Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vu Lan Mùa Báo Hiếu

15 Tháng Tám 201918:46(Xem: 6461)
Vu Lan Mùa Báo Hiếu
VU LAN MÙA BÁO HIẾU

HT. Thích Thanh Từ

Vu Lan Mùa Báo Hiếu

Đạo Phật
lấy đạo đức làm trọng, đức lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Mùa Báo hiếu gợi lại trong tâm tư mỗi người con Phật công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Lẽ ra hiếu thảo chỉ dành cho người thế tục, còn người xuất gia phải lo việc cao siêu hơn là độ chúng sanh thoát khỏi trầm luân sanh tử. Thế nhưng, ngài Mục Kiền Liên tuy đã chứng quả A-la-hán vẫn nhớ đến người mẹ ngày xưa chưa biết đạo đức, muốn cứu mẹ thoát khỏi cảnh thống khổ. Bởi vậy ngài được nhân gian xưng tánĐại hiếu Mục Kiền Liên, một gương hạnh tu hành đầy đủ công đức và thâm đạt đạo lý siêu thoát

Vu lan là ngày tưởng nhớ Đức Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy làm lễ cứu độ vong linh mẹ thoát kiếp ngạ quỷ khổ đau. Chúng ta là con Phật cũng noi gương ấy, cố gắng siêng năng tu tập, hướng nguyện công đức về cho song thân đã quá cố hay còn hiện đời được nhiều lợi lạc. Trong nhà Phật đặt nặng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Đây cũng là ý nghĩa vô cùng cao quý của mùa Báo hiếu.

Tình thương của con đối với cha mẹ hoặc cha mẹ đối với con không phải bổn phận bắt buộc. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó từ thuở nào, không thể dùng lời diễn tả hoặc dùng hình ảnh tầm thường phô diễn được. Trong kinh Phật dạy, giả sử có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ trải qua một thời gian rất dài, dù cha mẹ đại tiểu tiện trên lưng cũng chưa đủ đền đáp công ơn trời biển. Tại sao? Hình hài chúng ta có được từ máu huyết, tế bào của cha mẹ. Nó là của cha mẹ tạo nên, dùng nó để đền đáp lại công ơn cha mẹ chẳng biết bao nhiêu mới đủ.

Cha mẹ sanh ra chúng ta, thân này là của phụ mẫu, cho nên cha mẹ có quyền sử dụng. Huống nữa cha mẹ còn phải nuôi dưỡng, lo lắng cho ta từ thuở nằm nôi đến ngày lớn khôn. Bao nhiêu công lao cực khổ nhọc nhằn cha mẹ đều dồn hết cho con. Song thân vừa lo làm lụng để có cơm áo gạo tiền, vừa lo ứng xử với xã hội để gia đình được bình an hạnh phúc, vậy mà không bao giờ cha mẹ than phiền hay trách móc. Đi đâu làm gì đều trông ngóng về con, thấy con mạnh khỏe là mừng, thấy con chạy chơi là vui. Nếu về nhà thấy con nằm bệnh hoặc buồn, cha mẹ xót xa đau nhói trong lòng. Ân đức đó thật thâm sâu, khó có thể báo đền!

Nhiều lúc vì quá thương con mà cha mẹ quên đi sự hôi hám, nhọc nhằn. Dù con có đại tiểu tiện trên mình cũng không thấy nhờm gớm, chấp nhận hết mọi khó khổ để con được bình an mạnh khỏe. Cha mẹ giữ gìn con bằng cách nào thì phận làm con cũng phải đối lại với cha mẹ sao cho xứng hợp. Nghĩ đến sự hy sinh tột cùng của cha mẹ mà không dám lơ đễnh. Dù người xuất gia hay tại gia phải luôn khắc cốt ghi tâm điều này.

Tình thương cha mẹ dành cho con đâu phải vì bổn phận, nó xuất phát từ đáy lòng chân thật, vượt lên trên tất cả. Một Phật tử kể, hồi nhỏ cha cô mất sớm chỉ còn mẹ. Mẹ lúc nào cũng cưng chìu, thương yêu chăm sóc cô. Cô thích ăn cơm nạc, không ưa ăn cơm cháy, mẹ thấy vậy nói “mẹ thích ăn cơm cháy”. Vì nhường cho con mà nói khác đi, chứ sự thật đâu phải mẹ ưa cơm cháy. Tấm lòng cha mẹ đối với con thật vô bờ bến, sự hy sinh này không sao tính kể được.

Bởi lẽ đó, lòng kính thương cha mẹ của con không thể bắt buộc theo bổn phận, luân lý, mà nhuận thấm trong tim gan máu thịt. Từng tế bào, từng giọt máu của chúng ta đều từ cha mẹ mà ra, nên tình thương đó là huyết thống chớ không phải bình thường. Đằng sau sự trưởng thành của con có biết bao hy sinh khổ nhọc, quên ăn bỏ ngủ của cha mẹ. Nhiều khi con bệnh, cha mẹ phải chạy bán nhà bán ruộng, quên cả thân mình vì lo cho con. Thật không ngôn từ nào có thể phô diễn hết. Người làm con phải khắc ghi và đền đáp sao cho xứng đáng với hai chữ hiếu thảo.

Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, dùng thiên nhãn thấy mẹ sinh trong kiếp quỷ đói nên đem cơm đến dâng cho mẹ. Vì nghiệp nhân của bà quá nặng nên cơm vừa để vào miệng liền biến thành than đỏ. Trước cảnh ngộ đó ngài rất đau lòng, trở về tinh xá bạch Phật cầu chỉ dạy. Người đã đắc đạo còn thương mẹ thiết tha như thế, huống nữa chúng ta đang sống chung với song thân lại dám bỏ bê sao?

Đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên, đến ngày rằm tháng Bảy cũng là ngày Tự tứ của chư vị Thánh chúng nên thiết lễ cúng dường trai tăng. Nhờ sức chú nguyện và lực gia trì của chư vị Thánh chúng giúp mẹ ngài chuyển đổi tâm ác, thoát kiếp ngạ quỷ. Vâng lời Phật dạy, ngài Mục Kiền Liên đã dùng hết khả năng và tâm thành hiếu thảo của mình thiết lễ cúng dường. Kết quả mẹ ngài được sanh lên cõi trời, nên ngày này được gọi là ngày xá tội vong nhân. Phật tử học hạnh hiếu thảo phải bắt chước gương hạnh ngài Mục Kiền Liên, ngõ hầu đền đáp phần nào công ơn cha mẹ. Nếu song thân đã quá cố được sanh về cõi lành, còn hiện đời được nhiều phúc lạc, tăng trưởng tuổi thọ và thiện căn.

Ngày nay với lòng kính tin Tam bảolòng hiếu thảo đối với cha mẹ, năm nào đến mùa Vu lan Phật tử cũng sắm đủ phẩm vật cúng dường. Nhờ sức gia trì của Tam bảo và sức chú nguyện của Tăng Ni mong cứu thoát tội khổ cho cha mẹ. Sự thực ngày xưa ngài Mục Kiền Liên làm lễ có các bậc Thánh tăng chứng dự gia hộ. Ngày nay người thọ lãnh chỉ là phàm tăng, như vậy sự hiệu nghiệm và kết quả e rằng không được viên mãn như sở cầu của quý vị. Lẽ ra chúng tôi không nên khuyến khích Phật tử đến chùa cúng lễ vào ngày rằm tháng Bảy mà tại sao chúng tôi vẫn làm? Việc cầu mong tuy chưa hẳn được như ý nguyện, nhưng một ngày một giờ người con biết hồi tâm nhớ đến cha mẹ là đang sống với tâm chân thành, lương thiệnhiếu thảo.

Trong kinh Phật dạy, không tội lỗi nào lớn bằng tội bất hiếu, không phước đức nào lớn hơn phước hiếu thảo. Dù chỉ một giờ chúng ta tưởng nhớ cha mẹ là một giờ có phước đức. Hàng năm chúng tôi đều nhắc tới nhắc lui ân đức của cha mẹ trong ngày lễ Vu lan để gợi lại lòng hiếu thảo cho quý Phật tử. Trong cuộc đời này, cha mẹ là người có công lớn nhất đối với chúng ta. Nếu chúng ta bội bạc thì không còn ai để mình đối xử tốt hơn được. Người có đạo đức phải bắt đầu từ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Biết báo đáp công người đã hy sinh cho mình, từ đó mới có tâm từ thương xót mọi người xung quanh, dần dần lan rộng ra tới cộng đồng, xã hội.

Đạo đức phát nguồn từ lòng hiếu thảo, người không hiếu thảo khó có đạo đức. Phật tử tuy cúng dường chư Tăng Ni còn phàm tục, chưa đáp ứng đủ tâm nguyện như sở cầu, nhưng với lòng hiếu thảo phát tâm làm việc lành, thiện nghiệp của quý vị đã tăng trưởng. Điều đáng quý nhất là đối với cha mẹ hiện đời, quý vị biết thương nhớ và đem hết tâm chân thành cung kính báo đáp. Nếu cha mẹ đã quá cố cũng đem lòng thành làm những việc thiện lành hồi hướng cho họ được siêu thoát. Đó là ý nghĩa thiết thực của mùa Báo hiếu.

HT. Thích Thanh Từ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5482)
Thế Tôn thường dạy tu tập rải tâm từ; mong cho mọi loài chúng sinh được hạnh phúc, an vui.
(Xem: 5292)
Khi hiểu được bản chất của cuộc đờiVô thường, Khổ và Vô ngã thì chúng ta sẽ hành động có mục đích hơn.
(Xem: 6337)
Tương lai của mỗi con người dều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại. Vì vậy, mỗi người con Phật phải tự quyết định lấy ...
(Xem: 4682)
Cuộc đời người tu sĩ gắn liền với 2 việc lớn là sự học và sự tu (sự hành) phải luôn song song. Có học, có hiểu biết không thôi không làm lên được người tu sĩ.
(Xem: 4189)
Chuyện kể về một người đã thành đạt, một hôm cùng đứa con trai về làng thăm thầy cũ. Đến một căn nhà tranh đơn sơ, hai cha con gặp một ông lão mắt đã lòa, chống gậy dò từng bước quanh sân.
(Xem: 5535)
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
(Xem: 5056)
Cuộc thế ngày mai có tốt hơn hay không, đều tùy thuộc vào tầm nhìn, hành động và sức mạnh đúng nghĩa của mỗi người hiện tại.
(Xem: 3916)
Âu Châu nầy mỗi năm có 4 mùa rõ rệt. Đó là Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mùa Xuân thường bắt đầu sau những tháng ngày lạnh giá của tháng Giêng, tháng Hai...
(Xem: 5036)
Vu Lan không xuất phát từ thời Phật giáo Nguyên thủyThiền sư Thông Lạc đã bài xich, theo người cho rằng do chư Tổ Trung quốc bày đặt,
(Xem: 5599)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước ...
(Xem: 5216)
Tu thiền trong rừng bị ác ma nhiễu loạn thoạt nghe cũng sởn ốc, rùng mình. Càng đáng sợ hơn khi ác ma đây không phải dân ma mà ...
(Xem: 6012)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người.
(Xem: 4871)
Phật pháp luôn sẵn đó, hiện bày trước mắt mỗi người. Chúng sanh do loạn động chôn vùi, vô minh che lấp cho nên bỏ sót, không nhận ra.
(Xem: 5257)
Trừ các bậc Bồ tátbi nguyện tái sanh, còn lại hết thảy chúng ta sinh ra trong cõi Dục với gốc rễ nghiệp duyên tham ái sâu dày.
(Xem: 6132)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm (Kàyagatàsati),
(Xem: 10947)
Tôi đã tìm một người thầy thông tháiđạo hạnh xin chỉ bảo: "Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?"
(Xem: 6162)
Đức Phật không phải là một vị Thượng Đế vì theo Đức Phật, không hề có một vị Thượng Đế tạo ra vũ trụloài người.
(Xem: 4552)
Ngạn ngữ có câu “Nước đến chân mới nhảy” hoặc Miền Nam có câu “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”
(Xem: 5012)
Kinh điển Phật giáoảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí.
(Xem: 5641)
Nhân minh là môn luận lý học Phật giáo được các Tổ sư sáng lập nhằm mục đích làm sáng tỏ chân lý thực tại.
(Xem: 7511)
Bây giờ, có rất nhiều phật tử quan tâm đến chuyện có địa ngục hay không có địa ngục, có cực lạc hay không có cực lạc, có ma hay không có ma...
(Xem: 5991)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀), còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến.
(Xem: 4220)
HỎI: Tôi muốn biết mục tiêu của đời sống là gì và ngài có tin tưởng vào định mệnh hay không? Nếu có, thế thì vai trò của định mệnh trong đời sống là gì?
(Xem: 5570)
Mọi sự hiện hữuhiện hữu trong quy luật nhân duyên, nhân quả của chính nó. Nên, quả báo của những loài có cánh thì ...
(Xem: 7442)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước.
(Xem: 4431)
Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần.
(Xem: 4718)
Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn dùng hình ảnh một chiếc trống hư mục, da trống bị tróc từng mảng lớn, chỉ còn lại một đống gỗ...
(Xem: 6021)
Có rất nhiều cách giúp chúng ta sống hạnh phúc. Bài viết này ghi lại 7 điều cần phải làm nếu bạn chọn cách sống hạnh phúc.
(Xem: 4626)
“ Ở đây không sầu muộn” (Idam anupaddutam) là lời khẳng quyết được Đức Phật dùng để thức tỉnh cho Yasa ra khỏi mê lầm khổ đau,
(Xem: 4228)
Thiền Sư Thích Thanh Từ sẽ tròn 95 tuổi vào ngày 24/7/2019. Để soạn lời chúc mừng sinh nhật, con thành kính dịch một vài bài thơ của Thầy để bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy
(Xem: 3686)
Trong năm 2005, tin một người mẫu xinh đẹp trở thành Sư Cô đã làm người đọc rất sửng sốt và có thể nghi ngờ không biết tin này có đúng là sự thật hay chỉ là một câu chuyện nói chơi
(Xem: 4546)
Thưở xưa có một người ngu Đến thăm nhà bạn rất ư thân tình Chủ nhà vui đãi khách mình Bữa cơm đạm bạc, có canh ăn cùng
(Xem: 3634)
Nguyên bản: Peace and Compassion/ Madison 2008. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5276)
Thời buổi văn minh hiện đại như hiện nay mà còn nói đến ma quỷ, lại còn cả vụ vong nhập, thì có vẻ như mê tín dị đoan.
(Xem: 4957)
Ấn Độ, ngài có tên là Avalokiteśvara được tạo nên từ chữ Īśvara, nghĩa là ''chúa tể'' kèm với chữ avalokita, quá khứ phân từ của động từ avalok ''quán sát''(lok) ''phía bên dưới'' (ava).
(Xem: 4149)
Từ rất sớm, khi mặt trời còn đang ngái ngủ sau rặng tre, lão nhà báo đã chèo chiếc thuyền con ra giữa hồ, hái những đóa sen chớm hé, khẽ khàng đặt lên lòng thuyền
(Xem: 3896)
Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu
(Xem: 3640)
Từ rất sớm, khi mặt trời còn đang ngái ngủ sau rặng tre, lão nhà báo đã chèo chiếc thuyền con ra giữa hồ, hái những đóa sen chớm hé, khẽ khàng đặt lên lòng thuyền
(Xem: 5291)
Con người muốn thoát ra mọi sự căng thẳng của đời sống, nỗ lực chống lại sự nhàm chán và họ đã tìm thấy giải pháp trong giáo lý của Phật
(Xem: 5937)
Người Phật tửchánh kiến cần nhận thức các vấn đề liên quan đến bệnh nghiệp theo quy luật nhân-duyên-quả.
(Xem: 5336)
Stress là từ được mượn từ bộ môn vật lý học và kỹ thuật, nghĩa chính xác của nó là “tạo một lực đủ mạnh lên một vật để làm cho vật đó biến dạng”.
(Xem: 4729)
Tập sách này gồm các bài viết từ nhiều năm qua của tác giả về Phật Giáo đã được đăng rải rác đâu đó trên các báo và trang mạng toàn cầu.
(Xem: 8878)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu;
(Xem: 4973)
Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karunahay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ.
(Xem: 5116)
Lễ Tưởng Niệm Huý Kỵ Lần Thứ 11 HT Thích Thích Huyền Quang được tổ chức tại Chùa Quang Thiện ngày 7 tháng 7 năm 2019 - Thảo Nguyên
(Xem: 4100)
Trăm nghìn lần đừng cho mình là “quá quan trọng”, bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng.
(Xem: 4555)
Theo tinh thần Phật Giáo Đại Thừa bất cứ việc làm nào của hàng đệ tử Phật cũng nhắm đến lợi ích và niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người.
(Xem: 5437)
Nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài. Rất hiếm hoi để có một tài năng như thế.
(Xem: 4887)
Một pháp hội tưng bừng đang diễn ra trong một không gian rộng thoáng có đông đảo tăng ni và khách tham dự đủ mọi thành phần
(Xem: 4913)
Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant