Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tản Mạn Khi Xuân Sang

09 Tháng Tư 202007:50(Xem: 4740)
Tản Mạn Khi Xuân Sang

Tản Mạn Khi Xuân Sang

Tiểu Lục Thần Phong

 
Tản Mạn Khi Xuân Sang 1

 Thế là chúa xuân laị về, muôn hoa rực rỡ khoe sắc hương, biêng biếc cả một vùng ngoại phương. Cánh hoa đào bay trong gió, cánh hoa rơi hồng trên thảm cỏ xanh rì. Phấn thông vàng nồng nàn bay trong không gian… Mùa xuân đẹp lắm, mùa xuânhiện thân của tuổi trẻ, sắc đẹp, mùa xuân là khởi đầu và hy vọng

 Có gã khờ ngu ngơ đến khẩn khoản:

 - Chúa xuân, xin người hãy ở laị vĩnh viễn với nơi này!

 Chúa xuân cười:

 - Này ngốc tử! nếu ta ở laị mãi nơi này thì liệu ta có còn là chúa xuân nữa không? Há ngươi chưa từng nghe câu:” Hoa đến lúc thì hoa phải nở, đò đã đầy đò phải sang sông” sao? Ta cũng như vạn vật trong đất trời, tuần hoàn thay đổi. Đông qua xuân tới, hạ quá thu sang. Ta có muốn ở laị nơi này lâu hơn một tí cũng chẳng thể được!

 - Này ngốc tử! Hoa đào nghìn năm trước của Thôi Hiệu với hoa đào của Hoàng Hoa trang nào có khác gì nhau. Đông tàn thì trơ cành cội, xuân sang thì rực hồng cả một phương. Hoa đào hồng thắm thôn trang cho chí thị thành. Ta ở laị một nơi thì thiên hạ còn có hoa đào chăng?

 Hoa mai của thiên hạ vàng cả mùa xuân, cứ mỗi độ xuân về thì rực rỡ biết bao, lòng người hoan hỷ, phấn chấn, tinh thần phỉ phong, tiếp thêm sức sống và hy vọng. Hoa mai của thiên hạ có nở, có tàn nhưng hoa mai của thiền sư Mãn Giác thì vĩnh viễn:” Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

 Cuộc thịnh suy quay vòng bất tận, lẽ tự nhiên mà cũng có sức tác động của con người. Khi lòng người tham lam vô độ, tàn haị lẫn nhau, huỷ diệt môi trường thiên nhiên, bách hại muôn loài từ động vật đến thực vật, khi mà con người trở nên quá ích kỷ, khai thác đến độ hủy hoại mẹ thiên nhiên để phục vụ cho cái “tôi” của mình: ăn ngon, ăn sang, ăn sung; mặc đẹp, mặc lạ, mặc kỳ quái; tích trữ, cất giấu…lòng tham không đáy thì làm sao có thể thõa mãn được! Khi mà những chính thể bá đạo, độc tài không chùa một thủ đoạn tàn độc nào để haị dân, haị nước, haị vật, haị người…để duy trì quyền lực của mình, duy trì cái ý chí chủ quan, ngông cuồng và ngu muội hòng muốn muôn năm trường trị. Khi mà có những quốc gia lớn nhưng vẫn từng ngày, từng giờ xà xẻo, lấn chiếm đất đai của kẻ khác, cướp lấy tài sản của người khác làm của mình, muốn tất cả phải làm tôi mọi cho mình thì làm sao thế gới an, bản thân bọn họ cũng chẳng thể an. Khi mà kẻ tự tôn cứ cho mình là văn minh, là cái rốn của vũ trụ mà laị hành xử như cường sơn thảo khấu, hành xử dã man, mông muội bất chấp phép tắc, luật lệ chung. Bọn họ cũng chẳng khác gì tổ tiên bao đời nay của họ!

 Mùa xuân về, lẽ ra hân hoan với đất trời, với muôn loài như thiên hạ dưới gầm trời này. Ấy vậy mà mùa xuân năm nay kinh hoàng trong cơn dịch, phố phường phong toả, người chết la liệt, dịch bệnh tràn lan…Có những thành phố vô cùng đông đúc, chen chúc nhau mà sống, ấy vậy mà giờ như những thành phố ma. Người chết đã đành, người sống thì bi thảm kinh khủng, tất cả laị bưng bít dối quanh! Trong số những nạn nhân cả chết lẫn sống ấy, có biết bao người vô tôị nhưng vì cộng nghiệp mà phải chịu chung số phận. Có những xứ khác nhưng cũng vì cộng nghiệp mà bị lây lan. Dịch có thể là tự nhiên; có thể từ tập quán ăn uống tàn độc, ăn không chừa một con vật nào, vì vậy mà virus từ động vật hoang dã lây sang con người; có thể là virus thoát ra từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học…Rõ ràng “ tâm tưởng sự thành”, “ tâm tạo tác”, “ tâm chủ tể”… Rõ ràng là “ vừa thọ nghiệp báo vừa là chủ nhân của nghiệp” ( kinh Suy Niệm Về Nghiệp).

 Mùa xuân luân phiên đến với từng quốc độ, vùng phương ngoại sang xuân, trời đất phong quang, lòng người thênh thang…Người người ui hưởng thái bình, cuộc sống ấm no dư dật, tinh thần thoải mái, tự do ngôn luận, minh bạch chính trị, khai phóng nghệ thuật, nhân bản giáo dục…Nhưng lòng những gã du tử vẫn đau đáu hướng về cố quận, mảnh đất chon nhau cắt rốn, mảnh đất mà ông bà, tổ tiên đã bao đời nay gầy dựng và giữ gìn. Cố quận hôm nay nhiều hư hao, mất mát: núi rừng cạo sạch, sông ngòi cạn kiệt, biển cả nhiễm ô, muôn loài tận diệt, con người bất an, quốc gia bất tường. Mọi người “ vỡ oà” ( chữ của báo chí) vì một trận banh nhưng dửng dưng khi thấy đất đai bị giặc xâm lấn. Mọi người ùn lên vì một cô gái hở hang hay một món hàng miễn phí nhưng lạnh lùng trước cái chết của ngư dân bị giặc bắn giết hoặc người dân bị côn đồ chém giữa ban ngày. Quốc gia bất tường vì những cái tốt, người tốt bị mỉa mai cho là “ không bình thường”, “hâm”, “rỗi hơi” ( chữ của báo chí  trong nước); những cái xấu, cái ác thì laị xem là bình thường. Quốc gia bất tường vì nhà cữa của mình mà mình không được quyền đóng hay mở, người lạ vào ra tung tác như chỗ không người.

 Đành rằng thịnh suylẽ tự nhiên nhưng con ngườitác nhân thúc đẩy cho tăng cái tốc độ quay vòng. Ngày xưa lũ lụt là do thiên nhiên nhưng ngày nay lũ lụt do quan quyền, chặn nước và xả hồ  bất tử. Nhà cữa, tài sản, sinh mạng người và vật cuốn trôi theo giòng nước lũ nhân tạo. Dòng nước chứa đầy sự ngu mội, tham lam, ích kỷ của những kẻ nắm quyền sinh sát.

 Núi sông, biển cả, thiên nhiên, đất đai… là của chung, con người và muôn loài cùng cộng sinh. Nay thế lực vô minh, tham lam cưỡng bức làm cạn cả một dòng sông dài nhất nhì thế giới. Biển cả bao la thì cướp lấy làm ao nhà, xua dân quân dàn hàng chục ngàn tàu cá trên biển, càn quét không chừa một con tôm cái tép. Thử hỏi với cái tâm như vậy, hành xử như vậy thì làm sao mà không nhận lấy hậu quả như : dịch Sars, dịch cúm gà H5N1, H5N6, cúm heo, dịch Coronavirus… và đời nào cũng có những bạo chúa sẵn sàng giết vài mươi triệu người như bỡn.

 Cố quận nhiều nỗi bất tường, thế giới bất an, nhân tâm bất đồng, kiến giải bất hoà, lòng người bất bình, chính trị bất minh, khí tượng bất thường…

Mùa xuân ơi, ta nghe mùa xuân hát…” ( lời một bản nhạc) văng vẳng khắp đất trời ngoại phương, âm hưởng trong tâm những gã du tử rong chơi cõi ngoài, tuy rong ruổi cõi ngoài mà lòng vẫn hướng về nguồn cội. Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng cảnh, thấy hoa thủy tiên nở vàng sân. Người ta bảo hoa thủy tiênbiểu tượng của ích kỷ, yêu bản thân, bởi bắt nguồn từ truyền thuyết Hy Lạp ( anh chàng Narci đẹp trai yêu bản thân mình  đến chết mà hoá thành hoa thủy tiên). Ấy là cưỡng ép, là gán đặt, bản thân hoa thủy tiên đẹp và thơm, dâng hương sắc cho đời thì làm sao mà ích kỷ chứ? những ý nghĩa này nọ của muôn hoa là do con người vẽ ra, áp đặt cho hoa. Bản thân muôn hoa là đẹp, vị tha, tô điểm cho đời, dâng hương sắc cho người.

 Mùa xuân nơi sơn thôn hay thị thành đều hiển hiện trên gương mặt người, trong lòng người, “ và em ơi, ta nghe mùa xuân hát…” ( lời một bài hát) lòng ta cũng ngân nga giai điệu xuân, hy vọng một mùa xuân rạng rỡ cho nước Việt, một mùa xuân thái hoà và lạc an cho thế giới, một mùa xuân yêu thương và hài hào giữa con người và muôn loài.

 Mơ một mùa xuân sử sang trang

 Dân quyền vinh hạnh, nước an khang

 Người và muôn vật đồng chung sống

 Cố quận vui trong ánh nắng vàng

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 3/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4858)
Suốt cuộc trăm năm, con người ta hầu hết sống trong sự lăng xăng, có mấy ai sống được trong sự thư thái, bình an của nội tâm.
(Xem: 7010)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến con người không còn sống bình dị như ngày xưa, bởi vì nền văn minh ...
(Xem: 4452)
Chư thiên là những chúng sinh thuộc loài trời, có nhiều phước báo hơn người.
(Xem: 8682)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4594)
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn dựa trên một cơ sở đạo đức nào đó.
(Xem: 4723)
Cuộc chơi trăm năm nhưng thật ra có mấy ai chơi đủ, kẻ ngắn người dài nhưng cũng có một số ít vượt qua ngưỡng trăm năm.
(Xem: 6528)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữchúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ?
(Xem: 4575)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn)
(Xem: 4757)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.
(Xem: 5094)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập;
(Xem: 4758)
Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy:” Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”.
(Xem: 4748)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,...
(Xem: 5286)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 4289)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình.
(Xem: 5057)
Sự tịch diệt của Đức Phật không phải là cái chết theo ý nghĩa thông thường như chúng ta hiểu, mà gọi là parinirvana (nhập-niết-bàn).
(Xem: 5161)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Xem: 3923)
Cầu mong cho Bạn và Tôi, những kẻ lữ hành đơn độc lâu nay thấy rõ sự hanh hao, giả tạm trong đời. Thấy cái li ti nhỏ nhiệm cấu thành trời đất. Thấy là mình trong tất cả ngoài kia.
(Xem: 4524)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng.
(Xem: 4622)
Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào...
(Xem: 5600)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 6369)
Muốn sống hạnh phúc thì phải xa lìa mộng ảo. Chứ không phải chạy theo huyễn hóa của đời. Như Phật dạy trong Kinh Bát Nhã: “Điên đảo một khi đã viễn ly, Thì Niết Bàn hiện ra ngay trước mắt.” (**)
(Xem: 4896)
Trong kiếp sống vô thường của nhân sinh là sinh, lão, bệnh tử hay có còn được mất, thành trụ hoại không đó thì đạo lại là con đường giải thoát khổ đau
(Xem: 5234)
Số người cắt giảm thịt và sữa trong khẩu phần ăn, hoặc bỏ hẳn những món này khỏi chế độ ăn uống, đang ngày càng tăng trong thập niên vừa qua.
(Xem: 4614)
Thực hành kinh điển là chìa khóa mở kho tàng Phước Trí chứ không phải phương tiện để kiếm tìm Phước Trí.
(Xem: 4690)
Chánh niệm (an trú hiện tại, nhận thức không phán xét) là một công cụ mạnh mẽ mà thanh thiếu niên có thể sử dụng để kiểm soát căng thẳng của họ.
(Xem: 5198)
Hãy suy nghĩ đi. Đây là một câu hỏi đáng để suy gẫm. Chúng ta được sinh vào thế giới loài người. Chúng ta sống một thời gian ngắn ngủi với kiếp con người.
(Xem: 5250)
Thế là thiên hạ hoảng loạn thật sự, ban đầu chỉ là Wuhan và vài nơi ở Trung Hoa, giờ lan tràn ra cả trăm quốc gia, khắp cả năm châu, nhiều ổ dịch mới như:
(Xem: 6262)
Giới là một trong ba môn học vô lậu của Giới, Định và Tuệ chỉ có trong giáo pháp của Đức Phật thường được hiểu là Giới hạnh và...
(Xem: 5467)
Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà có khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.
(Xem: 4294)
“Biết Pháp” có nghĩa là biết sự thật. Pháp nằm ở đâu? Không xa chút nào. Sắc Pháp ở đâu? Có sắc pháp bên trong ta không? Có danh pháp (tâm pháp) bên trong ta không?
(Xem: 5309)
Đứng trước tật bệnh, bậc thánh thì chánh niệm tỉnh giác xem chúng chỉ thuần là thân bệnh như những gì nó đang diễn ra, còn người phàm ...
(Xem: 4991)
Theo tinh thần nhà Phật, sinh tửđại sự, vì vậy, Đức Thế Tôn có mặt trên cõi đời không ngoài mục đích giải quyết tử sanh cho nhân loại.
(Xem: 4468)
Trí tuệ được xem là nền tảng căn bản và quan trọng nhất của Đạo Phật, Đức Phật dạy con người hãy nhìn nhận thế giới quan bằng con mắt tuệ giác.
(Xem: 4901)
Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.
(Xem: 5038)
Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn đang lưu trú gần Rajagaha (tiếng Phạn là Rajagriha, là kinh đô của xứ Magadha/Ma-kiệt-đà, ngày nay là thị trấn Rajgir, thuộc bang Bhihar), tại tịnh xá Trúc Lâm
(Xem: 4519)
Tất cả khuôn khổ văn hóatôn giáo là sự biểu đạt kinh nghiệm và, ngược lại, nuôi dưỡng phương thức đặc biệt của sự nhận thức thực tạigiải thích kinh nghiệm
(Xem: 4904)
Sống trên cuộc đời này thì ai cũng mang trong mình một niềm tin. Niềm tin là một trạng thái hoạt động của tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nghiệm cũng như đời sống siêu nghiệm.
(Xem: 4217)
Chìa khóa của Thiền, theo lời Đại sư Sekkei Harada, là quăng bỏ nó [chìa khóa] đi. Bất kể nó quan trọng cỡ nào, hãy cứ quăng bỏ nó đi.
(Xem: 5674)
Tu đạo hay hành đạo là tu lục độ vạn hành, giữ tam quy, ngũ giới, lấy giới luật làm thầy, lấy kinh sách làm tông chỉ, lấy...
(Xem: 3672)
Bài viết duy nhất trên một tạp chí học thuật chính thống của Việt Nam nói về vị Hòa thượng từ mấy chục năm nay vẫn bị coi là phần tử chống Đảng sừng sỏ
(Xem: 4731)
Có câu: “người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về”; thật vậy, đó chính là nẻo về của Tâm.
(Xem: 4137)
Xét theo thời gian, nghiệp có cũ và mới. Nghiệp cũ được gây tạo trong quá khứ xa hoặc gần, có tính thụ động.
(Xem: 5580)
Đọc câu văn trên bằng chữ Hán, có nhiều người sẽ hiểu đại khái là: Vô thường già bịnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác….
(Xem: 4408)
Dù đi đâu, về đâu, mái chùa vẫn là nơi nâng đỡ cho bước chân của bạn, nơi chấp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa của bạn.
(Xem: 4289)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này.
(Xem: 4246)
Ở trong vùng có một bà Sinh con một đứa rất là mừng vui Nhưng rồi mẹ muốn đủ đôi Muốn thêm đứa nữa cho đời tươi thêm
(Xem: 4384)
Ngài Ajahn Chah dạy chúng ta luôn phải nhớ rằng mình là người xuất gia (samana)[1]. Chúng ta đã bỏ cuộc sống thế tục lại phía sau để đổi lấy một cuộc sống với quyết tâm đạt được bình an, giác ngộ.
(Xem: 5129)
Cố bước nhẹ trên con đường đầy rẫy chông gai, nó như muốn ngã quỵ thoi thóp trong từng hơi thở.
(Xem: 5362)
Góp phần bàn luận về ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo, nay xin dẫn Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), phẩm Tương ưng thôn trưởng để phân tích về vấn đề này.
(Xem: 4685)
Tôi không phải là nhà văn, nhưng tôi thích viết và kể lại những chuyện vui về ăn chay. Phải nói rằng, tôi thích thú ăn chay, mê ăn chay;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant