Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Oan ức không cần biện bạch

18 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 20946)
Oan ức không cần biện bạch
OAN ỨC KHÔNG CẦN BIỆN BẠCH
Tịnh Thủy

Có lẽ không một ai trong chúng ta không biết đến sự tích Quan Âm Thị Kính. Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân gian từ lâu qua nghệ thuật hát chèo, cải lương, kịch ảnh, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Tích chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được sáng tác vào năm nào và do ai sáng tác, chỉ biết bản in đầu tiên bằng quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Bản này gồm có 788 câu thơ lục bát và một lá thư của Kính Tâm viết cho cha mẹ. Đến năm 1997 tại hải ngoại xuất hiện bản văn xuôi do Thiền Sư Nhất Hạnh kể và do nhà xuất bản Lá Bối in, sau đó bản văn xuôi này được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng phát hành trên thế giới

Nội dung tích chèo Quan Âm Thị Kính và truyện thơ cũng như truyện kể bằng văn xuôi Quan Âm Thị Kính là một. Thị Kính pháp danh Kính Tâm là một trong những hoá thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Cốt chuyện được tóm lược như sau: 

Có một chàng trai xuất gia tu hành liên tiếp trong chín kiếp. Đến kiếp thứ 10 tức là kiếp cuối sẽ đắc đạo Phật quả, chàng thác sinh làm con gái nhà họ Mãng ở quận Lũng-tài. Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư sinh, con nhà giầu có họ Sùng. Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kia chàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh. Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn nơi tay đang cầm kéo, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hô lên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, cha mẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cố ý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàng đến để giao trả nàng lại.

Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sóc song thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗi khổ đau của cuộc đờitính chất vô thường của vạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn trước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của con người. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôi thúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát. Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùa ni và người nữ không được phép xuất gia, nên nàng giả dạng nam-nhi, đến chùa Vân [1] xin qui y theo Phật. Được sư cụ trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Kính-Tâm.

Lòng trần tưởng đã rửa sạch do công phu tu tập mỗi ngày. Nào ngờ việc oan trái lại đến. Một cô gái trong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông giầu có, hiện đương kén chồng, thường hay đến chùa lễ Phật. Thị Mầu thấy Kính-Tâm thanh tao tuấn tú, đem lòng say mê, nhưng Kính-Tâm thì vẫn thờ ơ. Trong một giây phút không tự chủ được lòng, trong nỗi say mê khao khát dục tình, cùng với nỗi tuyệt vọnglòng tự ái bị tổn thương, Thị Mầu đã thông dâm với người tớ trai trong nhà, sau đó có thai. Chuyện đổ bể, làng biết, gọi ra tra hỏi thì Thị Mầu đổ lỗi cho Kính-Tâm. Kính-Tâm bị hội đồng làng bắt tra tấn, hạch hỏi nhưng Kính Tâm quyết một mực nói rằng chưa từng bao giờ phạm giới dâm dục với bất cứ ai. Động mối từ tâm Sư phụ của Kính Tâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranh ngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dư luận của dân làng phản đối.

Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đem đi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quan chùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính-Tâm ẩn nhẫn nuôi đứa hài nhi mặc cho mọi người cười chê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch. Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại cho cha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc.

Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính-Tâm là gái giả trai, mới khám phá ra nỗi oan ức mà Kính Tâm đã nhẫn chịu bao năm nay. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. 

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính trên cho thấy Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. [2]. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhục không bờ bến. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồi bị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan, rằng tôi là phận gái. Kính Tâm biết nếu mình nói là gái thì chắc chắn hội đồng làng sẽ ngưng tra khảo và được giải oan ngay, nhưng Kính Tâm đủ sức nhẫn chịu một cách bình thản không nổi niệm sân giận những nghịch cảnh, những cái mà người đời thường gọi là những điều bất công và những nỗi oan ức. Kính Tâm nghĩ rằng “Tất cả chúng sinh vì có nhân duyên tội lỗi mới xâm hại nhau. Hôm nay ta nhận thọ mọi khổ não này, ấy bởi nhân duyên đời trước cảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tội lỗi, nhưng quả báo gieo đời trước đã đến mùa chín trái, ta phải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đến đòi, kẻ ấy đương nhiên vui vẻ mà trả.” Thêm nữa, Kính Tâm nghĩ rằng: “Chúng sinh bởi mê mờ nên thuận dòng sinh tử, hễ bị ai xâm phạm là nổi niệm sân giận, hễ được ai mến thương chiều chuộng bèn vui mừng ưa thích, hễ gặp việc khủng bố thì khủng hoảng kinh hoàng. Mình thì ngược lại, đang nghịch dòng sinh tử, đang trôi ngược về nguồn, nên không thể sân giận với những điều nghịch hại, không mừng vui với những điều ái kính, không sợ hãi đối với những nguy hiểm gian lao...”

Kính Tâm nghĩ rằng trong suốt cuộc đời hoằng pháp của đức Từ phụ, Ngài chưa từng giận dữ, dù Ngài bị ngược đãi nặng nề hay dù các đệ tử của Ngài nhẫn tâm chống Ngài và bỏ Ngài mà đi, Ngài vẫn luôn luôn thân ái, từ biđộ lượng. Nên quyết một lòng noi theo gương đức Từ phụ và luôn luôn nhớ lời Ngài dạy trong Kinh Lục Độ Tập:

“Người đắm say vướng mắc
Thì không còn sáng suốt
Tạo khổ nhục cho mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Kẻ buông lung thân tâm
Không hành trì giới luật
Vu cáo làm hại mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an.

Kẻ vô ơn dối mình
Tâm địa đầy oán thù
Tạo bất công oan ức
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Hơn nữa, Thị Kính khi quyết định xuất trần lên đường tu đạo giải thoát, đã phát nguyện bồ đề tâm, đã phát nguyện thành Phật vì lợi ích cho chúng sinh. Nàng thực hiện đại nguyện ấy bằng cách thể hiện một cách thực tiễn tấm lòng tôn trọng, quí chuộng và yêu thương những kẻ khác, kể cả những người hành hạ mình, thù ghét mình và vu oan giá hoạ cho mình, những người mà Kính Tâm thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong tham dục, trong hận thùsi mê. Như vậy, nỡ lòng nào lại gây thêm khổ cho họ. Cũng không khác gì người bị tai nạn gẫy tay, ta đã không chăm sóc băng bó vết thương mà lại can tâm bẻ luôn chân họ sao đành? Nếu nói rằng mình là gái, là kẻ bị oan ức, thì biết bao điều đau khổ sẽ đổ ụp xuống cho Thị Mầu với đứa con trong bụng nàng, cho người tớ trai của gia đình Thị Mầu đang phải lẩn trốn và ngay cả cha mẹ Thị Mầu nữa. Có quá nhiều người liên luỵ sẽ phải đau khổ và từ đau khổ sẽ sinh ra oán thù và cứ như thế chồng chất lên mãi. Kính Tâm vui vẻ nhẫn chịu một mình để thay cho những người kia khỏi khổ và cũng là để gỡ mối dây ràng buộc oán thù với nhau. Chỉ một nút dây được tháo gỡ là tất cả được tháo gỡ.

Kính Tâm vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ: hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thù. Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình. Quả là như vậy, trong lễ trà tỳ Sư Kính Tâm có đông đủ mọi người trong chùa và dân trong làng tham dự, chắc không còn trái tim nào mang oán thù và chắc tâm người nào cũng rung một nhịp thương yêutha thứ cho nhau. Trái tim bồ tát của Kính Tâm đã đi vào trái tim mọi người từ thân đến sơ, từ thù đến bạn.
Xin một lòng cung kính chắp tay niệm: Nam Mô Quan Âm Thị Kính Bồ Tát.

Tịnh Thủy


Chú Thích:
[1] Chùa Vân là tên tắt của Pháp Vân Tự hay còn gọi là Chùa Dâu, là nơi phát xuất của tích chuyện Bồ Tát Quan Âm Kính Tâm. Để người ta mãi mãi nhớ rằng đức Quan Âm này xuất thân từ một người nữ, nên dân chúng thường gọi là Bồ Tát Quan Âm Thị Kính và ca dao Việt Nam có câu:
Xem trong cõi nước Nam ta
Chùa Vân có đức PhậtQuan Âm
Phật Bà Quan Âm đây là Phật Bà Quan Âm Kính Tâm, hay nói gọn hơn là Quan Âm Thị Kính

[2] Hoà Thượng Thích Minh Châu giảng: “Nhẫn nhục là một trong những đức tính quan trọng của tu sĩ Phật Giáo, dùng để đối trị tính sân giận. Trong sáu hạnh của Bồ Tát, thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba. Sách Phật phân biệt có ba loại nhẫn: (1) Sinh Nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi gặp những người khác chử mắng hay bức hại mình. (2) Pháp Nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa gió nóng lạnh... đều xem như không, không chút than van oán trách. (3) Vô Sinh Pháp Nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không. “Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hoà, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu” (Quan Âm Thị Kính)” [Tự Điển Phật Học Việt Nam]


Bài đọc Thêm:
Hình Ảnh Phật Quan Âm Trong Thi Ca Việt Nam, Đào Nguyên

 Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4377)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3949)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7242)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4161)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4270)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4097)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4312)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4140)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3317)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4375)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4775)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2896)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3794)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3423)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3850)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4882)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4527)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4340)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4661)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5477)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4341)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4177)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3385)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2762)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3661)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5463)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4066)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4354)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3865)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4887)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4604)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4358)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 3319)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông.
(Xem: 4292)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4762)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4412)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4294)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5304)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4785)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5465)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4531)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4921)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4421)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4613)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 5065)
Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả.
(Xem: 4284)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4812)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
(Xem: 5349)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
(Xem: 6938)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 6605)
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant