Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Lâu, Sắc Đẹp, Phát Lộc, Phát Tài, Phát Lợi..

28 Tháng Mười 201906:35(Xem: 5103)
Sống Lâu, Sắc Đẹp, Phát Lộc, Phát Tài, Phát Lợi..
SỐNG LÂU, SẮC ĐẸP, PHÁT LỘC, PHÁT TÀI, PHÁT LỢI..

Sư Giác Nguyên giảng


Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Tôi có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời (cách đây mấy chục năm, hoặc quyển mới được biên soạn gần đây của Thái), kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, kinh tụng dành riêng cho sa di, tôi cũng từng cầm trên tay cuốn kinh tụng của Phật Giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã cầm trên tay quyển kinh tụng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh mà nội dung cốt tủy tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó, mà lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy thần quyền.

Thí dụ:

Con xin lễ chư Phật 28 Chánh biến tri, 1 triệu Chánh biến tri. Con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu. Con xin hồi hướng chư thiên, xin chư thiên hộ trì cho con. Con xin được sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài, phát lợi…

Tôi rất lấy làm lạ là tại sao kinh điển quá hay mà mình cứ đi tụng tới tụng lui mấy cái này. Quí vị sẽ ngạc nhiên là tại sao kinh mà ông sư lại chê. Xin thưa, đó không phải kinh, không phải trong chánh tạng, những cái bài tôi nói có nội dung kỳ cục đó là do đời sau.

Đời nhà Thanh bên Trung Hoa có ông Ngọc Lâm quốc sư mà nhiều người Việt Nam đọc quyển Thoát Vòng Tục Lụy (của tác giả Tinh Vân do Hòa Thượng Quảng Độ dịch) tưởng đây là một nhân vật trong tiểu thuyết, một nhân vật huyền thoại. Không phải, đó là quyển sách hư cấu, nhưng nhân vật đó là nhân vật có thiệt. Đó là một vị trưởng lão tôn túc của Phật Giáo nhà Thanh, được triều nhà Thanh rất trọng vọng, và vị đó đã biên soạn ra những chương trình công phu cho Phật giáo tại Trung Quốc thời nhà Thanh. Những kinh kệ được Phật Giáo Việt Nam giữ nguyên lại như: Tụng Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm vào kinh sáng, kinh khuya, kinh chiều, hô canh gì gì đó… phần lớn toàn bộ là do Ngọc Lâm quốc sư bên nhà Thanh sắp đặt, mình đem về xài.

Còn kinh lễ bái Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi mà mình thấy của người Thái, của người Campuchia và người Việt Nam – đương nhiên, Phật Giáo Nam Tông VN Nguyên Thủy là từ Campuchia về – thì rất nhiều bài tụng, và ngay cả bài nào trước bài nào sau, và đặc biệt đa phần những bài tụng trong đó là do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia, Kláu-Chấu-Dù-Hủa. Ngài đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pāḷi rồi ngài mới soạn mấy bài tụng đó.

Rồi do ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế của Thái Lan, Campuchia tự nhận họ là nhược tiểu thì cái tinh thần nhược tiểu ấy thấm luôn trong giới tăng sĩ và người ta lại thấy mấy bài đó hay. Giống như mình thích Trung Quốc thì cái gì của Trung Quốc cũng hay, mình thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay, mặc cái áo mà có cái lá cờ Mỹ nhỏ xíu bằng móng tay cũng hãnh diện, cuối tuần dắt con đi ăn hamburger, hay ăn pizza, cũng hãnh diện, trong nhà có cái xe máy Tàu cũng hãnh diện, có cái xe Honda của Thái ráp cũng hãnh diện. Nghĩa là trong cái tâm thức nhược tiểu thì mình cứ hay thờ tùm lum lắm.

Lẽ ra kinh điển thì cứ lấy Tam Tạng, Chú giải ra mà đọc, đọc cho tới chết cũng chưa chắc đã hết. Đằng này vì cái tâm thức nhược tiểu mà Phật Giáo Campuchia, Phật Giáo Lào, (từ đó dẫn đến) Phật Giáo Việt Nam đã mặc nhiên chấp nhận đem thờ luôn mấy cái bài kinh công phu như là “Uttamaṅgena vandeham. Pādapaṃ suṃ varuttamaṃ. Buddhe yo khalito doso. Buddho khamatu taṃ mamaṃ. Con đem hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ vi trần dưới chân Đức Phật, là Đấng Chí Tôn Chí Thánh…,” gì gì đó, toàn bộ là của Thái Lan người ta soạn ra. Rồi mình tha về đọc mình tưởng là hay.

Nhưng xin quí vị nhớ giùm một điều: lễ Phật, niệm Phật, tin Phật, kính Phật, thờ Phật, lạy Phật… tất cả đều là hay, nhưng hãy nhớ là Phật đã dạy cái gì, Phật đã hành trì cái gì và Phật muốn mình tu cái gì. Chứ không nên dành quá nhiều thời gian ăn rồi réo gọitán thán hoài. Quí vị hãy mở giùm tôi cái bài Kinh Nhật Tụng xem trong đó nội dung tu hành được bao nhiêu. Chỉ toàn là cầu, khẩn, nguyện, lạy lục thôi.

Tôi liếc thấy bên Làng Mai cũng có sách nhật tụng riêng. Tôi thấy chư tăng Huyền Không cũng điều chỉnh lại nghi thức về Tam Bảo, dĩ nhiên cũng quẩn quanh cái nội dung của miền Nam nhưng các vị ngoài đó lại sử dụng thể văn vần (thể thơ như lục bát hay song thất lục bát, hoặc thơ ngũ ngôn…). Miền Nam mình đa phần tụng kinh văn xuôi. Dù gì thì bên Làng Mai cũng có cái riêng và ngài Huyền Không cũng có cái riêng.

Ở đây chúng tôi xin tuyệt đối nhấn mạnh và xin quí vị hiểu giùm là ở đây không hề có cái riêng. Phật Giáo tồn tại là vì chư tăng không thích có cái riêng. Chư tăng quá mê cái riêng thì cái chung sẽ bị lãng quên. Tôi kéo níu mọi người hãy lìa cái riêng để về cái chung, thí dụ tôi đem trích các bài kinh hay thiệt là hay trong chánh tạng mà tôi cho là cốt lõi tinh hoa của đạo Phật đem về chị em chòm xóm sớm hôm công phu tụng với nhau để mà nhớ Phật dạy cái gì, thế nào cũng bị người ta nói tại sao không xài các quyển của ngài Hộ Tông, của ngài Pháp Tri. Họ tưởng cái đó là cái chung. Cái đó không phải là cái chung, đó là một mảnh vụn riêng tư của Phật Giáo Campuchia.

Cái chung ở đây phải là cái gì trong Tam Tạng kinh điển, cái gì mà người Nhật, người Anh, người Đức, người Mỹ, người Pháp họ biết tới kìa, chứ còn cái bài Uttamaṅgena vandeham… Tây, Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Do Thái họ có biết hay không? Dạ thưa không.

Cái gì mà 26 thế kỷ qua, các thế hệ tăng và tục trên toàn cầu đã biết tới, tôi gọi cái đó là cái chung. Còn cái phần của ngài Kláu-Chấu-Dù-Hủa viết mới cách đây có một hai trăm năm thôi.

(Bài giảng trên được trích từ trang New Dharma Readers / Facebook)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5221)
Giới luật nhà Phật không phải là những quy tắc bắt buộc mà tất cả mọi người đều phải tuân thủ.
(Xem: 5210)
Điều phục tâm là cốt tủy tu tập theo giáo pháp Thế Tôn. Tâm phải được huấn luyện như luyện ngựa, luyện voi cho đến khi thuần thục.
(Xem: 5013)
Trong đạo Phật, việc tu hành thường bắt đầu từ những điều nho nhỏ, căn bản nhất.
(Xem: 5118)
Chúng ta dạy con cái về từ ái, độ lượngnhẫn nhục không chỉ dạy suông mà phải bằng thái độ hành xử của chính chúng ta.
(Xem: 5512)
Những mô hình của con người về thiên nhiên đều có đặc tính toán học. Có thể nói, nếu không có toán học thì không có vật lý học vì
(Xem: 4258)
Bài này được viết theo đề nghị góp ý về chủ đề “Gia Đình Phật Tử Giữa Các Giáo Hội (Tông và Hệ Phái)” cho một khóa hội thảo cuối năm 2019.
(Xem: 6096)
Ở đời, bị mang tiếng xấu cũng là chuyện thường. Có thể tiếng xấu ấy bắt nguồn từ những hành vi hay lời nói trước đó của mình nhưng cũng có thể,
(Xem: 4841)
Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.
(Xem: 5178)
Phật Giáo đặt mục đích tối hậu vào sự đạt đạo, đó là một đích đến vượt lên trên cuộc đời nhưng không xa lìa cuộc đời.
(Xem: 5819)
Trong Thiên Đại Tông Sư của Trang Tử Nam Hoa Kinh có nói: Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn, đó gọi là...
(Xem: 5434)
Chúng ta vẫn thường hình dung Đức Phật có ánh sáng, và tranh tượng đều diễn tả ánh sáng bằng hào quang bao quanh đầu và thân;
(Xem: 5014)
Sinh lão bệnh tửđịnh luật tự nhiên không ai có thể tránh thoát và cũng chính vì điều này đã tác động mãnh liệt đến tâm thức của Thái tử Sĩ Đạt Ta
(Xem: 4585)
“Đừng nghĩ rằng Pháp nằm ở đâu xa. Pháp ở ngay cạnh bạn; Pháp là về bản thân bạn. Hãy quán sát. Lúc buồn, lúc vui, lúc tự tại, lúc bất mãn, lúc giận, lúc oán trách người: Tất cả đều là Pháp…”
(Xem: 5774)
Bồ đề tâm chân chính là gì? Về cách mà con người đối xử với động vật, lạm dụng, giết hại hay ăn động vậthạnh phúc hay an lành của...
(Xem: 6834)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời.
(Xem: 5598)
Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật.
(Xem: 4661)
Đời người, lúc mới khởi nghiệp thì chăm lo làm ăn, tích lũy và tạo dựng. Đến khi có chút cơ nghiệp thì tính đến chuyện mở mang.
(Xem: 6807)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau...
(Xem: 5209)
Phật giáotôn giáo lớn đầu tiên tổ chức các hoạt động truyền giáo; và căn cứ vào tất cả mọi tường thuật, dường như Phật giáo đã lan truyền một cách hòa bình.
(Xem: 7565)
Khi một người sống có cái tâm, cho dù họ giàu hay nghèo, xấu hay đẹp, khôn hay ngu thì họ cũng là chính họ.
(Xem: 5005)
Chánh niệm ( right mindfulness) là một yếu tố quan trọng đối với người Phật tử, một khi mất chánh niệm thì dễ “ Hư thân” và “ Thối thất tâm”.
(Xem: 4857)
Đức Phật ngoài việc giáo huấn về đạo đức, tu tập chứng đắc các Thánh quả giải thoát cho hàng đệ tử tại gia, Ngài còn...
(Xem: 4314)
Sanh tửđại sự, chư Phật vì mục đích này mà xuất hiện ra đời.
(Xem: 12327)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 4735)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa.
(Xem: 3610)
Viết xong vào lúc 11 giờ trưa ngày 25 tháng 11 năm 2019 tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức.
(Xem: 5323)
Trong việc giữ gìn giới luật, người tu hành tự nguyện giữ giới pháp một cách nghiêm mật để cho thân tâm thanh tịnh.
(Xem: 5818)
Giáo lý của Đức Phật căn bản là để dạy ta tránh làm hại và giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt.
(Xem: 5610)
Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.
(Xem: 4420)
Đại Lão Hòa Thượng Trí Quang đã thu thần thị tịch một cách tự tại và Ngài đã để lại di chúc, tang lễ thật đơn giản, không nhận tràng hoaphúng điếu.
(Xem: 5894)
Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất gia, nếu biết tu hành và biết sống thì giải thoát có thể đến với tất cả mọi người.
(Xem: 5452)
Đức Phật buông xả hết hơn thua, im lặng rất lâu nhưng cuối cùng Ngài đã nói lên bài kệ cảnh tỉnh, khai thị khiến cho người mê biết tỉnh thức, quay đầu.
(Xem: 4714)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 4709)
Ai trong chúng ta xuất hiện giữa cuộc đời này đều mang trong mình những nỗi niềm khát khao hạnh phúc.
(Xem: 5366)
Hãy tưởng tượng sức mạnh của những hành động sẽ đến mức nào nếu chúng ta tập trung tâm ý hoàn toàn vào từng hành động.
(Xem: 6129)
Chân lý tối thượng của Phật trong Bát Nhã Tâm Kinh là: Khổ đau và hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là một. Tùy theo tâm mình mà nó là khổ đau hay bất hạnh.
(Xem: 5640)
Kinh "Tâm Hoang Vu" là bài kinh thuộc loại vô vấn tự thuyết, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-Kheo tại vườn ông Cấp-Cô-Độc, rừng Kỳ-Đà, thành Xá-Vệ (Savatthi).
(Xem: 5574)
Người viết hân hạnh được tác giả Tâm Thường Định (Bạch Xuân Phẻ) mời giới thiệu tác phẩm “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng”
(Xem: 5821)
Quán sát vô thường, nhân duyên, có sinh ắt có diệt là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 5946)
Xét về khởi nguyên, truyền thống thắp hương cúng dường lên Đức Phật, như là một lời thỉnh cầu xuất hiện trong kinh Tăng Nhất A-Hàm (30.3). T
(Xem: 4455)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật.
(Xem: 4945)
Trong bài “Tổ Như Hiển - Chí Thiền”, đăng trên tuần báo GN 994, HT.Thích Trí Quảng có nhắc đến lời dạy của HT.Thích Trí Tịnh, rằng:
(Xem: 4889)
Giới là một trong Tam vô lậu học, giới, định và tuệ- Con Đường Thanh Tịnh (Visuddimagga) hay Con đường giải thoát (Vimuttimagga), đưa chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.
(Xem: 5686)
Người học Phật hôm nay có thể nhìn thấy đức Phật với ba mươi hai hảo tướng, thấy cả những...
(Xem: 5494)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và ...
(Xem: 5403)
Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay.
(Xem: 4166)
Thiên hạ đã không làm như thế, bởi thú vui, dục lạc ở đời hấp dẫn hơn nhiều so với đời sống chay tịnh, lặng lẽthiền môn.
(Xem: 4099)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi.
(Xem: 4966)
Phần đông chúng ta đều có nghi vấn: “Tại sao chúng ta học Phật pháp nhiều mà tâm vẫn còn nhiều dính mắc, không buông xả hết được?
(Xem: 5528)
Đã biết chốn ni là quán trọ Hơn, thua, hờn oán.. để mà chi! Thử ra ngồi xuống bên phần mộ Hỏi họ mang theo được những gì..
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant