Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Oan ức không cần biện bạch

18 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 20933)
Oan ức không cần biện bạch
OAN ỨC KHÔNG CẦN BIỆN BẠCH
Tịnh Thủy

Có lẽ không một ai trong chúng ta không biết đến sự tích Quan Âm Thị Kính. Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân gian từ lâu qua nghệ thuật hát chèo, cải lương, kịch ảnh, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Tích chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được sáng tác vào năm nào và do ai sáng tác, chỉ biết bản in đầu tiên bằng quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Bản này gồm có 788 câu thơ lục bát và một lá thư của Kính Tâm viết cho cha mẹ. Đến năm 1997 tại hải ngoại xuất hiện bản văn xuôi do Thiền Sư Nhất Hạnh kể và do nhà xuất bản Lá Bối in, sau đó bản văn xuôi này được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng phát hành trên thế giới

Nội dung tích chèo Quan Âm Thị Kính và truyện thơ cũng như truyện kể bằng văn xuôi Quan Âm Thị Kính là một. Thị Kính pháp danh Kính Tâm là một trong những hoá thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Cốt chuyện được tóm lược như sau: 

Có một chàng trai xuất gia tu hành liên tiếp trong chín kiếp. Đến kiếp thứ 10 tức là kiếp cuối sẽ đắc đạo Phật quả, chàng thác sinh làm con gái nhà họ Mãng ở quận Lũng-tài. Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư sinh, con nhà giầu có họ Sùng. Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kia chàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh. Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn nơi tay đang cầm kéo, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hô lên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, cha mẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cố ý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàng đến để giao trả nàng lại.

Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sóc song thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗi khổ đau của cuộc đờitính chất vô thường của vạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn trước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của con người. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôi thúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát. Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùa ni và người nữ không được phép xuất gia, nên nàng giả dạng nam-nhi, đến chùa Vân [1] xin qui y theo Phật. Được sư cụ trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Kính-Tâm.

Lòng trần tưởng đã rửa sạch do công phu tu tập mỗi ngày. Nào ngờ việc oan trái lại đến. Một cô gái trong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông giầu có, hiện đương kén chồng, thường hay đến chùa lễ Phật. Thị Mầu thấy Kính-Tâm thanh tao tuấn tú, đem lòng say mê, nhưng Kính-Tâm thì vẫn thờ ơ. Trong một giây phút không tự chủ được lòng, trong nỗi say mê khao khát dục tình, cùng với nỗi tuyệt vọnglòng tự ái bị tổn thương, Thị Mầu đã thông dâm với người tớ trai trong nhà, sau đó có thai. Chuyện đổ bể, làng biết, gọi ra tra hỏi thì Thị Mầu đổ lỗi cho Kính-Tâm. Kính-Tâm bị hội đồng làng bắt tra tấn, hạch hỏi nhưng Kính Tâm quyết một mực nói rằng chưa từng bao giờ phạm giới dâm dục với bất cứ ai. Động mối từ tâm Sư phụ của Kính Tâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranh ngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dư luận của dân làng phản đối.

Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đem đi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quan chùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính-Tâm ẩn nhẫn nuôi đứa hài nhi mặc cho mọi người cười chê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch. Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại cho cha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc.

Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính-Tâm là gái giả trai, mới khám phá ra nỗi oan ức mà Kính Tâm đã nhẫn chịu bao năm nay. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. 

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính trên cho thấy Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. [2]. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhục không bờ bến. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồi bị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan, rằng tôi là phận gái. Kính Tâm biết nếu mình nói là gái thì chắc chắn hội đồng làng sẽ ngưng tra khảo và được giải oan ngay, nhưng Kính Tâm đủ sức nhẫn chịu một cách bình thản không nổi niệm sân giận những nghịch cảnh, những cái mà người đời thường gọi là những điều bất công và những nỗi oan ức. Kính Tâm nghĩ rằng “Tất cả chúng sinh vì có nhân duyên tội lỗi mới xâm hại nhau. Hôm nay ta nhận thọ mọi khổ não này, ấy bởi nhân duyên đời trước cảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tội lỗi, nhưng quả báo gieo đời trước đã đến mùa chín trái, ta phải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đến đòi, kẻ ấy đương nhiên vui vẻ mà trả.” Thêm nữa, Kính Tâm nghĩ rằng: “Chúng sinh bởi mê mờ nên thuận dòng sinh tử, hễ bị ai xâm phạm là nổi niệm sân giận, hễ được ai mến thương chiều chuộng bèn vui mừng ưa thích, hễ gặp việc khủng bố thì khủng hoảng kinh hoàng. Mình thì ngược lại, đang nghịch dòng sinh tử, đang trôi ngược về nguồn, nên không thể sân giận với những điều nghịch hại, không mừng vui với những điều ái kính, không sợ hãi đối với những nguy hiểm gian lao...”

Kính Tâm nghĩ rằng trong suốt cuộc đời hoằng pháp của đức Từ phụ, Ngài chưa từng giận dữ, dù Ngài bị ngược đãi nặng nề hay dù các đệ tử của Ngài nhẫn tâm chống Ngài và bỏ Ngài mà đi, Ngài vẫn luôn luôn thân ái, từ biđộ lượng. Nên quyết một lòng noi theo gương đức Từ phụ và luôn luôn nhớ lời Ngài dạy trong Kinh Lục Độ Tập:

“Người đắm say vướng mắc
Thì không còn sáng suốt
Tạo khổ nhục cho mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Kẻ buông lung thân tâm
Không hành trì giới luật
Vu cáo làm hại mình
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an.

Kẻ vô ơn dối mình
Tâm địa đầy oán thù
Tạo bất công oan ức
Nếu ta nhẫn chịu được
Thì tâm ta sẽ an

Hơn nữa, Thị Kính khi quyết định xuất trần lên đường tu đạo giải thoát, đã phát nguyện bồ đề tâm, đã phát nguyện thành Phật vì lợi ích cho chúng sinh. Nàng thực hiện đại nguyện ấy bằng cách thể hiện một cách thực tiễn tấm lòng tôn trọng, quí chuộng và yêu thương những kẻ khác, kể cả những người hành hạ mình, thù ghét mình và vu oan giá hoạ cho mình, những người mà Kính Tâm thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong tham dục, trong hận thùsi mê. Như vậy, nỡ lòng nào lại gây thêm khổ cho họ. Cũng không khác gì người bị tai nạn gẫy tay, ta đã không chăm sóc băng bó vết thương mà lại can tâm bẻ luôn chân họ sao đành? Nếu nói rằng mình là gái, là kẻ bị oan ức, thì biết bao điều đau khổ sẽ đổ ụp xuống cho Thị Mầu với đứa con trong bụng nàng, cho người tớ trai của gia đình Thị Mầu đang phải lẩn trốn và ngay cả cha mẹ Thị Mầu nữa. Có quá nhiều người liên luỵ sẽ phải đau khổ và từ đau khổ sẽ sinh ra oán thù và cứ như thế chồng chất lên mãi. Kính Tâm vui vẻ nhẫn chịu một mình để thay cho những người kia khỏi khổ và cũng là để gỡ mối dây ràng buộc oán thù với nhau. Chỉ một nút dây được tháo gỡ là tất cả được tháo gỡ.

Kính Tâm vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ: hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới hoá giải được hận thù. Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình. Quả là như vậy, trong lễ trà tỳ Sư Kính Tâm có đông đủ mọi người trong chùa và dân trong làng tham dự, chắc không còn trái tim nào mang oán thù và chắc tâm người nào cũng rung một nhịp thương yêutha thứ cho nhau. Trái tim bồ tát của Kính Tâm đã đi vào trái tim mọi người từ thân đến sơ, từ thù đến bạn.
Xin một lòng cung kính chắp tay niệm: Nam Mô Quan Âm Thị Kính Bồ Tát.

Tịnh Thủy


Chú Thích:
[1] Chùa Vân là tên tắt của Pháp Vân Tự hay còn gọi là Chùa Dâu, là nơi phát xuất của tích chuyện Bồ Tát Quan Âm Kính Tâm. Để người ta mãi mãi nhớ rằng đức Quan Âm này xuất thân từ một người nữ, nên dân chúng thường gọi là Bồ Tát Quan Âm Thị Kính và ca dao Việt Nam có câu:
Xem trong cõi nước Nam ta
Chùa Vân có đức PhậtQuan Âm
Phật Bà Quan Âm đây là Phật Bà Quan Âm Kính Tâm, hay nói gọn hơn là Quan Âm Thị Kính

[2] Hoà Thượng Thích Minh Châu giảng: “Nhẫn nhục là một trong những đức tính quan trọng của tu sĩ Phật Giáo, dùng để đối trị tính sân giận. Trong sáu hạnh của Bồ Tát, thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba. Sách Phật phân biệt có ba loại nhẫn: (1) Sinh Nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi gặp những người khác chử mắng hay bức hại mình. (2) Pháp Nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa gió nóng lạnh... đều xem như không, không chút than van oán trách. (3) Vô Sinh Pháp Nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không. “Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hoà, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu” (Quan Âm Thị Kính)” [Tự Điển Phật Học Việt Nam]


Bài đọc Thêm:
Hình Ảnh Phật Quan Âm Trong Thi Ca Việt Nam, Đào Nguyên

 Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8246)
Vẫn biết buông bỏ là điều cần làm để có hạnh phúcan lạc, tuy nhiên, khi vô minh che lấp, sự hấp dẫn của các pháp trần khơi dậy ...
(Xem: 5869)
Ở đời có lắm mối nguy, ai cũng sợ nguy hiểm và tìm cách đề phòng. Tuy vậy, theo tuệ giáccủa Thế Tôn, mối nguy lớn nhất ở đời là ...
(Xem: 5484)
Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè...
(Xem: 6542)
Vạn vật hiện tượng trong Tâm có sinh ắt có diệt, có thành ắt có hoại, có khởi ắt có chấp, có buông ắt có tịnh, có xả ắt có an.
(Xem: 5489)
Nhân đọc "Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa" của Hoà Thượng Thích Như Điển
(Xem: 6932)
Tàn sát, giết hại là một tập khí cố hữu của mọi chúng sinh. Riêng trong loài người, con người không chỉ giết hại loài vật mà còn tổn hại lẫn nhau.
(Xem: 6716)
An Cư là nét đẹp, nét truyền thống đặc thù củađạo Phật, có mặt tại Ấn Độ trên hàng nghìn năm.An Cư là một dịp tốt, thuận tiện, và thích hợp cho ...
(Xem: 11991)
Hằng ngày ta cứ loay hoay quay quầng bận rộn lo lắng trong bao mối suy tư, lo lắng, buồn khổ về gia đình, học tập, công việc, sự nghiệp...làm cho Tâm ta không được bình an.
(Xem: 7380)
tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tinhình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
(Xem: 5871)
Tham luận: Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế Biên soạn Giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt, được tổ chức tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc từ ngày 7 đến 10/6/2018
(Xem: 7599)
Trong cuộc sống có vô vàn những điều trái ý, khôngvừa lòng, đó là nguyên nhân khiến tâm ta không được yên, gây phiền não khổ lụy...
(Xem: 7332)
… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu:
(Xem: 13720)
Khẩu nghiệp có muôn hình vạn trạng, cách thức, hình thái khác nhau. Tùy tâm tác ý mà nghiệp khẩu nặng nhẹ tương ứng.
(Xem: 8265)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 7271)
Chúng ta đã thật sự thọ ân rất lớn từ khi sinh ra qua hình ảnh mái chùa – đạo Bụt, qua từng bài học căn bản về đạo lý nhân-quả, nghiệp-báo,
(Xem: 5789)
Chữ Pháp là lời Đức Phật dạy, có khi là chiếc bè để vượt qua dòng sông sanh tử, có khi là Luật Duyên Khởi,
(Xem: 5847)
Nghĩa là, có một khoảnh khắc như thế của tâm thức, muốn gọi là gì cũng được. Tốt nhất, chớ nên bận tâm chuyện đốn ngộ hay không đốn ngộ, chỉ cần lặng lẽ phòng hộ sáu căn trọn ngày là đủ.
(Xem: 10420)
Gặp gỡ, quen biết ai trong cuộc sống này, ngẫm lại, có duyên mới gặp. Những mối quan hệ mà xã hội đặt để ...
(Xem: 6150)
Quy kính Tam bảopháp hành căn bản của người con Phật. Từ lúc phát tâm hướng đạo tới khi chính thức quy y...
(Xem: 7635)
Có câu " thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", phàm làm điều thiện thì nhận lại điều thiện, làm điều ác thì nhận lại điều ác.
(Xem: 5085)
Nay xin ghi lại đôi điều để nhắc nhớ một thời gian đã qua và cho những ai chưa biết. Thước đo thời gian đã làm cho thấy rõ được chí nguyện hoằng pháp, sự tu tập hành trì, và nuôi nuôi dưỡng thế hệ...
(Xem: 5838)
Kinh là lời dạy của đức Phật, đó là chân lý sự thật, là những gì màđức Phật chứng ngộ, khám phátuyên thuyết ra, mang lại sựan lạc giải thoát cho người hành trì. K
(Xem: 4494)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này.
(Xem: 5284)
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim...
(Xem: 9346)
Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), một con người lịch sử, một thái tử thuộc dòng họ Thích Ca(Sakya), con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana),
(Xem: 7023)
Nhiều người có lúc khó tin rằng sẽ có sự tái sanh khi cuộc sống hiện tại này kết thúc. Làm sao chúng ta biết được rằng sự tái sanh là có thể?
(Xem: 5010)
Trong tâm trí tôi hình dung về một đất nước Nhật Bản là những dòng thơ Thiền rất mực thơ mộng và kiệm lời. Và nêu lên được cái nhìn về thực tướng vô thường, vô ngã.
(Xem: 9006)
Đọc lịch sử Đức PhậtThánh chúng, ai cũng xót xa khi đến đoạn Thế Tôn sắp nhập diệt.
(Xem: 8158)
Người Phật tử chân chính, nếu không biết tu thì mình sẽ đụng chạm tới rất nhiều người, bởi thế gian này luôn tranh giành, sát phạt lẫn nhau;
(Xem: 8056)
Thiền là pháp môn cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể thực hành được. Hành thiền không chỉ mang lại sự an định nội tâm, đưa đến niềm vui hỷ lạc, mà còn...
(Xem: 9669)
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
(Xem: 5557)
Mỗi người trong chúng ta khi sinh ra trên cõi đời nầy đều phải trải qua nhiều giai đoạn của cuộc sống. Nếu nói theo tướng mệnh học thì người ta chia cuộc đời nầy ra làm 3 giai đoạn. Đó là tiền vận, trung vận và hậu vận.
(Xem: 8852)
Nhìn vào đời sống, chúng ta nhận ra cuộc đời thay đổi biết bao, và sự sốngliên tục chuyển dịch giữa những đối cực và những điều tương phản đến thế nào.
(Xem: 14975)
Nhân ác quá khứ thì đã tạo, không thay đổi được. Những điều mà chúng ta có thể làm được là tạo ra nhân mới tốt, duyên mới thiện thì chắc chắn sẽ có quả báo lành.
(Xem: 9088)
Chúng ta cần biết ơn con người và cuộc sống vì chúng ta đã nhận quá nhiều, và tiết kiệm là một trong những cách thực tế nhất thể hiện sự trân trọngbiết ơn của mình vậy.
(Xem: 8996)
Phật thì dạy thế này : “Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ...
(Xem: 6842)
Lời Phật dạy thật rõ ràng. Những bất hạnh do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh v.v… giáng xuống một dân tộc, quốc gia do chính những con người sống trong đất nước ấy gây ra. N
(Xem: 7077)
Thường thì nói ra bất cứ điều gì cũng dễ hơn làm. Nhất là trên bước đường chế ngự, chuyển hóa và làm chủ tâm thì lại càng khó hơn.
(Xem: 6640)
Con đường Phật giáo nói chung, và kinh Lăng-già nói riêng, là phá trừ xua tan những vọng tưởng hư vọng, nói tổng quát là vô minh, để nhìn ra...
(Xem: 10579)
Lúc mới bắt đầu đi chùa, mình thích nghe quý thầy, cô giảng pháp, thường khuyên mình nên ‘tu mau kẻo trễ’.
(Xem: 6155)
Của Tăng Đoàn Âu Mỹ do Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, làm trưởng đoàn Tại chùa Hương Sen Perris, California
(Xem: 6905)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
(Xem: 8881)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy...
(Xem: 7264)
Phần lớn quý vị của thế hệ trước thì muốn một cuộc sống điềm đạm, chậm rãi, thâm trầm. Đa số những người trẻ hiện nay thì muốn sống vội, sống nhanh.
(Xem: 7037)
Lẽ thường, nếu biết rằng phút giây nữa mình sẽ chết thì chắc chắn chúng ta sẽ tận tâm tu tập, cầu nguyện,tuyệt không hề xao lãng.
(Xem: 5951)
Tôi sinh ra trong một gia đình có ít nhiều gắn bó với Phật giáo. Bà nội tôi lúc cuối đời đã dồn hết những đồng tiềndành dụm cả đời để
(Xem: 6431)
Tranh giành, tranh đấu, tranh cãi, tranh đua là nhữngtập khí cố hữu của chúng sinh. Cội nguồn của mọi sựtranh chấp ấy là tham dục và kiến dục.
(Xem: 6656)
Câu nói cửa miệng của người đời là ‘sướng như tiên’. Kỳ thực thì chư Thiên, chư tiên là những vị có phước báo lớn nhưng vẫn còn khổ.
(Xem: 6106)
Giới như ngọn đèn sáng hay phá tan tối tăm, mờ mịt. Giới như sức mạnh hay dựng đứng những gì đã ngã. Giới như ánh sáng trí tuệ hay chuyển hóa các phiền muộn, khổ đau.
(Xem: 6300)
Thế gian lìa sanh diệt Giống như hoa trong không Trí chẳng đắc có không Mà hưng tâm đại bi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant