Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 1

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 15827)
Phần 1

KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ

TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN
PL. 2539 - TL. 1995

I - LỄ BÁI TAM BẢO

BÀI THỈNH CHƯ THIÊN

Sagge kāme ca rū pe girisikharatate cantalikkhe vimāne
Dīpe raṭṭthe ca gāme taruvanagahane gehavatthumhi khette
Bhummā cāyantu devā jalathalavisame yakkhagan-dhabbanāgā
Tiṭṭhantā santike yaṃ munivaravacanaṃ sādhavo me suṇantu.

Dhammassavanakālo ayambhadantā.
Dhammassavanakālo ayambhadantā.
Dhammassavanakālo ayambhadantā.

Nghĩa: Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi không liền, hoặc nơi hư không; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn; Chư Dạ Xoa, Càn Thác Bà, cùng Long Vương dưới nước trên bờ hoặc nơi không bằng thẳng, gần đây, xin thỉnh hội họp lại đây. Lời nào là kim ngôn cao thượng của Ðức Thích Ca Mâu Nichúng tôi tụng đây, xin các bậc Hiền Triết nên nghe lời ấy.

Xin các ngài đạo đức, giờ nầy là giờ nên nghe Pháp bảo.
Xin các ngài đạo đức, giờ nầy là giờ nên nghe Pháp bảo.
Xin các ngài đạo đức, giờ nầy là giờ nên nghe Pháp bảo. (lạy)

RATANATTAYAPUJĀ

Imehi dīpadhū pādisakkārehi Buddhaṃ Dhammaṃ Saṅghaṃ abhipū jayāmi mātā-pitādīnaṃ guṇavantānañca mayhañca dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya

LỄ DÂNG CÚNG TAM BẢO

Tôi xin dâng các lễ vật nầy, nhứt là nhang đèn để cúng Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo, ngưỡng cầu cho các bậc ân nhân, nhứt là cha mẹ tôi và tôi đều được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự bình an lâu dài. (lạy)

BUDDHARATANAPAṆĀMA

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambudhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

LỄ BÁI PHẬT BẢO

Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ Ðức Bhagavā đó.

Ngài là bậc Arahăng cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (đọc 3 lần, lạy 1 lạy)

Yo sannisinno varabodhimū le māraṃ sasenaṃ mahatiṃ vijeyyo sambodhimāgacchi anantañāno lokuttamotaṃ panamāmi buddhaṃ.

Ðức Phật tham thiền về số tức quan, ngồi trên bồ đoàn, dưới bóng cây Bồ Ðề quý báuđắc thắng toàn bọn Ma Vương mà thành bậc Chánh Ðẳng, Chánh Giác. Ngài là bậc tối thượng hơn cả chúng sanh, tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ Ngài. (lạy)

Ye ca buddhā atītā ca ye ca buddhā anāgatā paccuppannā ca ye buddhā ahaṃ vandāmi sabbadā.

Chư Phật đã thành Chánh Giác trong kiếp quá khứ, Chư Phật sẽ thành Chánh Giác trong kiếp vị lai, Chư Phật đang thành Chánh Giác trong kiếp hiện tại này, tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ Chư Phật trong Tam Thế ấy. (1 lạy)

BUDDHA GUṆA - ÂN ÐỨC PHẬT

Itipi so Bhagavā

1 - Arahaṃ (Ứng Cúng)

Ðức Thế Tôn hiệu Arahaṃ bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.

2 - Sammā-sambuddho (Chánh Biến Tri)

Ðức Thế Tôn hiệu Sammā Sambuddho bởi Ngài đã thành bậc Chánh Ðẳng, Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy không thầy chỉ dạy.

3 - Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc)

Ðức Thế Tôn hiệu Vijjācaranasampanno bởi Ngài toàn đắc 3 cái giác, 8 cái giác và 15 cái hạnh.

4 - Sugato (Thiện Thệ)

Ðức Thế Tôn hiệu Sugato bởi Ngài đã ngự đến nơi an lạc, bất sanh, bất diệt. Ðại Niết Bàn:

5 - Lokavidū (Thế Gian Giải)

Ðức Thế Tôn hiệu Lokavidū , bởi Ngài đã thông suốt Tam Giới.

6 - Anuttaro (Vô Thượng Sĩ)

Ðức Thế Tôn hiệu Anuttaro bởi Ngài có đức hạnh không ai bì.

7 - Purisadammasārathi (Ðiều Ngự Trượng Phu)

Ðức Thế Tôn hiệu Purisadammasārathi bởi Ngài là đấng tế độ những người hữu duyên nên tế độ.

8 - Satthā-devamanus-sānaṃ (Thiên Nhơn Sư)

Ðức Thế Tôn hiệu Satthādevama-nussānaṃ bởi Ngài là thầy cả Chư Thiênnhân loại.

9 - Buddho (Phật)

Ðức Thế Tôn hiệu Buddho bởi Ngài Giác Ngộ lý Tứ Diệu Ðế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết với.

10 - Bhagavāti (Thế Tôn)

Ðức Thế Tôn hiệu Bhagavā bởi Ngài đã siêu xuất Tam Giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa. (lạy)

BUDDHA ATTAPAṬIÑÑĀ

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
Bbuddho me saraṇaṃ varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalam.

LỜI BỐ CÁO QUY Y PHẬT BẢO

Chẳng có chi đáng cho tôi phải nương theo chỉ có Ðức Phật là quí báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi, y như lời chơn thật này. (lạy)

BUDDHA KHAMĀPANA

Uttamaṅgena vandehaṃ
Pādapaṃ suṃ varuttamaṃ
Buddhe yo khalito doso
Buddho khamatu taṃ mamaṃ
.

SÁM HỐI PHẬT BẢO

Tôi xin hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ vi trần dưới chân Ðức Phật, là Ðấng Chí Tôn Chí Thánh.

Các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Phật Bảo, cúi xin Phật Bảotội lỗi ấy cho tôi. (lạy)

DHAMMARATANAPANĀMA

Aṭṭhaṅgikāriyapatho janānaṃ
Mokkhappavesāya ujū ca maggo
Dhammo ayaṃ santikaro paṇīto
Nīyāniko taṃ panamāmi dhammaṃ .

LỄ BÁI PHÁP BẢO

Các Pháp đúng theo đạo Bát Chánh, là con đàng đi của bậc Thánh Nhân, là con đàng chánh, dẫn người hữu chí nhập Niết Bàn được. Pháp Bảo là Pháp trừ diệt các sự lao khổ và các điều phiền não, là Pháp chỉ dẫn chúng sanh thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi, tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ Pháp ấy. (lạy)

Ye ca dhammā atītā ca
Ye ca dhammā anāgatā
Paccuppannā ca ye dhammā
Ahaṃ vandāmi sabbadā.

Các Pháp của Chư Phật đã có trong kiếp quá khứ. Các Pháp của Chư Phật sẽ có trong kiếp vị lai. Các Pháp của chư Phật đang giáo truyền trong kiếp hiện tại nầy. Tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ các Pháp trong tam thế ấy. (lạy)

DHAMMA GUṆA - ÂN ÐỨC PHÁP BẢO

1 - Svākkhāto Bhagavatā.

nghĩa là tam tạng Pháp Bảo của Ðức Thế Tôn đã khẩu truyền y theo chánh pháp.

2 - Dhammo.

là Pháp Thánh có 9 hạng: "4 đạo 4 quả và 1 Niết Bàn".

3 - Sandiṭṭhiko.

là Pháp mà Chư Thánh đã thấy chắc, biết chắc bởi nhờ kiến tánh, chẳng phải vì nghe, vì tin kẻ nào khác, nghĩa là tự mình thấy rõ chơn lý.

4 - Akāliko.

Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày giờ, là khi nào đắc đạo thì đắc quả không chậm trễ.

5 - Ehipassiko.

là Pháp của Chư Thánh đã đắc quả rồi, có thể ứng hóa cho kẻ khác biết được.

6 - Opanayiko.

là Pháp của Chư Thánh đã có trong mình do nhờ phép Thiền Ðịnh.

7 - Paccattaṃ veditabbo viññū hīti.

là Pháp mà các hàng trí tuệ nhất là bậc Thượng Trí được biết, được thấy tự nơi tâm. (lạy)

DHAMMA ATTAPAṬIÑÑĀ

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ .

LỜI BỐ CÁO QUY Y PHÁP BẢO

Chẳng có chi đáng cho tôi phải nương theo chỉ có Pháp Bảo là quí báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi, y như lời chơn thật nầy. (lạy)

DHAMMA KHAMĀPANA

Uttamaṅgena vandehaṃ
Dhammañca duvidhaṃ varaṃ
Dhamme yo khalito doso
Dhammo khamatu taṃ mamaṃ .

SÁM HỐI PHÁP BẢO

Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễ hai hạng Pháp Bảo là Pháp học và Pháp hành. Các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Pháp Bảo, cúi xin Pháp Bảotội lỗi ấy cho tôi. (lạy)

SAṄGHARATANAPANĀMA

Saṅgho visuddho varadakkhiṇeyyo
Santindriyo sabbamalappahīno
Guṇehinekehi samiddhipatto
Anāsavo taṃ panamāmi Saṅghaṃ .

LỄ BÁI TĂNG BẢO

Chư Thánh Tăng đã được trong sạch quí báu là bậc đáng cho người dâng lễ cúng dường, vì lục căn của các Ngài đã thanh tịnh, lòng tham muốn đã dứt trừ, là Tăng đã thoát ly trần tục, tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ chư Thánh Tăng ấy. (lạy)

Ye ca saṅghā atītā ca ye ca saṅghā anāgatā paccuppannā ca ye saṅghā ahaṃ vandāmi sabbadā.

Chư Tăng đã đắc đạo cùng quả trong kiếp quá khứ. Chư Tăng sẽ đắc đạo cùng quả trong kiếp vị lai. Chư Tăng đang đắc đạo cùng quả trong kiếp hiện tại này, tôi xin hết lòng thành kính mà làm lễ Chư Thánh Tăng trong Tam Thế ấy. (lạy)

SAṄGHA GUṆA - ÂN ÐỨC TĂNG BẢO

1 - Suppaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài đã tu hành chín chắn y theo chánh pháp.

2 - Ujupaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu hành chín chắn y theo Thánh Pháp.

3 - Ñayapaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài tu hành để Giác Ngộ Niết Bàn, là nơi an lạc dứt khỏi các sự thống khổ.

4 - Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu theo phép Giới Ðịnh Tuệ.

5 - Yadidaṃ cattāri purisa-yugāni.

Tăng nếu đếm đôi thì có bốn bậc:

Tăng đã đắc đạo cùng quả Tu Ðà Huờn,
Tăng đã đắc đạo cùng quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A La Hán,

6 - Aṭṭha purisa-puggalā

Tăng nếu đếm chiếc thì có tám bậc:

Tăng đã đắc đạo Tu Ðà Hườn,
Tăng đã đắc đạo quả Tu Ðà Hườn,
Tăng đã đắc đạo Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo A Na Hàm,
Tăng đã đắc quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo A La Hán,
Tăng đã đắc quả A La Hán,

7 - Esa Bhagavato sāvakasaṅgho.

Chư Tăng ấy là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật.

8 - Āhuneyyo.

Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của tín thí, ở phương xa đem đến dâng cúng cho những người có giới hạnh.

9 - Pāhuneyyo.

Các Ngài đáng thọ lãnh của tín thí, mà họ dành để cho thân quyến cùng bầu bạn ở các nơi, nhưng họ lại đem đến dâng cúng cho các Ngài.

10 - Dakkhiṇeyyo.

Các Ngài đáng thọ lãnh của Tín thí, tin lý nhân quả đem đến dâng cúng.

11 - Añjalikaranīyo.

Các Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái.

12 - Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokas-sāti.

Các Ngài là phước điền của chúng sanh không đâu bì kịp. (lạy)

SAṄA ATTAPATIÑÑĀ

Natthi me saranaṃ aññaṃ
Saṅgho me saraṇam varaṃ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ .

LỜI BỐ CÁO QUY Y TĂNG BẢO

Chẳng có chi đáng cho tôi phải nương theo, chỉ có đức Tăng là quí báu, nên tôi phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho tôi y như lời chân thật này. (lạy)

SAṄGHA KHAMĀPANA

Uttamaṅgena vandehaṃ
Saṅghañca duvidhottamaṃ
Saṅghe yo khalito doso
Saṅgho khamatu taṃ mamaṃ .

SÁM HỐI TĂNG BẢO

Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễ hai bậc Tăng BảoPhàm TăngThánh Tăng, các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Tăng Bảo, cúi xin Tăng Bảotội lỗi ấy cho tôi. (lạy)

SAMBUDDHE

1- Sambuddhe aṭṭhavīsañ ca
dvādasañ ca sahassake
pañcasatasahassāni
namāmi sirasā ahaṃ .

Tesaṃ dhammañca saṅghañca
ādarena namāmihaṃ
namakārānubhāvena
hantvā sabbe upaddave
anekā antarāyāpi
vinassantu asesato.

2- Sambuddhe pañca paññāsañca
catuvīsa tisahassake
dasasatasahassāni
namāmi sirasā ahaṃ .

Tesaṃ dhammañca saṅghañca
ādarena namāmihaṃ
namakārānubhāvena
hantvā sabbe upaddave
anekā antarāyā pi
vinassantu asesato.

3- Sambuddhe navuttarasate
aṭṭhacattālī-sasahassake
vīsatisatasahassāni
namāmi sirasā ahaṃ .

Tesaṃ dhammañca saṅghañca
ādarena namāmihaṃ
namakārānubhāvena
hantvā sabbe upaddave
anekā antarāyā pi
vinassantu asesato.

LỄ TAM THẾ PHẬT

1- Tôi xin hết lòng thành kính, làm lễ 28 vị Chánh biến tri, 12 ngàn vị Chánh biến tri và 500 ngàn vị Chánh biến tri.

Tôi xin hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảoTăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận. (lạy)

2- Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ 55 vị Chánh biến tri, 24 ngàn vị Chánh biến tri và 1 triệu vị Chánh biến tri.

Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ Pháp bảoTăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận. (lạy)

3- Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ 109 vị Chánh biến tri, 48 ngàn vị Chánh biến tri và 2 triệu vị Chánh biến tri.

Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ pháp bảoTăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực của bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận. (lạy)

LỄ BÁI TAM BẢO TÓM TẮT CHUNG VỚI SỰ CÚNG DƯỜNG LỄ VẬT

Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa. (Tụng 3 lần, lạy 1 lạy)

1. Itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā-devamanussānaṃ buddho bhagavāti.

Taṃ arahatādiguṇasaṃ yuttaṃ bud-dhaṃ sirasā namāmi.

Tañca buddhaṃ imehi sakkārehi abhi-pū jayāmi.

Tôi xin thành kính cúi đầu làm lễ Ðức Chánh Biến Tri, Ngài có đầy đủ các đức, nhất là đức Araham.

Tôi xin thành kính cúng dường Ðức Chánh đẳng Chánh giác bằng các lễ vật này. (lạy)

2. Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṃ veditabbo viññū hīti.

Taṃ svākkhātādiguṇasaṃ yuttaṃ dhammaṃ sirasā namāmi.

Tañca dhammaṃ imehi sakkārehi abhipū jayāmi.

Tôi xin thành kính cúi đầu làm lễ Pháp Bảo có đầy đủ các đức, nhất là đức Svākkhāto.

Tôi xin thành kính cúng dường Pháp Bảo bằng các lễ vật này. (lạy)

3- Suppaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho ujupaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvaka-saṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo añjalikaraneyyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā ' ti.

Taṃ supaṭipannatādiguṇasamyuttaṃ saṅghaṃ sirasā namāmi.

Tañca saṅghaṃ imehi sakkārehi abhi-pū jayāmi.

Tôi xin thành kính cúi đầu làm lễ đức Tăng có đầy đủ các đức, nhứt là đức Supatipanno.

Tôi xin thành kính cúng dường đức Tăng bằng các lễ vật này. (lạy)

LỄ BÁI XÁ LỢI

Vandāmi cetiyaṃ sabbaṃ
sabbaṭ-ṭhāmesupatiṭṭhitaṃ
sārīrikadhātu mahābodhiṃ
buddharū paṃ sakalaṃ sadā.

Nghĩa:

Tôi xin thành kính làm lễ tất cả Bảo Tháp, ngọc Xá Lợi, đại thọ Bồ Ðề và kim thân Phật đã tạo thờ trong khắp mọi nơi.

Con xin lễ bái các phần,
Bảo tháp Xá lợi kim thân Phật đà,
Bồ đề khắp cõi Sa bà,
Luôn luôn thành kính hương hoa cúng dường.

DÂNG HOA CÚNG PHẬT

Vaṇṇagandha - gunopetaṃ
Etaṃ kusuma santatiṃ
Pū jayāmi munindassa
Siripāda - sanoruhe.

Pūjemi Buddhaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.

Pūjemi Dhammaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.


Pūjemi Saṅghaṃ kusumenanena
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.

Nghĩa:

Chúng con xin cúng dường "Phật bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Níp bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!

Chúng con xin cúng dường "Pháp bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Níp bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!

Chúng con xin cúng dường "Tăng bảo",
Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
Cầu mong thoát chốn mê trần,
Níp bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
Ủ rủ dần hình ảnh còn chi,
Chúng con phải chịu thế ni!
Xác thân ngũ uẩn chuyển di bất thường!

*

Dâng hoa cúng đến "Phật-đà",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ ứa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.

Dâng hoa cúng đến "Đạt-ma",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ ứa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.

Dâng hoa cúng đến "Tăng-già",
Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ ứa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.

[*] Phật-đà: Buddhaṃ; Ðạt-ma: Dhammaṃ; Tăng-già: Sanghaṃ

KINH HỒI HƯỚNG (vắn tắt)

Idaṃ no (vo) nātīnaṃ hontu sukhitā hontu nātayo. (3 lần)

[Chư Tăng tụng: Vo - Phật tử tụng: No]

Nghĩa:

Do sự phước báu mà chúng tôi đã trong sạch làm đây xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, cầu mong cho các vị ấy hằng được yên vui. (3 lần)

KỆ TỤNG TRƯỚC CÁC THÁP THỜ XÁ LỢI PHẬT

Trước Xá Lợi uy linh lẫm liệt,
Dâng nén hương dạ nhiệt tín thành,
Cúng dường Phật Tổ cha lành,
Ngày xưa di tích Phật danh Cồ Ðàm.
Ðức từ bi chỉ đàng giác ngạn,
Ơn cứu khổ độ nạn mê tân,
Trời người thuần gội nguồn ân,
Duyên may được hưởng đôi phân chánh truyền
Phát tâm lành cần chuyên giữ đạo
Nguyện noi theo tôn giáo Thích Ca.
Lo phần tự giác, giác tha,
Y theo bổn hạnh Phật Ðà khi xưa:
Chốn rừng già muối dưa đạm bạc,
Giữa tuyết sương đói khát bao nài,
Chẳng màng lao khổ đắng cay,
Quyết lòng tìm đạo duyên may độ đời.
Dưới cội cây tứ thời tĩnh tọa,
Trên Bồ đoàn phấn tỏa tâm minh.
Thoạt nhiên ngộ đạo tự mình,
Ðắc thành Phật quả vô sinh Niết Bàn.
Rồi từ đó mở mang Giáo Pháp,
Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn,
Châu du cùng khắp bốn phang,
Hoằng khai Phật Ðạo chỉ đàng vô sanh,
Vườn Kusinara cha lành viên tịch,
Ngọc Xá Lợi di tích thế gian.
Bảy đoạn xương lớn huy hoàng,
Xương trán răng nhọn lại còn xương vai,
Lửa Chư Thiên hỏa đài phát cháy,
Không rã tan quả thấy nhiệm mầu.

Lại còn Xá Lợi đủ màu,
Chia ra ba cỡ khác nhau cân lường:
Chừng năm cân chỉ bằng hột đậu,
Ánh chiếu ngời huỳnh ngọc kim cương.
Cỡ hai đồng chạn khác thường
Lớn bằng hột thóc đã lường sáu cân,
Pha ly màu sáng trong ngần
Thủy xoàn ngọc quí trong trần nào hơn.
Cỡ ba hột cải trộng trơn,
Năm cân ngọc điệp trắng ngần như hoa [1]
Chúng sanh khắp cõi Sa Bà.
Dễ nào gặp được để mà suy tôn.
Duyên lành đưa đến điện môn.
Cúng dường Xá Lợi Thế Tôn di truyền:
Nhứt tâm thệ nguyện qui nguyên,
Ngưỡng cầu Phật Tổ chứng miên lòng thành.

Ðầu tiên tám nước phân tranh,
Công phân Xá Lợi sử sanh ghi rành;
Ðền thờ tiêu biểu: đức lành;
Tám nơi công cộng đô thành quốc vương [2]
Môn sanh từ khắp bốn phương.
Mai chiều chiêm bái cúng dường NhưLai.
Chúng con cảm mến dạ hoài,
Hướng chừng Thánh tháp Phật Ðài suy tôn.
Răng nhọn bốn cái di tồn,
Bốn nơi tạo tháp kiền khôn lưu đời:
Một là Ðạo lợi cung trời, [3]
Hai là Thánh địa đương thời Lăn Ca [3]
Xứ Ganh Tha Rá thứ ba [4]
Bốn là Thủy Ðiện nguy nga Chúa Rồng.[5]
Chúng con ái mộ tâm đồng,
Cúng dường Xá Lợi kim thân Phật Ðà.
Phạm Thiên thượng giới một tòa,
Xương vai bên tả cùng là Tam Y,
Ðền thờ cao vọi cực kỳ [6]
Chúng con lễ bái thiên uy tháp này.

Tuần hoàn tuế nguyệt chuyển xoay,
Cỗ sơ tám tháp [7] hằng ngày mòn hư,
Hai trăm mười tám năm dư,
Nhờ vua A Dục tâm từ sùng hưng.
Tám phần Xá Lợi quân phân,
Tám muôn bốn ngàn tạo tân pháp thờ.
Ngàn năm muôn kiếp một giờ,
Trước đền Xá Lợi ước mơ phỉ nguyền.
Phần hương lễ bái điện tiền,
Cúng dường Xá Lợi gieo duyên Niết Bàn.
Nguyện cầu trăm họ bốn phương,
Thoát vòng tai ách, hưởng an thanh bình
Cầu cho tất cả chúng sinh,
Ðồng nhau tu Phật, đệ huynh một nhà.

[1] Như hoa Bakula.
[2] Tám kinh đô: Rajagaha, Vesàli, Alakappaka, Kapilavastu, Ramagrama, Vetthadipaka, Paveyyaka, Kusinara.
[3] Thờ răng nhọn phía trên bên hữu.
[4] Thờ răng nhọn phía trên bên tả.
[5] Thờ răng nhọn ở phía dưới bên tả - Xứ Ganthararattha.
[6] cao 12 do tuần
[7] Tám tháp đầu tiên, trong tám đô thành kể trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22330)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 16041)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 15048)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18983)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14459)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18644)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14442)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13615)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13565)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11838)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13285)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13682)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13954)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13267)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15041)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16176)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 11104)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16473)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11934)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17615)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12891)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13730)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12873)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14876)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16408)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13147)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12117)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12788)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12935)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12804)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14193)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14148)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16511)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12404)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14407)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11350)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11051)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13207)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13905)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13180)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13020)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13522)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12751)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10251)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13985)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10248)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13728)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16284)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11997)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12999)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11673)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12699)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10814)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11024)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10963)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11914)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12789)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11084)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12639)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11350)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant