Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lịch Sử Truyền Quy Y Của Garchen Rinpoche

23 Tháng Tư 202008:07(Xem: 2683)
Lịch Sử Truyền Quy Y Của Garchen Rinpoche

Lịch Sử Truyền Quy Y Của Garchen Rinpoche

Garchen Rinpoche kể lại
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Đời Như Tấm Gương Soi

 

Om Ah Hung. Hôm nay, thầy có được cơ hội tuyệt vời để chia sẻ đôi lời về giới quy y. Đa phần trong đời – kể từ khi thầy được phóng thích khỏi lao tù – thầy đã và vẫn đang truyền giới quy y. Điều đó bắt đầu vào năm 1981, khi mà việc truyền giớiTrung Quốc là bất hợp pháp. Cũng không có những bản văn để truyền giới và cũng chẳng có vị Lama (đạo sư) nào truyền chúng. Người ta có thể bị bắttruyền giới quy y cho một đứa trẻ dưới mười tám tuổi. Điều đó rất nguy hiểm.

Khi ấy, nhiều người bạn của thầy có con cái và họ muốn chúng được truyền giới quy y. Họ thường đến gặp thầy vào tối muộn và thầy thường phải truyền giới cho họ lúc nửa đêm. Chẳng có những đại diện về thân, khẩu và ý của Phật cho các giới luật vào lúc ấy, nhưng thầy đã bắt đầu giữ lại tóc mà thầy cắt trong buổi lễ. Điều đó là bởi Lama Chime Dorje đã bảo với thầy rằng: “Con không bao giờ được phép quên bất kỳ ai mà con đã truyền giới quy y. Bất cứ khi nào con trì tụng dù chỉ một lời cầu nguyện quy y hay hồi hướng, quan trọng hơn hết, con phải xem xét đến những vị mà con đã truyền giới quy y và sau đấy, con mới nhớ đến tất cả những hữu tình chúng sinh khác”. Đấy là lý do thầy không thể đơn giản ném đi mẩu tóc của những người mà thầy đã trao giới quy y cho. Điều đó là bởi tình yêu thương. Đó là lý do thầy thu thập tất cả những mẩu tóc.

Lần đầu tiên thầy truyền giới quy yTây Tạng là khi thầy đang tham dự một cuộc gặp gỡ với những Lama khác ở Yushu. Ban ngày, mọi người tổ chức cuộc gặp gỡ và ban đêm, những người nông dân thường đến Yushu cùng với con cái của họ để đón thầy bằng máy kéo để thầy có thể có thể truyền giới cho họ. Một tối thứ Bảy, thầy đi cùng họ đến một nơi xa xôi và trao cho họ các giới luật lúc nửa đêm. Trước khi bình minh, thầy trở lại Yushu để tham dự cuộc gặp gỡ; chính trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy mà thầy đã truyền giới quy y. Khi ấy, thầy chẳng có gì để trao cho những người thọ giới ngoài một Pháp danh và một vật gia trì nhỏ. Nhưng từ thời điểm đó đến nay, truyền giới quy y đã và vẫn là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của thầy.

Sau đấy, khi các luật lệ về thực hành tâm linh được nới lỏng hơn ở Trung Quốcthực hành tâm linh được cho phép ở một mức độ nhất định, mọi người đến gặp thầy để thọ giới. Dù họ đến từ đâu và truyền thừa nào – bất kể Sakya, Gelug, Nyingma hay Kagyu – sau khi thầy truyền giới quy y, thầy bảo họ quay về quê nhàtruyền thừa của họ. Thầy bảo họ gặp gỡ bất kỳ đạo sư từ bất kỳ truyền thừa nào mà họ mong muốn. Về sau, thầy nhận được một quyển sách nhỏ và cũ về giới quy y, thứ mà thầy đã dùng để truyền giới.

Cuối cùng, thầy đến những nước khác. Mọi người ở đó rất thông minh và rất yêu thích Giáo Pháp; vì thế, thầy nghĩ nếu thầy có thể giảng dạy cho họ những phẩm tính và lợi lạc của Giáo Pháp, họ sẽ hiểu. Có những kiểu giới luật quy y khác nhau và Đức Phật nói rằng người ta cần tuân theo phong tục của từng địa điểm và thời điểm đặc biệt. Ví dụ, một nơi như Tây Tạnghệ thống hành động đạo đức, quy tắc và v.v. riêng. Khi đến phương Tây, thầy thấy rằng mọi người ở đây bày tỏ rất nhiều niềm yêu thích với Giáo Pháp, đó là lý do thầy làm thẻ quy y mới này.

Trong quá khứ khi thầy ở Tây Tạng, lần nọ, khi túi đựng những mẩu tóc của thầy đã đầy, thầy gửi nó theo một tu sĩ, người đang du hành đến Lhasa, để cúng dường nó lên một tấm ván gỗ phía trước Tôn tượng Jowo. Sau đó, mọi người đã có thể phục hồi Kinh Luân Gyanagma ở Tu viện Gar và tiếp tục lại truyền thống hàng trăm năm của việc chuyển Kinh Luân liên tục. Lúc ấy, chỉ ba mươi vị tu sĩ được phép sống trong Tu viện.

Tu viện Gar truy nguyên về vị thượng thư Gar Tongtsen. Khi Gar Tongtsen hộ tống Công chúa Văn Thành của Trung Hoa đến Tây Tạng, Bà mang theo chút của hồi môn cho vị hôn phu – Vua Songtsen Gampo. Như một biểu tượng của thân giác ngộ, Bà mang theo Tôn tượng Jowo Như Ý Bảo Châu; như một biểu tượng của khẩu giác ngộ, Kinh Luân Gyanagma; và như một biểu tượng của ý giác ngộ, Bà mang theo Bảo tháp Cát Tường Tỏa Hào Quang. Vua Songtsen Gampo đã trao Kinh Luân Gyanagma cho Gar Tongtsen, trong khi Tôn tượng Jowo Như Ý Bảo Châu vẫn ở lại Lhasa. Bảo tháp Cát Tường Tỏa Hào Quang được đưa về Tu viện Atok Tashi Gar, một Tu viện Gar nhỏ ở Atok. Bảo tháp này bị Cộng sản phá hủy trong thời Cách mạng. Nó lưu giữ nhiều xá lợi của Đức Phật, trong đó, chỉ một vài vẫn còn tồn tại.

Kinh Luân Gyanagma vẫn không bị phá hủy, đang quay tại trụ xứ chính của Tu viện chúng tôi; chư Bổn tôn và Hộ Pháp vẫn đang canh giữ nó. Theo Bạch Biên Niên Sử của Gendun Chophel, khi Kinh Luân lần đầu tiên được đưa đến Tây Tạng, Gar Tongtsen đã chôn giấu nó như một Terma (kho tàng) ở Hồ Draksum ở Monsha O Itakgo. Sau khi Vua Songtsen Gampo băng hà, Công chúa Văn Thành sống ở nơi cư ngụ của Gar Tongtsen trong mười lăm năm. Gar Tongtsen và dòng dõi gia đình của Ngài sau đó đóng vai trò là vị nhiếp chính của đức vua trong năm thế hệ, đến khi mà dòng dõi gia đình của Gar Tongtsen bị tiêu diệt, điều dẫn đến sự chia rẽ và xung độtTây Tạng. Gar Chodingpa, vị tái sinh sau đấy của Gar Tongtsen, người đã phát lộ Kinh Luân bị chôn giấu, là một hậu duệ của Gar Tongtsen. Chính bởi kết nối giữa Công chúa Văn Thành và Gar Tongtsen mà Kinh Luân Gyanagma hiện nay ở lại Tu viện và bây giờ, thầy gửi những mẩu tóc từ lễ quy y đến đối tượng linh thiêng này.

Thẻ quy y này được làm để trong tương lai, người ta sẽ hiểu được ý nghĩa của giới quy y. Mọi người biết về những cội nguồn quy y bên ngoài – Tam Bảo – và vì thế, dường như những chốn quy y tồn tại bên ngoài bản thân chúng ta. Tuy nhiên, Đức Phật chỉ chỉ cho chúng ta phương pháp đạt giác ngộ. Ngài nói rằng thực sự con phải thức tỉnh tâm con. “Tâm mà từ đó chẳng gì cần được thêm hay bớt, là Đức Phật. Sự không nhiễm ô bất biếnGiáo Pháp. Phẩm tính tự nhiên thành tựu là Tăng đoàn”. Do vậy, tâm của chính chúng ta phải đạt đến Phật quả. Đức Phật đã giảng dạy phương pháp để đạt được điều đó.

Để làm sáng tỏ bản tính của Tam Bảo bên ngoài và bên trong, thầy đã tạo ra thẻ quy y này. Khi làm nó, thầy tham vấn với nhiều học giả và đưa ra nhiều câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích tấm thẻ, bởi nó giúp họ hiểu ý nghĩa của quy y. Có người nói với thầy rằng mặc dù anh ta đã thọ giới quy y năm lần, anh ta chẳng bao giờ thực sự hiểu điều gì về nó. Tuy nhiên, nhờ thẻ quy y này, anh ta nói rằng anh ta cuối cùng đã hiểu ý nghĩa của quy y. Như thế, mọi người thích thẻ này. Theo cách này, thầy tin rằng truyền giới quy y thực sự làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Cho đến nay, người ta đã in bốn mươi nghìn thẻ quy y này. Đa số đều đã được trao.

Vài người nghĩ rằng họ không thể thọ giới quy y từ thầy nếu thầy, vị tu sĩ già này, không hiện diện trước họ. Nhưng những giáo lý của Đức Phật luôn hiện hữu và vì thế, người ta luôn luôn có thể thọ giới quy y. Ngay cả khi người ta muốn thọ giới quy y trực tiếp từ thầy, điều thực sự quan trọng là ý nghĩa nằm trong thẻ quy y. Tâm yêu thương và bi mẫn của thầy nằm trong thẻ này. Chúng ta sẽ tiếp tục in ấn chúng để trong tương lai, các con có thể thọ giới từ bất kỳ trung tâm Giáo Pháp nào có thẻ này.

Những chốn quy y thực sự là Tam Bảo. Tam Bảo vượt khỏi khởi lên và ngừng lại và mãi bất biến. Pháp thân giống như hư không, các Báo thân giống như cầu vồng và Hóa thân hành động vì lợi ích của hữu tình chúng sinh theo vô số cách khác nhau, xuất hiện trong những hình tướng đặc biệt của chúng sinh trong sáu cõi. Ở Tây Tạng, vô số Hóa thân tái sinh đã xuất hiện trong hình tướng con người, chẳng hạn Đức Dalai Lama, vị thậm chí còn vĩ đại hơn chính Đức Phật. Ngài là một vị thánh vĩ đại giữ gìn giáo lý của Đức Phật. Vị trì giữ mạnh mẽ nhất những giáo lý của Đức PhậtTây Tạng là Khenpo Jigme Phuntsok[1]. Ở phương Tây có Sogyal Rinpoche, người đã thành lập khoảng hai trăm trung tâm Giáo Pháp. Những vị này cực kỳ từ ái. Tất cả những đạo sư tâm linh này trì giữ, giữ gìn và hoằng dương các giáo lý của Đức Phật bằng cách tiến hành những hoạt động riêng biệt để điều phục chúng sinh. Do vậy, điều đó giống như mặt trời đã mọc lên trên thế giới này. Đây cũng là mục đích của thầy khi truyền giới quy y. Vì thế, thầy muốn các trung tâm của thầy có thể truyền giới quy y cho bất kỳ ai muốn thọ nhận chúng.

Khi truyền giới quy y cho ai đó, thầy cắt một lọn tóc từ họ. Sau đấy, những mẩu tóc từ buổi lễ đều được đặt ở Kinh Luân Gyanagma, thứ vẫn đang được quay luân phiên bởi hai tu sĩTu viện Gar, không gián đoạn, ngày và đêm. Thực hành Đại Bi Quan Âm cũng được trì tụng không gián đoạn, vì vậy, ở đó luôn có vài tu sĩ tiến hành thực hành này nữa. Kể từ năm 1981, thầy đã và vẫn đang thu thập những mẩu tóc của những vị thọ giới quy y và chúng luôn được đặt ở Kinh Luân này.

Tại sao thầy lại đặt những mẩu tóc này ở Kinh Luân? Bởi về sau, khi những chúng sinh này qua đời, thần thức của họ quay trở lại lọn tóc của họ. Thực sự, nó đi khắp mọi nơi mà họ đã từng ở, thậm chí những nơi họ đã từng đi tiểu. Vì thế, nó quay trở về lọn tóc này, giống như một sợi lông bị gió thổi đi. Khi ai đó đã chết và đang nằm trong các nghĩa địa, họ không thể đến một nơi linh thiêng. Tuy nhiên, một người khác có thể mang tóc và móng tay của họ đến một nơi linh thiêng và bởi thần thức sẽ đi theo chúng, nó có thể được giải thoát theo cách đó. Đấy là lý do những mẩu tóc cực kỳ ý nghĩa. Nếu những mẩu tóc được để ở những nơi linh thiêng này, các chúng sinh sẽ được lợi lạc khi họ qua đời.

Trong suốt sáu giai đoạn của ngày và đêm, trong đời này, đời sau và trong trung ấm Bardo, điều đó cũng sẽ làm lợi lạc họ. Điều đó xua tan các chướng ngại trong đời này và trong các đời tương lai, điều đó giúp họ tiến bộ trên các giai đoạn và con đường. Đấy là lý do Kinh Luân Gyanagma đang được quay bất kể ngày đêm. Khi ai đó qua đời và thần thức của họ quay trở về với tóc [được đặt] ở Kinh Luân này, điều đó giống như một người kiệt sức đến được một khách sạn đẹp đẽ – sẽ có ai đấy ở đó đón họ. Đấy là lý do những mẩu tóc được đặt ở Kinh Luân Gyanagma và nếu ai đó thọ giới quy y trong tương lai, điều quan trọng là một mẩu tóc của họ được giữ lại. Các trung tâm Giáo Pháp sau đó phải gửi những mẩu tóc này đến Tu viện Gar. Nếu điều đó xảy ra, sự hiện diện vật lý của thầy cũng chẳng tạo ra khác biệt.

Giới quy y vô cùng quan trọng và tự thân thẻ quy y giống như vé máy bay đến cõi Cực Lạc (Dewachen). Nếu thấy hình tướng của một vị Phật có vô vàn lợi lạc thì chẳng cần phải nhắc đến những lợi lạc của việc thọ giới quy y dù chỉ một lần. Nhưng để lấy ví dụ, trong Những Lợi Lạc Của Thọ Quán Đỉnh có nói rằng nếu người ta thọ nhận một quán đỉnh trong đời này, ngay cả khi họ không hiểu ý nghĩa chút nào, những kết quả từ việc thọ nhận quán đỉnh này sẽ chín muồi sau bảy đời. Thực sự, khoảnh khắc con phát khởi mong muốn thọ giới quy y, con gieo trồng hạt giống giải thoát. Đấy là những phẩm tính của Phật và Pháp.

Một lần, khi Đức Phật đang thuyết Pháp cho chư Tăng, họ thấy một con diều hâu đuổi theo một con bồ câu trên trời. Bồ câu đậu xuống bên ngoài cửa sổ của Đức Phật và sau đấy, sau khi nó bay đi, nó bị diều hâu bắt và giết. Đức Phật, thấy chuyện này với tâm sáng suốt, nói với chư Tăng, “Các ông có thấy không? Con bồ câu đã đậu xuống đây, nó nghe được Giáo Phápcuối cùng, bởi nghiệp, nó bị diều hâu giết. Tuy nhiên, khoảnh khắc mà nó chết, thần thức của nó đã tái sinh trong cõi trời Tam Thập Tam”. Những vị với khả năng diệu kỳ có thể thấy khi một chúng sinh sinh trong cõi trời. Do vậy, ngay cả một con vật cũng được lợi lạc từ việc nghe được những lời của Đức Phật.

Điều thực sự quan trọng trong cuộc đờiquy ytrưởng dưỡng Bồ đề tâm. Vì lý do này, trong tương lai, thậm chí sau khi thầy qua đời, bất kỳ ai cũng có thể thọ giới quy y và nhận những thẻ quy y này. Thầy hy vọng rằng các trung tâm Giáo Pháp có thể trao chúng cho mọi người. Tại những trung tâm Giáo Pháp ở những nơi mà thầy không thể viếng thăm, họ đang truyền giới quy y và giữ tóc của các vị thọ giới. Có điều gì đó về điều này trong bộ phim về cuộc đời thầy. Trong cuộc đời thầy, các con có thể tìm thấy cả phẩm tính tốt và lỗi lầm. Bởi có một vài trong số những phẩm tính tốt này, người ta yêu mến thầy, một ông lão. Và dẫu cho thầy chẳng thấy những phẩm tính tốt này trong bản thân, thầy yêu tất cả chúng sinh từ tận đáy lòng.

Các giới quy y còn có lợi lạc nào nữa? Nếu người ta thọ giới quy y vào buổi sáng, điều đó sẽ làm lợi lạc họ vào buổi tối. Sao lại thế? Và về thuật ngữ “quy y”, chúng ta đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi điều gì?

Chúng ta muốn được bảo vệ khỏi khổ đau. Dù cho chúng ta muốn được bảo vệ khỏi khổ đau, những đau khổ liên quan đến nghiệp mà chúng ta hiện đang trải qua sẽ không đơn giản biến mất. Nhưng nhờ khổ đau mà chúng ta trải qua lúc này, chúng ta có thể hiểu những nguyên nhân của khổ đau. Nếu con hiểu các nguyên nhân của khổ đau, con sẽ có thể chấp nhận bất cứ khó khăn nào mà con đang trải qua. Sau đấy, trong tương lai, con sẽ có được tự do để tránh tạo ra những nguyên nhân của khổ đau – chấp ngã, sân hận, đố kỵ và các phiền não khác – và con sẽ có thể tạo ra nguyên nhân của hạnh phúc, tức là tình yêu thươnglòng bi mẫn. Nếu con không rèn luyện sự nhận thứcý thức về điều cần làm và điều cần tránh, con sẽ lầm lạc. Đức Phật nói rằng con phải bảo vệ bản thân và để làm thế, con phải thực hành thiện hạnh. Vì lý do này, giới quy y rất quan trọng.

Chư Phật hành động để giải thoát mọi hữu tình chúng sinh khỏi luân hồi bằng cách giúp họ thấy, nghe, nhớ hay tiếp xúc với Phật và Pháp. Do đó, khi truyền giới quy y cho ai đó, thầy trao cho họ thẻ quy y và vật cài chứa Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm, thứ giống như huy hiệu hay dấu hiệu của việc là một thành viên của Tăng đoàn. Mặc dù có nhiều giới luật quy y cho Tăng đoàn, điều chúng ta thực sự cần là gì? Điều gì khiến Tăng đoàn trở nên “cao quý”? Ví dụ, điều gì khiến thầy cao quý hơn một hữu tình chúng sinh bình phàm?

hữu tình chúng sinh bình phàm có tình yêu thương, họ chỉ yêu thương con nếu con cũng yêu thương họ. Nếu con không yêu thương họ, họ sẽ chẳng yêu thương con. Trong trường hợp đó, tình yêu thương có thể kết thúc, bởi có tham luyến. Nó thành kiến. Nhưng Tăng đoàn cao quý yêu thương tất cả hữu tình chúng sinh. Nếu một hữu tình chúng sinh bình thường bị làm hại, họ trở nên tức giận trong khi một thành viên của Tăng đoàn cao quý thực hành nhẫn nhục. “Tôi là một phần của Tăng đoàn cao quý. Tôi cao quý, tôi là Tăng. Những hữu tình chúng sinh này còn vô minh. Để đạt được mục đích của chúng sinh khác và bản thân, tôi phải duy trì Bồ đề tâm”.

Nếu con không tách rời với những chốn quy yTam BảoBồ đề tâm – dù phải đánh đổi mạng sống, thì với Bồ đề tâm, con sẽ thực hành bố thí, trì giớinhẫn nhục. Ba điều này sẽ dẫn đến việc trải qua hạnh phúc tạm thời trong các cõi cao hơn.

Tiếp đấy, nhờ thực hành thiền địnhtrí tuệ, con có thể đạt được thành tựu rốt ráotrạng thái Phật quả. Tuy nhiên, về tất cả những điều này, con cần tinh tấn; con phải tinh tấn trong mọi rèn luyện. Con phải nỗ lực trong việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm và con phải vun bồi hạnh nhẫn nhục. Sau đó, con sẽ đạt được lợi lạc tạm thời và hạnh phúc rốt ráo. Lợi lạc tạm thời là con sẽ luôn luôn sinh trong ba cõi cao hơn và hạnh phúc rốt ráođạt được Phật quả. Hoàn thành mục tiêu của bản thânđạt được trụ xứ vương giả của Pháp thân và vì chúng sinh khác, các hoạt động của con sẽ sánh ngang với các hoạt động của tất cả chư Phật. Hóa hiện Sắc thân hai phần, con sẽ có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Đây là những lợi lạc của giới quy y.

Trong tương lai, mọi người có thể thọ giới quy y từ các trung tâm Giáo Pháp của chúng ta. Và bất cứ ai thọ giới quy y, thầy ở bên tâm họ. Ngay cả khi thân thể của thầy héo tàn, tâm của thầy sẽ còn mãi. Tâm của thầy là gì? Đó là tình yêu thương; đó là tỉnh thức. Tình yêu thương là tâm của thầy. Đó là phẩm tính mà thầy có. Thầy thực sự sở hữu tâm yêu thương vô lượng [từ vô lượng] dành cho tất thảy, không có bất kỳ thành kiến nào giữa kẻ thù và bạn bè. Tình yêu thương mà thầy có này là một điều mà thầy hoàn toàn tin tưởng. Và từ tình yêu thương này khởi lên bi, hỷ và xả tự nhiên. Nếu người ta không có từ vô lượng thì bi, hỷ và xả sẽ chỉ là từ ngữ. Nếu không có thân cây thì chẳng có cành hay hoa. Đó là kinh nghiệm của bản thân thầy. Vì vậy, thầy yêu cầu mọi người đã thọ giới quy y từ thầy trưởng dưỡng từ vô lượng. Khi một cảm giác từ vô lượng thực sự khởi lên, đó là thiện hạnh. Đó là mong ước của thầy dành cho tất cả mọi người. Điều này quan trọng. Và thầy hy vọng trong tương lai, mọi người sẽ có thể thọ giới quy y.

37 Thực Hành Bồ Tát Đạotâm yếu của tất cả giáo lý Phật Đà. Nó giống như hộ chiếu đến cõi Cực Lạc, đến các cõi cao hơn và thẻ quy y là vé máy bay của con. Cửa sân bay để đến đó là ở đỉnh đầu con, đấy là lý do mẩu tóc phải được lấy từ đỉnh đầu. Theo cách này, cánh cửa được mở ra và con có nhận thức rằng “Đó là nơi tôi phải đến. Vô Lượng Quang A Di Đà Phật ở đó, Độ Mẫu Tara ở đó. Đó là con đường đến giải thoát của tôi”. Đó là lối thoát.

Giới quy y cực kỳ quan trọng. Thầy đến bảo tháp này ngày hôm nay để đưa ra thông báo này cùng với những lời cầu nguyện. Trong tương lai, các con cần biết rằng không có sự khác biệt giữa việc thọ giới quy y từ một trung tâm Giáo Pháp hay từ cá nhân thầy.

Gần đâyTây Tạng, trưởng lão Mingyur Rinpoche đã viên tịch[2]. Thầy không thể gặp lại Ngài ở Tây Tạng, mặc dù dân chúng ở đó muốn thầy đến. Một lô vòng tay với Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm được làm để tưởng nhớ Ngài. Những lợi lạc của vòng tay này và giới quy y gần như giống nhau. Bên trong vòng tay là Mật chú giải thoát nhờ xúc chạm và bên ngoài là Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm. Bản thân thầy đã bắt đầu hoạt động phân phát Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm này khi thầy nhận được một bức hình của nó nhiều năm trước.

Bức hình có rất nhiều lợi lạc và từ thời điểm đó cho đến nay, thầy vẫn luôn phân phát nó khắp nơi trên thế giới; đó là một trong những hoạt động chính của thầy. Đức Phật nói rằng thấy Mật chú này chỉ một lần cũng tịnh hóa ác hạnh tích lũy trong ba trăm triệu kiếp. Nếu chỉ một người trong một gia đình gồm mười thành viên đeo nó, mọi người thấy hay chạm vào người đó sẽ tự nhiên được tịnh hóa ác nghiệp. Nếu chỉ một người trong một trăm người đeo nó, bất kỳ ai thấy người đó cũng sẽ được lợi lạc. Những vòng tay này là một trong những hoạt động gần đây của thầy. Mật chú xuất hiện dưới dạng vòng tay, vật cài hay nhãn dính để đặt phía trên một ô cửa.

Thầy không có nhiều phẩm tính tốt lành, nhưng thầy cũng muốn đạt giải thoát. Nếu con không có được mối lợi thì thầy cũng không có. Đó là “giao dịch Giáo Pháp”. Người ta phải biết cách tăng trưởng công đức. Tổ Milarepa nói rằng, “Nếu con không biết cách tăng trưởng công đức, con không nên nhận của cải của chúng sinh khác”. Làm sao mà chúng ta tăng trưởng công đức? Giả sử ai đó trao cho thầy một đô-la. Thầy có thể làm được bao nhiêu vòng tay Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm từ một đô-la đó? Bao nhiêu người sẽ đeo chúng? Nếu chỉ một Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm được đặt phía trên ô cửa, mỗi một ngày, nó tịnh hóa ác nghiệp của ba trăm triệu kiếp cho mỗi người đi bộ phía dưới. Hãy chỉ nghĩ về lợi lạc này thôi! Theo cách này, thầy không chịu tổn thất gì và các đệ tử cũng vậy. Mọi người đều được lợi lạc. Các con chắc chắn được phép tham gia vào hoạt động sản xuất những vòng tay này. Ai phân phát chúng cũng được; ai cũng có thể làm thế. Cũng không cần phải gia trì những vòng tay này. Đó là lợi lạc của Mật chú: chúng vốn đã được Phật gia trì.

Mật chú giải thoát cũng là một sự bảo vệ. Người ta nói rằng, “Phạm vi bảo vệ thù thắng nhất là Bồ đề tâm”. Bởi nghiệp quá khứ và những hoàn cảnh, các con có thể đối mặt với sự thù địch từ chư thiên, tinh linhcon người. Mật chú này xoa dịu tâm giận dữ của họ và họ trở thành bạn của con. Điều đó cũng làm lợi lạc họ. Vì thế, đây là điều vô cùng quan trọng. Nếu con hiểu những lợi lạc của vòng tay này, của việc thọ giới quy y và của vật cài giải thoát nhờ nhìn ngắm và v.v. con sẽ thấy chúng là rất quý báu.

Trong cuộc đời thầy, giải thoát nhờ xúc chạm, giải thoát nhờ nhìn ngắm và giải thoát nhờ nghe (chẳng hạn 37 Thực Hành Bồ Tát Đạo) đã trở thành sự tịnh hóa ác nghiệp và sự khuyến khích [thực hành] thiện hạnh cho chúng sinh khác. Đó là hoạt động của thầy. Thầy nghĩ rằng được ghi lại điều này ở đây, trong bảo tháp, là một cơ hội tuyệt vời.

Bên trong túi chứa những mẩu tóc này có bức hình Độ Mẫu Tara. Bà giống như người đầy tớ. Nếu con cầu khẩn đến Độ Mẫu Tara, điều đó giống như cầu khẩn tất cả chư Bổn tôn. Bà là “Mẹ Của Hoạt Động Giác Ngộ Của Tất Cả Chư Phật Ba Thời”. Do vậy, Độ Mẫu Tara là đầy tớ của tất cả chư Phật. Độ Mẫu Tara và Quán Thế Âm là những vị thực sự chăm sóc chúng ta.

 

Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Dan Clarke hiệu đính tháng 3 năm 2019.

Nguyên tác: Garchen Rinpoche’s History of Giving Refuge – Narratives by H.E. Garchen Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Khenpo Jigme Phuntsok, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a29403/trai-tim-larung-gar-tieu-su-kyabje-jigmey-phuntsok-rinpoche.

[2] Gar Mingyur Rinpoche của Tu viện Gargon, một đạo sư tôn quý của truyền thống Drikung Kagyu đã viên tịch sáng ngày 8/9/2018.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26510)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12825)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29630)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27846)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 26020)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 15086)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16286)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22813)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14646)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12681)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18959)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14814)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43956)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47592)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13702)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14651)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12564)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40510)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43513)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14457)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14176)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39807)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13908)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37413)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40119)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13837)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37300)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11799)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22598)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12545)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12601)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13100)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14865)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12489)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11991)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11978)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12406)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30763)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31973)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35483)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27876)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11512)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31801)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 27168)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 24206)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30951)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27149)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 28215)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23328)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23657)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21641)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26362)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 13069)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21984)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14160)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 38100)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 32183)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28624)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19650)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7369)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant