Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Rồng Trong Kinh Điển Phật Giáo

21 Tháng Hai 202418:22(Xem: 900)
Con Rồng Trong Kinh Điển Phật Giáo
Con Rồng Trong Kinh Điển Phật Giáo  

HT. Thích Thiện Siêu

hoa sen

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là do Lạc Long Quângặp nàng Âu Cơ ở Động Đình Hồ, sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ bọc đó nở ra trăm người con. Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên, khi sinh ra 100 người con như vậy, Rồng vốn ở nước, Tiên ở núi cho nên mới chia 100 người con ra hai phần: 50 người đi theo cha xuống biển, 50 người đi theo mẹ lên núi, từ đó dân tộc ta có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.

Khi dân tộc ta có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên thì chúng ta là dòng giống Rồng Tiên. Dòng giống Rồng Tiên vốn là dòng giống cao cả, oai phong, dũng cảm. Rồng Tiên có sức mạnh phi thường và khả năng biếnhóa khôn lường.

Đời Lý có vua Lý Công Uẩn, con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Vân, được sự dạy dỗ giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, là hai vị Thiền sư đầu đời Lý rất nổi tiếng về đạo hạnh và trí tuệ thông bác hơn người.

Khi ấy gặp lúc vua Lê Ngọa Triều cuối đời Tiền Lê là một vị hôn quân, sa đọa, hung ác, dân tình oán thán. Vua này ăn chơi trác táng nên đã sinh bệnh không thể ngồi dậy thiết triều được, mỗi khi thiết triều chỉ nằm mà thôi, cho nên có danh là Lê Ngọa Triều. Trước tình hình như vậy, ngài Vạn Hạnh Thiền sư cùng Đào Cam Mộc, một vị đại thần trong triều sắp đặt đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên triều đại nhà Lý trị vì trên 200 năm rất vững chắc.

Khi lên ngôi, vua tự xưng là Lý Thái Tổ. Từ đất Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ nghĩ rằng, đất nước đã độc lập, không thể ở một nơi đất đai chật hẹp, giao thông không thuận tiện, ngài nghĩ, tại sao trẫm không dời đô về một chỗ khác cho thuận tiện hơn cho việc triều chính, tiện cho việc đối nội lẫn đối ngoại. Từ đó vua mới ra chiếu dời đô về đất Hà Nội bây giờ. Trong khi về đến Hà Nội thấy một con Rồng vàng bay lên, nên vua mới lấy đó để đặt cho Kinh đô nước ta là Thăng Long. Thăng Long là thủ đô của nước Việt Nam lúc bấy giờ. (Thăng Long tức là Rồng bay lên). Rồng bay lên thì cũng có thể hạ xuống, chỗ hạ xuống là ở tỉnh Bắc Ninh, nên mới có Vịnh Hạ Long, tức là vịnh Rồng hạ xuống

Rồng bay lên từ Hà Nội lấy thủ đô là Thăng Long và hạ xuống ở vịnh Hạ Long (tỉnh Bắc Ninh). Chỗ này bây giờ là một di tích thiêng liêng và là kỳ quan thế giới được Liên hiệp quốc công nhận.

Ở miền Nam có một con sông gọi là sông Cửu Long, tức là sông có 9 con Rồng (tức chín luồng nước hợp lại như chín con Rồng giao nhau), và có bến Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh. Như thế là Việt Nam chúng ta từ vị khai tổ ở Bắc, nguồn gốc đầu tiên theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ, đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua và hạ chiếu dời đô về Hà Nội, đặt tên là Thăng Long, rồi có vịnh Hạ Long ở Bắc Ninh là nơi Rồng hạ xuống, tất cả đều có dính dáng đến Rồng.

Như vậy nước Việt Nam chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đầu, đuôi và giữa đều có Rồng. Theo địa lý thì miền Bắc là đầu Rồng, ở giữa cố đô Huế cũng có bệ Rồng (triều nhà Nguyễn) là mình, và vào trong Nam là chân Rồng, đâu đâu cũng có Rồng hết. Mà Rồng là một linh vật nhanh nhẹn, thông minhbiến hóa khôn lường, đó là một hình tượng rất được dân chúng ưa chuộngViệt Nam chúng ta là con Rồng cháu Tiên thì chúng ta phải bảo vệxây dựng và giữ gìn nó như thế nào để xứng đáng là con Rồng cháu Tiên.

Như vậy là tôi đã nói sơ lược về Rồng có dính đến truyền thuyết dân tộc Việt Nam ta.

Bây giờ tôi nói Rồng có liên quan đến kinh điển Phật giáo. Trong kinh sách Phật có 3 lần Rồng xuất hiện.

Lần thứ nhất là lúc Đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Longphún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Đó là một tích sử rất xa xưa, bây giờ ở miền Trung ít thấy, còn miền Nam thì nhiều. Các chùa miền Nam khi họ khắc hoặc chạm trổ tượng, bao giờ cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con Rồng đứng hầu, là lấy tích sử Đức Phật ra đời có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật. Đó là Rồng xuất hiện trong kinh sách Phật giáo lần thứ nhất.

Lần thứ hai là trên đường Đức Phật đi giáo hóa sau khi Ngài Thành đạo. Sau ngày Thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp độ cho 5 vị Tỳ kheo Kiều Trần Như xong, Ngài liền nghĩ đến hạng căn cơ nào tiếp theo có thể tiếp nhận được giáo lý của Ngài? Ngài quán biết tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ có 3 anh em ông Ca-diếp gọi là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp, rất nổi tiếng là hàng ngoại đạorất được kính trọng mà ở đấy họ đang thờ Thần lửa. Ngài muốn hóa độ cho 3 anh em Ca-diếp bằng cách: Hôm ấy Ngài đi qua chỗ cư trú của ông Ca-diếp anh, thì trời tối nên xin vào ở trọ và ngủ lại. Ông anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Ngài hình dung phương phi rạng rỡ, nét mặt thanh thoáttự tạigiải thoát, ông liền hỏi Ngài: Đạo nhơn có mạnh khỏe không mà xem người vui vẻ như thế? Ngài mới trả lờirằng: "Vô bệnh đệ nhất lợi, thiểu dục tri túc đệ nhất phú, thành tín đệ nhất thân, Niết-bàn đệ nhất lạc" (không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, thành tín là thân nhất, Niết-bàn là vui nhất). Vì Phật giáo có những cái nhất như thế nên Phật tử chúng ta khi học hỏi giáo lý của Ngài, đã thâm nhập giáo lý ấy thì cũng rất tự tại và an vui.

Ngài nói xong rồi và hỏi: Ông có bằng lòng cho tôi trọ lại một đêm không? Ông ta trả lời: Cho Đạo nhơn trọ lại tôi không tiếc gì; nhưng tiếc rằng bây giờ đây Tăng chúng đồ đệ của tôi đông quá, không có chỗ để cho Ngài tạm trú, duy chỉ còn một chỗ ở nơi đền thờ Thần Lửa ở bên góc kia, Ngài có thể tạm trú ở đó có được không? Ngài nói, chỗ nào cũng được, ông chỉ cho tôi trọ lại một đêm thì tôi cám ơn vô cùng. Khi đó ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói rằng: Tuy tôi nói là nói vậy, nhưng trong đền thờ Thần Lửa đó nguy hiểm lắm, tôi sợ tánh mạng của Ngài bất an, không toàn vẹn được, vì trong đó có con Hỏa Long (Rồng Lửa), hễ người nào vào đó lạ hơi thì nó sẽ phun khói, phun lửa ắt sẽ bị tiêu hết, không cách gì tránh được. Ngài nói cám ơn và xin ông chớ lo. Ông vui lòng chấp nhận cho tôi ở là tốt lắm rồi.

Đến khi Đức Phật vào ở trong đền thờ Thần Lửa đó, con Rồng Lửa ngửi thấy mùi hơi lạ, nó từ trong động trườn ra phun khói. Khi khói phun tới chỗ Ngài, nhưng lạ thay, khói đó dội ngược trở lại nơi chính nó. Nó lại phun lửa, lửa chưa tới Ngài mà dội ngược lại nơi nó. Khi đó con Rồng Lửa mất hết cả thần thông, không làm sao hại Ngài được, nên nó gô mình lại (cuộn tròn) nằm cong núp vào một góc để tránh khói lửa do nó phun ra. Thấy vậy, động lòng từ bi, Đức Phật liền đưa bình bát ra và con Rồng Lửa bay vào đó để lánh nạn, nên trong kinh có chữ hàng Long phục Hổ (hàng phục Rồng và hàng phục Cọp). Vì sao Ngài hàng phục được các loài hung dữ như vậy? Vì Ngài lấy đức từ bi, lấy lửa tam-muội để hàng phục các loài hung dữ ấy.

Lại nói ông Ca-diếp anh, khi thấy lửa trong đền nổi lên, thầy trò ông liền hối nhau múc nước để dội vào trong đền. Thầy trò ông càng dội nước, thì lửa càng bùng lên dữ dội, không cách nào dập tắt được. Ông lấy làm lo lắng cho tính mạng của Ngài và đâm ra hối hận vì đã để Ngài ngủ trong đó.

Bất thình lìnhĐức Phật ung dung ôm bình bát từ trong đền thờ Thần Lửa bước ra, thầy trò ông Tần-loa Ca-diếp vô cùng ngạc nhiên, kính phục và bước lại hỏi Ngài. Thưa Đạo nhơn, lâu nay không có ai dám đối địch với con Rồng Lửa hung dữ này cả, nay sao Đạo nhơn hàng phục nó một cách dễ dàng như vậy? Khi gặp Đức Phật ông ta trầm trồ ngợi khen Đức Phật, nhưng trước mặt đồ chúng đệ tử của ông, ông lại nói: Tuy Đạo nhơn ấy có thần thông như vậy nhưng chưa bằng ta.

Khi đệ tử vào trong động để đốt lửa thì lửa không cháy. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ chắc đây là ông Đạo nhơn làm cho lửa không cháy, chứ không ai vào đây hết, liền quay qua hỏi Đức Phật có đúng không? Đức Phật trả lời: Phải, chính Ta làm. Phật hỏi lại. Vậy các ngươi có muốn đốt lửa lên không? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thưa: Dạ, ưng lắm. Vì chúng tôi đang thờ Thần Lửa nên chúng tôi phải đốt lửa cho cháy mãi mãi, không được để cho lửa tắt. Ngài bảo họ tới đốt thì lập tức lửa bừng cháy và cháy mãi, cháy cao, không tài nào làm cho ngọn lửa nhỏ lại được. Ông Ca-diếp anh nói, chắc là vị Đạo nhơn này làm rồi chứ không con ai lẫn vào đây nữa! Ông liền hỏi Ngài có phải Ngài làm không? Đức Phật trả lời: Phải. Phật hỏi lại, thế các ngươi có muốn tắt lửa không? Ông mừng quá nói: Dạ muốn. Phật lấy tay chỉ vào thì lửa tắt. Đến khi hết củi để đốt, đồ đệ đem búa ra bửa thì búa mới nhấc lên trời thì không tài nào hạ xuống được. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói: Chắc ông Đạo nhơn này làm chứ không ai khác? Ông liền hỏi Phật, có phải Đạo nhơn làm không? Phật nói: Phải. Vậy các ngươi có muốn hạ búa xuống không? Ông nói: Dạ muốn. Thế là Phật chỉ tay một cái thì búa liền hạ xuống.

Tuy thấy thần lực của Đức Phật như vậy, nhưng ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tự ái nghĩ rằng, xưa naymình lãnh đạo một số đồ công chúng đông đảo và tự cho mình đã đắc thần thông, giờ đây phép thần thông của ông Đạo nhơn này quá vượt trội mình. Tuy vậy, trước mặt đệ tử ông, ông vẫn luôn miệng nói: Mặc dầu vậy nhưng vẫn chưa bằng ta. Ta đã chứng quả A-la-hán rồi, chứ ông Đạo nhơn này chưa chứng quả A-la-hán. Đức Phật với tâm mình biết tâm của người khác liền nói: Này ông bạn tốt, ông nói như vậy là không đúng sự thật, ông chưa chứng được A-la-hán. Vì nếu ông đã chứng quả A-la-hán rồi thì không còn tâm hơn thua so sánh. Giờ ông còn cái tâm niệm ngã nhơn hơn thua đó chưa hết, ông chưa phải là người đã chứng quả A-la-hán.

Thường lệ đã thành truyền thống, đầu năm mới rằm tháng giêng, các Phật tử đều đến chùa làm lễ cầu an. Trước hết là cầu an cho mình và sau đó là cầu an cho gia đình và xã hội. Đây là một việc làm tốt đẹpđể un đúc Bồ-đề tâm và thực hành Bồ-tát hạnh.

Hôm nay là ngày đầu tiên tụng kinh Pháp Hoa cũng là thực hiện ước muốn đó, thay mặt chư Tăng, tôi chúc các Phật tử thân tâm an lạc và cầu nguyện chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thiện thần gia hộ cho gia đình các Phật tử và tất cả chúng ta đều được an lànhcát tường như ý.

Năm nay là năm Rồng, tôi sẽ nói chuyện Rồng trong kinh điển Phật giáo và dân tộc Việt Nam.

Rồng là con vật như thế nào? Chưa ai thấy hết, nhưng khắp nơi trên thế giới rất nhiều người tin tưởngcó Rồng và hình dung con Rồng mỗi nơi mỗi khác. Ở Ấn Độ gọi Rồng là Naga, Trung Hoa gọi là Long, Việt Nam ta gọi là Rồng. Đó là con vật có hình dạng mình rắn, đầu sư tử, chân cọp. Tuy là tưởng tượng nhưng nó đã trở thành tín ngưỡng phổ thông, rất được quần chúng yêu mến, họ vẽ ra nhiều cách và chính trong sách vở thời xưahình dáng con Rồng cũng khá phong phú không kém ngày nay.

Khi đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp mới kính phục Đức Phật và nói: Thưa Đạo nhơn, tôi biết cái đạo của Ngài cao hơn cái đạo của tôi, và cho tôi xin làm đệ tử với Ngài. Đức Phật liền chấp nhận. Thế là ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp anh trở thành đệ tử của Đức Phật cùng với 500 đồ chúng đệ tử của ông. Khi đã làm đệ tử của Phật rồi thì bao nhiêu khí cụ thờ Lửa ông sai đem liệng xuống sông Hằng.

Hai người em cũng tu theo đạo thờ Thần Lửa như anh mình ở khúc dưới sông Hằng, thấy đồ thờ Thần Lửa của anh mình sao trôi bồng bềnh trên sông như vậy, họ đoán chắc anh mình có tai nạn gì xảy ra rồi đây. Hai người em liền đi ngược dòng sông để tìm hiểu thực hư ra sao, thì gặp anh mình và đồ chúng đi theo sau Đức Phật. Họ lấy làm lạ vô cùng vì nghĩ anh mình là người có uy tín, tu theo đạo Thờ Lửa là đạo cao thượng, tại sao giờ lại đi theo sau ông Đạo nhơn lạ lùng thế này? Họ liền hỏi anh thì được người anh kể lại cho nghe hết mọi chuyện về Đức Phật. Khi ấy hai người em thấy đạo lực anh mình cao cường như vậy mà cũng thua Phật, liền bàn bạc với nhau và cuối cùng, họ xin đi theo Phật luôn cùng với đồ chúng mỗi người 125 vị. Cộng có 250 đệ tử của hai anh em cũng theo Ngài tu luôn. Như vậy cả ba anh em cộng lại là 750 người đi theo Phật, 500 còn lại là đệ tử của Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cùng các vị đệ tử khác, nên trong kinh thường nói: Thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu (1250 Tỳ kheođông đủ trong hội thuyết pháp) của Phật. Như vậy là Rồng xuất hiện lần thứ hai trong kinh Phật.

Bây giờ Rồng xuất hiện lần thứ ba.

Các Phật tử đã tụng Kinh lâu ngày rồi có nhớ ở phẩm nào không? Chính nó xuất hiện ở phẩm Đề-bà-đạt-đa. Trong phẩm Đề-bà, Đức Phật phúc chúc cho các vị đệ tử thuyết pháp và các vị Bồ-tát phát nguyện đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa. Ngài Văn Thù cũng phát nguyện trước Đức Phật là sẽ đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa các nơi.

Có một hôm, trong hội chúng Đức Phật nói rằng: Các đệ tử của Ta đem Kinh đi giáo hóa khắp nơi, Văn-thù-sư-lợi cũng đem Kinh đi giáo hóa ở Long Cung là chỗ vua Rồng ở, Văn Thù sẽ đến đây ngay hôm nay. Vừa nói xong thì Bồ-tát Văn Thù từ biển xuất hiệnTrí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù: Mấy lâu nay Ngài đi giáo hóa dưới Long Cung có được nhiều người theo không? Văn Thù trả lời: Thưa Đại sĩ, dạ đông lắm, không kể xiết. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù rằng: Ngài dạy cho đệ tử pháp môn gì mà người ta theo đông như vậy? Ngài nói: Tôi dạy Kinh Pháp HoaTrí Tích Bồ-tát nói: Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh thâm diệu, trong khi Ngài giáo hóa như vậy có thấy ai có căn cơ lanh lợi, ngộ hiểu được pháp tu hành thành Phật mau chóng không? Ngài Văn Thù nói: Có. Người ấy là ai? Dạ đó là Long Nữ (là con của Rồng).

Long Nữ mới 8 tuổi mà đã có căn trí rất lanh lợitu hành có thể thành Phật đạo một cách mau chóng. Nói vừa xong thì Long Nữ hiện lên. Khi Long Nữ hiện lên thì Ngài Xá-lợi-phất nghi, Ngài nghĩ rằng: Thân người nữ có 5 sự chướng như Đức Phật đã nói: Một là, thân người nữ không được làm Ma vương; hai là không thể làm được vua Trời Phạm Thiên; ba là không thể làm vua Trời Đế Thích; bốn là, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương; năm là, không được làm Phật. Thân người nữ có 5 điều chướng ngại như vậy, nhưng ở đây Long Nữ đã là người nữ, mà lại là thân Rồng, thuộc loài súc sinh, thì làm sao mà nói thành Phật mau chóng được? Ngài Xá-lợi-phất nghi lắm. Biết Xá-lợi-phất nghi như vậy nên Long Nữ liền nói rằng: Thưa Tôn-giả Xá-lợi-phất kính mến, giả sử tôi đem chuỗi ngọc này cúng dâng lên Đức Thế TônĐức Thế Tôn liền nhận xâu chuỗi ngọc đó, thời gian đó có mau không? Ngài Xá-lợi-phất trả lời: Rất mau. Long Nữ thưa lại rằng, tôi nay thành Phật cũng mau chóng như thế. Vừa nói xong thì chuyển thân Long Nữ biến thành nam nhân và thành Phật ngay trước hội chúng.

Ở đây chắc các Phật tử cũng nghe nói thân người nữ có 5 điều chướng đó nên không thể làm Ma vương (Chúa tể loài Ma), không thể làm được Phạm thiên vương (làm chúa tể cõi thế gian), không thể làm được Trời Đế Thích (tức là vị trời làm chủ cõi trời 33), không được làm vua Chuyển Luân Thánh Vương (tức là một ông vua đem Chánh pháp cai trị muôn dân). Ông vua đó mỗi lần ra đời thì có bảy thứ báu xuất hiện theo ông, trong các thứ báu đó có một thứ xe báu, khi nào muốn đi thì chiếc xe ấy hiện đến và ông cỡi lên xe ấy để chu du thị sát khắp bốn châu thiên hạ, để quan sát dân tình mà cai trị. Xe ấy đi khắp đông, tây, nam, bắc chỉ trong một canh giờ mà thôi là về chỗ cũ; và thứ năm là, không được làm PhậtChuyển Luân Thánh Vương là ông vua Thế gianĐế Thích là ông vua cõi trời Tam thập tam ở Dục giới. Còn Phật là ông vua pháp (Pháp vương). Thân người nữ có trở ngại là không làm được năm chức vị đó cho nên gọi là ngũ chướng. Nói như vậy có khác nào nói rằng, trong Phật Pháp không có sự bình đẳng, trong Phật Pháp cho người nữ thấp hơn người nam hay sao? Nếu nói người nữ thấp hơn người nam thì tại sao có chỗ Phật dạy rằng: "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật". Đã có tánh Phật thì bất luận nam nữ đều có thể thành PhậtCho đến với loài súc sinh nếu có tánh tự giác, đều có Phật tánh thì trước sau đều có thể thành Phật được hết.

Tại sao nói thân người nữ có 5 chướng nên không làm được 5 chức vị đó? Chúng ta biết rằng trong nhà Phật, chữ chướng có 3 thứ:

Phiền não chướng
Nghiệp chướng
Báo chướng.

Khi tụng kinh lễ Phậtchúng ta đều có nguyện: Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền nãoPhiền não chướng tức là tham, sân, si, tật đố, kiêu mạních kỷganh tỵ...Tất cả những tật xấu đó gọi chung là phiền não. Những thứ phiền não nầy làm cho tâm người ta bất an, bị sầu muộn, bị dằn vặt, buồn bựclo lắng như lửa đốt, nên gọi là phiền nãoChúng ta muốn tu nhưng vì các thứ đó nó ngăn ngại nên không tu được. Muốn giải thoát nhưng bị 5 thứ đó làm cho chướng ngại nên không giải thoát được. Muốn được an vui thì bị các phiền não đó làm ta buồn bực không vui được.

Tự chúng ta chiêm nghiệm suy nghĩ về chúng ta cũng đủ hiểu. Tôi lấy một ví dụ: Hằng ngày chúng ta đi tụng kinh rất siêng năng, nhưng hôm đó có người rao lên rằng: Nếu ai đó đến với tôi đúng 6 giờ sáng tôi sẽ biếu cho một thỏi vàng. Chắc chắn khi ấy lòng tham nổi dậy nên cũng có người bỏ tụng kinh, thế là chướng rõ ràng, vì sao? Vì nó ngăn trở con đường tu giải thoát của mình, đó gọi là phiền não chướng. Mình biết rằng sân si là một điều không tốt, là một điều tai hại (nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai, nghĩa là một khi khởi một niệm sân si thì muôn điều chướng ngại nổi lên). Mặc dầu biết như vậy, nhưng khi một ai nói một tiếng về mình mà mình không bằng lòng, thì mình sẽ nổi sân liền, không làm sao mà tu được. Đang đi tụng kinh, giữa đường mà gặp một người nào đó không quen, quẹt vào làm cho mình bị rách áo thì liền quay trở lại sừng sộ cãi lộn với họ đã, chứ còn tụng kinh thì thôi để mai, mốt tụng cũng được. Đó tức là phiền não chướng, vì nó làm chướng ngại con đường giải thoátcon đường tu tập, làm chướng ngại sự tìm đến cảnh an vui thanh tịnh của mọi người.

Thứ hai là nghiệp chướng, tức là cái nghiệp làm chướng ngại con đường tu tập của mình. Tôi thí dụ: Sáng nay đi tụng kinh Pháp Hoa ở chùa Từ Đàm, nhưng khi đạp xe qua chợ Bến Ngự thấy có quán cà phê mùi thơm bốc ra hấp dẫn, thèm quá mình không cưỡng lại được, thôi thì phá lệ ghé qua uống một cốc đã. Cái nghiệp uống cà phê nó lôi đi theo nghiệp uống cà phê, nghiệp ham mê bóng đá nó lôi đi theonghiệp bóng đá, nghiệp ưa đánh lộn nó lôi theo nghiệp ưa đánh lộn. Bao nhiêu cái nghiệp đó ở nơi chúng sanh hoặc nhiều hoặc ít đều có hết. Nếu nghiệp đó mình không thắng nổi hắn, phải đi theo hắn thì đời đời chìm đắm theo nó, chứ không tiến lên con đường giải thoátgiác ngộ được, nên gọi là nghiệp chướng.

Thứ ba là báo chướngBáo chướng nghĩa là sinh ra đã gặp quả báo. Có người ưa đi tụng kinh quá mà sao bữa nay trong người không khỏe, bị đau bụng, mai đau chân, mốt nhức đầu, không sao đi tụng kinhđược. Họ cũng biết giáo pháp của Đức Phật dạy quí báu vô cùng, muốn đi nghe quá nhưng bữa nay hai tai nó ù, không nghe được. Nghe người ta diễn tả rằng: Tượng Đức Phật rất trang nghiêmthanh thoáttự tạian lạc, họ muốn thấy tượng Đức Phật, muốn chiêm ngưỡng tượng Đức Phật nhưng vì hai con mắt bị mù không thấy được nên gọi là báo chướng.

Vậy khi nói thân người nữ bị năm chướng không làm được 5 chức vị đó là thuộc về loại chướng nào? Nó thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, cũng không phải phiền não chướng. Bởi thân ta có khi không luận nam hay nữ, khi đã dứt hết phiền não chướng rồi thì không còn phiền não nữa. Trong hiện thân dứt hết phiền não, dứt hết nghiệp chướng rồi thì không còn phiền não và không còn nghiệp chướng nữa, nhưng cái thân báo chướng nơi mình khi sinh ra đã mang cái thân đó. Trong khi mang nó thì thân đàn ông khác, thân đàn bà khác. Thân nam giới có nhiều tự tại hơn, trái lại, thân nữ giới có nhiều cái triền phược hơn, vì bị nhiều triền phược nên cũng bị nhiều ngăn ngại: Do vậy người nữ không được làm Đế Thích, không được làm Ma vương, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, không được làm Phạm Thiên Vương, và không được làm Phật, vì đó là báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, không phải phiền não chướng. Bởi vì phiền não chướng cũng y như nam giới, nghiệp chướng cũng y như nam giới không khác gì hết, nhưng vì dư báo trong hiện tại làm chướng ngại, nên không thể làm chủ năm chức vị đó mà thôi. Năm chướng này là năm chướng thuộc về báo chướng chứ không phải phiền não hay nghiệp chướng gì hết. Báo chướng là cái dư báo do mình tạo nghiệp đời trước, nên ngày hôm nay phải chịu báo thân như vậy, cho nên có những vị đắc đạo trong hiện thânĐức Phật cũng thành đạo trong khi hiện thân chứ không phải Ngài thành đạo lúc nhắm mắt, thế nhưng cái dư báo của sắc thân đó, Ngài cũng phải chịu. Ví như đau ốm, rét lạnh, nhức đầu sổ mũi...là thuộc về báo chướng.

Các vị A la hán cũng vậy, trong hiện tại chứng quả A la hán thì chính các vị đó đã dứt hết phiền não chướngnghiệp chướng nhưng cũng còn mắc báo chướng nên phải chịu sự triền phược của cái nghiệp báo đó. Như trong kinh có nêu câu chuyện: Có một vị đã chứng A la hán rồi nhưng khi đi khất thựckhông có ai cúng dường.

Đó là ngài Losaka, vì lẽ trong kiếp trứơc bà mẹ của Ngài rất mộ đạo, hay cúng dường bố thí cho các bậc tu hànhtrái lại, ngài thì hay ghét mấy vị đi khất thực. Thấy ngài đâu là ngài ối đổ nấy, vì vậy nên không có ai dám đến nhà của ngài để khất thựcmặc dầu pháp khất thực của các nhà sư thì không phân biệt nhà nào hết, nhà nào cũng phải đi ngang qua cả. Nhưng bữa đó, có một vị Bích Chi Phật đến khất thực nơi nhà của ngài, khi ấy ngài không có ở nhà. Bà mẹ đem cúng dường Bích Chi Phật những thực phẩm tốt nhất. Khi vị Bích Chi Phật vừa đi ra khỏi thì gặp Losaka trở về, thấy vậy liền tra hỏi vị Bích Chi Phật rằng: Ông vào xin trong nhà tôi có gì không? Ngài trả lời: Có. Ông biểu ngài đưa bình bát cho ông coi và thấy trong bình bát có thức ăn. Ông giành lấy bình bát của ngài và đổ xuống đất và lấy chân chà cho nát. Vì tạo nghiệp không tốt đối với vị Bích Chi Phật nên kiếp sau, ngài bị luân hồi và sanh vào trong nhà người chài lưới ở miền biển rất nghèo. Làng này lâu nay làm ăn cũng khá, bữa được bữa mất nhưng không bao giờ đói. Nhưng từ khi sanh ngài ra thì nhà ấy và làng buôn luôn luôn bị mất mùa, đói kém. Họ bèn điều tra xem xét và được biết kể từ khi ngài có mặt thì làm thiệt hại cả làng, nhưng chưa ai dám nói ra.

Một hôm để xác minh có phải ngài là người làm cho cả làng bị thiệt hại như vậy không, họ bèn chia làng ấy ra làm hai thôn: Thôn trên và thôn dưới. Thôn không có ngài Losaka ở thì làm ăn phát đạt, trái lại, thôn có ngài Losaka sinh và đang ở đó thì luôn luôn mất mùa, đói kém. Khi đã biết chính ngài là người làm cho cả thôn bị đói kém, họ liền đuổi hai mẹ con ngài đi. Cả hai mẹ con dắt nhau đi xin, nhưng tới đâu cũng không ai cho gì hết. Khi bà mẹ để ngài ở nhà đi xin một mình thì họ cho rất nhiều, còn nếu mang ngài đi theo thì không ai cho cả. Bà mẹ cảm thấy chán nản và định bỏ rơi con. May thay một hôm gặp ngài Xá-lợi-phất, ngài nhìn thấy Losaka mặc dầu mắc quả báo như vậy, nhưng có căn chủng rất tốt nên ngài nhận đem về nuôi dạy. Ngài dạy cho Losaka học và tu hành, sau đó không bao lâu thì chứng quả A la hánMặc dầu chứng quả A la hán nhưng đến khi đi khất thực, khất đâu cũng không được. Buổi sáng ngài đi khất thực thì các thí chủ chưa mở cửa. Ngài đợi gần trưa đi khất thực thì người ta đã cúng dường cho mấy vị trước rồi, đến khi ngài đi tới thì hết thức ăn. Khi ngài đi chặng giữa cũng có người cúng, nhưng khi ngồi ăn thì quạ xuống giành mất, cứ như vậy nên ngài phải chịu đói luôn. Thấy vậy ngài Xá-lợi-phất liền đi khất thực đem về cho ngài ăn. Khi đưa cơm cho ngài Losaka ăn, ngài vừa bưng bình bát lên thì cơm liền biến mất. Ngài Xá-lợi-phất phải tự bưng bình bát để Losaka ăn. Ngài tuy chứng A la hán nhưng vẫn bị quả báo như vậy. Sự việc của ngài Losaka mà tôi vừa kể trên là bị báo chướng chứ không phải bị nghiệp chướng lại càng không phải bị phiền não chướng.

Trong kinh Pháp Hoa nơi Phẩm Đề-bà mà ngài Xá-lợi-phất nghi Long nữ không thể thành Phật được, vì thân người nữ có 5 chướng ngại nên không thể thành Phật được, là thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp hoặc phiền não chướng. Qua đó chúng ta mới thấy tính cách bình đẳng của Phật, Ngài nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, không có gì sai khác".

Hôm nay nhân chuyện năm Rồng, tôi kể chuyện Rồng như vậy để các Phật tử rõ và chúng ta cũng nên biết rằng, học Phật phải biết nghiệp chướng là gì, phiền não chướng là gì, báo chướng là gì, để chúng ta sách tấn tu tập, hầu dứt trừ ba thứ chướng đó để được tự tại an vui và giải thoát.

Trích "Phật Ở Trong Lòng" của HT Thích Thiện Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1539)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1398)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1250)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1322)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1379)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1356)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1480)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1376)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1442)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1435)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1326)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1392)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1402)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2102)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1440)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1463)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1332)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1585)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1449)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1294)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1263)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1324)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1298)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1445)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1165)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1159)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1205)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1349)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1373)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1127)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1252)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1179)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1353)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1325)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1474)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1571)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1320)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1277)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1422)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1471)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1381)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1729)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1362)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1345)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1396)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1225)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1267)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1392)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1518)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant