng “đi đâu” lơ lớ, tôi biết chắc rằng anh chàng chỉ biết nhiều lắm là hai ba câu tiếng Việt là cùng, nên bật cười. Tôi hỏi lại bằng tiếng Pháp:

- Nếu tôi trả lời bằng tiếng Việt thì ông có hiểu không?

Nghe tôi nói tiếng Pháp được, mặt anh chàng tươi lên. Anh cho tôi biết không phải là anh gọi tôi lại để khám xét đâu, mà là để hỏi thăm. Tôi hỏi anh muốn hỏi thăm gì. Anh đáp:

- Tôi muốn hỏi thăm chú ở chùa nào.

- Tôi ở chùa Báo Quốc.

- Chùa báo Quốc? Có phải là ngôi chùa lớn ở trên một đồi cao, gần phía ga phải không?

- Chính đấy.

Anh chỉ lên phía nhà máy nước gần đó mời tôi:

- Nếu chú không bận lắm, xin mời lên trên này chơi, nói chuyện một lát.

Tôi ngập ngừng, vì sẵn không ưa lính Tây, và cũng vì sợ Việt Minh, nhưng thấy đôi mắt của anh lính có vẻ khẩn khoản, tôi lấy làm lạ và nhận lời. Chúng tôi leo lên ngồi trên nhà máy nước.

Anh kể chuyện với tôi rằng trước đây hơn mười hôm, anh có vào chùa Báo Quốc. Anh vào với năm người khác, lúc mười giờ đêm, vào để lục soát bọn Việt Minh mà người ta đã báo cho bọn anh rằng đang tụ họp trong chùa.

- Chúng tôi mang súng ống đi vào quyết bắt cho được bọn Việt minh. Người ta bảo chúng tôi phải bắt cho kỳ được, nếu cần thì cứ giết đi. Chúng tôi cũng tin tưởng như thế. Nhưng vào chùa, chúng tôi đâm hoảng.

- Nghĩa là các ông thấy quá nhiều Việt Minh chứ gì!

- Không! Không! Nếu thấy Việt Minh thì chúng tôi đã không hoảng, dù cho Việt Minh có đông đến bao nhiêu đi nữa chúng tôi vẫn cứ tấn công.

Tôi lấy làm lạ:

- Nhưng vì sao các ông lại hoảng?

- Chúng tôi không ngờ, chú ạ. Từ trước, hễ chúng tôi đi tầm nã lục soát ở đâu, thì thường dân đều hoảng hốt cả lên.

- Vì dân chúng bị khủng bố và sách nhiễu quá nên họ sợ họ tránh. Thường dân Việt Nam chúng tôi rất sợ cảnh “bị bố” ấy.

- Rieng tôi, tôi không hề có tật sách nhiễu khủng bố dân chúng. Có lẽ vì họ đã bị những người đi trước làm phiền, thành thử chúng tôi đi đến đâu người ta cũng sợ ...

Thế mà đêm hôm ấy, chúng tôi vào chùa Báo Quốc, và chính chúng tôi đã sợ ... Chú biết tại sao không? Đèn trong chùa vặn nhỏ, ánh sáng lờ mờ, nhưng khi đi vào, chúng tôi cứ tưởng đang đi vào một cái chùa hoang.

Yên lặng hoàn toàn. Không có âm thanh nào, ngoài tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ báo thức để gần đâu đấy. Gót giầy của các bạn đồng hành cố ý dậm lên sỏi một cách dữ dội. Không, không có một tiếng động nào. Tôi linh cảm rằng trong chùa có đến hằng trăm người, nhưng không ai lên tiếng. Tiếng quát của một bạn đồng đội làm cho tôi khó chịu. Không có tiếng ai trả lời. Ánh đèn “bin” của tôi loé lên trong gian phòng. Một cảnh tượng trang nghiêm quá đổi hiện ra trước mắt chúng tôi: hằng năm sáu mươi nhà tu hành đang ngồi tĩnh tọa bất động trên giường ngủ của họ ...

- Chính các ông vào chùa nhằm giờ tọa thiền đấy, tôi gật đầu.

- Vâng, võ lực của chúng ta đã chạm vào một sức mạnh vô hình. Tôi thú thậtchúng tôi đã hoảng lên và vì thế đã vội vàng nhè nhẹ rút ra khỏi chùa. 

Các nhà tu đã xem thường chúng tôi quá! Họ đã không lên tiếng trả lời, họ đã không tỏ ra một vẻ gì lo sợ, hoảng hốt.

- Không phải họ xem thường các ông đâu! Họ bình tĩnh quá đấy mà thôi.

- Thì chính chúng tôi đã nghiêng mình trước đức điềm tĩnh đáng trọng đó. Chúng tôi đứng yên lặng ngoài sân chùa, dưới một gốc cây to, chúng tôi đợi như thế có đến gần nửa giờ. Bỗng một hồi chuông ngân dài và sau hồi chuông đó, chúng tôi mới thấy sự sống bình thường trở lại trong chùa.
Một nhà tu thắp đèn sáng và ra mời chúng tôi vào. Nhưng chúng tôi chỉ nói ý định của chúng tôi mà thôi, rồi chúng tôi xin phép ra về. Từ hôm ấy, tôi mới bắt đầu nghĩ về người Việt Nam.

Trước kia, từ lúc mới qua, chúng tôi chỉ mới nghe nói về dân Việt mà thôi, chứ chưa hiểu tí gì về người dân Việt. Bây giờ nhờ tìm hiểu, tôi đã có thể nói là tôi rất mến người Việt Nam.

Trong chúng tôi có nhiều thanh niên trạc tuổi chú và tuổi tôi nữa, chú ạ. Chúng tôi nhớ nhà, nhớ quê hương lắm. Nhìn những người dân sống lam lũ ở đây, chúng tôi nhớ những bà con họ hàng của chúng tôi đang sống lam lũ ở phhía trời Tây. Người ta bảo chúng tôi qua đây để giết Việt Minh, chúng tôi không biết có giết được Việt Minh không, hay là chúng tôi sẽ bị Việt minh giết ... để rồi chúng tôi không thể về với ba má chúng tôi ...

Thấy nếp sống an lànhthanh tịnh của các nhà tu Việt Nam, thấy cảnh lam lũ người dân Việt, mà tôi nghĩ đến đời sống của loài người trên mặt đất này. Chú ạ, giữa Việt Minh với chúng tôimối thù vạn đại nào không, mà bỗng nhiên chúng tôi lại phải qua đây ...

Tôi cảm động nắm lấy tay người quân nhân trẻ tuổi, tôi kể cho anh nghe rằng tôi có một người bạn học năm xưa, đi đầu quân để đánh Tây và đã lập được nhiều chiến công.

- Một hôm, bạn của tôi lên chùa ôm lấy tôi mà khóc ầm lên. Trong một buổi chiều tấn công chiếm đồn, núp sau hốc dá, anh đã nhìn thấy thanh niên quân nhân Pháp đương ngồi thì thào tâm sự. “Nhìn thấy gương mặt khôi ngô trong sáng và còn ngây thơ của hai thanh niên, tôi đã không nỡ nào bóp vào cò súng, chú ơi! Người ta sẽ cho tôi là yếu mềm, sẽ bảo rằng nếu tất cả chiến sĩ Việt Nam đều như tôi thì mấy lúc nữa mà nước nhà không chui vào ách ngoại xâm, nhưng mẹ ơi! Trong một phút con đã thương hại kẻ thù như mẹ thương con vậy. Nếu mẹ tôi đã khóc cho em tôi tử nạn, thì cái chết của hai thanh niên kia cũng sẽ làm cho hai bà mẹ Pháp đau xót bên phía trời Tây”. Đấy anh xem, tình nhân loại tràn ngập trong lòng người thanh niên Việt ...

Người quân nhân suy nghĩ hồi lâu. Có lẽ anh cũng như tôi, đang nhận thấy tất cả cái vô lý của sự giết chóc. 

Chiến tranh gây nên thảm họa, và bọn đầu xanh lăn đầu vào súng đạn để chết một cách oan ứcđau thương

Chúng tôi từ giã nhau vì mặt trời đã lên cao. Anh hẹn với tôi sẽ lên thăm tôi ở chùa mỗi ngày chủ nhật. Anh cho tôi biết tên anh là Daniel Marty, hai mươi mốt tuổi. Anh học vừa xong ban Trung Học thì người ta cho anh sang đây. Anh cho tôi xem ảnh của mẹ anh, của hai em anh, một em trai và một em gái. Chúng tôi từ biệt nhau trong một cái nhìn hiểu biết.

Từ đó, mối tình của chúng tôi sâu đậm. Tôi giảng đạo Phật cho anh nghe và cho anh mượn sách Phật của Rhys David, của Neel, của La Vallée Poussin. Anh mến đạo Phật và muốn sống đời Phật tử. Tôi đưa anh vào lạy Phật và đặt cho anh pháp danhThanh Lương. Anh rất vui vẻ khi nghe tôi giảng về hai chữ Thanh Lương, bởi vì anh yêu một nếp sống thanh tịnh, trong sáng, mát mẻ.

Tôi dạy cho anh một ít tiếng Việt và sau đó mấy tháng, anh đã có thể võ vẽ hỏi chuyện chú Tâm Mãn.

Chúng tôi thân với anh đến một mực độ khá cao. Anh kể với tôi rằng độ này anh không phải đi “bố ráp” như trước. Có thơ nhà gởi qua, anh cũng đưa tôi xem. Và thấy tôi, khi nào anh cũng chấp tay vái chào như một Phật tử.

Một hôm chú Mãn đề nghị đãi anh bạn Thanh Lương một bữa tiệc chay ở chùa. Thanh Lương vui vẻ nhận lời ngay. Người đạo hữu của chúng tôi đã tấm tắc khen những trái bùi ngon và bát canh rau hương vị đậm đà. Món cháo nấm của chú Tâm Mãn nấu ngon quá đã làm cho Thanh Lương nghi không phải thức ăn chay. Tôi phải giải thích mãi. Thanh Lương mới tin là thực.

Có những hôm ngồi bên tháp, chúng tôi đàm đạo về giáo lý, về văn chương. Nghe tôi ca ngợi văn chương Pháp, mắt Thanh Lương sáng lên. Anh có cái tự hào của người dân một nước văn hóa. Tôi cũng nói đại lược cho anh nghe về văn chương Việt Nam và về nền văn minh rất cổ của đất Việt.

Tình của chúng tôi đang vào thời nồng đượm thì một hôm anh đến báo tin với tôi rằng đơn vị anh sẽ dời đi một nơi khác. Chúng tôi chia tay ngậm ngùi. Anh bảo rằng rất có thể anh được trở về Pháp. Anh nói:

- Bao giờ tôi cũng không quên nét mặt dịu hiền của chú. Đạo Phật đã làm cho tâm hồn chú êm dịu, trong sạch, từ bi. Không biết còn có dịp nào để tôi có thể gặp chú được nữa không.

Tôi tiễn đưa anh ra tận mé dưới tam quan chùa Báo Quốc và nhìn vào mắt anh:

- Dù ở đâu đi nữa, nếu anh còn tưởng nhớ đến đức Phật thì tôi vẫn còn ở mãi bên anh. Đạo Phật đã làm cho chúng ta gần nhau, biết nhau, mến nhau. Tôi chắc rằng tâm hồn anh sẽ trong sáng mát lành mãi mãi, vì trong tâm anh đã có đức Phật; là con Phật, chúng ta sẽ mãi mãi được gần nhau.

- Tôi sẽ viết thư cho chú.

- Vâng, tôi sẽ sung sướng mà nhận được thư anh.

Một tháng sau, tôi nhận được thư anh báo tin là anh sẽ về Pháp rồi lại đi Algérie. Anh hứa sẽ viết thư cho tôi; nhưng từ ấy đến nay, tôi không còn được tin tức gì của anh nữa.

Không biết bây giờ đây, Thanh Lương người con Phật ấy, ở tại chốn nào? Có được bình an không? Tôi tin rằng dù hoàn cảnh nào đi nữa, tâm hồn anh cũng được an tĩnh. Tình nhân loại đã tràn ngập hồn anh, và cũng như người bạn tôi, anh đã thấy tràn ngập hồn anh, và cũng như người bạn tôi, anh đã thấy tất cả cái vô lý của chiến tranh tàn hại. Ôi chiến tranh! Bao nhiêu thanh niên tuấn tú khôi ngô lăn mình vào cảnh chết! Bao nhiêu mái đầu xanh vô tội chưa kịp biết giá trị cuộc đời đã vội lao đầu vào ngọn lửa tử thần như một lũ thiêu thân. Để làm gì? Nào ai có biết?

Bao giờ cho hết những cảnh máu rơi?

Bao giờ đừng có những bà mẹ già trông con nơi quê hương mòn mỏi? Hỡi các thanh niên Việt Nam, hỡi các thanh niên Pháp, hỡi các thanh niên thế giới! Các anh chưa nếm vị đời, các anh còn đầu xanh vô tội! Các anh không thể bị xô vào các cuộc chém giết vô nghĩa! Cuộc đời cần có các anh, các anh phải cố công xây đắp sự sống an lạc, tươi vui, từ hòa, trong tình nhân loại.

Tiếng chuông ngân nga trong bóng hoàng hôn xuống. Hỡi Daniel! Thanh Lương! Ở bên trời xa, anh có nghe tiếng chuông chùa vọng lại không? Anh hãy cứ tin tưởng ở tương lai nhân loại, hãy cầu nguyện cho suối từ bi của đức Phật mau dập tắt được ngọn lửa cuồng bạo của loài người!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5008)
Sách đọc: Con Gái Đức Phật, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Giọng đọc: SDN Thích Nữ Hạnh Từ
(Xem: 16482)
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư; Giọng đọc: Ngọc Hà
(Xem: 30256)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 34537)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32699)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22093)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 14552)
Hiện Tượng Tử Sinh, Tác giả: HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Thanh Trì
(Xem: 19063)
Nguyên tác: Achaan Chah. Dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ. Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai. Trung tâm Diệu Pháp Âm
(Xem: 11279)
Tác giả: Quách Huệ Trân; Diễn đọc: Huy Hồ, Ánh Tuyết Thực hiện: Diệu Pháp Âm.
(Xem: 24273)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15625)
Một người từ địa vị phàm phu thành tựu Thánh quả bằng những nỗ lực của cá nhân...
(Xem: 17144)
Tác giả: Thích Tịnh Vân; Như Đức dịch
(Xem: 22521)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 11818)
Tác giả: Tâm Diệu, Giọng đọc: Thùy Thu
(Xem: 13995)
Thiền Sư Hoàng Bá; Bản dịch của HT Thích Duy Lực
(Xem: 15241)
“Trăm điều phúc lành đồng thời đến, ngàn việc tốt đẹp hội tụ về, chẳng phải nhờ việc tích tạo âm đức mà được như thế đó sao?”
(Xem: 11235)
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật
(Xem: 11598)
Sưu tập: Hoán Tĩnh và Liễu Duệ; Hán dịch sang Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 15311)
Nguyên tác: tập hợp những bài giảng pháp của HT Thích Thanh Từ; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 19367)
Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh KhôngVô Ngã - Chuyển ngữ: Hoang Phong; Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 16994)
Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân cư sĩ dịch Việt ngữ
(Xem: 18587)
Câu Chuyện Dòng Sông - Nguyên tác Hermann Hesse; NS Trí Hải dịch
(Xem: 12212)
Đức Phật Trong Đời - Tác giả: HT Thích Nhật Quang
(Xem: 18979)
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện - Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 18760)
Ánh sáng chân tâm - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Tâm Bảo Đàn - Giọng Đọc: Lê Tâm Minh
(Xem: 18651)
Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề - Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu - Hoang Phong chuyển ngữ - Diễn Đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phương, Tuấn Anh, và Kiều Hạnh
(Xem: 31780)
Công Ơn Cha Mẹ - Thích Giác Thiện; Giọng đọc: Mai Hậu, Thanh Sử
(Xem: 23585)
Giải thoát tức thì - Tác giả: Nhi Bất Nhược - Người đọc: Thùy Thu
(Xem: 28079)
Lục Tổ Huệ Năng - Biên tập: Ngô Trọng Đức - Việt dịch: Thích Pháp Chánh - Trình bày: Nhiều nghệ sĩ
(Xem: 21950)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu - Tác giả: Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) - Diễn đọc: Quảng Âm
(Xem: 33968)
Trúc Lâm Dậy Sóng - Tác giả: Hộ Giác - Giọng đọc: Huy Hồ, Ngọc Mỹ, Khánh Hoàng, Ánh Tuyết, Mộng Vân, Hùng Thanh
(Xem: 16670)
Đạo gì - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 15987)
Lá Thư Tịnh Độ - Nguyên tác: Ấn Quang Đại Sư - Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thanh Thuyết, Kim Phượng
(Xem: 26087)
Đệ Tử Quy - Việt dịch: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 23683)
Những Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyên tác: Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Hoang Phong - Diễn đọc: Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng
(Xem: 15750)
Đạo ĐứcSức Khỏe - Tác giả: Bác sĩ Bành Tân
(Xem: 14987)
Thuần Hóa Tâm Hồn - Nguyên tác: ĐĐ Thích Minh Thành - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 15739)
Phật học và y học - Nguyên tác: BS Quách Huệ Trân
(Xem: 13743)
Niệm Phật thoát sinh tử - Việt dịch: Tuệ Uyển - Diễn đọc: Chiếu Thành, Tuấn Anh, K. Hanh, Ngọc Minh
(Xem: 13647)
Phù Trợ Người Lâm Chung - Nguyên tác: Dagpo Rinpoche - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 18637)
Những Mẩu Chuyện Về Nhân Quả - Việt dịch: Thích Tâm Thuận (Biên Tập) - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Đức Uy, K. Hạnh, N. Hân
(Xem: 13635)
Bóng Áo Nâu - Nguyên tác: Thiện Bảo, Thiền Đăng, Thu Nguyệt - Diễn đọc: Kim Phụng
(Xem: 17234)
Ý - Tình - Thân - Nguyên tác: Thích Trí Siêu - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14353)
Truyện Hằng Ngày - Nguyên tác: Thích Nhuận Thạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14054)
Tình Người - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 13502)
Thầy Và Đệ Tử - Việt dịch: Tâm Quang - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12274)
Thầy Tôi - Nguyên tác: Chùa Định Thành - Diễn đọc: Văn Ngà, Ngọc Mỹ, Đức Uy, Huy Hồ
(Xem: 12939)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 2 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 17337)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 1 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 11624)
Tâm Tình - Nguyên tác: Thích Thiện Thuận - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 11796)
Vu Lan 2010 - Nhiều tác giả - Diễn đọc: Đức Uy và Thy Mai
(Xem: 11715)
Tình Mẹ - Nguyên tác: Thích Hộ Giác
(Xem: 12476)
Tuổi Trẻ Tình Yêu Và Lý Tưởng - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 13348)
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 14552)
Sen Nở Trời Phương Ngoại - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15528)
Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 12410)
Ăn ChaySức Khỏe - Việt dịch: Trần Anh Kiệt - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12829)
Hoa Vô Ưu tập 10 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11391)
Hoa Vô Ưu tập 9 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11663)
Hoa Vô Ưu tập 8 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12161)
Hoa Vô Ưu tập 7 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 14210)
Hoa Vô Ưu tập 6 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12194)
Hoa Vô Ưu tập 5 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12916)
Hoa Vô Ưu tập 4 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13431)
Hoa Vô Ưu tập 3 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13069)
Hoa Vô Ưu tập 2 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 19902)
Hoa Vô Ưu tập 1 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13402)
Từ Bi Hỷ Xả - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 13593)
Hư Hư Lục - Nguyên tác: Thích Nữ Như Thủy - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Hà Thao, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 15793)
Ngập tràn ân phước (DIPA MA - The Life and Legacy of A Buddhist Master) - Tác giả: Amy Schmidt - Thiện Nhựt dịch
(Xem: 24774)
Những vần thi kệ của Thiền sư Thích Thanh Từ - Thơ thiền Phật giáo
(Xem: 12971)
Khuyên người niệm Phật (Phần 3/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 12017)
Khuyên người niệm Phật (Phần 2/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 11465)
Khuyên người niệm Phật (Phần 1/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 15387)
Nhân quả và số phận con người - Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 13378)
Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư - Tác giả: Bs. Quách Huệ Trân
(Xem: 11156)
Nhẹ gánh âu lo - Tác giả: Sridan Manada - Thích Tâm Quang dịch
(Xem: 11684)
Mấy điểm trọng yếu người niệm Phật cần biết - ĐĐ Thích Nguyên Anh dịch
(Xem: 18158)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tác giả: Ps. Tịnh Không - Giọng đọc: Kiều Hạnh
(Xem: 12341)
Nhặt Lá Bồ Đề - Tác giả: HT Thanh Từ
(Xem: 11186)
Từ Nụ Đến Hoa - Nguyên tác: Soko Morinaga - Dịch: Thuần Bạch - Ngọc Bảo
(Xem: 11503)
Pháp Ngữ - Tác giả: HT Tuyên Hóa
(Xem: 13922)
Ma tâm và ma sự của người tu - Tác giả: Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10338)
Những Thai Nhi Vô Tội - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa và chúng Đệ Tử - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 11229)
Hành trang cho ngày cuối - Tác giả: TT Thích Lệ Trang
(Xem: 11465)
Biết sống thực tế - Sáng tác: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14374)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc - Tác giả: TS Nhất Hạnh, Võ Đình Cường, Quảng Tánh
(Xem: 11867)
Nhặt cánh vô ưu - Tác giả: Thích Viên Trí
(Xem: 11211)
Ngón tay chỉ đường - Tác giả: Thích Nữ Minh Tâm
(Xem: 12341)
Từng Giọt Nắng Hồng - Việt dịch: Tịnh Minh - Người đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết, Hán Thao, Minh Tảo, Kim Ngân
(Xem: 14563)
Tất cả đều là lẽ đương nhiên - Trích từ: Tinh Vân Bách Ngữ - Hạnh Huệ soạn dịch
(Xem: 19644)
Thanh tịnh tâm - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25538)
Phá mê khai ngộ - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25142)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - Một cao tăng cận đại - Biên soạn: Bảo Đăng
(Xem: 12556)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12976)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12074)
Nguyên tác: Hermann Hesse - Giọng đọc: Kim Phượng
(Xem: 11814)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 12191)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 19764)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant