Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hơi Thở Ý Thức

03 Tháng Bảy 201904:53(Xem: 6271)
Hơi Thở Ý Thức

HƠI THỞ Ý THỨC

Sharon Salzberg
Nguyễn Duy Nhiên

 
Thien dinh

Tương truyền rằng khi còn là một cậu bé, đức Phật tự nhiên đã biết thực tập quán niệm hơi thở, và vào đêm thành đạo ngài đã thực hành theo phương pháp này trong lúc tĩnh tọa dưới cội bồ-đề. Anapana, tiếng Pali có nghĩa là có ý thức về hơi thở vào và hơi thở ra, là một trong những đề mục thiền quán cơ bản nhất mà đức Phật đã dạy.

 

 Vào năm 1970, tôi đi sang Ấn Độ với mục đích duy nhất là để học thiền. Đến tháng giêng năm 1971, tôi tham dự một khóa thiền nhiều ngày lần đầu tiên. Tôi không có một chút kinh nghiệm gì về hành thiền hết, nhưng tôi có rất nhiều ý niệm về những phương pháp thực hành huyền bí, phức tạp mà tôi nghĩ rằng mình sẽ được chỉ dạy. Lời hướng dẫn đầu tiên cho tôi là có ý thức về hơi thở của mình. Sự đơn giản làm tôi giật mình.

 Anapana, hay quán niệm hơi thở, sở dĩ là một phương pháp nền tảng trong thiền quán cũng có một số lý do. Hơi thở là một hiện tượng tự nhiên và không cố gắng. Khi tôi mới bắt đầu thực tập, tôi thường hay lo lắng về hơi thở kế tiếp của mình, như là tôi phải tạo nên nó vậy. Nhưng khi tôi tự nhủ: “Trước sau gì mình cũng phải thở thôi, vậy chỉ cần chú ý đến nó là đủ rồi!” Tôi cảm thấy thoải mái trở lại. Có chánh niệm, ý thức về hơi thở tự nhiên của mình, sẽ mang lại một trạng thái thanh nhẹ cho thân và tâm ta.

 Hơi thở lúc nào cũng có mặt với ta ngay bây giờ và ở đây. Trong khi chú ý đến hơi thở, ta có thể thấy tâm mình trôi dạt về quá khứ, so sánh hơi thở này với một hơi thở trước. Hay tâm ta có thể đi vào tương lai, mong chờ lúc ta đứng dậy, ăn sáng và đi làm, trong khi một hơi thở trong giây phút hiện tại vẫn chưa xong!

 Một trong những khám phá lớn mà tôi có trong thời gian đầu hành thiền là thấy mình thường có một khuynh hướng “nghiêng về trước” để tìm hơi thở kế tiếp. Tôi hiểu là mình chỉ cần giản dị an trú trong giây phút hiện tại này thôi. Tôi cảm thấy một sự quân bình kỳ diệuhoàn toàn thoải mái, cũng như một người lạc lối vừa tìm về lại được ngôi nhà xưa thân yêu của mình. Dưới ánh sáng của chánh niệm, ta có thể ý thức được cả hai khuynh hướng: ngã về quá khứ hoặc nghiêng tới tương lai, và từ đó ta có thể giữ cho mình được thư thảlấy lại quân bình. Cũng nhờ đó mà ta có thể cảm nhận được được sự khác biệt giữa những khi mình bị thất niệm, và lúc ta kinh nghiệm được sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại.

 Hơi thởý thức cũng có tác dụng giống như một tấm gương sáng, không phải để giúp đỡ hoặc chống lại một cái gì, mà là phản ảnh giây phút hiện tại một cách trung thực, không để bị cản trở bởi ý niệm và sự ưa thích của ta. Nếu ta biết duy trì sự chú ý vào hơi thở, ta có thể để những gì khởi lên trong tâm đến và đi tự do. Có thể ta có khuynh hướng phê phán: “Hơi thở tôi không tốt lắm, không dài lắm, không sâu lắm, không nhẹ lắm.” Tôi thì thường hay như vậy lắm. Tôi thấy một hành động đơn giản như thở thôi, mà cũng đã đầy dẫy những ý tưởng khen chê về sự thiếu sót của mình rồi. Trở về với hơi thở, mỗi khi ta tiếp tục buông bỏ những sự khen chê này là ta đã phóng rải tâm từ đến chính mình rồi đó.

 Trong phương pháp quán niệm hơi thở, anapana, mỗi hơi thở, trọn từ phần đầu ngang qua giữa đến phần cuối, trở thành cái vũ trụ của ta. Cảm xúc được hơi thở khi nó ra vào nơi lỗ mũi - thay vì quan sát như một người đứng từ xa - ta trở thành một với hơi thở, tiếp xúc được với cảm giác thay đổi của nó. Khi tôi tiếp xúc với hơi thở, khuynh hướng rời xa hiện tại của tôi cũng giảm bớt, và tôi tìm thấy một sự gần gũi mật thiết hơn với sự sống của chính mình.

 Chánh niệm về hơi thở giúp ta thấy rõ tính chất mong manh vô cùng của sự sống, vì chúng ta hoàn toàn bị lệ thuộc vào mỗi hơi dưỡng khí. Và khi ta kinh nghiệm được sự thay đổi liên tục của cảm xúc, sinh lên và diệt đi, ta sẽ nhận thấy tính chất kiên cố của cơ thể ta cũng tan biến mất, điều đó giúp phát sinh một tuệ giác về vô thường. Sự sống sanh diệt theo từng hơi thở. Có lần thầy tôi nói: “Cô có biết không, sự sống hoàn toàn tùy thuộc vào hơi thở vào của cô, sau mỗi lần cô thở ra.”

 Điểm tinh túy của phương pháp quán niệm hơi thở - cũng như mọi phương pháp hành thiền khác - là khả năng bắt đầu trở lại. Chúng ta có thể bị lạc về quá khứ, lạc vào tương lai, lạc trong những sự phán xét, nhưng một khi ta ý thức được mình đang bị xao lãng, ngay giây phút ấy ta có thể bắt đầu lại và trở về tiếp xúc với hơi thở. Mặc dù ta rất dễ bị quyến rũ theo những sự lo ra, hoặc phí thì giờ tự chê trách mình, khi biết buông bỏ và bắt đầu lại ta sẽ lập tức thiết lập lại chánh niệm và sự tỉnh thức ngay.

 Lúc mới bắt đầu ngồi thiền, tôi rất thường đánh mất sự chú ý vào hơi thở. Và mỗi khi nhớ đến, tôi lại bỏ hết thì giờ ngồi thiền để tự trách móc, trừng phạt mình vì đã thiếu chánh niệm: “Tại sao tôi để như vậy? Hôm qua đâu có tệ đến thế này! Không có ai lại thiếu tinh tấn như mình, chỉ có mình thôi!”

 Điều đáng buồn cười là sự thất niệm của tôi có thể kéo dài chừng nhiều lắm là năm phút, nhưng tôi lại có thể bỏ ra hơn hai mươi phút để tự trách móc mình về việc ấy! Đó là chưa kể còn tạo thêm những khổ đau khác không cần thiết nữa. Nếu ta có thể thấy rằng, cho dù bất cứ một tư tưởng quyến rũ, khờ dại, điên rồ hoặc khó khăn nào có khởi lên, ta vẫn có thể buông bỏ chúng và bắt đầu trở lại, đức tự tin sẽ tăng trưởng trong ta.

 Mỗi khi bắt đầu lại là ta đang trở về có mặt trong hiện tại. Danh từ Pali Bhavana thường được dịch ra là “thiền tập”. Nhưng dịch sát thì nó có nghĩa là “khiến một cái gì đó trở thành”, “làm cho hiện hữu”, hay là “mang ra”. Nó chuyên chở một ý niệm về sự phát sinh. Như trong khi ta thực tập quán niệm hơi thở, chúng ta làm khởi sinh lên sự thư thả, có mặt, gần gũi, tình thương, tuệ giácđức tin. Chỉ cần trở về có mặt với hơi thở của mình, điều đó sẽ sinh ra sự toàn vẹn của chính ta.

Trích từ sách:
TRÁI TIM THIỀN TẬP
Tác Giả: Sharon Salzberg
Nguyễn Duy Nhiên Dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5482)
Thế Tôn thường dạy tu tập rải tâm từ; mong cho mọi loài chúng sinh được hạnh phúc, an vui.
(Xem: 5292)
Khi hiểu được bản chất của cuộc đờiVô thường, Khổ và Vô ngã thì chúng ta sẽ hành động có mục đích hơn.
(Xem: 6337)
Tương lai của mỗi con người dều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại. Vì vậy, mỗi người con Phật phải tự quyết định lấy ...
(Xem: 4682)
Cuộc đời người tu sĩ gắn liền với 2 việc lớn là sự học và sự tu (sự hành) phải luôn song song. Có học, có hiểu biết không thôi không làm lên được người tu sĩ.
(Xem: 4189)
Chuyện kể về một người đã thành đạt, một hôm cùng đứa con trai về làng thăm thầy cũ. Đến một căn nhà tranh đơn sơ, hai cha con gặp một ông lão mắt đã lòa, chống gậy dò từng bước quanh sân.
(Xem: 5535)
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
(Xem: 5056)
Cuộc thế ngày mai có tốt hơn hay không, đều tùy thuộc vào tầm nhìn, hành động và sức mạnh đúng nghĩa của mỗi người hiện tại.
(Xem: 3916)
Âu Châu nầy mỗi năm có 4 mùa rõ rệt. Đó là Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mùa Xuân thường bắt đầu sau những tháng ngày lạnh giá của tháng Giêng, tháng Hai...
(Xem: 5038)
Vu Lan không xuất phát từ thời Phật giáo Nguyên thủyThiền sư Thông Lạc đã bài xich, theo người cho rằng do chư Tổ Trung quốc bày đặt,
(Xem: 6462)
Đạo Phật lấy đạo đức làm trọng, đức lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Mùa Báo hiếu gợi lại trong tâm tư mỗi người con Phật công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 5599)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước ...
(Xem: 5218)
Tu thiền trong rừng bị ác ma nhiễu loạn thoạt nghe cũng sởn ốc, rùng mình. Càng đáng sợ hơn khi ác ma đây không phải dân ma mà ...
(Xem: 6012)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người.
(Xem: 4871)
Phật pháp luôn sẵn đó, hiện bày trước mắt mỗi người. Chúng sanh do loạn động chôn vùi, vô minh che lấp cho nên bỏ sót, không nhận ra.
(Xem: 5257)
Trừ các bậc Bồ tátbi nguyện tái sanh, còn lại hết thảy chúng ta sinh ra trong cõi Dục với gốc rễ nghiệp duyên tham ái sâu dày.
(Xem: 6133)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm (Kàyagatàsati),
(Xem: 10947)
Tôi đã tìm một người thầy thông tháiđạo hạnh xin chỉ bảo: "Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?"
(Xem: 6162)
Đức Phật không phải là một vị Thượng Đế vì theo Đức Phật, không hề có một vị Thượng Đế tạo ra vũ trụloài người.
(Xem: 4552)
Ngạn ngữ có câu “Nước đến chân mới nhảy” hoặc Miền Nam có câu “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”
(Xem: 5012)
Kinh điển Phật giáoảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí.
(Xem: 5641)
Nhân minh là môn luận lý học Phật giáo được các Tổ sư sáng lập nhằm mục đích làm sáng tỏ chân lý thực tại.
(Xem: 7511)
Bây giờ, có rất nhiều phật tử quan tâm đến chuyện có địa ngục hay không có địa ngục, có cực lạc hay không có cực lạc, có ma hay không có ma...
(Xem: 5991)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀), còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến.
(Xem: 4222)
HỎI: Tôi muốn biết mục tiêu của đời sống là gì và ngài có tin tưởng vào định mệnh hay không? Nếu có, thế thì vai trò của định mệnh trong đời sống là gì?
(Xem: 5571)
Mọi sự hiện hữuhiện hữu trong quy luật nhân duyên, nhân quả của chính nó. Nên, quả báo của những loài có cánh thì ...
(Xem: 7443)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước.
(Xem: 4433)
Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần.
(Xem: 4719)
Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn dùng hình ảnh một chiếc trống hư mục, da trống bị tróc từng mảng lớn, chỉ còn lại một đống gỗ...
(Xem: 6021)
Có rất nhiều cách giúp chúng ta sống hạnh phúc. Bài viết này ghi lại 7 điều cần phải làm nếu bạn chọn cách sống hạnh phúc.
(Xem: 4626)
“ Ở đây không sầu muộn” (Idam anupaddutam) là lời khẳng quyết được Đức Phật dùng để thức tỉnh cho Yasa ra khỏi mê lầm khổ đau,
(Xem: 4228)
Thiền Sư Thích Thanh Từ sẽ tròn 95 tuổi vào ngày 24/7/2019. Để soạn lời chúc mừng sinh nhật, con thành kính dịch một vài bài thơ của Thầy để bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy
(Xem: 3686)
Trong năm 2005, tin một người mẫu xinh đẹp trở thành Sư Cô đã làm người đọc rất sửng sốt và có thể nghi ngờ không biết tin này có đúng là sự thật hay chỉ là một câu chuyện nói chơi
(Xem: 4546)
Thưở xưa có một người ngu Đến thăm nhà bạn rất ư thân tình Chủ nhà vui đãi khách mình Bữa cơm đạm bạc, có canh ăn cùng
(Xem: 3634)
Nguyên bản: Peace and Compassion/ Madison 2008. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5276)
Thời buổi văn minh hiện đại như hiện nay mà còn nói đến ma quỷ, lại còn cả vụ vong nhập, thì có vẻ như mê tín dị đoan.
(Xem: 4957)
Ấn Độ, ngài có tên là Avalokiteśvara được tạo nên từ chữ Īśvara, nghĩa là ''chúa tể'' kèm với chữ avalokita, quá khứ phân từ của động từ avalok ''quán sát''(lok) ''phía bên dưới'' (ava).
(Xem: 4149)
Từ rất sớm, khi mặt trời còn đang ngái ngủ sau rặng tre, lão nhà báo đã chèo chiếc thuyền con ra giữa hồ, hái những đóa sen chớm hé, khẽ khàng đặt lên lòng thuyền
(Xem: 3896)
Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu
(Xem: 3640)
Từ rất sớm, khi mặt trời còn đang ngái ngủ sau rặng tre, lão nhà báo đã chèo chiếc thuyền con ra giữa hồ, hái những đóa sen chớm hé, khẽ khàng đặt lên lòng thuyền
(Xem: 5291)
Con người muốn thoát ra mọi sự căng thẳng của đời sống, nỗ lực chống lại sự nhàm chán và họ đã tìm thấy giải pháp trong giáo lý của Phật
(Xem: 5937)
Người Phật tửchánh kiến cần nhận thức các vấn đề liên quan đến bệnh nghiệp theo quy luật nhân-duyên-quả.
(Xem: 5336)
Stress là từ được mượn từ bộ môn vật lý học và kỹ thuật, nghĩa chính xác của nó là “tạo một lực đủ mạnh lên một vật để làm cho vật đó biến dạng”.
(Xem: 4729)
Tập sách này gồm các bài viết từ nhiều năm qua của tác giả về Phật Giáo đã được đăng rải rác đâu đó trên các báo và trang mạng toàn cầu.
(Xem: 8878)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu;
(Xem: 4973)
Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karunahay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ.
(Xem: 5116)
Lễ Tưởng Niệm Huý Kỵ Lần Thứ 11 HT Thích Thích Huyền Quang được tổ chức tại Chùa Quang Thiện ngày 7 tháng 7 năm 2019 - Thảo Nguyên
(Xem: 4101)
Trăm nghìn lần đừng cho mình là “quá quan trọng”, bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng.
(Xem: 4556)
Theo tinh thần Phật Giáo Đại Thừa bất cứ việc làm nào của hàng đệ tử Phật cũng nhắm đến lợi ích và niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người.
(Xem: 5437)
Nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài. Rất hiếm hoi để có một tài năng như thế.
(Xem: 4887)
Một pháp hội tưng bừng đang diễn ra trong một không gian rộng thoáng có đông đảo tăng ni và khách tham dự đủ mọi thành phần
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant