Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thơ Kệ Tổ Sư Liễu Quán

08 Tháng Ba 201400:00(Xem: 12967)
Thơ Kệ Tổ Sư Liễu Quán


THƠ KỆ TỔ SƯ LIỄU QUÁN (1667 – 1742) 

Thích Liễu Nguyên (thi hóa)

to_lieu_quan

Ảnh: Tổ Sư Thiệt Diệu – Liễu Quán
(1667 – 1742)

 

THÂN THẾ

Phú Yên, Bạch Mã, Đồng Xuân
Địa linh, đất ấy đã sanh Thánh hiền
Vào nămĐinh Mùi (1667) thiện duyên
Thánh nhân Thiệt Diệu sanh tiền họ Lê.

Lúc lên sáu tuổi ở quê
Mẹ hiền quá vãng, muôn bề nhớ thương
Thấy rỏ, vạn pháp vô thường
Xuất trần thượng sĩ, rộng đường tiến tu.

 

XUẤT GIA

Theo cha học đạo Tổ sư (lúc 12 tuổi)
Tế Viên Hòa thượng, ở chùa Hội Tông
Sau ra cầu pháp Giác Phong
Hàm Long, Báo Quốc, đằng Trong kinh thành.

 

BÁO HIẾU

Theo chân Lão Tổ tu hành
Năm sau (1691) thân phụ bệnh đành về quê
Phụng dưỡng thân phụ ở quê
Ngày ngày gánh củi miền quê qua ngày.

Bốn năm báo hiếu tháng ngày
Đến khi thân phụ sanh ngày Lạc Bang
Một thân, một bóng phương ngàn
Trèo đèo vượt suối trở về Huế (1695) đô.

 

THỌ GIỚI

Nhằm năm Đinh Sửu (1697) Kinh Đô
Thọ Cụ Túc Giới ở chùa Từ Lâm
Thạchh Liêm Lão Tổ quang lâm
Đàn đầu hòa thượng truyền tâm giới điều.

Từ đây thân y giới điều
Vân du vấn đạo ở nhiều bốn phương.
Năm Nhâm Ngọ (1702) tại Long Sơn.
Tử Dung tryền ấn Tâm ngời Tuệ soi.

ĐẮC PHÁP
Ý: TổTử Dung & Tổ Liễu Quán
Thơ: Liễu Nguyên

Kỷ mão (1699) đi khắp đó đây
Tìm thầy học đạo thoát ngay luân hồi.
Năm Nhâm Ngọ (1702) gặp Thầy rồi.
Tử Dung hòa thượng, đổi đời từ đây.

Tử Dung hỏi chổ hiển bày
“Muôn pháp về một, một về nơi đâu?”
Hãy luôn tu quán thật sau
Thì ngươi thấy rỏ trước sau ngọn ngành.

Vâng lời Tổ ấn tu hành
Bao năm khổ quán chẳng thành ,thẹnđau
Truyền Đăng Lục đọc đến câu
“Chỉ vật truyền Tâm, nhân bất hội xứ”

Nghĩa rằng ứng vậttỏ Tâm
Chẳng ai hiểu thấu khi Tâm rỏvật
Tâm ngộ pháp lạc, tịnh mật
Muốn mang pháp chứng cẩn bạch Tử Dung.

Nhưng vì cách trở muôn trùng
Đến năm Mậu tý (1708) mới cùng tổ xem
Tử Dung hoan hỷ xét xem
Sau rồi Tổ dạy cho thêm pháp mầu.

Tử Dung hỏi tiếp mấy câu
“Bờ thắm buôn tay, một mình cam chịu”
Tiếp tục Tử Dung dắt chìu
“Chết rồi sống lại, chê mình ai dám?”

Liễu Quán! vổ tay! trình đáp:
Trái cân là sắt,hợp pháp chưa thầy?
Tu Dung đám lại chưa đầy
Hôm sau gọi lại Tổ bày hỏi thêm.

Hôm qua việc vẫn chưa êm
Hôm nay Ngươi hãy trình thêm rỏ ràng
Biết đèn là lữa,đằng đằng
Cơm chín từ lâu , thưa rằng được chưa?

Nghe xong lời kệ trình thưa
Tử Dung hoan hỷquá ưa, gật đầu
Nhâm thìn (1712) vào hạ không lâu
Quảng Nam, lễ hội cùng nhau tắm Phật.

Tử Dung hỏi Sư ý Phật
“Phật Phật truyền nhau, Tổ Tổ truyền trao”
“Chẳng biết truyền nhau cái gì?”
Nghe lời tổ hỏi những gì, Sư thưa.

Liễu Quán cung kính thưa Ngài
Búp măng mộc trên đá dài muôn trượng
Chưa hết Sư tiếp khiêm nhường
Mai rùa long mọc nặng nhường ba cân

Tử Dungđáp lạiân cần
Ngựa đua dưới nước thuyền vần trên non
Nghe lời Tổ dạy sắt son
Liễu Quán đáp lại, Con còn mấy câu.

Đứt dây,đàn vọng đêm thâu
Gãy sừng trâu rống thâu đêm chốn cùng
Nghe xong tổ thấy ung dung
Từ nay Pháp Phật dung dung tổ truyền.

 

NGUYÊN TÁC

Nhâm Ngọ (1702) Minh Hoàng Tử Dung dạy Sư quán yếu chỉ sau:

Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Gần 8 năm tham cứu mà chưa lãnh hội, trong lòng Sư tự lấy làm hổ thẹn [7]. Một hôm, nhân đọc sách Truyền Đăng Lục đến câu:

Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ (Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được)”, thoạt nhiên Sư tỏ ngộ được yếu chỉ của Thiền.Vì núi sông cách trở, Sư chưa thể đến đến trình kệ với Tổ Tử Dung được.

Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), 42 tuổi, Sư Liễu Quán lại trở ra chùa Ấn Tôn (Từ Đàm – Huế) cầu Thiền sư Tử Dung ấn chứng.

Sư đem hiểu biết của mình trình bày ra, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thì nghe Thiền sư đọc:

Huyền nhai tán thủ,

tự khẳng thừa đương,

Tuyệt hậu tái tô,

khi quân bất đắc

(Hố thẳm buông tay,

Một mình cam chịu

Chết rồi sống lại,

Ai dám chê mình ?)”

Minh Hoằng Tử Dung: Vậy là thế nào, nói nghe?

Thiệt Diệu Liễu Quán: Không đáp, chỉ vỗ tay cười ha ha.

Minh Hoằng Tử Dung: Chưa phải.

Thiệt Diệu Liễu Quán: Bình thùy nguyên thị thiết (Trái cân vốn là sắt).

Minh Hoằng Tử Dung: Chưa nhằm.

Minh Hoằng Tử Dung: Hôm qua việc đã chưa xong, nói lại xem!

Thiệt Diệu Liễu Quán:

 

Tảo tri đăng thị hỏa,

Thực thục dĩ đa thì!

(Sớm biết đèn là lửa,

Cơm chín đã lâu rồi!)”

Minh Hoằng Tử Dung: Thầm khen gật đầu.

Mùa hạ,Nhâm Thìn (1712), Thiền sư Tử Dung vào Quảng Nam dự lễ "Toàn viện" (theo văn bia). Nhân đó, Sư Liễu Quán đem trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật). Minh Hoằng Tử Dung hỏi:

Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật truyền nhau; chẳng hay truyền trao nhau cái gì?

Thiệt Diệu Liễu Quán:

Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,

Quy mao phủ phất trọng tam cân.

(Búp măng trên đá dài một trượng,

Cây chổi lông rùa nặng ba cân)”

Minh Hoằng Tử Dung:

Cao cao sơn thượng hành thuyền

Thâm thâm hải để tẩu mã.

(Chèo thuyền trên núi cao,

Phi ngựa dưới đáy bể)

Rồi hỏi: Là sao?

Thiệt Diệu Liễu Quán:

Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống

Một huyền cầm tử tận nhật đàn.

(Trâu đất gãy sừng rống suốt đêm.

Đàn tranh đứt dây gẩy trọn ngày)”

Trích dẫn từ:http://vi.wikipedia.org

 

HOẰNG HÓA

Kế thừa tổ ấn trao truyền
Y tam thừa giáo, chèo thuyền độ tha
Đằng Trong nước Việt bao la
Chánh hưng Phật giáo sáng ra năm nào.

Thiền Tôn khai trụ nương vào (Nhâm Dần 1722)
Quí sửu (1733), Giáp Dần (1734), Ất Mão (1735) thiện duyên
Bốn Đại Giới Đàn dự truyền
Tiếp tăng độ chúng hưng thiền chánh Tông.

Ngồi tòa Bát Nhã Tánh Không
Canh Thân (1740) Đại Giới Long Hoa, Ngài truyền.
Chánh pháp tỏa khắp mọi miền
Võ Vương – Chúa Nguyễn (1738 – 1756)nghe tiếng ban truyền .

Chúa sai quan đến thỉnhliền
Mời Ngài vào phủ, dịp chiêm bái Ngài.
Nhưng vì thích cảnh liên đài (lâm tuyền)
Ngài xin ở lại chốn đài Viên Thông.

Dưới núi Ngự Bình đồi thông
Nhiều lúc Chúa ngự vào trong vấn Thiền.
Mùa thu lá rừng trước hiên
Báo tin nhập diệt mặc nhiên trở về.

Viên Thông chốn tịnh thanh khê
Ngài phó chúc kệ mọi bề bảo ban
Ngài dạy đồ chúng nên làm
Y theo giới luật tu bằng tinh chuyên.

Chúng tăng vâng lời Ngài truyền.
Kế thừa chánh pháp, làn truyền thịnh hưng
Năm Nhâm Tuất (22/11/1742) hiệu cảnh hưng
Sau thời cúng ngọ bổng dưng Ngài truyền.

Giờ Mùi đồ chúng kính tuyên
Ngài ngồi kiết tọa an nhiên Niết bàn
Đồ chúng tiếp độ muôn ngàn
Bốn chín đệ tử nối truyền pháp Tông.

Hay tin chúa Nguyễn ban phong
Hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng
Quý hợi (19/2/1943) nhập tháp một phương
Thiên Thai Thiền Tôn ngát hương tháp Ngài.

THƠ KỆ PHÚ CHÚC NIẾT BÀN
Sáng ngộ: Tổ Sư Liễu Quán


Hán Việt:

Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc duyệt dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông.

Việt Dịch:

Hơn bảy mươi năm trong thế giới
Không không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay mãn nguyện về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông

Trích nguồn: Web Tosuthien.net

thap_to_lieu_quan

Ảnh: Tháp Tổ Liễu Quán Tại núi Thiên Thai Thiền Tôn (Huế)

 

DÒNG KỆ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN
Sáng kệ: Lâm Tế đời 35 Tổ sư Liễu Quán


Hán Việt:

Thật Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong.

Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công.

Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hạnh Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chân Không.

 

Việt dịch:

Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng.

Giới định phước tuệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công.

Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chánh tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không.

(Thiền Sư Nhất Hạnh dịch)

 

THƠ HÓA: DÒNG THÁNH KỆ TỔ SƯ LIỄU QUÁN

 Dòng kệ: Tổ Sư Liễu Quán
Hóa thơ:Thích Liễu Nguyên

Thật: Chơn Không – Bát Nhã hằng nương
Tế: Từ Bi cứu độ muôn phương nương nhờ
Đại: Hoa Nghiêm cùng khắp vô bờ
Đạo: Sanh Phương Tiện giải, tu thời thoát ly.

Tánh: Phật tánh chiếu khắp mọi khi
Hải: Bao la biển Tuệ đến đi không còn
Thanh: Thanh tịnh ba nghiệp vuông tròn
Trừng: Rỏ Tâm thấy pháp, chẳng còn tâm si

Tâm:Dụng Tâm hợppháp mọi khi.
Nguyên:Bản lai vạn pháp không hai khắp cùng
Quảng:Bao la phổ độ muôn trùng
Nhuận: Thấm nhuần pháp Phật trùng trùng hóa sanh.

Đức: Từ Bi tánh đức Phật ân.
Bổn:Góc Tâm có Phậtdiệu chân rạng ngời.
Từ:
Từ BiTrí Tuệ muôn đời
Phong: Trụ nhân cốt cách thảnh thơi tu trì.

Giới: Chiếc áo lành mặc mọi khi
Định: Luôn theo chánh pháp tu trì bình an.
Phước: Quả thiện hưởng phước lạc ban
Huệ: Sáng soi thường chiếu xóa tan mê mờ.

Thể: Nơi chổ hoạt dụng nương nhờ
Dụng: Hợp cùng Thể Tướng sờ sờ khắp nơi
Viên: Cả ba hợp nhất muôn đời
Thông:Chẳng ai cản được Pháp thời duyên sanh.

Vĩnh: Từ vô thỉ, pháp vô sanh
Siêu: Vượt lên Tam giới vô sanh nẻo về
Trí:Thấu rỏ vạn pháp mọi bề
Quả: Sanh từ Phước Trí đề huề lạc ban.

Mật: Trong pháp mật hiện muôn vàn
Khế:Tam thời khế hợp vượt ngoài thời gian
Thành:Quả thiện nay đã viên mãn
Công: Làm nhiều công quả thiện an sau này.

Truyền:Thừa truyền chánh pháp lý đầy
Trì: Tu trì pháp Phật, truyền đầy thế nhân.
Diệu: Đầy đủ lý của pháp nhơn
Lý:Khế hợp Diệu ấy thiện nhân tu hành.

Diễn: Xiển bày chánh pháp rành rành
Xướng: Ngợi ca pháp Phật thực hành đồng tu
Chánh: Nẻo đúng hướng dẫn kẻ ngu
Tông:Chính là Tông Phật vân du truyền thừa.

Hạnh:Thực hành hạnh nguyện Tam thừa.
Giải: Liễu tri vạn pháp BaThừa đồng quy
Tương: Tâm hợp chánh pháp mọi khi
Ứng: Ứng theo phương tiện tức thì ngộ ra.

Đạt: Đạt đến chổ vốn Không Ta
Ngộ: Thấy rỏ Ngũ Uẩn thoát ra luân hồi
Chơn: Có ngay trong pháp luân hồi
Không:Thiệt, không, thường,có ba thời chẳng sai.

 

KHỞI NGUỒN LIỄU QUÁN THẬT TÔNG
Thơ: Liễu Nguyên

Một chữ nối Pháp một đời
Pháp Phật truyền thừa bao thời Tổ trao
Bốn mươi hai chữ 42 đời
Xuất gia, Phật tử rạng ngời chánh Tông.

Khởi nguồn Liễu Quán Thật Tông
Đời sau Không kệ,cùng Tông Niết bàn
Trùng trùng đắc pháp muôn ngàn
Thân y giới luật, lạc bang hướng về.

Pháp Phật là cánh đồng quê
Bao la pháp lạc bốn bề đồng tu
Lục độ, Bồ Tát vân du
Rộng truyền Phật pháp nẻo cùng chốn mê.

Nhớ núi Linh Thứu Thánh quê
Phật trao Ca Diếp khởi bề ấn tông
Chánh pháp Phật tổ dung thông
Đến nay nhân loại rỏKhông baothời.

Muôn đời chánh pháp rạng ngời
Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao
Pháp luân thường chuyển đẹp sao
Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền.

Nam mô Tà Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh.
Mam mô Mô Tây Thiên Đông Độ, Việt Nam Du Hóa Lịch Đai TổSư chứng minh.
Nam mô Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Ngũ Thế Viên ThôngThiên Thai Thiền Tôn Tự Thiệt Diệu Liễu Quán Tổ Sư Chứng minh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24637)
Có lần tôi đi ngang Qua vỉa hè Ðồng Khởi Một bà ôm chiếc gối Ðứng hát như người say
(Xem: 25401)
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ
(Xem: 21332)
Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẳn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù
(Xem: 34950)
Thế gian bể khổ trầm luân, Ðạo thuyền sẵn đón Thiện nhân hữu phần, Ðưa qua bến giác ngộ chân, Tây phương cực lạc, Ðắc thân Bồ Ðề
(Xem: 13883)
Nhìn ra trăng nước vơi đầy, Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi! Đáy lòng vằng vặc gương soi, Thăng hoa nhân quả đón người thăng hoa!
(Xem: 16611)
Trời vẫn xanh, mây vẫn trôi, Chờn vờn hoa nắng lượn ven đồi. Rung rinh cánh gió ru hồn nhạc, Róc rách nguồn khe nước chảy xuôi.
(Xem: 26739)
Người hạnh phúc và người đau khổ Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc Đều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may
(Xem: 16248)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
(Xem: 20843)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant