Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp

11 Tháng Tám 201100:00(Xem: 19046)
Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp


nuoc_bien_menh_mongCứ mỗi độ Vu Lan về, người con Phật khắp muôn nơi hướng vọng về hai đấng sinh thành Cha và Mẹ để tưởng niệm đến công đức sinh thành trời biển. Đã một thời, Cha và Mẹ đó đã sinh ta, nuôi ta, dạy ta… trưởng thành như ngày hôm nay. Nếu không có Cha và Mẹ thì còn nói gì đến sự nghiệp, công danh, tiền tài, vợ chồng, con cái… vốn là những cái tạo nên danh phận của con người trong xã hội. Nếu không có Cha và Mẹ thì còn có ai tồn tại trên cõi đời nầy nữa đâu. Cha và Mẹ đó như thể là trời, là đất, là dưỡng khí, là ánh nắng, là mưa rào, là cọng rau, là ngọn cỏ… để từ đó mỗi người con được sinh ra, được che chở, được nuôi lớn, được thụ hưởng, được thành đạt… trong đời.

“Tháng sáu buôn nhãn bán trâm, tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.” Mùa Vu Lan lại về. Tiết Vu Lan lại đến. Xôn xao từ đầu làng, đến cuối xóm; rộn rã từ thôn quê đến thị thành; từ nền văn hóa truyền thống Phật giáo ở các nước phương Đông đến nền văn hóa Phật giáo lan truyền ra hải ngoại phương Tây, đâu đâu cũng thiết lễ Vu Lan Thắng Hội, đâu đâu cũng thiết lễ trai đàn Bạt độ vong nhân. Nương nhờ oai lực của Tam Bảo, Cha Mẹ hiện đời được phước thọ tăng long, bồ đề tâm tăng trưởng; Cha Mẹ đã quá vãng được siêu thăng vào thế giới an lành; chư vị hương linh chiến sĩ trận vong, chư âm linh cô hồn cũng có được bữa ăn no đủ, không bị đọa đày, tra khảo và được thọ sanh không còn vất vưởng.

Nói đến mùa Vu Lan là nói đến Cha và Mẹ. “Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao.” Hay: “Vạn cổ tình thâm ân cúc dục, thiên thu nghĩa trọng đạo sinh thành.” Mà ca dao Việt Nam đã bao lần nhấn mạnh rằng: “Cảm ơn chín chữ cù lao, sinh thành kể mấy non cao cho vừa.” Hay “Cảm ơn chín chữ cù lao, ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình.” Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), dục (dạy dỗ), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn), cố (trông nom), phục (là xem tính tìnhchỉ bảo), phúc (là bảo vệ) đó là chín chữ cù lao mà không đức con nào trong nhân gian có thể đáp đền cho trọn vẹn được. “Ơn cha trọng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau.” Thế nên, làm sao mà nói hết được: "Đố ai đếm được lá rừng, đố ai đếm được mấy từng trời cao, đố ai đếm được vì sao, đố ai đếm được công lao mẫu từ" Lời thơ ấy là minh chứng cho sự bất khả thuyết (không thể nói hết), bất khả tư nghì (không thể nghĩ cho cùng) khi muốn định lượng công đức của Cha và Mẹ. Vì công sinh thành, dưỡng dục ấy đã vượt ra ngoài mọi định chế của nhân gian, không thể cân, đo, đong, đếm… Thế nên: Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha” hay “ân Cha dưỡng dục dường non Thái, nghĩa Mẹ sinh thành tợ biển Đông.” Núi Thái kia cao vời vợi ấy đâu thể sánh được với công Cha. Biển Đông kia dẫu có mênh mông và thẩm sâu đến thế nhưng làm sao sánh nổi với nghĩa của Mẹ hiền. Để rồi, những đứa con khi lớn khôn rong ruổi khắp muôn phương, đối diện với dòng đời xuôi ngược, tất bật với thế thái nhân tình, bôn ba với dòng đời vạn nẻo… mới chợt nhận ra là: “Đi khắp thế gian không ai thương con bằng Mẹ, gian khổ cuộc đời không ai nặng gánh bằng Cha.”

Hình bóng của Cha là biểu tượng con sự vững chải, nghiêm nghịtình thương cho con thì sâu kín: “Cha cho con một cuộc đời, mối tình sâu kín trong lời dạy khuyên, lòng cha nghiêm nghị thiêng liêng, cho con lẽ sống giữa miền trần gian.” Chính sự ẩn tàng ấy sâu kín của tình thương Cha ấy đã tiếp cho con bản lĩnh sống giữa cuộc đời. Bản lĩnh và nghị lực sống của con bây giờ có phải chăng đã di truyền từ Cha: “Cha là bầu trời, con thơ là hạt bụi, con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời.” Và Mẹ cũng vậy, “Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành, như cuộc đời không thể thiếu trong con”. Và rồi, từ cái không có gì đó, con được sinh thành, được trưởng dưỡng để lớn khôn. Từ một hạt bụi như muôn ngàn hạt bụi lang thang, con về đây nương gá nơi bào thai Mẹ: “Hình hài con khi còn là hạt bụi, lớn lên dần qua tim mẹ bao dung.” Chỉ có tình thương thôi, mà Cha và Mẹ đã tạo dựng nên sắc màu của cuộc sống muôn trùng. Và tình thương ấy không bao giờ phai nhạt. “Mẹ là sữa ngọt quê hương, rót vào thiên kỷ nguồn thương cho đời.” Con nên danh phận, hạnh phúc với cuộc đời thì Cha Mẹ vui mừng cho con. Còn nếu như, con thất bại, hiu quạnh giữa muôn người thì Cha Mẹ lại là người gần con nhiều hơn để nâng đỡ, vỗ về, chia sẻ… “Con dù lớn vẫn là con của Mẹ, đi hết cuộc đời lòng Mẹ vẫn theo con.” Khi con lớn khôn, bước vào đời, rời xa vòng tay che chở của Cha Mẹ, con đi xa cho thỏa chí tang bồng. Có thể là, con cần phải đi xa để lo cho sự nghiệp của mình. Hay cũng có thể là, con đi xa chứng minh rằng mình đã lớn, đã có thể tự lập được rồi, không còn muốn Cha Mẹ chăm nom nữa... Nhưng dẫu có xa đến đâu, dẫu con có phiêu bạt ở chân trời hay góc biển nào thì tình thương của Cha Mẹ ấy, tấm lòng của Cha Mẹ ấy vẫn dõi theo con như ánh trăng rằm theo người lữ khách đêm khuya. “Mẹ vầng trăng sáng thiên thu, soi đời con bước lãng du hải hà” Hơn thua, được mất ở đời… cái gì rồi cũng bị phủ mờ dưới lớp bụi của thời gian. Nhưng tình thương của Cha và của Mẹ thì không hề nhạt đi. “Biển đông có lúc đầy vơi, chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Với tình thương mênh mông của Cha Mẹ ấy, với công đức sinh thànhdưỡng dục ấy… phận làm con cái sao có thể quay lưng lại được. Kinh Thi có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo Thiên võng cực.” Nghĩa là: Cha sanh ta, mẹ nuôi ta, thương thay Cha Mẹ sinh dưỡng ta khó nhọc, muốn báo đáp ơn sâu, ơn đức của Cha Mẹ mênh mông như bầu Trời. “Mênh mông lòng mẹ thương ta, xin hòa thành bản tình ca dâng người.Vô phương trước sự báo đáp, đền trả công ơn sinh thành dưỡng dục, những người con chỉ có thể tri ân thôi và cũng chỉ có thể báo bổ trong muôn một thôi. Và nhất là đối với Cha Mẹ còn sinh tiền thì phải hết lòng phụng dưỡng, sớm viếng tối thăm, ân cần thưa hỏi. Chính sự thưa hỏi đó, làm cho Cha Mẹ được nguôi ngoa ở tuổi xế chiều, làm cho Cha Mẹ không cảm thấy cô liêu, quạnh quẻ với cái già, cái bệnh đơn côi. Với dòng chảy của thời gian trôi nhanh vun vút ấy, mấy ai trong nhân gian có thể thoát khỏi cảnh lão bệnh nầy. Lúc còn trẻ thì Cha và Mẹ đã vì mình mà lam lủ, bôn ba để tạo dựng, xây đắp cho gia đình, con cái. Vì vậy mà khi về già, sức khỏe của Cha Mẹ hao mòn, đau nhức toàn thân. Có bao giờ con đã trả ơn bằng cách đấm lưng cho Cha, bóp tay cho Mẹ chưa, hay con đã vô tâm bỏ mặc, lãng quên sự đau nhức ấy...

Ôi nói sao cho hết tấm lòng hi sinh cao cả, vô bờ bến một đời của Cha, một đời của Mẹ. Cho nên: “Ai còn Mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không!” Lời nhắn nhủ ấy, gần giũ, thân thương như bài ca “Bông hồng cài áo”. “Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?” Biết gì? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?””

Mùa Vu Lan năm nay lại về, xin cầu chúc cho hai đấng sinh thành khắp cả mười phương luôn được an lànhhạnh phúc trong tình thương yêu và kính trọng của con cháu. Xin cài lên áo anh, chị, em một đóa hoa hồng để biết là mình đang rất hạnh phúc còn Mẹ trên đời. Và "Vu Lan đến thêm người cài hoa trắng, trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi", xin chia buồn với những ai đã không còn Mẹ trên đời. Để rồi một ngày nào đó, "con về quỳ giữa quê hương, thầm hôn lên những bước đường Mẹ qua."

Chùa Phật Đà, San Diego ngày 9/8/2011.

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười Hai 201108:00
Khách
Nam Mô Đại Hiếu Mục kiền Liên Bồ tát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16354)
Người quan trọng nhất đời bạn; Tác giả: Khuyết Danh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 12871)
Người xây dựng cuộc sống - Nhị Tường dịch - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 12195)
Như giọt sương rơi trên tóc Mẹ: Tùy bút Vu Lan 2009 - Văn & Thơ: Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 18018)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11882)
Những câu hỏi - Nguyên tác: Christy Carter Koski - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 10441)
Những đàn chim thiên di - Tác giả: Phạm Tín An Ninh - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 11071)
Những tiếng còi tàu - Tác giả: Huy Phương - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 16070)
Niềm đau của người Mẹ; Tác giả: Nguyên Hạnh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 4846)
Niềm Tin - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Ngọc Khánh
(Xem: 12868)
Nỗi "khổ" trong nhà Phật: có hay không? - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Giọng đọc: Nguyên Hà
(Xem: 11062)
Nuôi con - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 5888)
Nương Tựa - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Tăng Thanh Hà
(Xem: 13791)
Ngày xưa, bên một sườn núi cao là cụm rừng hoang, lá xanh bao phủ độ vài mươi mẫu đất, đấy là nơi trú ngụ của hàng vạn gia đình hươu, nai và chim chóc...
(Xem: 11735)
Oprah Winfrey đàm đạo với Thiền Sư Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 13381)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới được.
(Xem: 13875)
Phút tỉnh lặng; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 12400)
Quan điểm của PG về việc tự sát - Tác giả: Thích Nguyên Tạng - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 5927)
Sám Hối - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Hồng Hạnh
(Xem: 13544)
Trước đây có một người vào tuổi trung niên độ trên 40 tuổi, vợ bị bệnh chết sớm, để lại đứa con thơ mới vài tuổi.
(Xem: 11049)
Sống yêu thương - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 15162)
Hằng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc Sư cụ bên chùa dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường khi Sư cụ thức là chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai.
(Xem: 18173)
Sự tích cây xấu hổ; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 23937)
Sự tích Quan Âm Diệu Thiện - Sáng tác: TS. Nhất Hạnh Trình bày: Kim Phượng
(Xem: 14718)
Tai hại của lòng tham - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14359)
Tế Điên Hòa Thượng - Tác giả: Khánh Vân cư
(Xem: 5095)
Tham Vọng - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Việt Trinh
(Xem: 11891)
Thân Trung Ấm - Trọng Nghĩa, Mộng Lan phỏng vấn TT Nguyên Tạng
(Xem: 9752)
Tháng cũ mật... - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 4164)
Thành Công - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Giáng My
(Xem: 4725)
Thất Bại - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thanh Bạch
(Xem: 16319)
Phùng Lư Châu trang trọng quì trước tượng Bồ Tát Phổ Hiền trong điện Vĩnh Minh Hoa Tạng thành tâm phát nguyện...
(Xem: 12277)
Thiền Sưmùa xuân - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 9809)
Thương Nhớ Hoàng Lan - Truyện ngắn của Trần Thùy Mai; Giọng đọc: Hà Phương
(Xem: 4331)
Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 15232)
Thương yêu - Tác giả: HT Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 11852)
Tiếng chuông luôn luôn là của phần hồn, của siêu thoát, của an nhiên tự tại khác hẳn với những gì trần tục, đời thường.
(Xem: 12865)
Tiếng kinh đêm - Tác giả: Khánh Hòa - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 10863)
Giọng đọc: Trọng Nghĩa-Mộng Lan
(Xem: 15175)
Tình Cha - Tác giả: Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 11798)
Tinh thần tri ânbáo ân của người con Phật - Tác giả: Trí Khả - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 9171)
Tội Phước và Nghiệp Báo Tác Giả: HT Thích Thanh Từ Giọng Đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 21901)
Tôn Giáo Có Tổ Quốc Không? - Cuộc phỏng vấn HT Thích Như Điển do tạp chí Thế Giới Ngày Nay thực hiện
(Xem: 15301)
Trái Tim Bà Mẹ - Tác giả: Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 26741)
Ngày xưa, có một cậu bé ở với mẹ trong một túp lều ven rừng. Ngày ngày cậu đi vào rừng hái củi bán để nuôi mẹ
(Xem: 12870)
Kỷ niệm thời học trò không bao giờ phai mờ vì đó là quãng đời đẹp nhất, trong sáng nhất.
(Xem: 52762)
Truyện ngắn: Người Mẹ Điên - Tác giả: Vương Hằng Tích (Trung Quốc)- Trang Hạ dịch
(Xem: 10936)
Từ khúc - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 13404)
Tu phước & tu huệ - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 4388)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Chiếu Thành, Diệu Ánh
(Xem: 11765)
Tuổi già năng động - Nguyên tác: Teresa Bloomingdale - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 6506)
Tưởng Tượng - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Lê Quý Bình
(Xem: 12025)
Tùy bút về mùa Phật Đản - Tác giả: Thích Trí Châu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 5318)
Tùy Duyên - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Hoàng Yến
(Xem: 4543)
Tuyệt Vọng - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Hữu Châu
(Xem: 12020)
Vấn đề của thân - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 12627)
Vậy Thì Bạn Gieo Trồng Gì ? - nguyên tác: Philip Chard - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 16217)
Viết về cha tôi; Tác giả: Lưu Trọng Tuấn; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 12809)
Vô thườnglẽ sống - Tác giả: Akong Rinpoche - Thiện Tri Thức dịch - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 13310)
Vòng ưu thảo và nhà có mẹ già; Tác giả: Ni Sư Như Đức; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 13856)
Vào buổi chiều xuân, một đội kỵ binh mặc áo giáp trụ rực rỡ, chạy nhanh như điện chớp, vượt qua quãng rừng hoang.
(Xem: 13331)
Xin cảm ơn cuộc đời - Tác giả: Võ Ngọc Thanh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 10768)
Xuân đã đầy cành - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 9176)
Xuân từ vườn nhà - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 5321)
Yếu Đuối - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thùy Dung
(Xem: 4594)
Ý Chí - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Phước Sang
(Xem: 11048)
Ý nghĩa bảy bước hoa sen - Tác giả: Định Thông - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 11726)
Ý Nghĩa Phật Đản - Trọng Nghĩa, Mộng Lan phỏng vấn TT Nguyên Tạng
(Xem: 10488)
Ý xuân trong Kinh - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant