Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp

11 Tháng Tám 201100:00(Xem: 19006)
Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp


nuoc_bien_menh_mongCứ mỗi độ Vu Lan về, người con Phật khắp muôn nơi hướng vọng về hai đấng sinh thành Cha và Mẹ để tưởng niệm đến công đức sinh thành trời biển. Đã một thời, Cha và Mẹ đó đã sinh ta, nuôi ta, dạy ta… trưởng thành như ngày hôm nay. Nếu không có Cha và Mẹ thì còn nói gì đến sự nghiệp, công danh, tiền tài, vợ chồng, con cái… vốn là những cái tạo nên danh phận của con người trong xã hội. Nếu không có Cha và Mẹ thì còn có ai tồn tại trên cõi đời nầy nữa đâu. Cha và Mẹ đó như thể là trời, là đất, là dưỡng khí, là ánh nắng, là mưa rào, là cọng rau, là ngọn cỏ… để từ đó mỗi người con được sinh ra, được che chở, được nuôi lớn, được thụ hưởng, được thành đạt… trong đời.

“Tháng sáu buôn nhãn bán trâm, tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.” Mùa Vu Lan lại về. Tiết Vu Lan lại đến. Xôn xao từ đầu làng, đến cuối xóm; rộn rã từ thôn quê đến thị thành; từ nền văn hóa truyền thống Phật giáo ở các nước phương Đông đến nền văn hóa Phật giáo lan truyền ra hải ngoại phương Tây, đâu đâu cũng thiết lễ Vu Lan Thắng Hội, đâu đâu cũng thiết lễ trai đàn Bạt độ vong nhân. Nương nhờ oai lực của Tam Bảo, Cha Mẹ hiện đời được phước thọ tăng long, bồ đề tâm tăng trưởng; Cha Mẹ đã quá vãng được siêu thăng vào thế giới an lành; chư vị hương linh chiến sĩ trận vong, chư âm linh cô hồn cũng có được bữa ăn no đủ, không bị đọa đày, tra khảo và được thọ sanh không còn vất vưởng.

Nói đến mùa Vu Lan là nói đến Cha và Mẹ. “Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao.” Hay: “Vạn cổ tình thâm ân cúc dục, thiên thu nghĩa trọng đạo sinh thành.” Mà ca dao Việt Nam đã bao lần nhấn mạnh rằng: “Cảm ơn chín chữ cù lao, sinh thành kể mấy non cao cho vừa.” Hay “Cảm ơn chín chữ cù lao, ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình.” Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), dục (dạy dỗ), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn), cố (trông nom), phục (là xem tính tìnhchỉ bảo), phúc (là bảo vệ) đó là chín chữ cù lao mà không đức con nào trong nhân gian có thể đáp đền cho trọn vẹn được. “Ơn cha trọng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau.” Thế nên, làm sao mà nói hết được: "Đố ai đếm được lá rừng, đố ai đếm được mấy từng trời cao, đố ai đếm được vì sao, đố ai đếm được công lao mẫu từ" Lời thơ ấy là minh chứng cho sự bất khả thuyết (không thể nói hết), bất khả tư nghì (không thể nghĩ cho cùng) khi muốn định lượng công đức của Cha và Mẹ. Vì công sinh thành, dưỡng dục ấy đã vượt ra ngoài mọi định chế của nhân gian, không thể cân, đo, đong, đếm… Thế nên: Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha” hay “ân Cha dưỡng dục dường non Thái, nghĩa Mẹ sinh thành tợ biển Đông.” Núi Thái kia cao vời vợi ấy đâu thể sánh được với công Cha. Biển Đông kia dẫu có mênh mông và thẩm sâu đến thế nhưng làm sao sánh nổi với nghĩa của Mẹ hiền. Để rồi, những đứa con khi lớn khôn rong ruổi khắp muôn phương, đối diện với dòng đời xuôi ngược, tất bật với thế thái nhân tình, bôn ba với dòng đời vạn nẻo… mới chợt nhận ra là: “Đi khắp thế gian không ai thương con bằng Mẹ, gian khổ cuộc đời không ai nặng gánh bằng Cha.”

Hình bóng của Cha là biểu tượng con sự vững chải, nghiêm nghịtình thương cho con thì sâu kín: “Cha cho con một cuộc đời, mối tình sâu kín trong lời dạy khuyên, lòng cha nghiêm nghị thiêng liêng, cho con lẽ sống giữa miền trần gian.” Chính sự ẩn tàng ấy sâu kín của tình thương Cha ấy đã tiếp cho con bản lĩnh sống giữa cuộc đời. Bản lĩnh và nghị lực sống của con bây giờ có phải chăng đã di truyền từ Cha: “Cha là bầu trời, con thơ là hạt bụi, con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời.” Và Mẹ cũng vậy, “Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành, như cuộc đời không thể thiếu trong con”. Và rồi, từ cái không có gì đó, con được sinh thành, được trưởng dưỡng để lớn khôn. Từ một hạt bụi như muôn ngàn hạt bụi lang thang, con về đây nương gá nơi bào thai Mẹ: “Hình hài con khi còn là hạt bụi, lớn lên dần qua tim mẹ bao dung.” Chỉ có tình thương thôi, mà Cha và Mẹ đã tạo dựng nên sắc màu của cuộc sống muôn trùng. Và tình thương ấy không bao giờ phai nhạt. “Mẹ là sữa ngọt quê hương, rót vào thiên kỷ nguồn thương cho đời.” Con nên danh phận, hạnh phúc với cuộc đời thì Cha Mẹ vui mừng cho con. Còn nếu như, con thất bại, hiu quạnh giữa muôn người thì Cha Mẹ lại là người gần con nhiều hơn để nâng đỡ, vỗ về, chia sẻ… “Con dù lớn vẫn là con của Mẹ, đi hết cuộc đời lòng Mẹ vẫn theo con.” Khi con lớn khôn, bước vào đời, rời xa vòng tay che chở của Cha Mẹ, con đi xa cho thỏa chí tang bồng. Có thể là, con cần phải đi xa để lo cho sự nghiệp của mình. Hay cũng có thể là, con đi xa chứng minh rằng mình đã lớn, đã có thể tự lập được rồi, không còn muốn Cha Mẹ chăm nom nữa... Nhưng dẫu có xa đến đâu, dẫu con có phiêu bạt ở chân trời hay góc biển nào thì tình thương của Cha Mẹ ấy, tấm lòng của Cha Mẹ ấy vẫn dõi theo con như ánh trăng rằm theo người lữ khách đêm khuya. “Mẹ vầng trăng sáng thiên thu, soi đời con bước lãng du hải hà” Hơn thua, được mất ở đời… cái gì rồi cũng bị phủ mờ dưới lớp bụi của thời gian. Nhưng tình thương của Cha và của Mẹ thì không hề nhạt đi. “Biển đông có lúc đầy vơi, chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Với tình thương mênh mông của Cha Mẹ ấy, với công đức sinh thànhdưỡng dục ấy… phận làm con cái sao có thể quay lưng lại được. Kinh Thi có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo Thiên võng cực.” Nghĩa là: Cha sanh ta, mẹ nuôi ta, thương thay Cha Mẹ sinh dưỡng ta khó nhọc, muốn báo đáp ơn sâu, ơn đức của Cha Mẹ mênh mông như bầu Trời. “Mênh mông lòng mẹ thương ta, xin hòa thành bản tình ca dâng người.Vô phương trước sự báo đáp, đền trả công ơn sinh thành dưỡng dục, những người con chỉ có thể tri ân thôi và cũng chỉ có thể báo bổ trong muôn một thôi. Và nhất là đối với Cha Mẹ còn sinh tiền thì phải hết lòng phụng dưỡng, sớm viếng tối thăm, ân cần thưa hỏi. Chính sự thưa hỏi đó, làm cho Cha Mẹ được nguôi ngoa ở tuổi xế chiều, làm cho Cha Mẹ không cảm thấy cô liêu, quạnh quẻ với cái già, cái bệnh đơn côi. Với dòng chảy của thời gian trôi nhanh vun vút ấy, mấy ai trong nhân gian có thể thoát khỏi cảnh lão bệnh nầy. Lúc còn trẻ thì Cha và Mẹ đã vì mình mà lam lủ, bôn ba để tạo dựng, xây đắp cho gia đình, con cái. Vì vậy mà khi về già, sức khỏe của Cha Mẹ hao mòn, đau nhức toàn thân. Có bao giờ con đã trả ơn bằng cách đấm lưng cho Cha, bóp tay cho Mẹ chưa, hay con đã vô tâm bỏ mặc, lãng quên sự đau nhức ấy...

Ôi nói sao cho hết tấm lòng hi sinh cao cả, vô bờ bến một đời của Cha, một đời của Mẹ. Cho nên: “Ai còn Mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không!” Lời nhắn nhủ ấy, gần giũ, thân thương như bài ca “Bông hồng cài áo”. “Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?” Biết gì? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?””

Mùa Vu Lan năm nay lại về, xin cầu chúc cho hai đấng sinh thành khắp cả mười phương luôn được an lànhhạnh phúc trong tình thương yêu và kính trọng của con cháu. Xin cài lên áo anh, chị, em một đóa hoa hồng để biết là mình đang rất hạnh phúc còn Mẹ trên đời. Và "Vu Lan đến thêm người cài hoa trắng, trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi", xin chia buồn với những ai đã không còn Mẹ trên đời. Để rồi một ngày nào đó, "con về quỳ giữa quê hương, thầm hôn lên những bước đường Mẹ qua."

Chùa Phật Đà, San Diego ngày 9/8/2011.

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười Hai 201108:00
Khách
Nam Mô Đại Hiếu Mục kiền Liên Bồ tát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24863)
5 phút trong cuộc sống - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21508)
Ân đức của Mẹ - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 21739)
Ăn chay là một pháp tu - Tác giả: TT Thích Nguyên Tạng - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 22044)
Thiệu Đạo là người Trì Châu, đời Minh, đảm nhận chức quản lý tù nhân. Y hay đòi hỏi tù nhân về tiền bạc.
(Xem: 18508)
Bài học từ hòn đá - Tường Dinh diễn đọc
(Xem: 10573)
Biết Đủ - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thanh Vân
(Xem: 22055)
Bố Thí - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 23885)
Bông Hồng Cài Áo - Tác giả: HT Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 45330)
Buông bỏ như cánh chim trong cơn gió lớn Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên dịch Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 12045)
Buông Xả - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Tú Trinh
(Xem: 18957)
Ca Dao Tháng Bảy - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 18530)
Cách ăn tết của người Sài Gòn - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 41582)
Cái bình rỗng và hai tách ca phê; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 19701)
Cái ví da nâu - Tác giả: Hương Huyền - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 25236)
Nghe Contemplation của Himekami và khởi lên trong tâm những suy tư vào một buổi sáng thật đẹp... - Từ Ngọc
(Xem: 20866)
Cát và đá - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 16781)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 23385)
Con vốn là sa di chùa Báo Ân. Chùa cháy, thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tá bị câu lưu để điều trạ Thầy trụ trì khuyên con trốn đi để khỏi liên lụy...
(Xem: 19285)
Xưa, trên núi Thiết Sơn có một cây táo to lớn không biết mọc từ thời đại nào, chỉ biết rằng từ xưa tới nay, chưa ai hề trông thấy nó có hoa dù là rất nhỏ.
(Xem: 24971)
Cái bình rỗng và hai tách ca phê; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 28551)
Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già"...
(Xem: 20519)
Đời xưa, có một bầy rùa rất đông, ở dưới một gốc cây đại thọ. Trong bầy có một con rùa chúa (tiền thân của đức Phật Thích Ca) rất thông minh...
(Xem: 22310)
Cho và Nhận - Trần Thị Ngọc Mai - Giọng đọc: Hồng vân
(Xem: 19332)
Chọn một người cha - Tác giả: Ngân Bình - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 21202)
Vào một trong những tiền kiếp xa xăm, đức Thế Tôn làm một con vượn chúa có sức mạnh phi thườngtrí khôn vô địch. Vượn sống cạnh bờ sông đối diện với một hòn đảo.
(Xem: 19262)
Chúng tôi không cô đơn - Nguyên tác: Mary L. Miller - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 21262)
Ngày xưa, cách đây vô số kiếp, có một nước tên là Ba La Nại. Thuở đó có một người ham làm giàu đến nỗi không dám ăn no mặc đủ hoặc bố thí giúp đỡ ai.
(Xem: 22888)
Câu chuyện dòng sông; Tác giả: Thích Nhất Hạnh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 22464)
Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton.
(Xem: 14783)
Cô Độc Mà Không Cô Đơn - Bài của Quảng Tánh, Tường Dinh diễn đọc
(Xem: 22341)
Cô gái và gói bánh; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 24404)
Cõi âm có hay không - Tác giả: Minh Chi - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 19688)
Con đường Cái Quan - Tác giả: Bùi Quang Đạt - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 22700)
Vua xứ Ba La Nại một hôm cùng quân lính vào rừng săn thú. Đang lúc đi lùng bắt, bỗng vua gặp con voi trắng như tuyết, mình có sáu ngà, trông đẹp vô cùng...
(Xem: 18738)
Công chúa tháng mười hai - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 49738)
Cúng Quả Đường; Tác giả: Thích Nguyên Tạng; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 7913)
Do Dự - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Lê Khánh
(Xem: 6401)
Dựa Dẫm - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Phương Thanh
(Xem: 22273)
Đàn vịt trời; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 18043)
Đạo Phật là Đạo biết lắng nghe - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 15885)
Đạo Phậttuổi trẻ - Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21741)
Để gió cuốn đi; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 18791)
Đi tìm hạnh phúc - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 7744)
Điều Khó Quên Tác giả: Ni Sư Thích Nữ Như Đức Giọng Đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 21869)
Định Nghiệp trong Phật Giáo - Tác giả: HT Thích Thiện Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 20000)
Đối diện với khổ đau - Tác giả: Viên Minh Trần Minh Tài - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 7928)
Tác giả: Nguyên Đạo Văn Công Tuấn; Giọng đọc: Thanh Trì
(Xem: 15106)
Em là một hoa tươi đẹp - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 21199)
Bài đọc Văn Thơ: Em Và Tôi - Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 18904)
Điện đem lại cho con người ánh sáng, đem lại mọi tiện lợi. Ai là người đầu tiên làm ra máy phát điện? Đó chính là nhà khoa học lớn người Anh - Michael Faraday.
(Xem: 19425)
Hồi ấy, cách đây hơn 2500 năm, Ấn Độ có rất nhiều học thuyếtgiáo phái. Trong số đó có một phái tôn thờ quỷ thần...
(Xem: 18163)
Hai bức tranh trong một cuộc đời - Tác giả: Khánh Hòa - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 15393)
Đời nhà Minh, vào khoảng niên hiệu Chánh Đức, đảo Sùng Minh ở tỉnh Giang Tô bốn bề đều bị nước bao quanh, Vương Đại là một thuyền phu trên đảo.
(Xem: 16521)
Hàng rong - Tác giả: Nguyễn Ngọc Tuyết - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 18634)
Hạnh phúc trong tầm tay - Tác giả: Phan Minh Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 13389)
Hãy gọi đúng tên tôi - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 16511)
Hẹn với xuân sau - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 18495)
Bài đọc: Hoa nở giữa mùa đông - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 43796)
Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở trường Mỹ thuật về qua phố Tràng Tiền, họa sư Lê cũng không quên mua một bó hoa "Ti-gôn".
(Xem: 16122)
Họa Tùng Khẩu Xuất - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15115)
Xưa, có một vị minh quân cai trị một vương quốc trù phú thanh bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Đức vua tuy tuổi khá cao, nhưng đã nhiều năm trôi qua, vua vẫn chưa có được một hoàng nam nối nghiệp...
(Xem: 17243)
Hoằng Pháp lợi sinh - Trọng Nghĩa, Mộng Lan phỏng vấn HT Như Điển
(Xem: 15510)
Học để yêu thương - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 16251)
Hỏi Hay Đáp Đúng - Nguyên tác: K. Sri Dhammananda - Việt dịch: Thích Nguyên Tạng - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 6755)
Ích Kỷ - Sự ích kỷnguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả : tuy con người được hưởng thụ nhiều nhất, nhưng cũng là cá thể chịu khổ đâu nhiều nhất... Cẩm Ly đọc
(Xem: 19582)
Khổ Hạnh Lim Dim Mắt - Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Giọng Đọc: Quảng Định; Chánh Thường Kiệt; Như Tuyền
(Xem: 13614)
Mùa hè không những chỉ dành cho học sinh, sinh viên sau một năm học miệt mài mà còn cho cả người lớn yêu thích những chuyến viễn du, và là mùa của uyên ương hạnh phúc.
(Xem: 21291)
Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 18575)
Làm thế nào để hóa giải hận thù - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 19262)
Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt - Tuệ Sỹ
(Xem: 25329)
Ba ơi! Con đã có bông hồng cho má. Con muốn có một bông gì tượng trưng cho ba nữa!
(Xem: 14069)
Lối thoát - Tác giả: Ngân Bình - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 15736)
Thuở xưa, đức Bồ-tát đầu thai làm con một vị thương gia rất giàu có tại nước Ka Di. Khi lớn lên, Ngài dọn 500 cỗ xe đi buôn.
(Xem: 8778)
Lười Biếng - Bài viết này được trích trong tập sách Hiểu về Trái tim của Tác giả: Minh Niệm; Giọng đọc: Thái Hoà
(Xem: 17355)
Mẹ Quan Âm Cửu Long - Tác giả: Huỳnh Trung Chánh - Trình bày: Diệu Thủy
(Xem: 16938)
Mẹ tôi; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 13405)
Mẹ và Vu Lan - Tác giả: Huy Phương - Giọng đọc: Hồng Vân
(Xem: 14852)
Mẹ, câu chuyện không đoạn kết - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 18359)
Vợ chết được mấy tuần thì Thủ Huồng bỗng chiêm bao nghe tiếng vợ kêu gào rùng rợn khóc la, như đang bị ngục tốt dùng cực hình tra khảo...
(Xem: 18503)
Mộng làm Bồ tát giữa đời thường - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 17553)
Một bông hồng cho Cha; Tác giả: Võ Hồng; Giọng đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
(Xem: 19595)
Bài đọc Văn Thơ: Một thoáng vô thường - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 13775)
Mùa hoa thường trụ & một chút bình yên - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 11765)
Mùa Kỳ Diệu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 14002)
Mỗi chiếc lá như một bông hoa đẹp vô cùng, đến nỗi có một nhà văn đã gọi mùa thumùa xuân thứ hai của trời đất.
(Xem: 27991)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 12574)
Mùa xuân đi đâu - Tác giả: Ni Sư Như Đức - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14258)
Mừng Lễ Tạ Ơn - Tác giả: Tâm Diệu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14615)
Trong một khu rừng thẳm trên núi cao có một bầy nai cùng nhau chung sống, con số lên tới cũng cả trăm. Chúng đi theo những cánh đồng xanh mơn mởn, vừa ăn vừa đùa giỡn...
(Xem: 18369)
Năm hình ảnh trước cửa tử - Nguyên tác: HT Rastrapal - Việt dịch: Hải Trần - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 17984)
Newton đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.
(Xem: 10914)
Nghệ Thuật Tha Thứ - Giọng đọc: Hạnh Tuệ; Nhạc: Cảm ơn vô thường - Trình bày: Hùng Thanh
(Xem: 13134)
Nghĩ về mùa báo hiếu - Tác giả: Thích Nữ An Trí - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
(Xem: 14927)
Vị vua được coi là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ thời xưavua A Dục. Ông có một người con trai tên là Câu Na La rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ...
(Xem: 15333)
Nghiệp, Tái Sinh & Di Truyền Học - Tác giả: B. P. Kirthisinghe; Như Mai dịch - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 6209)
Tay ta nâng bát cơm mùi Hương Tích, Cạn với nhau một tách nước Tào Khê, Dẫn quần sanh Bảo Thành sớm quay về, Thuyền Bát Nhã dong buồm lên bến Giác...
(Xem: 7033)
Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng; Giọng đọc: Nguyên Hà
(Xem: 18479)
Nàng duyên dáng thùy mị dù chưa phải là hạng sắc sảo tuyệt trần, nàng cũng không điêu luyện các nghệ thuật ái ân, nhưng nàng lại ngầm quyến rủ bởi hơi thở thoảng hương thơm hoa sen...
(Xem: 19487)
Người Đẹp Và Bóng Hạnh Phúc - Tác Giả: Thích Nữ Thể Quán; Thích Nữ Cát Tường - Giọng Đọc: Kim Phụng; Đoàn Uyên Linh
(Xem: 13231)
Người đi tìm trăng giữa ban ngày - Tác giả: Cư sĩ Liên Hoa - Giọng đọc: Trọng Nghĩa; Mộng Lan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant