Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh

21 Tháng Tư 201618:01(Xem: 27627)
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ”
trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh


GS Nguyễn Vĩnh Thượng

Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh. Thầy Nhất Hạnh đã viết bài văn ngắn “Bông Hồng Cài Áo” tại Medford vào năm 1962, thầy đã trích dẩn các khổ 1,2 và 6 (hai khổ đầu và khổ cuối) của bài thơ Mất Mẹ để dẩn chứng tình mẹ con, với sự thay đổi nhiều chữ từ bài thơ gốc; thầy đã không ghi tác giả của bài thơ nên rất nhiều người đã nghĩ rằng bài thơ này là do chính thầy đã sáng tác. Thật ra thì thầy Nhất Hạnh đã viết: Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị có nghĩa là Thầy không phải là tác giả của bài thơ này, có lẽ nhiều người không để ý đến câu viết này:
“Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:
“Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.”
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi”.
(Nhất Hạnh, Bông Hồng Cài Áo)
Tác giả bài thơ Mất Mẹ là thi sĩ Xuân Tâm (1916 – 2012). Đây là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, tức là mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gồm có 6 khổ như sau:

Mất Mẹ
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ la dạy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông Chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.
Xuân Tâm

Bài thơ này được chọn làm bài ám đọc trong giờ học môn Quốc văn ở lớp tiểu học của thế hệ thập niên 1940, 1950. Tương tự đoạn văn ngắn Tôi đi học được trích từ tập truyện ngắn Quê Mẹ của Thanh Tịnh (1911 – 1988) do nxb Đời Nay xuất bản ở Hà Nội vào năm 1941, được chọn làm bài giảng văn cho học sinh trung học thế hệ 1950, 60, đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam, rất nhiều học sinh trung học đã thuộc lòng đoạn văn này. Cũng tương tự đoạn văn ngắn La rentreé des classes (Ngày tựu trường) được trích từ quyển tự truyện Le Livre de mon ami (Cuốn sách của bạn tôi) của nhà văn Pháp Anatole France (1844 – 1924), được xuất bản vào năm 1885 ở Pháp, đã được đưa vào môn Pháp văn cho học sinh trung tiểu học thế hệ 1940, 50, 60 và đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam.
Bài thơ Mất Mẹ được trích từ tập thơ Lời Tim Non của Xuân Tâm, được xuất bản vào năm 1941 tại Hà Nội, gồm các bài thơ được sáng tác từ năm 1935 (lúc ấy Xuân Tâm được 19 tuổi) đến năm 1941.
Xuân Tâm là bút hiệu của Phan Hạp. Ông sanh năm 1916 tại tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong các thi sĩ của phong trào thơ mới vào thời tiền chiến. Trong quyển Thi Nhân Việt Nam (1932 – 1941) của Hoài Thanh và Hoài Chân, xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1941, đã giới thiệu Xuân Tâm trong phong trào thơ mới.
Ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2012 tại Hà Nội, hưởng thọ được 97 tuổi.

*-*-*
Trong cuốn Bông Hồng Cài Áo, thầy Nhất Hạnh đã viết: Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s day) mồng mười tháng năm.
Bài văn ngắn Bông Hồng Cài Áo được Thầy Nhất Hạnh viết tại Medford (Oregon, Hoa Kỳ) vào năm 1962. Như vậy có thể Thầy có ý nói Ngày Mẹ (Mother’s day) là ngày 10 tháng 5 năm 1962, đây là ngày thứ Năm (Thursday); cũng có thể Thầy có ý nói hằng năm thì ngày lễ Ngày của Mẹ vào ngày 10 tháng 5. Ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày Mẹ là ngày lễ vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó; do đó mỗi năm ngày lễ này thay đổi theo ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó.

*-*-*
Ở phương Tây, có “Ngày của Mẹ”(Mother’s day) và “Ngày của Cha”( Father’s day):
-Ở Hoa kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của Mẹ” vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng 5 ( The Mother’s day date in United States and Canada is on the second Sunday of May each year).
-Ở Hoa Kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của cha”( Father’s day) vào ngày Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6 mỗi năm ( The Father’s day date in United states and Canada is on the third Sunday of June each year).

Năm nay, 2016, ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày của Mẹ là ngày Chúa Nhật 08 tháng 5 năm 2016; Ngày của cha là ngày Chúa Nhật 19 tháng 6 năm 2016.

Toronto, 20 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Vĩnh Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5636)
Bao đêm dài qua đi Mạng sống càng thêm giảm Như nước chứa trong bình Đang từ từ hút cạn
(Xem: 6075)
Nén nhang thành kính trước thờ Ba, Thấm thoắt hai lăm đã chóng qua.
(Xem: 5809)
Một lòng ngưỡng vọng Quan Âm Tay cầm nhành liễu âm thầm rãi ban
(Xem: 5831)
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người…
(Xem: 5911)
Đây đó có nhiều em xấu số, Không cha, hoặc có nhưng “trời ơi”; Tôi mừng lũ nhỏ vui nhờ bố, Khen Ảnh – người cha khá tuyệt-vời.
(Xem: 5593)
Bố thường ít nói: “Yêu con!” Mặc dù tình cảm sẵn luôn tràn đầy Tuy nhiên đôi chữ nhỏ này Rất là khó nói để thay tiếng lòng.
(Xem: 5612)
Biết rằng đồng sàng dị mộng Sống rồi cũng phải tuỳ duyên Cuộc đời qua đêm rồi sáng Đó là quy luật tự nhiên
(Xem: 8361)
Ngài sinh ra để kế thế Sơ Tổ Nhân Tông Ngài hiện thân để khôi phục Thiền Tông Việt Nam Phật Giáo Việt Nam có Thiền Phái Trúc Lâm Rạng rỡ huy hoàng gần ngàn năm lịch sử
(Xem: 5989)
Nếu đã biết cuộc đời là mộng ảo Dù có buồn có khổ cũng không đâu Trăm con sông còn có một nhịp cầu Nhìn mây trắng mà vơi đi phiền muộn
(Xem: 6082)
Chuông chùa vẳng tiếng sớm mai hồng, Động tịnh muôn loài thảy bước thông.
(Xem: 5159)
Rực sáng y vàng Hạ an cư Nương theo lời dạy quán Chân Như Chư Tăng hội tụ cùng sách tấn Phật pháp muôn vàn chẳng thiếu dư
(Xem: 6143)
Ngày xưa có vị tỳ kheo Cất am sườn núi cheo leo non ngàn Lánh xa bụi bặm trần gian Một lòng thiền định, đạo vàng chuyên tu
(Xem: 5927)
Phật và đệ tử một ngày Thong dong tản bộ cạnh ngay cánh đồng Chợt đâu thấy một đám đông Quây quần làm lễ vô cùng nghiêm trang
(Xem: 6293)
Ngày xa mẹ, Tám phương trời, mười phương Phật, Tôi ra đi nghìn dặm, Trên lưng vác cả trăng sao.
(Xem: 9984)
“Phật ở nơi nào Phật ở đâu Bao năm tìm đến bạc mái đầu Giờ đây nhìn lại lòng thấu hiểu Phật ở tâm người tỉnh lặng sâu.”
(Xem: 5745)
Tu Phật không khó Chỉ khó nơi ta Chẳng biết bỏ tà Theo con đường chánh
(Xem: 5595)
Sống một ngày an lạc, Nhận giá trị một ngày, Niềm vui đừng phó thác, Cố giữ đừng chia tay.
(Xem: 5391)
Dâu bể trần gian mãi khóc thương, Khổ vui mấy chốc lại mờ sương. Tóc xanh rạng rỡ nhiều mơ ước, Đầu bạc âm thầm lắm vấn vương.
(Xem: 6255)
Quá khứ qua rồi hãy cứ quên Cuộc sống trăm năm chẳng chắc bền Thế gian thành trụ trò hư ảo Như khói mây mờ giữa bóng đêm
(Xem: 5279)
Phật Pháp suối nguồn nối tiếp luôn Tuỳ duyên tu tập chẳng nói suông Lợi ích an vui thường tinh tấn Vấn đạo hành trì học bỏ buông
(Xem: 7142)
Thiền sư cất túp lều tranh Một mình ẩn dật tu hành rừng sâu Thị thành xa lánh từ lâu Tâm hồn thanh thản, đạo mầu kiên trinh.
(Xem: 8159)
Làng kia có một lão bà Sống đời lầm lũi, cửa nhà đơn côi Chồng con đều đã qua đời Bà nhờ mảnh đất nhỏ nơi sau nhà
(Xem: 5874)
Ngọn lửa sáng ngời cả năm châu Trái tim Bồ Tát rực trời âu Như như bất động ngồi yên lặng Sức mạnh từ bi khắp địa cầu
(Xem: 8627)
Lá cờ Phật Giáo thiêng liêng Năm châu bốn biển mọi miền Thắm tô màu cờ ngũ sắc Biểu trưng Đạo Phật linh thiêng
(Xem: 9848)
Lá cờ Phật Giáo tung bay Năm châu bốn biển đẹp thay Đạo Vàng
(Xem: 5684)
Thầy đi về cõi hư không Con chừ ở lại bên dòng thời gian Cuộc đời nước chảy miên man Biết bao hoa nở sớm tàn phù du
(Xem: 11989)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa, Công ơn dưỡng dục khó phôi pha. Đem đường chơn chất nhờ tình Mẹ, Dẫn lối quang minh cậy đức Cha.
(Xem: 8359)
Bể khổ trầm luân quả nặng vai, Sông mê bến giác tỏ cùng ai. Xuân thời nhập thế chìm đen trắng, Đông tiết ẩn thân vướng đúng sai.
(Xem: 6352)
Chùa là hình bóng quê hương Chở che nguồn cội yêu thương muôn đời Giữ trang sử ngọc tuyệt vời Luyện tôi son sắt rạng ngời Tổ Tiên
(Xem: 6589)
Phương trời cao rộng áo nâu bay Mây trắng đường xưa mãi nhớ hoài Tự do siêu bước đường giải thoát Thấm ướt vai sòng khách vãng lai
(Xem: 7362)
Niềm vui thiền tập đẹp đi thôi Tỏa sáng tâm linh mỗi phút ngồi Gió yên sóng lặng từ tâm quán Tập khí lâu đời tự cuốn trôi
(Xem: 5630)
Phật pháp cao siêu khắp biển trời Núi non huyền diệu cảnh chơi vơi
(Xem: 6089)
Vui được gặp duyên may Hiện ra trong cõi này Chắt chiu từng phước báu Khỏi phải chịu lung lay
(Xem: 6552)
Nghiệp lực đeo nhau suốt cõi đời, Đau thương khổ ải biết nào lơi.
(Xem: 8620)
Vô Ưu hoa nở lòng người Nhớ ngày Phật Đản muôn đời chẳng quên Cùng nhau hướng thiện thêm lên Cho đời bớt khổ cho thêm nụ cười
(Xem: 5637)
Mưa rơi ướt thấm từng ngày Như bao dòng lệ trong ngoài quê hương Ai gây thảm cảnh tang thương Biển bờ cá chết đau thương khốn cùng
(Xem: 6191)
Chiều lên chùa núi viếng thăm Thầy, Văng vẳng chuông ngân khắp chốn này.
(Xem: 6612)
Giáo lý Phật dạy con người ngay thẳng Dựa vào dân vũ trụ sống hòa cùng Đơn giản thôi phụng sự cho của chung “Hãy nhìn lại” để sống cho xứng đáng !
(Xem: 7083)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 6722)
Bình minh tỏa rạng phía chân mây, Lạy Phật linh thiêng sớm gặp Thầy.
(Xem: 7472)
Bao đời cách trở lại tìm nhau, Cùng hội chung thuyền trước bể dâu. Hiểu được nhân duyên thôi hối tiếc,
(Xem: 7475)
Vài hàng kính gửi Mẹ yêu Mỗi khi con nói Mẹ chiều Mẹ nghe Mẹ là người bạn cận kề, Suối nguồn tình Mẹ không hề cạn vơi. Đôi khi lòng Mẹ tơi bời,
(Xem: 7697)
Bái lạy không phải khom lưng cúi xuống Mà chính là bỏ “ngạo mạn” trong tâm
(Xem: 8232)
Đời chen lộn trăm ngàn đường ngang trái Cuốn người vào trong một cuộc phù du Theo vật dục miếng mồi ngon mê mải Đưa ta vào trong tăm tối, ngục tù.
(Xem: 5168)
Vườn chùa bát ngát quê hương, Mừng đoàn Viên Giác bốn phương trở về, Hạt tâm gieo mát chùa quê, Suối nguồn Phật Pháp chưa hề lãng phai...
(Xem: 9093)
Vẫn tu học mà sửa hoài chẳng được Sao thằng tui cứ lì lợm quá trời Thấy ánh sáng mà chân hoài chẳng bước Cứ miệt mài bóng tối với ma trơi
(Xem: 10739)
Ta đã sống suốt chiều dài ảo ảnh Đi bên đời cùng vết cũ tiêu tương Từ vạn kỷ trôi theo dòng ngoại cảnh Nhìn trên đầu mái tóc phủ màu sương
(Xem: 10621)
Có đôi lúc ta thấy mình bất hạnh Bao lụy phiền cứ mãi đuổi theo ta Nhìn bốn phía, một màn đêm cô quạnh Mở con tròng là thấy những hồn ma
(Xem: 7711)
Ta là một bông hoa Sinh ra từ lòng đất Với thông điệp chỉ là Dâng cho đời hương sắc
(Xem: 8148)
Bước xuống trần gian một buổi chiều Một mình đi suốt cuộc cô liêu Tìm chi trong cõi mênh mông ấy Mà khóc âm thầm, khóc quạnh hiu?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant