Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tài Sản Sẽ Mất, Tạo Phước Thì Còn

07 Tháng Mười Hai 201908:11(Xem: 4663)
Tài Sản Sẽ Mất, Tạo Phước Thì Còn
Tài Sản Sẽ Mất, Tạo Phước Thì Còn

Quảng Tánh

Tài Sản Sẽ Mất, Tạo Phước Thì Còn

Đời người, lúc mới khởi nghiệp thì chăm lo làm ăn, tích lũy và tạo dựng. Đến khi có chút cơ nghiệp thì tính đến chuyện mở mang. Một số ít người đã xây dựng thương hiệu thành tập đoàn, đế chế có tính toàn cầu. Dù thành côngtích lũy được ít hay nhiều thì chúng ta cũng đều nghĩ đến việc bảo vệ thành quả lao động của mình. Điều đáng nói là tuy có nhiều cách thức để bảo vệgiữ gìn tài sản nhưng tất cả đều tương đối, không có cách nào chắc chắn cả.

Ai đã từng kinh qua thời cuộc đều biết rất rõ rằng, tài sản của mình thật nhưng nếu thiếu phước duyên thì không ngăn được lửa cháy, nước trôi, vua quan tịch thu, vợ chồng con cháu phá tán. Ai nhiều phước hơn thì thoát được những nạn này nhưng rồi cuối cùng cũng phải từ giã tài sản mà đi. Tài sản không bỏ mình thì mình cũng phải bỏ nó. Và ta sẽ ra đi với hai bàn tay trắng là một sự thật. Vậy có cách nào để tích lũy, đầu tư, giữ gìn chút vốn liếng cho chắc chắn trước cuộc sống biến động thường trực này?

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Vật gì lửa không thiêu?
Gì gió không thể thổi?
Nạn lửa thiêu đại địa
Vật gì không chảy tan?
Vua ác và giặc cướp
Cưỡng đoạt tài vật người
Người nam, người nữ nào
Không bị họ tước đoạt?
Làm sao chứa trân bảo
Cuối cùng không mất mát?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Phước, lửa không thể thiêu
Phước, gió không thể thổi
Thủy tai hại trời đất
Phước, nước không chảy tan.


Vua ác và giặc cướp
Cưỡng đoạt của báu người
Nếu người nam, người nữ
Có phước không bị cướp.
Kho báu, báo phước lạc
Cuối cùng không bị mất.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn
Mau đạt Bát-niết-bàn
Qua rồi mọi sợ hãi
Vượt hẳn đời ái ân.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1291)

Rõ ràng, chỉ có đầu tư vào phước đức mới an toàn, không bị mất mát, kể cả lúc bỏ thân này thọ thân khác. Phước đức là gì? Đó là kết quả của những việc làm lợi ích cho mình và người. Thế nên làm ăn được không tiêu xài hết cho riêng mình mà phải tìm cách cho đi, san sẻ một phần cho những người thiếu thốn. Đức Phật dạy, cho đi chính là khoản đầu tư chắc chắn nhất mà nước, lửa, gió và các loại giặc cướp không xâm phạm được. Đó cũng là hành trang thiện lành, công đức phước báo cho mình trong những kiếp vị lai.

Thế nên, cố gắng làm ăn và tích lũy tài sản khiến cho mình trở nên khá giả chỉ là giai đoạn đầu. Nếu chỉ dừng lại ngay đây, vui với cái đủ đầy trong hiện tại mà không làm gì thêm thì cần mà chưa đủ. Người có trí thì cần nhìn xa hơn, kiếm tìm những giải pháp chắc chắn và thấu đáo hơn, đó là đầu tư vào phước đức, tạo thêm phước mới. Theo tuệ giác của Thế Tôn, muốn làm phước đúng đắn, hiệu quả cần phải có tâm rộng và trí sáng, bố thí với tuệ thì phước báo sẽ dồi dào.

Tại sao người ta làm ăn ngày một đi lên và trở nên giàu có? Vì sao họ đã khá giả và ngày càng thêm thịnh vượng? Ngoài thông minh, tài trí hơn người, những người ấy chắc chắn kế thừa một nền tảng phước báo trong kiếp quá khứ và ngay đời hiện tại. Thế nên, làm phước bằng cách sẻ chia, cho đi một phần mình đang có là cách đầu tư, tích lũy vững chắc nhất để hiện tạimai sau được hạnh phúc, an vui.

 Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6133)
Sống một cuộc sống an bình là chìa khóa để có một cái chết bình yên.
(Xem: 5224)
Giới luật nhà Phật không phải là những quy tắc bắt buộc mà tất cả mọi người đều phải tuân thủ.
(Xem: 5218)
Điều phục tâm là cốt tủy tu tập theo giáo pháp Thế Tôn. Tâm phải được huấn luyện như luyện ngựa, luyện voi cho đến khi thuần thục.
(Xem: 5015)
Trong đạo Phật, việc tu hành thường bắt đầu từ những điều nho nhỏ, căn bản nhất.
(Xem: 5118)
Chúng ta dạy con cái về từ ái, độ lượngnhẫn nhục không chỉ dạy suông mà phải bằng thái độ hành xử của chính chúng ta.
(Xem: 5518)
Những mô hình của con người về thiên nhiên đều có đặc tính toán học. Có thể nói, nếu không có toán học thì không có vật lý học vì
(Xem: 4262)
Bài này được viết theo đề nghị góp ý về chủ đề “Gia Đình Phật Tử Giữa Các Giáo Hội (Tông và Hệ Phái)” cho một khóa hội thảo cuối năm 2019.
(Xem: 6100)
Ở đời, bị mang tiếng xấu cũng là chuyện thường. Có thể tiếng xấu ấy bắt nguồn từ những hành vi hay lời nói trước đó của mình nhưng cũng có thể,
(Xem: 4847)
Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.
(Xem: 5188)
Phật Giáo đặt mục đích tối hậu vào sự đạt đạo, đó là một đích đến vượt lên trên cuộc đời nhưng không xa lìa cuộc đời.
(Xem: 5822)
Trong Thiên Đại Tông Sư của Trang Tử Nam Hoa Kinh có nói: Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn, đó gọi là...
(Xem: 5435)
Chúng ta vẫn thường hình dung Đức Phật có ánh sáng, và tranh tượng đều diễn tả ánh sáng bằng hào quang bao quanh đầu và thân;
(Xem: 5016)
Sinh lão bệnh tửđịnh luật tự nhiên không ai có thể tránh thoát và cũng chính vì điều này đã tác động mãnh liệt đến tâm thức của Thái tử Sĩ Đạt Ta
(Xem: 4586)
“Đừng nghĩ rằng Pháp nằm ở đâu xa. Pháp ở ngay cạnh bạn; Pháp là về bản thân bạn. Hãy quán sát. Lúc buồn, lúc vui, lúc tự tại, lúc bất mãn, lúc giận, lúc oán trách người: Tất cả đều là Pháp…”
(Xem: 5776)
Bồ đề tâm chân chính là gì? Về cách mà con người đối xử với động vật, lạm dụng, giết hại hay ăn động vậthạnh phúc hay an lành của...
(Xem: 6837)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời.
(Xem: 5603)
Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật.
(Xem: 6809)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau...
(Xem: 5211)
Phật giáotôn giáo lớn đầu tiên tổ chức các hoạt động truyền giáo; và căn cứ vào tất cả mọi tường thuật, dường như Phật giáo đã lan truyền một cách hòa bình.
(Xem: 7570)
Khi một người sống có cái tâm, cho dù họ giàu hay nghèo, xấu hay đẹp, khôn hay ngu thì họ cũng là chính họ.
(Xem: 5006)
Chánh niệm ( right mindfulness) là một yếu tố quan trọng đối với người Phật tử, một khi mất chánh niệm thì dễ “ Hư thân” và “ Thối thất tâm”.
(Xem: 4860)
Đức Phật ngoài việc giáo huấn về đạo đức, tu tập chứng đắc các Thánh quả giải thoát cho hàng đệ tử tại gia, Ngài còn...
(Xem: 4319)
Sanh tửđại sự, chư Phật vì mục đích này mà xuất hiện ra đời.
(Xem: 12330)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 4741)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa.
(Xem: 3612)
Viết xong vào lúc 11 giờ trưa ngày 25 tháng 11 năm 2019 tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức.
(Xem: 5326)
Trong việc giữ gìn giới luật, người tu hành tự nguyện giữ giới pháp một cách nghiêm mật để cho thân tâm thanh tịnh.
(Xem: 5820)
Giáo lý của Đức Phật căn bản là để dạy ta tránh làm hại và giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt.
(Xem: 5617)
Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.
(Xem: 4434)
Đại Lão Hòa Thượng Trí Quang đã thu thần thị tịch một cách tự tại và Ngài đã để lại di chúc, tang lễ thật đơn giản, không nhận tràng hoaphúng điếu.
(Xem: 5896)
Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất gia, nếu biết tu hành và biết sống thì giải thoát có thể đến với tất cả mọi người.
(Xem: 5453)
Đức Phật buông xả hết hơn thua, im lặng rất lâu nhưng cuối cùng Ngài đã nói lên bài kệ cảnh tỉnh, khai thị khiến cho người mê biết tỉnh thức, quay đầu.
(Xem: 4717)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 4711)
Ai trong chúng ta xuất hiện giữa cuộc đời này đều mang trong mình những nỗi niềm khát khao hạnh phúc.
(Xem: 5369)
Hãy tưởng tượng sức mạnh của những hành động sẽ đến mức nào nếu chúng ta tập trung tâm ý hoàn toàn vào từng hành động.
(Xem: 6131)
Chân lý tối thượng của Phật trong Bát Nhã Tâm Kinh là: Khổ đau và hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là một. Tùy theo tâm mình mà nó là khổ đau hay bất hạnh.
(Xem: 5643)
Kinh "Tâm Hoang Vu" là bài kinh thuộc loại vô vấn tự thuyết, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-Kheo tại vườn ông Cấp-Cô-Độc, rừng Kỳ-Đà, thành Xá-Vệ (Savatthi).
(Xem: 5584)
Người viết hân hạnh được tác giả Tâm Thường Định (Bạch Xuân Phẻ) mời giới thiệu tác phẩm “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng”
(Xem: 5825)
Quán sát vô thường, nhân duyên, có sinh ắt có diệt là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 5950)
Xét về khởi nguyên, truyền thống thắp hương cúng dường lên Đức Phật, như là một lời thỉnh cầu xuất hiện trong kinh Tăng Nhất A-Hàm (30.3). T
(Xem: 4457)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật.
(Xem: 4948)
Trong bài “Tổ Như Hiển - Chí Thiền”, đăng trên tuần báo GN 994, HT.Thích Trí Quảng có nhắc đến lời dạy của HT.Thích Trí Tịnh, rằng:
(Xem: 4898)
Giới là một trong Tam vô lậu học, giới, định và tuệ- Con Đường Thanh Tịnh (Visuddimagga) hay Con đường giải thoát (Vimuttimagga), đưa chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.
(Xem: 5690)
Người học Phật hôm nay có thể nhìn thấy đức Phật với ba mươi hai hảo tướng, thấy cả những...
(Xem: 5111)
Con xin lễ chư Phật 28 Chánh biến tri, 1 triệu Chánh biến tri. Con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu.
(Xem: 5500)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và ...
(Xem: 5411)
Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay.
(Xem: 4168)
Thiên hạ đã không làm như thế, bởi thú vui, dục lạc ở đời hấp dẫn hơn nhiều so với đời sống chay tịnh, lặng lẽthiền môn.
(Xem: 4103)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi.
(Xem: 4971)
Phần đông chúng ta đều có nghi vấn: “Tại sao chúng ta học Phật pháp nhiều mà tâm vẫn còn nhiều dính mắc, không buông xả hết được?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant