Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xin dâng cánh hoa lòng...

01 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9540)
Xin dâng cánh hoa lòng...

XIN DÂNG CÁNH HOA LÒNG….

blank* Kính tặng những tấm lòng biết hy sinh cho cuộc đờiý nghĩa.
* Kính dâng các Bậc Cha Mẹ, nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu.
* Thương tặng Diệu Tịnh, người bạn Đời và là người bạn Đạo.
* hai con với diễm phúc có người mẹ tuyệt vời..
Cư sĩ Liên Hoa


Sương khuya vời trăng hát
vọng vang tiếng chuông chùa
hương trầm bay lảng vảng
nhịp thở nhẹ nhàng vương

chừng như sen vừa nở
như thưở nào trong tâm
chừng như em vừa hát
từng đoản khúc cuộc đời

Vu Lan về rồi đó
em còn nhớ hay chăng
đường xưa, bóng mẹ bước
như hạc bay tìm con

mưa rơi, lá chơi vơi
rong chơi, bay theo gió
giở chăn ngủ trong mộng
vô thường về đấy thôi …


 
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được. Khi vui, khi buồn, khi dập dồn cơn sóng của khổ đau bất hạnh, khi im lặng trong tâm để cho vạn hoa khoe sắc mừng rỡ… tự nhiên, nghe tiếng chuông ngân vang, lắng lòng nghe, lắng lòng trở lại, chạm sâu vào âm ngân đó, vào tận đáy tâm, sẽ cảm thấu được hết những chất đề hồ từ bi lực, và tùy theo tâm tình sai biệt, mà đem lại sự êm dịu, nhẹ nhàng..

Cuộc đời là dòng sông tuôn chảy bất tận, có bao lớp phù sa dù nhơ dù sạch, dù tận cùng của đỉnh sóng hay tả tơi, rả rời, buông mình theo cơn sóng, rơi hoà tan trong nước .. thì vẫn là những nét đẹp chấm phá trong cuộc đời, làm thành những chất liệu sống, vì ai thì cũng phải sống. Ai lắng nghe dòng sông hát, ai từng nghe nhịp sóng reo, ai chèo, ai băn khoăn, lặng mình trên bước giang hồ, tìm bến trở về, sau khi đã dong ruỗi khắp mọi phương trời, ai trầm mình trong suy tưởng, nằm cạn khô giữa hai bờ chân vọng, tự có lúc nào đó, bừng tĩnh, sẽ hiểu được tự tình sâu xa của tâm con người, với ước vọng vuơn lên phương trời cao rộng.. và hãy để dòng sông tuôn chảy, hoà nhập vào biển cả mênh mông.

một mai trên chốn bụi trần
nghe chuông vang lại, ai người dừng chân
mới hay nguồn suối ta bà
khi tâm mở rộng, tình thương chan hoà
lòng bay ngàn dậm phù sa
dòng sông nguyên thủy vẫn hoa, vẫn tình
có nhau từ thuở vỡ lòng
lời kinh muôn thưở vẫn nhoà trong em
lời rằng mưa đổ phương nao
có đi có đến, tình trong vẫn là…..


Mùa Vu Lan trở về, có những cơn mưa khẽ khàng rơi trong mùa nắng gay gắt, nước chẳng thấm vào đâu, khi đất oằn mình nứt nẻ, khi đang cơn hạn hán. Những ký ức xa xưa như chợt khơi lại, trong tôi, một đứa bé của năm nào, như có duyên với đạo Phật. Cái tuổi bé con, không biết gì ngoài việc đi học, vòi vĩnh tiền ba mẹ, ham ăn ham ngủ, còn lại là nô đùa, phá phách, rong chơi như là nào đánh bi, đá cầu, đá banh, chạy đuổi bắt v.v.. dại khờ theo số tuổi cùng môi trường sống, lúc đó. Nhưng, đứa bé đó bỗng nhiên bị đổi tánh, sau giờ đi học về, lại năng đến Chùa và im lặng hơn.

Cái cảnh Chùa năm nào, khi tôi còn nhỏ bé, vẫn thường gợi cho tôi nhiều kỷ niệm đầu đời rất đẹp, nên thơ. Chùa nằm trơ trọi trên khoảng đất rộng, đơn sơ, hoang vắng. Nhưng trò chơi thật oan nghiệt, vì sau lưng Chùa, cách khoảng 2 – 300 mét, là chỗ mà người ta xây dựng cơ sở làm đồ tễ, giết trâu bò, cùng các súc vật khác để cung cấp cho thị trường mỗi ngày, đã được ghi, kể lại trong đoản bút: «Người có nghiệp với Phật»…
 
Vị Sư già ít học không có gì là đặc biệt, khác thường, với bước đi chậm rải, nhưng nét mặt rạng ngời ngây thơ, đôn hậu. Những trái chuối sứ, vỏ thâm đen, ăn vào ngọt lịm, mà tôi hay được thưởng cho, khi đến Chùa. Những buổi tập tễnh ăn chay với cơm trộn muối hột vì dấu ba mẹ, sợ biết thì sẽ bị đòn, vì lo con bị ốm yếu. Tượng Phật to, khổng lổ làm đứa bé sợ hãi. Những chiếc mõ bị bể, do vị Sư già gõ mạnh, để lấn át tiếng kêu của các con vật bị giết. Những câu chuyện mộc mạc, bình dân, đơn sơ mà tôi được nghe kể, có lúc làm nước mắt chảy ròng, sụt sùi khóc vì cảm động, có lúc cười lớn, khoe hàm răng có nhiều chỗ trống cho gió thổi luồng vô miệng.

Cảnh tịch mịch, thanh bình, có gió thổi, có cành cây lá rung rinh, có ánh nắng trổ hoa thủy tinh, phơi mình lóng lánh trên mái chùa, có những buổi chiều trải ráng vàng trên mọi con đường, ánh nắng nhạt, có đàn chim bay về tổ, tiếng kêu ríu rít, có mùi hương trầm quyện với lời kinh thanh tịnh, có những người vào ra, quì, lạy..và tiếng chuông chùa, vâng, tiếng chuông, như một điều gì đó đã làm cho đứa bé bớt ham chơi lại, đến Chùa, quen dần với Tuợng Phật to lớn, để bớt sợ, để khai tâm và được quy y…

Ôi, cành hoa của tâm sơ khai, vừa nở nụ sen hồng trong cái tâm trong trắng, thơ ngây của đứa bé, sao mà đẹp, mà linh diệu quá…

Ta bắt gặp tuổi thơ, tươi đẹp
vườn lòng xưa, màu mắt thanh bình
giở trang sách, ngàn hoa tung cánh
hạc lưng trời, mộng nở mây bay

Xin để hoa lòng em tỉnh lặng
ngọt ngào như ướp mộng hoa thơm
trăm năm cũng bước về chốn cũ
chiếc kẹo ấm lòng, mắt trẻ thơ …


Nó ngon ngọt như viên kẹo vừa cho vào miệng, thơm tho như miếng bánh cốm nổ dòn, rào rào khi nhai đến, như cây cà-rem đang ăn, lấm dơ hai bên khoé miệng, kem chảy thấm ướt tay, đưa lên miệng mút mà sao ngon kỳ lạ, khoan khoái quá chừng, như được vài đồng tiền ba mẹ cho, để dành để mua truyện tranh đọc ngấu nghiến, vui ghê…..Đó phải chăng là cái duyên, cái tấm lòng chân tình biểu lộ từ lúc bé thơ, có chút nào đó làm nề nếp cho cái tâm ngây thơ, được nuôi dưỡng, muốn bung vỡ, mong làm cái gì đó để dâng lên từ cuộc đời…

Ra đi, tôi nhớ cảnh chùa
nhớ chuông khuya sớm, nhớ lời kinh thơm
nhớ trông đôi mắt Phật hiền
nhớ cha, nhớ mẹ, bỏ miền ấm êm

nhớ người trẻ nhỏ năm xưa
nụ cười chan lẫn, giọt mưa từ nguồn
kìa sao, lòng vẫn, phấn vương
quê hương, đẹp quá, con đi bây chừ….

 
Những tình cảm của cha mẹ trong những ngày đầu của một sinh vật trên cuộc đời, được chở che, bao bọc. Tuy nhiên, những ký ức về ba mẹ tôi không có nhiều, vì đã rời xa nhà từ thưở nhỏ, nên còn chăng là cái tình thương yêu thiêng liêng- cái tình cảm đặc biệt, khó diễn tả, qua những câu hò, điệu ru, như lời dặn dò chân chất, chứa cả trời yêu thương, được cảm nhận, in sâu trong tâm não và nhân lớn trong tôi, theo qua bao năm tháng dài, cho đến khi khôn lớn.
 
Ngày rời xa vòng tay cha mẹ, bước vào sân phi trường, nơi đất đá khô cằn, cây cối mang nặng trỉu những cành dòn gãy, lá vàng, nơi đẫm ướt mồ hôi khi nắng tràn về, nơi hai mùa mưa nắng, nơi mà có chú bé mang trong lòng những tâm tình muốn vươn lên, trong đó rời rạc có hình bóng đức Phật trẻ thơ.

«Con ! con !.. ». Tôi xoay đầu lại, nhìn thấy hình ảnh ba mẹ, tay vẫy, trên gương mặt, nước mắt đầm đìa tuôn chảy. «Con đi học mà, chứ đâu phải là đi luôn đâu..», nhưng không làm sao ngăn được dòng nước mắt, làm sao có thể cắt được tấm lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con. Nhiều khi sự đòi hỏi của trẻ nhỏ, vô tư, nhỏng nhẻo, để xin cho bằng được món quà... nhưng đôi khi, vô tình, không biết đó lại là những băn khoăn, khổ đau của cha mẹ. Ôi nước mắt, nước mắt trong tôi còn đọng lại, nước mắt của cha mẹ nhìn con như là lần tiễn biệt, cho chuyến đi xa, như là sợ mất đi đứa con khờ dại, nên nước mắt dâng tràn ngập của tấm lòng, muốn níu kéo lại .. Có phải bầu trời đã dừng lại, hay là trời đất đang lặng mình, nhìn chiêm ngưỡng, lắng nghe những xúc động tràn về …

Bàn tay ấm, xoa đầu con khuya sớm
giờ rời xa, hai ngả một phương trời
theo ước nguyện, con rời xa tình mẹ
mỗi bước chân nghe nặng trỉu cõi lòng

xin mẹ chớ buồn, khi con đi vắng
hai vai con vẫn nhớ mãi câu hò
điệu nhạc thâm tình, sâu ân cha mẹ
theo chân con, khi dẫm bước vào đời.


Có những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường, nhưng cũng có khi đó lại là tâm điểm của lớn rộng, vươn cao, vô biên, ví như khi trái tim được thoát ra khỏi lồng ngực, hay tư tưởng vuợt thoát ra khỏi bộ óc tầm thường, mang theo mình tâm lực từ bitrí tuệ, thì những sự kỳ diệu sẽ theo sau đó, mà có mặt, bùng vỡ…

Bầu trời sao yên lặng
giọt nước mắt nào rơi
trên tấm áo mẹ già
trong tôi, tim thổn thức
cơn mưa cũng trở về
ra đi, lòng thầm hỏi
con đường trần ra sao ?


Về Saigon, tôi được người Dì cho đi học. Những năm tháng đó, chiến tranh lại đổ dài trên quê hương tôi. Những cảnh chết chóc diễn ra hàng ngày. Tiếng súng đạn, tiếng bom vang vọng vào thành phố. Những làng mạc bị phá hủy, san bằng. Những chiếc quan tài phủ cờ, chở vội vã về thành phố, rồi vội vã chuyển đi. Những chiếc đầu chít khăn tang, những cảnh chia lìa, tan tác, những tiếng khóc dậy màu u ám, làm xám bầu trời. Chiến tranh tàn phá tất cả, đem lại cho bao người sống đời khó khăn, trước biết bao thảm cảnh xẫy ra cho chính mình hay cho người nầy người khác.

hởi người em bé nhỏ
sao em lặng lẽ đi
khi súng đạn còn dòn
những hố bom khắp chốn

ba mẹ em nơi nào
người thân em nơi đâu
tay em sao quờ quạng
mắt em khóc cuộc đời

giữa đất trời quạnh hiu
có chăng là tiếng sung
người người thay nhau ngả
trước họng súng vô tình

nhìn em, lòng đau thắt
ta làm gì cho em
ta có gì cho em
rồi, em về nơi đâu…


Tương lai mù mịt như khói lửa chiến tranh. Chúng ta sẽ làm gì cho nhau trong thân phận con người. Những câu hỏi chập chờn xoáy vào tim con người, xót xa, đau buốt, với những câu trả lời khó thoả đáng. Là đứa bé mới lớn, sống nhiều về nội tâm, có chút suy tư về thân phận quê hương và con người, Lòng tôi cũng từng quặn thắt cơn đau, tim cũng bao lần nhức nhói trước cảnh sinh ly tử biệt. Có những đêm khuya thức giấc, nghe tâm mình sao hoang vắng, như lạc lõng, xa vắng tình người. Người ta thường đề cập đến nhiều về chiến tranh, về ý thức hệ, về một giải pháp nầy hay giải pháp nọ, để giải quyết chiến tranh.

Lịch sử của dân tộc tôi là lịch sử của nhiều đoạn đường cay nghiệt, vì chiến tranh, ngoại xâm lẫn nội chiến, gây phân hoá, tương sát tương tàn… nhưng, cũng là lịch sử của sự kiêu hùng, quật cường, bất khuất, dám đối diện trước rất nhiêu những vấn nạn, những nghịch cảnh xảy tới... trong dòng lịch sử trường tồn.

Nhưng, lịch sử là của con người và do con người. Con người viết lịch sử và làm ra lịch sử, nhưng, sao chúng ta không viết lên những lịch sử của tình yêu, của chia sẻ, của đoàn kết, của chung sống hoà bình, để tránh đi bao thảm cảnh, khổ đau cho con người.

Người ta nhân danh đủ mọi lý tưởng để bẻ cong lịch sử cho mục đích nào đó, nhưng người dân- chính con người vẫn là những mẫu số chung cho các sự hy sinh, vong thân..
Thế hệ trẻ lớn lên trước các bi hùng của lịch sử, của dân tộc mình và lời kêu than, réo gọi vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông… Từng thế hệ hy hiến thân xác, vào lò thiêu cho chiến tranh. Không, chúng tôi không muốn chiến tranh… Có phải chiến tranh là giải pháp tối thượng để con người làm nên lịch sử cho nhân loại?

Quê hương chở những dòng sông
Cho đồng lúa ngọt
Có buổi trưa hè, cánh phượng nở màu rực đỏ
có trái tim học trò nặng nhiều nổi bâng khuâng
xếp lại thời gian như níu kéo lại
bạn bè nhiều đứa vội ra đi
mái tóc thanh xuân đượm nhiều sương gió
phượng nở đỏ khắp nơi
trên đường đến trường
đuổi theo ánh mắt có nhiều thổn thức
mời gọi lũ chim phương xa
về trở lại
có những chân trời, còn dậy sóng tình người
chúng ta khát tình, khát yêu
khát tương lai, khát đòi cuộc sống
tìm về bến cũ
nghe câu dân ca, lòng rộn rã niềm vui
có người con gái
tóc dài, hương mùa lúa mật
cho dòng sông ngào ngạt lòng thơm
có đôi mắt mời ai, chén nước
đơn sơ mật lịm, trái dừa tươi
ngọt mắt, ngọt môi
để cuộc đời có đi xa
vẫn còn nhớ hoài đôi mắt
có tấm lòng cao vời vợi, trong veo
là tiếng nhạc quê hương
ầu ơ, tiếng hát đậm đà
lời thơ êm ả
cầm tay trong tay
run run lời tâm sự
dè dặt, ngập ngừng
nắng đang đổ về
mắt hồn ngọt lịm
để nhìn ra xa
em có biết không
quê hương đẹp quá
cây dừa, dòng sông
cành trúc ẫm ờ
chở những mảnh chân tình
nằm dài trên dãy thảo nguyên vô tận
đếm những vì sao,
lòng ước, tâm mơ
như tấm lòng chất phác dân quê
ta vẫn là người hát rong
đi suốt bao dậm trường
cất lên lời ca
nói đến quê hương
áo mẹ mặc dù rách sờn, đau thắt
dù dọc ngang vết thẹọ hằn sâu
nhưng mẹ vẫn đẹp,
làm lòng con ấm lại
có cần gì phải nói lời cao đẹp
có cần gì ca tụng, cao sang
mẹ - quê hương vẫn muôn đời đẹp
em cùng ta đi khắp cõi trần
đem lời ca, tiếng hát
mở lòng ra, đi đến
nhìn lại quê hương
để ngủ ngon đôi mắt
ngọt lịm trong tâm
quê hương mình đẹp quá…..em à,


Tôi yêu quê hương tôi như yêu chính cuộc đời mình, nơi đó, có lịch sử của một dân tộc trưởng thành qua bao cơn nguy biến, có lúc thanh bình, có lúc chiến tranh, nhưng đã hiện diện, sinh tồn. Tôi vẫn cầu nguyện cho đất nước tôi, và cầu nguyện cho con người biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, kề vai sát cánh để làm nền trang sử oai hùng cho dân tộc, và làm những điều kỳ diệu ích lợi cho giống nòi, dân tộc. Đất nước quê hương là của mọi người dân, trên mảnh đất, dù có ra sao, cũng không bao giờ đề ai xâm phạm, chia cắt.
 
Cuộc sống bỗng có nhiều biến chuyển, gọi những bình yên trong bao sóng gió, có những dòng sống hồi sinh sau cuộc đỗi đời. Có những vết thương tự chữa lành, có những vết sâu hoằm đau đớn, cần đến những dược liệu tâm linh, trong đó đạo Phật- một tôn giáo lớn mà tôi may mắncơ duyên được theo để tu họcchuyển hoá tâm, một tôn giáo đã sát cánh cùng với dân tộc Việt Nam qua bao nhiêu cuộc thăng trầm vinh nhục của dân tộc. Đạo Phật đã và đang cung ứng đầy đủ những phương dược thần diệu, chữa lành vết thương và làm làm mới con người trong tinh thần Từ bi, Hỷ xả, Bao dung, Dũng cảm và tràn đầy Trí tuệ nội sinh.
 
 Tôi chợt nhớ đến dân tộc Tây tạng trên bước lưu vong, tự tạo cho mình bước chân vững chắc để sinh tồn trong bối cảnh đau thương của đất nước, thể hiện tinh thần và làm nổi bật sức sống kỳ diệu của chính mình trên bầu trời thế giới. Khi có sự mất mát, bị đau thương, bị đẩy rời xa quê hương, bị làm vong thân…, chúng ta mới thấy rõ được sự oai hùng, chuyển hoá để sinh tồn của một dân tộc. Tôi muốn nhấn mạnh đến hình ảnh của Đức Dalai Lama, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây tạng, người mà tôi hằng kính trọng, quy phục và trân quí, vì hình ảnh của Ngài đã biểu hiện hết tinh thần của đạo Phật qua ngôn từ, hành xử, ứng phó với cuộc đời bất công, nhưng vẫn nở nụ cười thơ ngây, chân chất, tha thứ. Chưa bao giờ trong lời nói của Ngài có sự hận thù, và nơi Ngài là hành
xử bất bạo động.

Trong một đêm nhạc được tổ chức để kính dâng tặng cho Đức Dalai-Lama tại Sân vận động Commerzbank- Arena, thành phố Frankfurt-CHLB-Đức vào năm 2009.
Nhìn hình ảnh người nữ ca sĩ- Yungchen Lhamo, mảnh mai, gương mặt hiền, bước lên sân khấu, dâng ca khúc lên đức Dalai Lama. Không gian như im lặng, bầu trời như ngừng thở, để đón nhận lời ca tiếng hát vút cao, vút cao lên để tràn khắp mọi nơi, kêu gọi mọi người, tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới, lắng lòng nghe, vì tự tấm lòng tha thiết với quê hương, với những giá trị tâm linh đang mỗi ngày bị gặm nhấm, phá hoại …Tôi lắng nghe, lắng nghe, lắng lòng nghe, dù ngôn ngữ bất đồng, không hiểu hết ý nghĩa của lời ca, nhưng hình như có dấu nối kết kỳ diệu của tâm tương ưng, cảm thông, chia sẻ ….

Ngài ngồi đó
Con đứng nơi đây, giữa không gian bao la
Chung quanh biết bao người im lặng, gửi lòng chia sẻ
tưởng như vẫn còn nơi quê mẹ
dâng lên lời ca, của người mất nước
làm sao nói hết được lòng con,
lòng của bao nhiêu người con của mẹ
quê hương mình đâu đây, nhưng sao quá xa vời
dân mình trên quê hương, sao lại bị đọa đầy
còn đâu những hình ảnh đẹp, thơ mộng
trên núi đồi
có đàn bò thong thả bước
có người dân với tiếng ca hồn nhiên
có tiếng tù và sụt sôi mơ ước
tiếng niệm Kinh hàng ngày
có tiếng chày kim cang cùng khánh động tâm
có những vị sư từng bước trên đường trần
có mandala vẽ trên cát
vẽ những vô thường
vẽ những mộng đẹp thanh bình, êm ấm

mẹ ơi!
hận thù giết chết con người
hận thù giết chết trẻ thơ
hận thù tàn phá tất cả
nhưng làm sao
làm sao
hận thù giết được trái tim nhân hậu,
giết được tình người…


Trong lòng tôi, một hữu tình bình thường, nhưng rất là quí kính và tri ân đến Ngài. Tôi vẫn thường tự nhủ với chính mình, sẽ viết một đề tài nào đó, và đề cập đến Ngài, để tỏ một tấm lòng, nếu không, sẽ cảm thấy mình có sự thiếu sót, nay có cơ duyên nhỏ nho, xin được kính ghi lại.

Miên man với những hình ảnh đẹp của Mùa Vu Lan Báo Hiếu đang tới, dù chúng ta vẫn biết rằng: sự báo hiếu, lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ, đấng sinh thành, không có nghĩa chỉ vỏn vẹn trong những ngày trân quí nầy, nhưng, đây chỉ là sự gợi nhớ, nhắc nhở, chia sẻ… để làm thành các ngày với hình ảnh văn hoá tâm linh sống động, đẹp. Vu Lan trở thành phổ cập khắp các nền văn hoá mang nặng giá trị tình người, tình cha mẹ, nhân bản và là lớp học mang đầy ý nghĩa cho mọi người dù là ở địa phương, tôn giáo hay quốc độ nào. Tình cha mẹ thiêng liêng sẽ vẫn sống hoài, miên viễn và thăng hoa, khi còn những người con, con người biết đến giá trị cao đẹp nầy. Và đó cũng là những gì mà đức Phật thường nói trong các Kinh điển: ”Nếu thời không có Phật thì thờ cha kính mẹ, cũng như thờ kính Phật”. Thật là đẹp và cao qúi thay tư tưởng từ binhân bản nầy.

Từ khi tập tễnh bước chân khai tâm tìm đến đạo Phật, sau những sóng gió của cuộc đời xẩy ra, có lúc như chực xô đẫy ra giữa vùng cơn xoáy của nghiệp, nơi tâm bão lớn, ngùn ngụt đau thương, tôi tìm đến với đức Phật.

Đức Phật của tôi không cầu kỳ, huyền bí, ở tận đâu xa xăm nào đó, nhưng đức Phật hiện diện, có mặt trong từng tế bào vi tế, trong tận cùng khắp cơ thể. Tôi thở, tôi ăn, tôi cười, tôi làm việc v.v…đức Phật chưa bao giờ rời xa tôi. Từ lúc biết đến đạo Phật, có chút ít tu tập và đến một lúc nào đó, đã hoà nhập trong tôi, đến quên không biết và tách ra được. Cho nên, nên nếu hỏi đạo Phật với tôi là gì, có thể khó đem tách riêng rẻ ra để trình bày, phân biện rõ ràng. Chính nơi thân tâm phàm tục nầy, với những gốc nghiệp cố hữu từ bao đời, nhưng khi chuyển hoá, quán niệm và khi được tiếp xúc được phần nào chiều sâu của bản thể, thì sẽ có những hoá giải những nghiệp lực trong hoà bình, thanh thoát.

Ta gọi tên em, gọi từ vô thủy
đưa nhau về, bên bếp lửa hồng say
mở tình thương, nung ấm vẹn tình nồng
nghe tiếng nước từ bi, chân bước reo vui

một chút nắng, gọi lên tình muôn thưở
ngọn gió lùa, chở mộng đẹp rong chơi
nghe chim hót, tiếng hân hoan hớn hở
mở lòng ra cho thơm trọn đất trời …


để rồi cảm nhận hết tất cả chất mầu mỡ thanh lương có mặt, như từng bước đi thong thả hôm nay. Chúng ta đừng quên rằng dưới mặt đất, từng hạt cát, từng cọng cỏ, từng hơi thở của đất vẫn là những gì kỳ diệu, mầu nhiệm, dung chứa cả vô lượng vô biên thế giới, để chúng ta cảm nhận được sự tương duyên tương sinh của vũ trụ. Cho nên, không màu mè, không áp bức, không đòi hỏi một sự phục tùng, nô lệ dù là tinh thần hay vật chất, dù là thần linh …. vì đạo Phật chính là con người và cho con người, khuyến tấn tìm lại chính con người thật của mình, là Tánh Phật. Cho nên, đạo Phật đòi hỏi mỗi con người cần phải có sự thực tu, thực sự muốn tìm sinh lộ, lối đi cho chính cuộc đời, như người đang bị xô xuống vực sâu, cần thiết sự sống, khi bên dưới là vực thẳm, bên trên là cả một bầu trời, mây xanh được từng cơn gió thổi đi nhẹ nhàng, và chúng ta cần hơi thở..

hình như hoa nở
hình như lá cười
hình như ở giữa đất trời
hình như vũ trụ mở trời đón tâm

ta đi thuở nắng ẩn mình
gió từ cát bụi, sinh tình thẩn thơ
gọi nhau muôn lối ngẩn ngơ
hình như tâm vẫn mỉm cười muôn phương..

Tự những người con Phật khi trên đường trở về với tâm, cảm nhận sâu sắc đến những liên hệ nhân duyên nhân quả giữa con người với con người, con người với vũ trụnhận thức rằng: mỗi người là một phần của vũ trụ, hay nói cách khác, vũ trụ, sơn hà, đại địa có mặt trong mỗi con người. Điều mà trên 25 thế kỷ trước, đức Phật đã giảng dạy rõ trong Kinh Hoa Nghiêm, và khoa học đã từng bước dò dẫm, thám hiểm, tiếp cận, tìm đến với nguồn giáo pháp phong phú vô tận của đạo Phật. Nhưng, sự khác biệt giữa khoa học và đạo Phật, là khoa học tìm kiếm, khám phá, phóng ngoại, thực nghiệm để phục vụ cho những nhu cầu vật chất của con người, trong khi đạo Phật muốn con người khám phá chính bản tâm của mình, để giải quyết khổ đau, đem lại sự sống an vui, hạnh phúc chân thật.

Khoa học đã thâu nhận rất nhiều giá trị tâm linh trong đạo Phật, từ mọi vấn đề, mọi phương diện, mọi ngành, mọi tinh yếu mà đạo Phật cung cấp cho nhân loại, nhưng khoa học chỉ như mới trên đường trở về qua các phương diện Tâm lý trị liệu, Phân tâm học, Siêu hình học, Vi sinh vật học, Thế giới quan, Nhân sinh quan v.v.. và v.v…nhưng còn quá xa vời, cho nên, dù khoa học đã phát triển tột bực, con người cũng vẫn còn khổ đau, bất hạnh. Trừ khi nào, con người khoa học từ bỏ tham sân si, bỏ đi bản ngả, để đi vào bản thể, quán chiếu, sống thực … thì tiếng nói của sóng tâm sẽ vực dậy trong chiều sâu tâm thức, đưa đến Tỉnh giác, Chánh niệm… thì lúc đó khoa học sẽ cùng đạo Phật đóng góp thiết thực vào đời sống tinh thần của con người trước biết bao nhiêu là biến động của ngoại giớinội giới. Chỉ bởi vì đức Phật xuất hiện trên thế gian nầy với một mục đích duy nhấtKhai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật” cho tất cả muôn loài và “Nhất thiết duy tâm tạo”.

Thưa Mẹ! Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu trở về. Tiếng mưa ngoài trời đã rơi xuống,. Đám mây đen vần vũ kéo tới, che phủ, làm cho bầu trời u tối. Đất ướt, lòng ướt vì tâm tình nhớ đến Mẹ. Hình bóng Ba đã khuất, nhạt nhoà trong cõi vô thường, nhưng bóng dánh thân thương của Người, đối với con như vẫn còn đâu đây, và có mặt trong con.

Mẹ bệnh, con không về thăm được, cũng như ngại ngùng gọi phone thăm hỏi, vì con cũng đang bệnh nặng. Chỉ e sợ khi giọng nói không bình thường của con, Mẹ sẽ lo sợ và lại không chóng chỏi được cơn bệnh già mà Mẹ đang mang, sống lây lất từng ngày. Điều mà con không bao giờ muốn, vẫn biết rằng một ngày nào đó, rồi mọi người, cũng phải ra đi khỏi thế gian nầy. Nhưng hình ảnh Mẹ vẫn là những hình ảnh đẹp, cao quí đối với con. Con nhớ Mẹ thật nhiều.

Trong những câu hò, lời ru năm xưa, trên chiếc võng đong đưa ru con ngủ. Mẹ không bao giờ muốn con dừng chân lại trong một góc nào đó của cuộc đời, mà hãy bung ra, vươn lên thành nhân, thành người và sống có ích cho con người. Vâng, con đã và đang thực hiện những lý tưởng đã từng nuôi dưỡng con trong cuộc nhân sinh ngắn hạn nầy, Mẹ ạ.

Vu Lan làm cho các con nhớ nhiều đến những bậc làm Cha Mẹ, tận tụy, hy sinh suốt đời vì con, vì đó là nắm ruột thương yêu của mình sanh ra, nhất là tấm lòng của những bà Mẹ, trở thành vô giá, chân thường trước những vô thường, hoại diệt. Không có người phụ nữ, không có những bà mẹ, không có những đôi mắt suốt cuộc đời dỏi theo từng bước chân con, không có tấm lòng của trời cao biển rộng nầy, có lẽ, trái đất sẽ nghèo nàn, khô cạn nguồn sống, thiếu tình yêu thương, bởi vì Mẹ …

là ngày mưa hay nắng
tấm áo lòng che chở con đi
là gốc tùng già neo, theo năm tháng
đường gió sương, con thèm ấm áp ẩn mình
là bàn tay xoa dịu trái tim con
khi khổ đau vần vũ một bầu trời
lá ánh mắt nhìn sâu vào đêm tối
đóm lửa bừng soi rõ nẻo đường đi
là giọt mưa vỡ vụn trên đất mềm
e con nhỏ ngập ngừng, trơn khi bước
là hạt nắng đùa vui theo con trẻ
bong bóng bay theo những ước mơ đời…


Mẹ là nguồn gốc đầu đời dạy dỗ tình yêu thương, là hạt giống từ bi gieo mầm trong lòng các con. Bóng hình Mẹ, tấm gương Mẹ trở nên phổ quát, biến hiện ngàn tay ngàn mắt như tấm lòng của đức Bồ tát Quán Thế Âm, vì con, vì cuộc đời, vì tất cả nhân loại trong cơn bỉ cực, bất hạnh. “Từ ban vui, Bi cứu khổ”. Mẹ là như thế, hiện diện trong biết bao nhiêu cõi đời, cảnh giới, vì hạnh phúc của các người con. Mẹ đã thắp sáng trong lòng mỗi người tình người, lòng yêu thương, để con người gần gủi con người, vì chỉ có tình thương yêu mới hoá giải biết bao nhiêu nghiệp lực của cuộc đời.
 
Và tấm lòng của người con Phật lại được nuôi dưỡng trong tâm từ bi và tuệ giác của Mẹ, của đức Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát của “Vô úy”, của đức Phật, và dù chỉ là mới chập chững, chỉ là bước đầu, nhưng tự trong tâm vẫn luôn khởi lên tấm lòng chia sẻ, do tâm bồ đề phát triển.

Tấm lòng là nét đẹp nhân bản, thương yêu, gần gũi lẫn nhau giữa con người, muôn loại, trên hành tinh xanh nầy, như nét họa khắc ghi dấu ấn đậm trên cuộc đời, như tấm lòng cho nhau và như lời kính chúc của một ngày, mỗi ngày, mỗi mùa và luôn luôn có nụ cười thật tươi đẹp. Từ đó, họ mang lòng tri ân đến vạn loài, nơi họ được sinh ra, lớn lên, sinh sống.

- Tri ân đến thiên nhiên, đến mặt trời mặt trăng, đến những yếu tố sinh thái làm cho
 hành tinh xanh nầy sống còn, đầy đủ lương dược và vật thực..mà con người được thọ
 hưỡng.
- Tri ân đến đất nước, đất đai màu mỡ, sông ngòi thuận lợi, biển cả mênh mông…để
 cho con ngườiđiều kiện khai phá, sinh sống.
- Tri ân đến Thầy Cô, Thầy Tổ, đến cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng, những người ra
 công dạy dỗ cho con người thành nhân, biết lẽ thiện điều sai.
- Tri ân những người làm ra vật thực, cung cấp thức ăn uống cho người trên mọi nơi
 mọi chốn trên trái đất nầy.


và điều hiển nhiên, qua những ân đức mà người con Phật tri ân, cũng nói lên sự liên hệ tương duyên tương sinh, chằng chịt, giữa con ngườithiên nhiên, con người và môi trường sống và con ngưới với con người. Nếu chúng ta không nhận thức được những liên hệ nầy và khư khư cho là những gì xẫy ở xa xôi, ở một nơi nào đó v.v.. thì không có liên hệ đến chúng ta, đó là một quan niệm sai lầm, thiếu chánh kiến.
 
Mùa Vu Lan Báo Hiếu như một tấm lòng nhớ đến Cha Mẹ, đây là giá trị thiêng liêng, cao quí. Dù rằng chúng ta có được gắn hoa Hồng hay hoa Trắng trên chiếc áo, thì cũng nói lên rằng, chúng ta không phải tự nhiên mà có mặt trên cõi đời nầy, mà do Cha Mẹ sanh ra. Vì Cha Mẹ dù rằng qua đời hay còn sống, thì chất liệu, tế bào, tâm tình, tư tưởng của Người… đã gửi gắm cho những người con trên bước đường làm người. Và chúng ta ý thức rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng sự sống, tôn trọng con người và nói cho thế giới biết rằng, chúng ta muốn: ”Chúng tôi không thích chiến tranh. Chúng tôi yêu thương Hoà bình. Hãy bảo vệ mội trường thiên nhiên, bảo vệ sinh thái, bảo vệ trái đất nầy, vì con người và bao nhiêu thế hệ tương lai”. để chúng ta báo đáp ân sâu của Cha Mẹ, Trái đất, Vũ trụ.

khói hương trầm trần gian
đêm thắp nến, nguyện cầu
xin dâng Ý đẹp cho đời
xin cho mưa gió thanh bình muôn nơi
xin cho lòng mở với nhau
xin cho ngày tháng ngọt ngào yêu thương
xin cho từng bước vào đời
xin cho muôn ngõ, tấm lòng nở hoa…

Xin được kính chia sẻ, với tất cả tấm lòng,
nhân Mùa Báo Hiếu Vu Lan 2011.
www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31801)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10567)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11291)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12818)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10865)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16770)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10864)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 23041)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12120)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11549)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10749)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12394)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11244)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10072)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10367)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11981)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10748)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12414)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9864)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11317)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13879)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9621)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12682)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9745)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10500)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10617)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10371)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9950)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11099)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 12043)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10185)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10821)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9588)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9943)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8837)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9535)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14576)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8817)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12614)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10484)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9132)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10614)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9373)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8831)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10567)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9249)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8395)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12084)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9746)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10252)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10270)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19225)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9457)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 9029)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9615)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9035)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14811)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10127)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8405)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8986)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 9026)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8787)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9412)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14661)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9079)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8820)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9074)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10581)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8681)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 10039)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24378)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10227)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11082)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9053)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9519)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8049)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9319)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15435)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10394)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9615)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17506)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21520)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12207)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10267)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19338)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 26126)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 8009)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14877)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10677)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11397)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9561)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18767)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12430)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11957)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10817)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13401)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 10060)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9302)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9428)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15952)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant