Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quê Hương Ngày Về

05 Tháng Hai 201300:00(Xem: 13274)
Quê Hương Ngày Về

QUÊ HƯƠNG NGÀY VỀ

 

maivang06 Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn. Vì tuổi già sức yếu, nên có lẽ tôi sẽ tháp tùng cùng người. Cách đây 7 năm, tôi đã có dịp trở về Quê Hương Việt Nam thân yêu để làm tròn bổn phận của một người con, người cháu trong gia đình, và đồng thời cũng muốn đóng góp một chút nhỏ nhoi trong khả năng hạn hẹp của mình cho quê hương. Mỗi lần về Quê là mỗi lần lo toan, vui thì ít buồn thì nhiều trước những nhiễu nhương, cay đắng tình đời, và thay đổi ồ ạt của xã hội. Bù lại, những tình cảm nồng nàn, thương yêu của gia đình, bạn bè và thân hữu đã làm ấm lại lòng lữ khách tha hương. Như bao nhiêu người Việt Nam khác, tôi vẫn luôn ấp ủ ngày về thăm lại Quê hương và cống hiến sức mình mong cho đất nước hình chữ S ngày càng phồn thịnh.

 

Có lần tôi đã nghe Huy Uyên--một người ly hương--tâm sự,

 

Ta bơ vơ giữa đất Sài-gòn

xa lạ quá góc trời buổi trước

bao nhiêu năm (tha hương) xuôi ngược

về đâu thôi lệ ngậm ngùi tuôn.

 

Thôi cả đời ta mãi đi tìm

mà có bao giờ hề bắt gặp

sáng chiều nắng lên rồi tắt

mắt dõi theo người, máu chảy trong tim... (Sài-Gòn, Ngày Về)

 

Rồi mới đây nhất có người bạn, DT, cũng mới về thăm Quê hương và người tâm sự:

 

"Chuyến đi... mình đi một vòng, thăm quan, Việt Nam không như trong trí nhớ của mình. Hình ảnh đó chỉ là của ngày xưa thôi... hơn 20 năm, quay về, hoàn toàn mới lạ, thay đổi, thời trang, muốn như Tây... nhưng Tây lại không giống Tây, Việt lại không giống Việt... mình không nhìn ở góc cạnh bi quan đâu nha. Mình chỉ đang chia sẻ một chút xíu trung thực, cảm nhận từ trái tim mình, mà từ thuở nhỏ khi rời VN cho đến bây giờ, mình luôn mang hoài một hình ảnh đẹp của VN, hình ảnh của Văn Hóa, truyền thống, hình ảnh các em học sinh, v.v... Về lại Sài Gòn... mình lội đi bộ trên khắp các nẻo đường, đứng giữa một thành phố tấp nập xe cộ, không có chút trật tự nào cả... hàng ngàn người qua lại... mình ngồi bên lề đường ngắm xem thành phố của hàng giờ... có chút gì đó buồn buồn... quê hương mình đã không còn giữ lại nền Văn Hóa đẹp của người dân Việt Nam... tệ nhất là thành phố Sài Gòn... các cô... các cậu... cafe.. nhậu nhẹt... khoe sắc khoe hương… và vì chạy theo nhu cầu đời sống "đua đòi" mà đua đòi không đúng cách thành ra mình tự đánh mất chính mình... đó là tệ nạn của xã hội vậy thôi.. mình chỉ buồn... ước chi quê hương mình…, để giữ lại nét đẹp của văn hóa mình, đạo đức mình thì tuyệt vời biết mấy.. Mình có quyền thay đổi nhưng phải thay đổi làm sao để văn minh hơn, văn hóa hơn thì đó mới gọi là thay đổi...

 

Nhìn lại những cụ già, vẫn lận đận với những gánh hàng rong..ôi chao.. mình thấy chạnh lòngđau đớn, khi một bên trẻ thì lại đi đánh mất giá trị làm người, giá trị của đạo đức, còn một bên thì vẫn là cù lao, vất vả với đời sống này...

 

Mình có ghé ngang các trường học, chỉ đứng lại bên trưóc cổng trường ngắm các em vào học tan học, như để tìm lại chút kỉ niệm mà một thời mình đã cắp sách vào ra với cổng trường quê hương...

 

 Có phải chăng kỷ niệm dĩ vãng lúc nào cũng đẹp; và một khi sự thật quá phũ phàng, nó lại khiến con người ta hụt hẫng, thất vọng. Hai tâm trạng trên của DT và UH thật là bẽ bàng, lẽ loi, xa lạcô đơn giữa phố xá đông người trên chính quê hương xứ sở của mình. Tìm đâu những bóng hình thơ mộng thuở xưa, có chăng chỉ là những nỗi ngậm ngùi, những giọt lệ chảy ngược vào tim. Cô quạnh quá!

 

Hoà vào nỗi niềm hướng về đất nước thương yêu của DT và UH, tôi nhớ lại những năm trước, khi về nước và chứng kiến sự buông thả của một số thanh niên Việt Nam. Họ lao vào con đường nhậu nhẹt, hút sách, vô cảm... và thờ ơ với cuộc sống. Tôi cũng thường xuyên tâm sự và khuyên nhủ một vài con cháu trong gia đình. Có lần tôi đã điện thư (email) như thế này:

"Các con thương,

Cậu đã, đang, và sẽ luôn luôn quan tâm đến các con và gia đình các con. Những câu hỏi của cậu thật khó trả lời vì nó rất cá nhân và cần sự thực hành/chiêm nghiệm mới trả lợi được. Những câu hỏi đó là phương tiện gợi ý cho các con thực tập quán chiếu, nhìn sâu trong mọi vấn đề; cậu hiểu và biết điều đó khó ở cái tuổi còn "trẻ" của các con và các con cũng không cần trả lời nếu như các con không muốn hoặc không thích. Khi trả lời, xin hãy trả lời riêng cho cậu thôi ngoại trừ khi con muốn tất cả điều biết. Đó cũng là những câu hỏi cậu quán chiếu cho chính mình: Con đường nào mình đang đi? trên phương diện tài chánh hay quan hệ với người chung quanh ví dụ như con/vợ/anh chị/ông/bà/bè bạn, về tình cảm, về tâm linh v.v... Mình cần phải đi tới đích mà mình đã định hướng, làm cho nó tốt hơn, có nghĩa là phải tiến lên phía trước. Vì thế, các con cũng nên nhìn lại chính mình trong những lãnh vực đó. Đừng đi tụt lùi mà sẽ càng xa mục tiêu nếu không nói là té hố. Thỉnh thoảng chúng ta cũng bị tụt lùi, nên cần biết để dừng lại và hãy tiến về phía trước. Có một triết gia bảo rằng: Nó không quan trọng mình đi nhanh hay đi chậm, miễn sao là mình đi đúng hướng- bước tới/forward.

Các con biết không? Con người của chúng ta có đến 3 cuộc sống. Cuộc sống cá nhân - personal/private life, cuộc sống xã hội/công cộng - public life và cuộc sống tâm linh - spiritual life. Con người thường gặp những chán chường, không toại nguyện, khổ đau, thất vọng, sợ hải và đưa đến tột cùng đau khổ là vì họ chỉ chú tâm vào cuộc sống cá nhân hay cuộc sống xã hội, mà quên đi cuộc sống thứ ba. Nền tảng của cuộc đời là cuộc sống tâm linh các con ạ. Khi mình có cuộc sống tâm linh, mình có cả tất cả. Khi các con tiếp cận nhiều với cuộc sống tâm linh, các con sẽ hiểu cậu, hiểu Ông Bà, hiểu Cha Mẹgia đình mình hơn. 

 

Cậu xin kể cho con nghe một câu chuyện. Tuần rồi, Lai cùng cậu leo núi và nghe thác đỗ. Một ngày bình yên - Đến thác ghềnh, buồn tênh cũng đỗ. Trên đường đến thác có những cây thông vươn lên mạnh mẻ, tuyệt đẹp từ những tảng đá khổng lồ. Nhiều cây thông thật to, đứng thật vững bên vách đá cheo leo mà không hề nghiêng ngã? Vì sao vậy? Là vì những gốc rễ của nó bám sâu vào lòng đất; nó phải có thật nhiều gốc rễ mới đứng vững và hùng vĩ như vậy. Con người của chúng ta chúng vậy, mình cần có cội nguồn, gốc rễ của mình. Gốc rễ gia đình, gốc rễ học vấn, gốc rễ huyết thống, gốc rễ dận tộc, gốc rễ tâm linh v.v... càng nhiều thì cây càng vững. Nếu chỉ hời hợt dưa trên một vài gốc rễ yế ớt thì mình sẽ bị ngã nghiêng hay bị cuốn theo chiều gió. Vì thế hãy là những cây to khỏe các con nhé, đừng làm những cây con, yếu ớt dể ngã nghiêng trước gió để rồi chỉ một chút gió vô tình cũng làm trốc gốc mình rồi. Một lần nữa, gốc rễ tâm linhvô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những lúc mình hụt hẫng, buồn phiền. Thôi cậu phải đi làm việc. Cậu sẽ kể chuyện tiếp cho các cháu thư sau. Ồ, cậu đang đọc những đoạn văn ngắn nhưng rất hay của Nguyễn Ngọc Tư; cô ta rất trẻ nhưng ngòi viết rất chuẩn. Các con hãy đọc.... Người Yêu Ngóng Núi; Cách Đồng Bất Tận, v.v... rồi cùng thảo luận với cậu nghe.

Chúc các con luôn vui vẻ và một cuối tuần bình yên."

Nhưng rồi mọi việc đã, đang và sẽ luân hành theo bánh xe thời gian. Có lẽ như một số Việt kiều nói những lần về Việt Nam lại tràn dâng bao nỗi vui buồn, xót xa, ngậm ngùi với những giọt lệ chảy ngược vào tim, êm đềm và thầm lặng. Thế mà vẫn có người muốn về, trong đó có tôi, có anh Ngô Tín, người nhỏ to tâm sự trong ca khúc của mình.

Mai ta về, đường phố thay tên

Sài Gòn không em, nắng mưa đợi chờ.

Hàng cây im bóng, say nỗi nhớ

Mai ta về, lạc bước chân quen. (MAI TA VỀ)

 

Và vẫn biết như nhạc sĩ Lê Tín Hương viết,

 

Khi tôi về, tình quê hương ngạt ngào

Khi tôi về, lòng yêu thương dạt dào

Kỷ niệm xưa năm nào, đầy vơi trong tim đau!

 

Khi tôi về, nhìn dân tôi ngỡ ngàng

Khi tôi về, nhìn quê hương điêu tàn

Nhìn tuổi thơ nghèo nàn, nuôi đời trong dối gian! (Con Đường Tôi Về),

 

nhưng có lẽ như tôi đã trải tâm sự trong chính bài thơ của mình:

 

NHƠN LÝ – QUÊ HƯƠNG TÔI 

Viết tặng những người con Nhơn Lý (Phước Lý), Quy Nhơn, Bình Định.

 

Quê hương tôi đẹp những trưa hè

Tiếng Mẹ già ầu ơ trong gió

Con lớn dần trong những vần thơ

Đâu cát trắng biển đẹp mộng mơ

 

Đâu Eo Gió khung trời kỷ niệm

Đâu biển xanh nước biếc nắng vàng

Đâu Dốc Cá miên man lãng mạn

Đâu cõi tịnh Phước Sa buổi sáng

 

Đâu bình minh vừa rạng se mây

Đâu Ngọc Hòa Tịnh Xá đong đầy…

Đây Nhơn Lý biết bao kỷ niệm.

Mà em yêu !làm sao em biết?

 

Yêu quê hương, mối tình bất diệt

Như tình thương của kẻ tha hương

Cõi vô thường có quán mới thương

Nơi cắt rốn muôn ngàn lẽ sống

 

chúng ta không còn thuở mộng

Hãy góp phần xây dựng quê hương. (Hương Lòng, 2007)

 

hay có lẽ là mối tình tôi dành cho em, dành cho Huế trước sau như một,

 

Ơi hỡi Huế! một lần tôi được đến

Sẽ cùng em trầm lặng nỗi niềm riêng

Ơi hỡi Huế! một đời tôi thầm mến

Huế trong tôi từ lúc nón em nghiêng! (HUẾ TRONG TÔI)

 

Cho nên tôi vẫn sẽ đi và về với Việt Nam, về với quê hương Bình Định và Huế nói riêng, vì ở đó có...

 

Vờn mây cách hạc trên trời

Thong dong vô trụ bên đời hắt hiu

Triều âm lặng sóng bến chiều

Trăng thanh mộng đẹp tình yêu thuở nào (Chiều Eo Gió)

 

và có ....

 

Hương giang nước chảy lững lờ

Tinh mơ hư ảo đôi bờ khói sương

Tha phương nhớ Huế vấn vương

Ngày đi chín nhớ mười thương chưa tròn

 

Đông Tây chân đã mỏi mòn

Ngày về còn nhớ nước non của mình?

Cuộc đời dâu bể phù sinh

Ra đi chỉ để chữ tình sắc son. (ĐI VÀ VỀ VỚI HUẾ)

 

Có lẽ, “con đường tôi về...”

 

………………, còn lá me xanh,

Còn dòng sông nhỏ, êm đềm uốn quanh.

Còn em thơ nhìn, ánh mắt lạc loài,

Manh áo rách vai, cợt đùa với da!

Sáng trong bầu trời, mầu da sạm tối.

 

Con đường tôi về, rực nắng ban mai,

Còn hàng hoa đỏ, mùa hè thắm tươi

Còn em ngày nào, áo trắng thẹn cười

Nay đã vào đời, nụ hồng lả lơi....

 

Phải chăng vì đó là bổn phận và trách nhiệm của những người con hay bản chất thực sự của cuộc đời:

là...

như-thị.

 

Sacramento

Winter, 2012.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1450)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1398)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1546)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1414)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1260)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1335)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1389)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1365)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1492)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1396)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1453)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1463)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1345)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1410)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1414)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2153)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1458)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1478)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1341)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1596)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1460)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1310)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1275)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1335)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1306)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1455)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1176)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1170)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1214)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1363)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1383)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1138)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1270)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1200)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1370)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1337)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1500)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1588)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1345)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1303)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1441)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1501)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1413)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1749)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1383)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1367)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1417)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1246)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1281)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant