Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hơi Thở Căn Bản

05 Tháng Tám 202319:17(Xem: 1268)
Hơi Thở Căn Bản
Hơi Thở Căn Bản  

Ajahn Lee Dhammadharo 
Diệu Liên Lý Thu Linh

Chánh Niệm Trong Đời Thường

Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.

- Thông thường, việc ta thở hàng ngày không có gì đặc biệt ngoại trừ việc nó giữ mạng sống cho ta. Nhưng cách thở với sự tỉnh thức có thể làm phát sinh nhiều điều tốt đẹp.

- Hơi thở bình thườnghơi thở của khổ đau, phiền não. Nói cách khác, khi hơi thở vào đạt đến điểm gây khó chịu, nó phải quay trở ra. Khi thở ra, nó lại trở nên khó chịu, nên nó quay trở vào. Kiểu thở này không được gọi là thiền định. Thở trong thiền địnhhơi thở thu thập tất cả nhận thức vào tâm.

- Trạng thái ở trong hiện tại của thân là hơi thở. Trạng thái ở trong hiện tại của tâm là chánh niệm và tỉnh thức. Vì vậy, hãy mang hiện tại của tâm hòa nhập cùng với hiện tại của thân.

- Hơi thở giống như nước. Chánh niệm giống như xà phòng. Tâm giống như quần áo. Nếu bạn không tiếp tục tẩy rửa tâm, nó sẽ bị bẩn.

- Không nên gây áp lực cho hơi thở, nén ép hoặc giữ chặt nó. Hãy để hơi thở ra vào dễ dàng, thoải mái. Bằng cách này, việc hành thiền của bạn sẽ tiến triển suôn sẻ.

- Nếu tâm chưa tĩnh lặng, chỉ cần quan sát hơi thở vào ra mà không cố gắng để ý xem hơi thởthoải mái hay không. Nếu không, tâm sẽ bắt đầu phóng đi.

- Cho dù hơi thở có điều hòa hay không, bạn phải giữ cho chánh niệm của mình điều hòa.

- Hơi thở giống như sóng. Chánh niệm giống như chiếc thuyền. Tâm giống như người ngồi trên thuyền. Nếu sóng hơi thở không tĩnh lặng, thuyền sẽ bị nghiêng hoặc lật nhào, và người trên thuyền sẽ gặp hiểm nguy. Bạn phải giữ cho tâm tĩnh lặng như một chiếc thuyền đã thả neo. Thuyền sẽ không lật, và người trên thuyền sẽ bình yên, tĩnh lặng. Đây là điểm mà tâm bước vào con đường cao quý: Đó là một tâm tự do dũng mãnh, được giải thoát khỏi sự điều khiển của các chướng ngại.

- Hơi thở trong thân không chỉ giới hạnhơi thở vào ra nơi mũi. Hơi thở trong thân lan tỏa đến từng lỗ chân lông, giống như hơi nước bốc lên từ viên đá lạnh. Nó tinh tế hơn nhiều so với không khí bên ngoài. Khi hơi thở bên trong đi ra lỗ chân lông, nó sẽ được phản xạ trở lại cơ thể. Hơi thở này được gọi là hơi thở hỗ trợ. Nó giúp giữ cho thân và tâm mát mẻ, tĩnh lặng. Vì vậy, khi bạn hít vào, hãy để hơi thở lấp đầy bên trong thân; khi bạn thở ra, hãy để nó tỏa ra mọi hướng.

- Khi hít vào, bạn phải cảm nhận được tác động của hơi thở bên trong ở ba phần của cơ thể: (1) phổi và tim; (2) gan, dạ dày và ruột; (3) lồng xương sườn và cột sống. Nếu hơi thở không có tác dụng trên khắp cơ thể, bạn sẽ không nhận được kết quả đầy đủ của sự tập trung.

- Hơi thở nóng là họa. Nó làm phát sinh đau đớn và làm lão hóa thân. Hơi thở mát mang tính xây dựng. Hơi thở ấm áp giống như một liều thuốc.

- Hơi thở bình thường giống như một thứ gì đó gây cảm giác nôn. Hơi thở tinh tế giống như thuốc chữa. Hơi thở ở giữa hai trạng thái này giống như thực phẩm bổ sung.

- Hơi thở bình thường dài và chậm. Hơi thở tinh tế ngắn và nhẹ. Nó có thể xâm nhập vào mọi mạch máu. Đó là hơi thở có chất lượng thượng đẳng.

- Nếu hơi thở nặng nề, bạn có thể giữ nó trong phạm vi giới hạn. Nếu nó nhẹ nhàng, bạn nên lan tỏa nó ra. Nếu nó rất nhẹ đến mức vi tế, bạn không cần phải thở bằng mũi. Bạn có thể ý thức được hơi thở ra vào qua từng lỗ chân lông trên khắp cơ thể.

- Bất cứ nơi nào trong cơ thể bị đau, hãy tập trung vào việc làm cho hơi thở đi qua nơi đó nếu bạn muốn có kết quả. Giả sử bạn bị đau ở đầu gối: Bạn phải tập trung vào việc đem hơi thở đến tận đầu ngón chân. Nếu bạn bị đau ở vai, hãy tập trung hơi thở đi qua cánh tay của bạn.

- Hơi thở khuất phục cơn đau. Chánh niệm khuất phục những trở ngại.

- Khi ta hành thiền, giống như đang xay thóc. Tâm giống như những hạt thóc. Các chướng ngại giống như vỏ trấu. Chúng ta phải xay bể vỏ trấu, sau đó đánh bóng lớp vỏ cám. Cuối cùng chúng ta sẽ có gạo trắng, thơm ngon. Cách để đánh bóng tâm là sử dụng suy nghĩđánh giá có định hướng. Suy nghĩ có định hướng (tác ý) là khi chúng ta tập trung tâm vào việc nhận thức được hơi thở vào, ra, giống như lấy một nắm thóc và cho vào máy xay. Chúng ta phải đảm bảo rằng máy đang ở trong tình trạng tốt. Nếu như ta chỉ nhận thức được hơi thở vào, rồi bị phân tâm với hơi thở ra, thì giống như máy xay đã bị hỏng. Khi điều này xảy ra, ta phải sửa máy ngay lập tức. Nói cách khác, chúng ta sẽ thiết lập lại chánh niệm trên hơi thở và gạt bỏ tất cả các nhận thức khác.

- Theo dõi hơi thởquan sát, lưu ý cẩn thận hơi thở khi chúng ta hít vào, để xem nó như thế nào, để xem liệu nó có thoải mái, dễ dàng và chảy tự do hay không. Sau đó, chúng ta để cho hơi thở tốt lan tỏa khắp cơ thể để xua đuổi cảm giác thở chướng ngại.

- Các yếu tố của jhāna - tầm, tứ, hỷ, lạc - tất cả đều phải được tập hợp lại trong hơi thở nếu bạn muốn đạt đến nhất tâm.

- Giữ ý thức nơi hơi thở là tầm. Biết đặc điểm của hơi thở là tứ, quán sát. Lan truyền hơi thở để nó thấm vào và lấp đầy toàn bộ cơ thể là hỷ. Cảm giác thanh thảnhạnh phúc trong thân và tâm là lạc. Khi tâm được giải thoát khỏi các chướng ngại để nó là một với hơi thở, đó là sự nhất tâm. Tất cả các yếu tố này của jhāna biến chánh niệm thành một yếu tố cho sự thức tỉnh.

- Lan tỏa hơi thở, để cho tất cả các cảm giác của hơi thở lan truyền khắp tất cả các bộ phận của thân - các mạch máu, gân, v.v... - giống như tạo một hệ thống kết nối các con đường qua vùng hoang dã.

- Nếu chúng ta liên tục điều chỉnhcải thiện hơi thở ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, thì giống như cắt bỏ các bộ phận chết của cây để nó có thể bắt đầu phát triển trở lại.

- Có hai cách theo dõi hơi thở khi chúng ta hành thiền về hơi thở. Đầu tiên là theo dõi hơi thở vào, ra. Thứ hai là theo dõi các cảm giác hơi thở nội tại (inner breath sensations) cho đến khi bạn có thể truyền chúng tới tất cả các phần của cơ thể đến mức bạn quên đi mọi phóng tâm. Nếu cả thân và tâm đều (cảm thấy) đầy đủ thì cảm giác tự tại, thoải mái là kết quả của sự suy nghĩđánh giá có định hướng của chúng ta. Đây là hành động đúng trong tâm.

- Một trong những lợi ích khi sử dụng hơi thở là các thành phần của cơ thể trở nên thân thiện và hài hòa với nhau. Hơi thở truyền đi khắp cơ thể, khi nó trở nên yên tĩnh, nó mang lại cho bạn cảm giác tách biệt, riêng tư về thể chất. Đây là một trong những lợi ích về thể chất. Đối với những lợi ích tinh thần, chánh niệm trở nên rộng mở. Khi chánh niệm được mở rộng, nhận thức được mở rộng.

Tâm trở nên chững chạc như một người trưởng thành, không lén lút phóng đi như tâm bình thường. Nếu bạn muốn nó suy nghĩ, nó nghĩ. Nếu bạn muốn nó dừng lại, nó dừng lại. Nếu bạn muốn nó đi, nó sẽ đi. Khi tâm được đào tạo tốt, nó sẽ có kiến thức, giống như người học thức. Khi ta đối thoại với nó, sẽ có sự cảm thông. Tâm chưa được đào tạo, giống như một đứa trẻ. Loại tâm này không hiểu những gì bạn nói và thích phóng đi lang thang, không một lời tạm biệt. Bạn không biết nó mang theo những gì khi nó đi, hoặc những gì nó sẽ mang trở lại.

- Khi hơi thở, chánh niệm và tỉnh giác đều được mở rộng, tất cả đều trở thành vững chãi. Chúng không tranh cãi với nhau: thân không cãi nhau với tâm, chánh niệm không cãi nhau với tâm. Đó là lúc chúng ta có thể cảm thấy thoải mái.

- Bạn lan tỏa hơi thở trong lúc theo dõi nó, chánh niệm chạy khắp cơ thể như một sợi dây điện. Giữ cho thân chánh niệm cũng giống như để dòng điện chạy dọc theo dây. Sự tỉnh giác giống như năng lượng đánh thức cơ thể. Nó đánh thức các thuộc tính của đất, nước, lửa và gió để chúng vận hành. Khi các thuộc tính được cân bằng và đầy đủ, chúng sẽ giúp cơ thể thoải mái. Khi thân được nuôi dưỡng bằng hơi thởchánh niệm như thế này, nó sẽ trở nên vững chãi.

- Khi hơi thở tràn đầy cơ thể, nhận thức trở nên tinh tế hơn. Hơi thở từng nhanh sẽ chậm lại. Nếu nó đã từng mạnh mẽ, sẽ trở nên yếu hơn. Nếu nó từng nặng nề, sẽ trở nên nhẹ nhàng - đến mức bạn không cần phải thở, bởi vì thân tràn đầy hơi thở, không có khoảng trống. Giống như nước chúng ta đổ vào một cái bình cho đến khi đầy. Đó là điểm vừa đủ; bạn không cần phải thêm bất kỳ điều gì nữa. Cảm giác tràn đầy này làm phát sinh sự mát mẻ, rõ ràng.

- Có năm cấp độ thở. Cấp độ đầu tiên là cấp độ thô mộc nhất: hơi thởchúng ta hít vàothở ra ở mũi. Cấp độ thứ hai là hơi thở đi qua phổi và kết nối với các tính chất khác nhau của cơ thể, làm phát sinh cảm giác thoải mái hoặc khó chịu. Cấp độ thứ ba là hơi thở có mặt ở khắp cơ thể. Nó không chảy ở đây hay ở kia. Các cảm giác hơi thở từng chảy lên xuống cơ thể, ngừng chảy. Các cảm giác từng chạy về phía trước hoặc phía sau, ngừng chạy. Mọi thứ dừng lại và giữ yên. Cấp độ thứ tư là hơi thở tạo ra cảm giác mát mẻ và nhẹ nhàng. Cấp độ thứ năm là hơi thở thực sự tinh luyện, nhuần nhuyễn đến mức giống như nguyên tử. Nó có thể thâm nhập vào toàn bộ thế giới. Sức mạnh của nó rất nhanh và mạnh mẽ.

- Khi tâm đạt đến mức độ tinh tế, ý thức về “bản ngã” và “tha nhân” của nó sẽ biến mất không còn dấu vết. Nó buông bỏ những chấp trước của nó về thân và ngã, con ngườichúng sinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1518)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1585)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1762)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1615)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1498)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1403)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1357)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1398)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1358)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1320)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1539)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1606)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1666)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1542)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1512)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1288)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1442)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1402)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1482)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1522)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1594)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1445)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1569)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1465)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1416)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1507)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1417)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1590)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1871)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1548)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1848)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1427)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1376)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1574)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1429)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1511)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1677)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1876)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1910)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1729)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1908)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1593)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1534)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2075)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1678)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1600)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1542)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1532)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant