Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Nhiếp Tụng

07 Tháng Mười 202316:36(Xem: 803)
Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Nhiếp Tụng
Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Nhiếp Tụng 

Tông Khách Ba (Tsongkhapa) 

sen.

(1) Kính lễ bậc Chúa Tể (dòng họThích Ca. Thân Ngài đản sanh từ vô lượng công đứctướng hảo thù thắng. Lời Ngài làm thỏa mãn hy vọng của vô lượng chúng sanh. Tâm Ngài thấu rõ vạn pháp như thị.                                                                                     

(2) Kính lễ Đức Di Lặc và Văn Thù Sư Lợitrưởng tử tối thượng của Đức Bổn Sư vô songGánh vác trách nhiệm (ban truyền) toàn thể công hạnh của Đấng Chiến Thắng. Thị hiện hóa thân trong vô lượng thế giới.       


(3) Kính lễ ngài Long Thọ và Vô Trước, lừng danh khắp ba cõi như (ngọc quý) trang nghiêm Nam Thiệm Bộ Châuluận giải những điểm khó lãnh hội nhất (Bát Nhã Ba La Mật), Mẹ của Đấng Chiến Thắng, theo đúng ý nghĩa giáo pháp.                               

(4) Kính lễ ngài Dipamkara (Atisha), bậc nắm giữ gia tài chỉ giáo, thâu nhiếp tinh túy viên mãn, không lầm lỗi của hai đạo lộ tri kiến thậm thâm và công hạnh quảng đại trong dòng truyền thừa xuất sắc, từ hai bậc tiên phong xuất chúng.                           

(5) Kính lễ chư bổn sư, mắt thấy Kinh điển quảng đại vô biên, khúc sông tối thượng cho chúng sanhmay mắn sang bờ giải thoát. Thầy đã làm sáng tỏ (tất cả), bằng phương tiện thiện xảo, vì lòng từthúc đẩy.                                                                                

(6) Đường tu tuần tự đến giác ngộ đã được trao truyền đến các thế hệ sau, từ Long Thọ và Vô Trước, vương miện châu báu của chư đạo sư uyên bác ở Nam Thiệm Bộ Châu. Ngọn phướn thanh danh của chư vị phất phới bay trên đầu chúng sanh trôi lăn trong luân hồi. Vì (việc noi theo các giai đoạn của đường tu) có thể hoàn thành mục tiêu của chín loại tái sinh, nên gọi là Oai Lực Vương của chỉ giáo quý giá. Vì nó gom tụ tất cả các dòng kinh điển xuất sắc vào bên trong, nên cũng được mệnh danh là biển thiện thuyết.

(7) Khi thấu hiểu giáo pháp không mâu thuẫn. Lời Kinh điển tuyên thuyết tỏ rạng (trong tâm) như chỉ giáo bất ngoại lệ. Dễ dàng lãnh hội tôn ý Đấng Chiến Thắng. Sẽ thoát khỏi vực thẳm đại ác nghiệp (từ bỏ Pháp). Vì những (lợi ích) này, nên kẻ trí trong các bậc thầy Ấn Tạng uyên bác, đều theo học đạo lộ thứ đệ của ba hạng hành giả, chỉ giáo tối thượng mà nhiều hành giả may mắn đã phó thác tự thân.

(8) Dù (công đức sẽ tích tập) từ việc trì tụng hay lắng nghe (bản văn) của Atisha dù chỉ một lầnbao gồm đầy đủ những điểm trọng yếu trong lời tuyên thuyết của Kinh điểnTuy nhiên, vì còn có nhiều lợi ích lớn hơn, được tích tập bằng việc giảng dạy hay tu học Pháp thiêng liêng (chứa đựng bên trong), hãy suy xét những điểm (để thực hiện đúng điều này).    
                              

(9) Trước tiêntinh cần nương tựa Đạo Sưthiện tri thức. Như lý tư duy và hành trì, là nguồn cội duyên sinh mọi điều lành, trong kiếp hiện tại và tương lai. Y giáo phụng hành là cúng dường tối thắng. Không từ bỏ Đạo Sư, dù phải mất mạng.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.  
                                                                                                      

(10) (Kiếp người  quý báu) với (tám) tự do, quý hơn ngọc như ý. Duy chỉ một lần trong đời này mới có được. Khó tìm, dễ mất như sấm chớp giữa hư khôngTư duy biết pháp thế gian phù du như bọt nước. Cả ngày lẫn đêm, phải rút tỉa tinh túy kiếp người

Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.   
                                                     

(11) Sau khi chết, không có gì bảo đảm ta chẳng rơi vào ác đạo, chỉ có Tam Bảo mới có khả năng bảo hộ ta thoát khỏi điều kinh hãi này, Thế nên xin chơn chánh quy y, không làm suy giảm việc tu hànhDựa vào tư duy luật nhân quả đen trắng, rồi tu tập theo điều gì nên làm, điều gì nên bỏ.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(12) Cẩn trọng tư duy thiện ác nghiệp quả, Nên như lý tu, đoạn cần phân minh. Đạo lộ thù thắngkhông thể thành, khi chưa hội đủ mọi nhân duyên (kiếp người quý báu). Vì vậy nên học nhân không thiếu sótBa nghiệp nhiễm ô vì ác nghiệpphạm giới và nghiệp chướngSám hối nghiệp chướng từ ba cửa, bằng cách nương theo bốn lực đối trị.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.

(13) Nếu không tư duy những khó khăn và bất lợitức khổ đế, thì tâm cầu giải thoát chân thậtkhông sinh khởi. Nếu không tư duy tiến trình đi vào luân hồi, tức tập đế, thì không biết cách chặt đứt gốc luân hồiVì vậy, hãy quyết tâm thoát luân hồi, chán chê sinh tử, thấu rõ nguyên nhân trói buộc mình trong sinh tử.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.

(14) Phát tâm bồ đề là cốt lõi của Đạo lộ Đại thừa, là nền tảng của mọi đại hạnh của (chư Bồ tát). Hai tư lương chuyển hóa vàng, kho tàng công đức chứa muôn vàn thiện hạnh. Chư Bồ tát nhận rađiều này, nên giữ gìn tâm tối thượng như lời cam kết tận đáy lòng.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(15) Bố thí là ngọc như ý, làm thỏa mãn hy vọng của chúng sanh, là gươm báu chặt đứt gút thắt của lòng bỏn xẻn. Chư Bồ tát phát tâm dũng mãnh không khiếp sợ, làm vang danh khắp mười phương. Biết thế, người trí hoàn toàn bố thí thân thểtài sản và công đức
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.  
                         

(16) Giới luật như nước rửa sạch ác hạnh ô nhiễm. Như ánh trăng làm vơi nóng bức phiền não. Ở giữa chín loài chúng sanh, tỏa rạng uy nghiêm như núi Tu Di. Nhờ oai lực của giới mà chúng sanhkính sợ. Biết thế, người trí bảo hộ giới như tròng mắt.                                                                      
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(17) Nhẫn lực là trang sức đẹp nhất, đứng đầu các pháp khổ hạnh, cho những ai bị phiền não dày vò. Như chim xí điểu hàng phục con rắn sân, là áo giáp kiên cố ngăn khí giới lời thô ác. Biết thế, nên (người trí) mặc giáp nhẫn, dùng nhiều phương tiện hành trì.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.

(18) Một khi mang áo giáp tinh tấn kiên cố bất thối chuyển, thì Kinh điển thành thạo và thực chứngtăng trưởng như trăng non tròn dần, Mọi đạo hạnh trở nên đầy ý nghĩavạn sự thành tựu như ý. Biết thế, chư Bồ tát đoạn trừ mọi giãi đãi, tinh tấn chuyên tu.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.      
       
(19) Định là Vua nắm quyền làm chủ tâm. An trụ bất động sừng sững như Chúa Tể các Ngọn Núi. Khiến tâm chuyên vào đối tượng thiện. Khéo dẫn thân tâm đạt đại an lạc. Biết thế, hành giả du giàthường tu định, để điều phục giặc tán loạn.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.  

(20) Mắt tuệ thấy chân như thậm thâmCon đường đoạn diệt gốc hiện hữu. Là kho tàng thiện hạnhđược tán thán trong mọi Kinh điển, xứng danh ngọn đèn tối thắng, đoạn trừ bóng tối si mê. Biết thế, bậc trí cầu giải thoátphát tâm nỗ lực dấn thân trên lộ trình giái thoát.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.  
                                                                                        

(21) Nếu chỉ tu định mà thiếu tuệ, thì không thể đoạn diệt gốc luân hồi. Nếu chỉ tu tuệ mà thiếu định, thì không thể đoạn trừ phiền não. Với kiếm bén luận lý Trung Quán, hãy cỡi tuấn mã định tâm bất động, chặt đứt mọi biên kiến cố chấpTrí tuệ quảng đại như lý quán sát, làm tăng trưởng trí chứngngộ bản tánh thực tại
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(22) Do chuyên tâm nhất điểm dẫn đến định, nên như lý chánh quán sáttư duy để chứng như thật nghĩa, Trụ kiên cố bất động. Biết thế, nên kết hợp cả hai định tuệ, pháp phi thường.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(23) Lúc nhập định, thiền tánh Không như hư không. Khi xuất thiền, xem vạn pháp như huyễnPhương tiện trí tuệ hợp nhất được xưng tán, như “bồ tát hạnh sang bờ bên kia”. Biết thế, người trí không toại nguyện với thành tựu phiến diện một đạo lộ, là truyền thống của những người may mắn(để thành tựu giác ngộ).
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(24) Đại thừa, nhân (Ba La Mật thừa) và quả (Mật thừa) có hai. Đạo lộ thù thắng, trước nên tu cộng đạo hành. Không phí phạm thân người khó được, hãy nương tựa Đạo Sư, rồi thể nhập (bốn bộ) Mật tôngđại dương sâu rộng. Nương tựa tu tập chỉ giáo viên mãn.
Lạt ma cao quý, hoàn hảo tu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo. 

(25) Để tự tâm mình tu tập, cũng vì lợi lạc cho những người may mắn, tôi đã giải giảng toàn bộđường tu làm hài lòng Đấng Chiến Thắng. Nguyện đem công đức này, hồi hướng khắp chúng sanhmãi mãi không xa lìa thanh tịnh đạo.                   

Lạt ma cao quý, hoàn hảo nguyện cầu như thế. Người muốn giải thoát hãy hành theo.

Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Nhiếp Tụng đã được nhà sư thoát tục (Tsongkhapa), Lozang-dragpa, người đã lắng nghe nhiều (giáo pháp), biên soạn tại Tu Viện Ganden Namgyel trên Núi Drog Vĩ Đại (Tây Tạng), để giáo pháp này không bị lãng quên.

Lam-rim bsdus-don, Tsongkhapa (Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa), Alexander Berzin chuyển ngữ. Tựa đề đầy đủ hơn: Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Nhiếp Tụng, Được Thực Hiện Theo Phong Cách Bài Ca Thực Chứng Của Tông Khách Ba Toàn Trí Cao Quý (An Abbreviated Presentation of the Practice of the Graded Path to Enlightenment, Made into the Style of Songs of Experience of the Ennobling, Omniscient Tsongkhapa; (Byang-chub lam-gyi rim-pa'i nyams-len-gyi rnam-gag mdor-bsdus rje thams-cad mkhyen-pa tsong-kha-pa'i nyams-mgur-gyi tshul-du mdzad-pa).            
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22142)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 27574)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 37944)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 20734)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14559)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 19624)
Sở dĩ được gọi là Mật giáođa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
(Xem: 14499)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
(Xem: 20999)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 28728)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 27272)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 22007)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 21522)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 26268)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21679)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23466)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 23270)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 19877)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
(Xem: 22984)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 21199)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 20018)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 15448)
Một điều tối quan trọng là mọi người cần biết học cách trân trọngtri ân; nếu không họ sẽ vẫn mãi khổ đau và tự gây áp lựccăng thẳng cho chính bản thân mình.
(Xem: 26126)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 22595)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 22930)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 30552)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 33283)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35615)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 27132)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 17807)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 24427)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 14672)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant