Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Nạn Dịch Covid-19 Nhìn Lại Sự Sai Khác Trong Cách Đối Diện Với Bệnh Tật Giữa Thánh NhânPhàm Phu

13 Tháng Ba 202012:43(Xem: 5308)
Từ Nạn Dịch Covid-19 Nhìn Lại Sự Sai Khác Trong Cách Đối Diện Với Bệnh Tật Giữa Thánh Nhân Và Phàm Phu

Từ Nạn Dịch Covid-19 Nhìn Lại Sự Sai Khác Trong Cách Đối Diện
Với Bệnh Tật Giữa Thánh NhânPhàm Phu

Minh Tuệ Hồ Văn Tiến

cach doi dien banh tat

 

Đứng trước tật bệnh, bậc thánh thì chánh niệm tỉnh giác xem chúng chỉ thuần là thân bệnh như những gì nó đang diễn ra, còn người phàm tự mình nhào nặn và gia tăng thân bệnh ấy với cường độ cao hơn, tức tâm bệnh!

Cuộc sống mà không bệnh hoạn với ốm đau thì ai mà chẳng hy cầu, ước được. Nhưng đó chỉ là những ảo kiến viễn vông, mà con người không bao giờ thành tựu. Vì khi sự hiện hữu của con người phải và  luôn gắn liền với thân mạng, đồng nghĩa với việc hữu thể ấy tồn tại bất phân ly với bệnh tật, do vậy Đức Phật dạy: “Phàm có thân thể là bị bệnh thúc ép. Đáng bệnh, chúng sanh bị bệnh vây khốn”[1], điều này về sau  được Trần Thái Tông tái khẳng định trong Khóa Hư Lục: “Đại để có thân thì có bệnh; ví bằng không bệnh cũng không thân”[2]. Mối liên hữu giữa thân và bệnh là một logic tất yếu, không thể khước từ được, nếu có sự khước từ này thì kẻ ấy là người vô trí: “Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu”[3]. Tuy nhiên trong kho tàng kinh điển, tồn tại trường hợp ngoại lệ, đó là tôn giả Bakkula. Trong suốt 160 năm hiện hữu, với phân nữa quãng đời sống theo hạnh xuất gia, tôn giả không biết đến bệnh là gì, điều đó được biết qua lời tự thuật “Tôi không bao giờ nhận thấy có bệnh khởi lên, dầu cho một chốc lát”[4] và được Đức Phật liệt vào vị đệ tử tối thắng của Ngài về sự kiện không có bệnh hoạn: “Trong các vị đệ tử…không có bệnh hoạn, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Bakkula”[5]. Nhưng khác với người ngu ở chỗ, tôn giả Bakkula không hề vênh váo tự đắc về sự vô bệnh của mình. Tất nhiên đây chỉ mới luận bàn về thân bệnh, mà chúng ta có thể thấy với hơn 40 chục loại bệnh của thân được Đức Phật liệt kê cho Ananda, từ ho hen, ghẻ lở, cho đến trĩ, đái đường, ung nhọt… [6] Và bệnh là nghiệp quả của việc hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. [7]

Căn cứ mẫu đối thoại giữa tôn giả Xá-lợi-phất với gia chủ Nakulapità (Hán dịch là gia chủ Na-câu-la) trong Kinh Tương Ưng Bộbài kinh song hành của nó trong Hán tạng thuộc Kinh Tạp A-hàm (Kinh 109. Trưởng Giả). Đọc kỹ chúng ta mới gián tiếp thấy rằng nội hàm của bệnh không chỉ đơn thuần là sự bất hòa của tứ đại hay sắc, sinh ra 404 thứ bệnh như thường thấy [8], mà nó còn bao hàm cả sự biến hoại hay đổi khác của thọ, tưởng, hành và thức. Sự chuyển dịch ấy được gọi là thân bệnh và ai cũng mắc phải. Nhưng sự khác nhau giữa bậc thánh và người phàm  là phản ứng trước sự biến đổi, chuyển dịch của ngũ uẩn. Hàng phàm phu do còn sống trong vọng kiến, vô minh, cho rằng năm uẩn này “là ta, là của ta”, do vậy song song với diễn trình biến dị của chúng, họ khởi lên sầu, bi, khổ, ưu não, tức tâm bệnh. Trái lại đối với bậc thánh, do không có chấp thủ năm uẩn “là ta, là của ta” nên khi chúng chịu sự chí phối của vô thường biến hoại, thì tâm của các bậc thánh vẫn bất động, không phát sinh tâm bệnh sầu, bi, khổ, ưu não như hàng phàm phu [9]. Chính vì vậy mà ngay từ bài kinh Đức Phật thuyết giáo đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) thì Thế Tôn đã khéo léo chỉ rõ, bệnh là một trong những biểu hiện của khổ, nhưng bệnh khổ này phải đi đôi với cơ cấu “năm thủ uẩn”:  “Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ” [10]. Nếu sự thật không phải như vậy thì dù các bậc thánh giả chứng đắc Hữu Dư Y Niết Bàn (S: Sopadhiśeṣa-nirvāṇa, P: Saupādisesa-nibbāna, C: 有余依涅槃) thì vẫn không thoát được khổ, vì họ còn tồn tại thân xác 5 uẩn vậy và điều này không thể xảy ra.

Tương tự, trong bài kinh Với Mũi Tên thuộc Tương Ưng Thọ của Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật đã chỉ ra sự sai khác, thù thắng của hạng đa văn thánh đệ tử so với hạng vô văn phàm phu trong việc cảm nghiệm các loại cảm thọ, tiêu biểukhổ thọ. Phàm phu do chưa thoát khỏi sự trói buộc cơ cấu tham dục của tự ngã, nên khi một khổ thọ về thân sinh khởi, đi liền với đó là một khổ thọ về tâm, tức sân hận với khổ thọ về thân ấy, từ đó xảy ra thực trạng sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh, hệt như việc trúng 2 mũi tên tại một vị trí bị thương: “Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bị người ta bắn với mũi tên, rồi họ bắn người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy cảm giác cảm thọ cả hai mũi tên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ; thời sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Người ấy cảm giác hai cảm thọ, cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm. Cảm xúc bởi khổ thọ ấy, người ấy cảm thấy sân hận (patigha). Do cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ được tồn chỉ tùy miên (anuseti)” [11].  Trái lại với hàng thánh đệ tử sau khi đã quán chiếu như thật và biết rõ rằng bản chất của các cảm thọvô thường, vô ngã, do duyên sanh: “Có ba thọ này, này các Tỳ-kheo, vô thường, hữu vi, do duyên sanh, chịu sự đoạn tận, chiệu sự tiêu vong, chịu sự ly tham, chịu sự đoạn diệt. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ” [12]. Cho nên khi một khổ thọ khởi lên nơi thân, thì hàng thánh đệ tử luôn chánh niệm tỉnh giác, không khởi lên sân tâm với khổ thọ về thân đó, dụ như một người chỉ trúng 1 mũi tên duy nhất: “Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bị người ta bắn một mũi tên. Họ không bắn tiếp người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy cảm giác cảm thọ của một mũi tên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử khi cảm xúc khổ thọ; vị ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác chỉ một cảm thọ, cảm thọ về thân, không phải cảm thọ về tâm. Vị ấy không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy. Do không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ không có tồn tại” [13].

Điều đó lý giải tại sao, trong những cơn bạo bệnh, đức Phật vẫn chánh niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn  hay có sự hiện khởi của sân tâm. Cuộc đời Đức Phật trãi qua ít nhất 3 lần bạo bệnh.  Trong 2 lần đầu một lần trong mua an cư tại Vesālī tại làng Beluva“Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn” [14] và lần khác khi Đức Phật ở thành Vương-xá, Ngài lâm trọng bệnh, nhưng sau khi nghe tôn giả Maha Cunda trùng tụng thất giác chi thì bệnh tình của Thế Tôn được đoạn diệt [15]. Lần Bệnh cuối cùng, có thể nói là trầm trọng nhất, Thế Tôn cảm thọ gần như đến chết, đi ngoài ra máu sau khi thọ dụng buổi cơm hiến cúng của người thợ rèn Cunda: “Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn bệnh” [16]. Do bữa cơm đó có món Sùkara-maddave (Mộc nhĩ) [17] cực độc, theo như Đức Phật cho hay thì ngoài Đức Phật ra, Ngài không thấy một ai ở cõi trờicõi người, ở ma giới, ở phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được. Do vậy phần còn lại của món mộc nhĩ này đã được Cunda chôn cất theo như sự chỉ dẫn của Đức Phật. Không lâu sau đó Thế Tôn đã nhập diệt, tất nhiên không phải Cunda là thủ phạm khiến Ngài thị tịch, mà đó là hành động đã được điểm chỉ từ trước và Thế Tôn đã từ bỏ thọ hành trước đó tại đền thờ Capala [18].

Như vậy, Đức phật đã phân chia bệnh thành 2 phạm trù căn bản: Thân bệnh và tâm bệnh. Và Ngài nói rằng, chúng ta có thể tiềm dễ bắt gặp người nào đấy tự nhận mình thân không bệnh một năm cho đến 100 năm, nhưng rất khó tìm được trong số những vị ấy, người không bị tâm bệnh dù trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn tận các lậu hoặc [19].  Từ giác độ như những gì vừa nêu, chúng ta có thể thấy rằng bậc thánh (Đức Phật và hàng đa văn thánh đệ tử của Ngài) với chất liệu giác ngộgiải thoát đã hiện chứng, trong tiến trình hiện hữu này, thánh nhân chỉ có thân bệnh mà không còn tâm bệnh như hàng phàm phu. Hay nói cách khác thánh nhân chỉ có “bệnh”, chứ không có “bệnh khổ”. Qua đó chúng ta thấy được sự đối lập trong cách đối diện trước bệnh tật giữa thánh và phàm, một bên là an nhiên tiếp nhận, bên kia thì buông lời nguyền rủa với sự hiện khởi của sân tâm.  Đó là ý nghĩa đích thực mà câu Kinh Pháp Cú 198  muốn truyền đạt:

“Vui thay chúng ta sống
Không bệnh giữa ốm đau
Giữa những người bệnh hoạn
Ta sống không ốm đau” [20]

 Hơn thế nữa, thông qua cách mà Đức Phật đối diện với những cơn bạo bệnh, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào và lý do tại sao mà Ngài được xưng tụng là bậc Đại Y Vương, điều này được chính Ngài xác tín trong Kinh Tạp A-hàm như sau: “Này các Tỳ-kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, khổ, não. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y vương.” [21]

Với những kiến giải trên, thiết nghĩ chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều hữu ích trong bối cảnh nạn dịch Covid-19 đang lây lan với tốc độ kinh hoàng như hiện nay. Thay vì hoảng loạn cùng với những hành động thiếu ý thức, kém văn minh trước dịch bệnh, chúng ta phải thật bình tĩnh để nhận ra bản chất của sự hiện diện con người không bao giờ vắng bóng bệnh tật, bệnh dịch. Điều đó đã được lịch sử minh chứng từ cổ chí kim với những thế hệ con người đã nằm xuống vì bệnh tật, cũng như các trận dịch bệnh đã cướp đi nhân mạng của vô số người. Hoảng hốt trước dịch bệnh chẳng khác gì chúng ta tiếp thêm sức mạnh cho virus lây lan. Ngược lại bình tĩnh chấp nhận cũng như có cách ứng xử thông minh, thì con người đã cầm trong tay liều vaccine tinh thần cực mạnh, có thể lướt qua bất kỳ loại virus nào. Đằng khác, lắm lúc chúng ta cũng nên nói lên lời cảm ơn đối với sự tung hoành của virus corona, vì nhờ chúng mà ta nhận diện sâu sắc rằng cuộc sống này rất mong manh, bất toàn. Với vai trò đó nó xứng đáng được xem là một trong ba thiên sứ (Già, bệnh và chết) của Vua Diêm Ma [22] sai bảo để thức tỉnh những con người đang chìm trong lối sống tham dục, ích kỷ, vun bồi cho tự ngã. Hy vọng với biến cố dịch bệnh này, con người sẽ biết cách sửa đổi nhận thức cũng như hành vi của mình, để sống tốt hơn, có đạo đức hơn, biết ban tặng niềm vui và san sẻ nỗi khổ với người khác trong cơn hoạn nạn, dẫu biết trước ngày mai là tận thế!

 

Cước chú:

[1] Thích Đức Thắng dịch – Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích,  Kinh Tăng Nhất A-Hàm: https://suttacentral.net/ea26.6/vi/tue_sy-thang

[2] Thích Thanh Từ, Khóa Hư Lục Giảng Giải: http://www.thientongvietnam.net/kinhsach-thike/dirs/khoahuluc/unicode/p4.html

[3] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 633-634.

[4] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Trung Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 457.

[5] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 60.

[6] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 608.

[7] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Trung Bộ, II,  Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 540-541.

[8] Xem Thích Quảng Độ dịch (2000), Phật Quang Đại Từ Điển, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, tr. 583.

[9] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 633-637/ Thích Đức Thắng dịch – Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích (2019), Kinh Tạp A-Hàm, Nxb, Hồng Đức, tr. 237-241.

[10] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 783.

[11] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 279.

[12] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 284.

 [13] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 279.

 [14] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 566.

[15] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 504-505.

[16] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Trường Bộ, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 319.

[17] Có vài ý kiến  tranh luận cho rằng món  Sùkara-maddave là một loại thịt heo mềm.

[18] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Trường Bộ, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 303.

[19] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 489.

[20] Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Pháp Cú, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 91.

[21] Thích Đức Thắng dịch – Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích (2019), Kinh Tạp A-Hàm, Nxb, Hồng Đức, tr. 682.

[22] Xem Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, I, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 170-171.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4858)
Suốt cuộc trăm năm, con người ta hầu hết sống trong sự lăng xăng, có mấy ai sống được trong sự thư thái, bình an của nội tâm.
(Xem: 7010)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến con người không còn sống bình dị như ngày xưa, bởi vì nền văn minh ...
(Xem: 4452)
Chư thiên là những chúng sinh thuộc loài trời, có nhiều phước báo hơn người.
(Xem: 8678)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4594)
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn dựa trên một cơ sở đạo đức nào đó.
(Xem: 4722)
Cuộc chơi trăm năm nhưng thật ra có mấy ai chơi đủ, kẻ ngắn người dài nhưng cũng có một số ít vượt qua ngưỡng trăm năm.
(Xem: 6525)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữchúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ?
(Xem: 4573)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn)
(Xem: 4757)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.
(Xem: 5094)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập;
(Xem: 4740)
Thế là chúa xuân laị về, muôn hoa rực rỡ khoe sắc hương, biêng biếc cả một vùng ngoại phương.
(Xem: 4758)
Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy:” Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”.
(Xem: 4747)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,...
(Xem: 5286)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 4287)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình.
(Xem: 5057)
Sự tịch diệt của Đức Phật không phải là cái chết theo ý nghĩa thông thường như chúng ta hiểu, mà gọi là parinirvana (nhập-niết-bàn).
(Xem: 5159)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Xem: 3922)
Cầu mong cho Bạn và Tôi, những kẻ lữ hành đơn độc lâu nay thấy rõ sự hanh hao, giả tạm trong đời. Thấy cái li ti nhỏ nhiệm cấu thành trời đất. Thấy là mình trong tất cả ngoài kia.
(Xem: 4524)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng.
(Xem: 4620)
Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào...
(Xem: 5600)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 6369)
Muốn sống hạnh phúc thì phải xa lìa mộng ảo. Chứ không phải chạy theo huyễn hóa của đời. Như Phật dạy trong Kinh Bát Nhã: “Điên đảo một khi đã viễn ly, Thì Niết Bàn hiện ra ngay trước mắt.” (**)
(Xem: 4896)
Trong kiếp sống vô thường của nhân sinh là sinh, lão, bệnh tử hay có còn được mất, thành trụ hoại không đó thì đạo lại là con đường giải thoát khổ đau
(Xem: 5234)
Số người cắt giảm thịt và sữa trong khẩu phần ăn, hoặc bỏ hẳn những món này khỏi chế độ ăn uống, đang ngày càng tăng trong thập niên vừa qua.
(Xem: 4612)
Thực hành kinh điển là chìa khóa mở kho tàng Phước Trí chứ không phải phương tiện để kiếm tìm Phước Trí.
(Xem: 4689)
Chánh niệm (an trú hiện tại, nhận thức không phán xét) là một công cụ mạnh mẽ mà thanh thiếu niên có thể sử dụng để kiểm soát căng thẳng của họ.
(Xem: 5198)
Hãy suy nghĩ đi. Đây là một câu hỏi đáng để suy gẫm. Chúng ta được sinh vào thế giới loài người. Chúng ta sống một thời gian ngắn ngủi với kiếp con người.
(Xem: 5250)
Thế là thiên hạ hoảng loạn thật sự, ban đầu chỉ là Wuhan và vài nơi ở Trung Hoa, giờ lan tràn ra cả trăm quốc gia, khắp cả năm châu, nhiều ổ dịch mới như:
(Xem: 6261)
Giới là một trong ba môn học vô lậu của Giới, Định và Tuệ chỉ có trong giáo pháp của Đức Phật thường được hiểu là Giới hạnh và...
(Xem: 5466)
Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà có khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.
(Xem: 4293)
“Biết Pháp” có nghĩa là biết sự thật. Pháp nằm ở đâu? Không xa chút nào. Sắc Pháp ở đâu? Có sắc pháp bên trong ta không? Có danh pháp (tâm pháp) bên trong ta không?
(Xem: 4990)
Theo tinh thần nhà Phật, sinh tửđại sự, vì vậy, Đức Thế Tôn có mặt trên cõi đời không ngoài mục đích giải quyết tử sanh cho nhân loại.
(Xem: 4467)
Trí tuệ được xem là nền tảng căn bản và quan trọng nhất của Đạo Phật, Đức Phật dạy con người hãy nhìn nhận thế giới quan bằng con mắt tuệ giác.
(Xem: 4901)
Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.
(Xem: 5038)
Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn đang lưu trú gần Rajagaha (tiếng Phạn là Rajagriha, là kinh đô của xứ Magadha/Ma-kiệt-đà, ngày nay là thị trấn Rajgir, thuộc bang Bhihar), tại tịnh xá Trúc Lâm
(Xem: 4519)
Tất cả khuôn khổ văn hóatôn giáo là sự biểu đạt kinh nghiệm và, ngược lại, nuôi dưỡng phương thức đặc biệt của sự nhận thức thực tạigiải thích kinh nghiệm
(Xem: 4903)
Sống trên cuộc đời này thì ai cũng mang trong mình một niềm tin. Niềm tin là một trạng thái hoạt động của tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nghiệm cũng như đời sống siêu nghiệm.
(Xem: 4217)
Chìa khóa của Thiền, theo lời Đại sư Sekkei Harada, là quăng bỏ nó [chìa khóa] đi. Bất kể nó quan trọng cỡ nào, hãy cứ quăng bỏ nó đi.
(Xem: 5673)
Tu đạo hay hành đạo là tu lục độ vạn hành, giữ tam quy, ngũ giới, lấy giới luật làm thầy, lấy kinh sách làm tông chỉ, lấy...
(Xem: 3670)
Bài viết duy nhất trên một tạp chí học thuật chính thống của Việt Nam nói về vị Hòa thượng từ mấy chục năm nay vẫn bị coi là phần tử chống Đảng sừng sỏ
(Xem: 4731)
Có câu: “người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về”; thật vậy, đó chính là nẻo về của Tâm.
(Xem: 4137)
Xét theo thời gian, nghiệp có cũ và mới. Nghiệp cũ được gây tạo trong quá khứ xa hoặc gần, có tính thụ động.
(Xem: 5579)
Đọc câu văn trên bằng chữ Hán, có nhiều người sẽ hiểu đại khái là: Vô thường già bịnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác….
(Xem: 4406)
Dù đi đâu, về đâu, mái chùa vẫn là nơi nâng đỡ cho bước chân của bạn, nơi chấp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa của bạn.
(Xem: 4289)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này.
(Xem: 4246)
Ở trong vùng có một bà Sinh con một đứa rất là mừng vui Nhưng rồi mẹ muốn đủ đôi Muốn thêm đứa nữa cho đời tươi thêm
(Xem: 4384)
Ngài Ajahn Chah dạy chúng ta luôn phải nhớ rằng mình là người xuất gia (samana)[1]. Chúng ta đã bỏ cuộc sống thế tục lại phía sau để đổi lấy một cuộc sống với quyết tâm đạt được bình an, giác ngộ.
(Xem: 5128)
Cố bước nhẹ trên con đường đầy rẫy chông gai, nó như muốn ngã quỵ thoi thóp trong từng hơi thở.
(Xem: 5362)
Góp phần bàn luận về ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo, nay xin dẫn Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), phẩm Tương ưng thôn trưởng để phân tích về vấn đề này.
(Xem: 4685)
Tôi không phải là nhà văn, nhưng tôi thích viết và kể lại những chuyện vui về ăn chay. Phải nói rằng, tôi thích thú ăn chay, mê ăn chay;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant