Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Thiền Trong Thơ Nguyễn Trãi

03 Tháng Mười Hai 201409:34(Xem: 8433)
Ý Thiền Trong Thơ Nguyễn Trãi


Ý THIỀN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI


Tâm Nhiên

 

nguyentraiKể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi. Lớp lớp người đến rồi đi trong lặng lẽ chập chùng qua bao thời đại âm thầm. Tuy âm thầm lặng lẽ nhưng vẫn còn đồng vọng khôn nguôi tận đáy lòng sâu thẳm của mỗi một người trong chúng ta và thắp lên ngọn lửa hào hùng bừng sáng rực ngời hồn thiêng sông núi miên trường.

Ngược dòng sử lịch Việt Nam, vào đầu thế kỷ XIV nước ta còn gọi là Đại Việt, xuất hiện một con người như vậy. Đó là Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442 ) biệt hiệu Ức Trai, một bậc kỳ tài về đủ mọi mặt, văn võ song toàn đã đem hết năng lực, trí tuệ trác việt hiến dâng cho dân tộc. Thiên tài Nguyễn Trãi thể hiện qua mọi lãnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, tư tưởng, văn hóađặc biệt là những kiệt tác thi ca, làm rung động lòng người, khơi dậy ý thiền siêu thoát để vượt qua đôi bờ có không, sống chết.

Trên những bước đường lịch sử mênh mang, sau những rập rình biết bao hiểm họa tồn sinh bức bách, cuộc lữ của thi nhân dẫn về thế giới nội tâm trầm hậu, đối mặt với niềm cô đơn bi tráng của chính mình. Một con người đã từng đau lòng đứt ruột vì cha bị giặc Tàu bắt đem đi, từng nằm gai nếm mật trong rừng sâu suốt mười năm trời kiên trì nhẫn nhục, từng tung hoành ngang dọc khắp chiến trường máu lửa để chống giặc ngoại xâm, từng bàn luận việc quốc gia đại sự với hoàng đế Lê Lợi, từng viết Bình Ngô đại cáo, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt, từng vào sinh ra tử như Nguyễn Trãi, khi treo ấn từ quan không phải vì chán đời mà để cho chí khí, tâm huyết của mình hoà quyện vào tạo vật thiên nhiên.

Đó là thái độ của bậc đại trượng phu đã chiêm nghiệm toàn cảnh cuộc đời danh lợi, vinh hoa phú quý đều chỉ là huyễn ảo vô thường, nên quay về im lặng mỉm cười trong phong thái vô ngại, buông xả thung dung. Hùng tâm tráng khí mà vẫn nhẹ mỉm cười lui về quy ẩn nơi chốn miền hoang dã Côn Sơn, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay, chấp nhận sống an bần lạc đạo, gác ngoài tai những chuyện thị phi, tị hiềm, những đố kỵ, đa đoan của nhân tình thế thái quá chừng rắc rối rườm rà :

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà

Cơm ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải lảnh nương hoa

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần dặng dặng ca

Thật là thi vị làm sao ! Nhà thơ của chúng ta thường chú tâm chăm sóc gìn giữ hồ ao cho nước mãi xanh trong trẻo để những đêm rằm, ngắm trăng lên soi bóng dưới dòng nước biếc, rồi có khi dạo gót quanh hàng rào xao động cỏ hoa mà xuất thần cảm hứng ngâm nga giữa trời thơ đất mộng. Tiêu dao đến thế là thể hiện một tâm hồn thượng đạt thong dong. Lòng thi nhân thanh bạch đã giũ sạch bụi phù trần, lâng lâng một niềm thanh thản giữa rừng chiều hoang liêu tịch mịch. Thỉnh thoảng đến chốn tùng lâm thưởng ngoạn xem hoa, uống trà đàm đạo. Chủ và khách, tăng và tục cùng vô tâm đối ẩm nguồn thi cảm với thông với trúc, với rừng cao núi thẳm ngát hương trầm :

Giữa bao nhiêu bụi bụi lầm

Xăn tay áo đến tùng lâm

Rừng nhiều cây hợp hoa chầy động

Đường ít người đi cỏ kíp xâm

Thơ đới tục hiềm câu đới tục

Chủ vô tâm ấy khách vô tâm

Trúc thông hiên vắng trong khi ấy

Năng mấy sơn tăng làm bạn ngâm

Từ hữu tâm đến vô tâm là cả một quá trình hành thiền miên mật, ở đây thiền sư và thi sĩ đều vô tâm thì quả nhiên là quá tuyệt vời. Thường kết bạn, giao du với những thiền sư như Đạo Khiêm, Đạo Tấn nên lòng thi nhân cũng không khác chi một vị thầy trên núi cao. Chốn miền Côn Sơn, nơi nhà thơ đang lưu trú cũng tùng xanh trúc biếc, chẳng khác chi cảnh am cốc, chùa chiền, thiền viện. Tuy không xuất gia nhưng thân tâm chẳng hề bị lợi danh buộc ràng, lòng trong sáng như trăng thanh hằng đêm cùng nhà thơ đối ẩm, thấm nhuần tỏa ngát hương hoa quanh vườn mà thường ngày ra tay chăm bón. Hồn đất đai cây cỏ ngân nga hoà tấu khúc reo vui, dưới hồ ao sen lao xao gió lá, trên cành chim bướm ca hót rộn rã líu lo. Thật là nên thơ thú vị, một vẻ đẹp thiên nhiên thuần túy giữa ngày tháng nhàn nhã an lành :

Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thầy

Cứ thân chớ phải lợi danh vây

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày nắng xem hoa bợ cây

Cây rợp chồi cành chim kết tổ

Ao quan mấu ấu cá nên bầy

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế

Biết một ông này đẹp thú này

Đấy là tự tri theo thể điệu tiêu sái, tiêu dao du Trang Tử. Tự biết mìnhtỉnh thức trong từng giây phút, là pháp thiền Hiện pháp lạc trú mà nhà thơ Ức Trai đang thực tập, đang quán chiếu tự thân và đã nếm được hương vị thanh tịnh bình yên, lạc phúc trên từng nhịp bước nhẹ nhàng thư thả ung dung.

Đúng là nhà thơ đã an lập, an định vững vàng cái tâm của mình trong bất cứ trường hợp nào, dù giữa chốn triều đình phức tạp, nhiều phe phái ganh ghét, tranh giành quyền lực, chức tước, địa vị, thi nhân vẫn xem chốn đó như một quán khách bên đường, đến rồi đi, không bị vướng mắc hệ lụy gì hết nên vẫn an nhiên an lạc như Bụt. Với Nguyễn Trãi, tâm là Bụt, Bụt ở ngay chính nơi lòng của mình đây thôi, chớ vọng cầu chạy tìm kiếm nơi nào xa lơ xa lắc tận đâu đâu :

Chân chẳng lọt đến cửa công hầu

Ấy tuổi nào thay đã bạc đầu

Liệu cửa nhà xem bằng quán khách

Đem công danh đổi lấy cần câu

Thân đà hết lụy thân nên nhẹ

Bụt ấy là lòng Bụt há cầu ?

Tâm là Bụt, Bụt là tâm. Đức Thế Tôn và chư vị Tổ sư đều công nhận như thế. Thiền sư Huyền Giác cũng từng xuất thần ca lên khúc hát Chứng đạo ca bất hủ tuyệt trần :

Pháp thân giác rồi không một vật

Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật

Năm ấm ảo hư mây lại qua

Ba độc huyễn hoặc bọt còn mất

Khi giác ngộ Pháp thân Phật tánh vốn là Tánh Không rỗng lặng thì mỉm cười vô sự. Tự tánh hay tâm vi diệu là Phật, là nguyên lý đại đồng của nhân sinh vũ trụ. Vì đại đồng nên tánh không trụ ở đâu hết mà không đâu là chẳng có, nó ứng hoá diệu dụng vào muôn sự muôn vật như một nguồn năng lượng vô hình, luân lưu giữa trùng trùng pháp giới. Cho nên tự tánh Không gắn liền với cuộc sống muôn đời vậy. Thiền nói thấy tánh thành Phậtthành Phật là tựu thành ở chính mình cái nguyên lý Tánh Không, cái thực tại Nhất Như tối hậu ấy của vũ trụnhân sinh. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo nên thân tâm này. Ba độc là tham, sân, si, đều là ảo hoá, chiêm bao do tâm hư vọng tạo ra mà thôi.

Nhà thơ vĩ đại Ức Trai cũng thấy như vậy. Đó là cái thấy tuệ giác, cái thấy tâm thiền nên mọi sự ở đời đều hòa âm đầm ấm, linh động, không còn phân biệt cao thấp, tốt xấu, dở hay, sướng khổ... gì gì nữa, cứ tùy duyên, tùy thuận ra vào :

Có thân thì biết khá làm sao

Lửng vửng công hư tuổi tác nào

Người ảo hoá khoe thân ảo hoá

Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao

Rừng thiền ắt thấy nên đầm ấm

Đường thế nào nơi chẳng thấp cao

Hào khí dị thường, nhà thơ mở đường lên rừng thiêng đỉnh núi, dựng túp lều  tranh, ngồi thiền giữa thâm sơn cùng cốc, chỉ có cọp beo gầm rú, vượn khỉ lượn vờn quanh. Lấy núi non, chim chóc làm bạn láng giềng, lấy mây sớm trăng khuya làm chỗ  trao gởi nỗi niềm tâm sự anh em. Còn gì thanh cao tao nhã cho bằng, còn chi ý nghĩa hơn nữa, phải không ?

Bồng tênh giữa cảnh thanh u cô tịch đó, thi nhân làm cuộc hành trình tâm linh đến tận nơi phát xuất dòng suối Tào Khê, nơi mà Lục Tổ Huệ Năng đã chỉ rõ cái tự tánh thanh tịnh, cái bản lai diện mục, tức cái mặt mũi xưa nay của con người muôn thuở muôn nơi. Suối Tào Khê mầu nhiệm ấy đã chảy rạt rào về giữa lòng thi nhân và đã tẩy sạch hết mọi phiền não của phàm phu tục tử  phù trần :

Chụm tự nhiên một thảo am

Dầu lòng đi Bắc lẫn về Nam

Rừng thiền định hùm nằm chực

Trái thì trai vượn nhọc đem

Núi láng giềng chim bầu bạn

Mây khách khứa nguyệt anh tam

Tào Khê rửa ngàn tầm suối

Sạch chẳng còn một chút phàm

Bụi phàm tục rơi sạch sành sanh, hiển lộ ra cả bầu trời thơ lồng lộng, bồng tênh thi sĩ đi về qua khắp dặm dài nhân thế, từ chốn cung đình vua chúa đến miền thôn dã mộc mạc bình dân vẫn phong độ thong dong vô sự, thư thả hòa hài theo cách điệu khoan thai :

Lều nhàn vô sự ấy lâu dài

Đi ở chẳng từng khuấy nhiễu ai

Tuyết đượm trà sương thơ dễ động

Hồ in bóng nguyệt hứng thêm dài

Tiêu dao vô sự như thiền sư Lâm Tế“Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn dính mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay giây phút hiện tại, ở đâu cũng làm chủ được mình.”* Chúng ta hãy lắng nghe thiền sư Huyền Giác lại phát biểu hùng hồn một lần nữa về cái thấy bằng tuệ nhãn sáng ngời thông suốt :

Suốt suốt thấy không một vật

Cũng không người cũng không Phật

Thế giới ba ngàn bọt nước xao

Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất

Dưới cái nhìn của tuệ giác siêu việt thì thấy không đâu có vật, có người hay có Phật chi cả mà chỉ thấy toàn là do nhiều nhân duyên kết hợp biểu hiện, thoạt còn thoạt mất như điện xẹt như ánh chớp lòa. Cả đến ba ngàn thế giới vô lượng vô biên kia cũng chỉ là những bọt nước nhấp nhô trên bối cảnh của Tánh Không mà thôi. Tự tánh đó hàm chứa toàn thể càn khôn vũ trụ hư không, viên dung vô ngại tất cả. Vậy thì cứ như thị như nhiên mà sống với bình thường tâm ấy, chứ đừng mong cầu, chạy tìm kiếm tận đâu đâu những phương trời vọng tưởng xa xăm... là cũng đạt rồi, như  thi nhân đã từng thấy một cách diệu thường :

Lọ chi tiên Bụt lọ tầm phương

Được thú an nhàn ngày tháng trường

Song có hoa mai trì có nguyệt

Án còn phiến sách triện còn hương

Ngày tháng an cư, tự do nhàn nhã ra vào với từng hơi thở nhẹ nhàng như nước chảy mây bay. Ngay đây là Tịnh độ, Niết bàn, là Hoan hỷ địa thênh thang rồi. Kìa, ngoài song cửa hoa mai hoa đào rộ nở, dưới ao rằm lấp lánh ánh trăng soi. Còn đòi hỏi gì thêm nữa, hỡi những tâm hồn bé nhỏ, ngu ngơ, ngớ ngẩn, cứ mãi lận đận trong đêm dài sinh tử tham si. Hãy lấy kinh sách thánh hiền ra mà soi lại lòng mình đi, cảo thơm cổ lục còn nguyên vẹn nằm chờ mi xem đó. Có phải nhà thơ của chúng ta muốn nhắn nhủ như thế chăng ? Có lẽ tự nhắc nhở chính mình thôi, vì tâm đắc với Tổ sư thiền tối thượng thừa của Bồ Đề Đạt Ma trên đỉnh ngàn Thiếu Thất tuyệt mù bên dòng sông Liêm Khê xanh biếc :

Thiêu hương đọc sách quét con am

Chẳng Bụt chẳng tiên ắt chẳng phàm

Ánh cửa trăng mai thấp thấp

Cài song gió trúc nàm nàm

Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực

Dòng nước Lam Khê lục nửa lam

Tiêu sái mấy lòng đà mạc được

Bảo chăng khứng mạc một lòng thơm

Thường tình, người theo đạo Phật thì tán thán Bụt, kẻ theo đạo Lão thì ca ngợi tiên, còn Nguyễn Trãi từ ngày có duyên biết được ba thân : Pháp thân, Báo thânHoá thân của Phật thì đã thấy được đường đi chốn đến nên vui vẻ nhẹ hều. Hiểu được người sống lâu như Bành Tổ hay kẻ chết yểu cũng như người đắc thắng hay thất bại trong tuồng đời hư huyễn đều do nhân duyên, nghiệp báo theo lý nhân  quả mà thôi. Biết được lẽ tự nhiên cá thì lội, chim thì bay, thường xuyên tiếp xúc, quan hệ thì thiếu gì bạn bè, siêng năng tinh tấn, chuyên chú đọc sách thì nhanh chóng hiểu đạo thánh hiền. Tất cả đều do mình sáng tạo kiến lập ra, vậy nên linh động, sống ở đâu thì sẵn sàng hoan hỷ vui vẻ ở  đấy theo thể lệ tùy duyên :

Kẻ thì nên Bụt kẻ nên tiên

Tưởng thấy ba thân đã có duyên

Bành được thương thua con tạo hoá

Chim bay cá lội đạo tự nhiên

Có thân mựa lệ phạp bằng hữu

Đọc sách thì xem thấy thánh hiền

Ta nếu ở đâu vui thú đấy

Người xưa ẩn cả nọ lâm tuyền

“Ta nếu ở đâu vui thú đấy” là sống an nhiên với từng giây phút đang là. Chủ đích rốt ráo của đạo Thiền là mỗi người chúng ta hãy tự thực hiện điều cốt yếu này ngay trong cuộc sống hàng ngày của chính mình, ngay ở đây và bây giờ đó thôi.

Thi sĩ Ức Trai, phải chăng đã thưởng thức được hương vị thực tại hiện tiền ấy nên chẳng cầu mong danh thơm tiếng tốt, lợi lộc gì thêm nữa, chẳng còn mừng rỡ hay âu sầu, lo sợ trước những được mất, hơn thua, phải trái của trò đối đãi thế gian. Buông xuống danh lợi, bỏ chuyện thị phi, vì đeo mang chi cho mệt nhọc, khi mà về đây giữa chốn lâm tuyền, sớm chiều có sông nước núi rừng xanh biếc ngoài song cửa, có túi thơ bầu rượu phóng khoáng nghêu ngao hát khúc thiên địa vô ngôn. Bài ca không lời hòa giai điệu hân hoan nhàn dật, cần chi đàn sáo xôn xao, vì bạn tri âm hiếm hoi vắng mặt lâu ngày không thấy đến, nên cứ lặng lẽ vào ra nhàn hạ, thung dung cùng hương vị cô liêu một mình độc ẩm. Lòng thi nhân mở rộng niềm thương đến muôn loài vạn vật, đến tôm cá trong ao cũng ngại thả bắt giăng câu :

Danh chẳng muốn lộc chẳng cầu

Được ắt chẳng mừng mất chẳng âu

Có nước nhiễu song non nhiễu cửa

Còn thơ đầy túi rượu đầy bầu

Người tri âm ít cầm nên lặng

Lòng hiếu sinh nhiều cá ngại câu

“Lòng hiếu sinh nhiều” là biểu hiện đại bi tâm, thương yêuđiều kiện. Một tấm lòng bao dung cùng tận ẩn trong lòng một nhà thơ ở vùng núi rừng Côn Sơn cách đây gần 600 năm, có làm cho chúng ta xúc động mà bỏ đi những cố chấp, tham si, tỵ hiềm, ganh ghét để cùng yêu thương nhau giữa người với người trong cuộc sống hay chăng ?

Tiếng thơ hào sảng, hạo nhiên chi khí ngút trời, khơi dậy phong thái rất mực phiêu nhiên và truyền cảm một niềm vui thanh tao cao khiết. Niềm vui ấy như muốn trào dâng lên đến những phương trời lồng lộng, mênh mông bát ngát :

Láng giềng : Trùng trùng mây bạc

Khách khứa : Hai ngàn núi xanh

Có thuở biếng thăm bạn cũ

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh

Lòng thơ mở ra cánh cửa bao la, hòa điệu cùng toàn thể vô tận đất trời. Lấy mây trắng nắng vàng làm bầu bạn láng giềng tâm sự, xem trùng trùng non núi rừng xanh là khách lữ trong cuộc giao tình tương đắc tương tri. Còn chi lý thú cho bằng, làm gợi nhớ đến thi sĩ William Blake cũng từng thấy :

Thấy vũ trụ trong một hạt cát

Thấy trời xanh trong đóa hoa rừng

Nắm vô biên trong lòng bàn tay

vĩnh cửu giữa giờ phút trôi

Với lòng thơ sâu sắc, nhạy cảm quá đặc biệt, thi nhân biết lắng nghe đến tận đáy hồn vạn vật, biết cảm nhận sâu xa, dù chỉ là một đoá hoa dại vô danh bên hồ nước lung linh, giống như Quách Thoại, khi thấy một bông thược dược đứng lẻ loi bên hàng rào thưa vắng, bỗng phát hiện một điều gì vi diệu nên sửng sốt giật mình, vội quỳ xuống cúi lạy thẳm sâu :

Lặng yên bên hàng giậu

Em mỉm nụ nhiệm mầu

Sực nhìn em kinh ngạc

Vừa thoáng nghe em hát

Lời ca em thiên thâu

Ta sụp lạy cúi đầu

Còn Nguyễn Trãi khi nhìn một bụi cây bông bụt lồng bóng nước dưới bờ ao thì bất thần rúng động, khám phá ra được lẽ sắc không :

Ánh nước hoa in một đoá hồng

Vết nhơ chẳng bén Bụt nơi lòng

Sớm mai nở chiều hôm rụng

Sự lạ cho hay tuyệt sắc không

Phải chăng, lúc đó thi nhân đang đi dạo chơi trên một con đường quê yên ả, chợt thấy cây bông bụt in bóng dưới hồ nước ven đường, chợt dừng chân lại ngắm xem. Không ngờ trong một sát na giữa bình sinh hy hữu, nhà thơ bỗng trực ngộ ra lý “sắc tức thị không, không tức thị sắc” của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là lý Bất nhị, bình đẳng không hai, bình đẳng đến chỗ Nhất Như, không còn một chút phân biệt nào giữa sinh tửNiết bàn, chợ búa và đạo trường, lầu xanh và thiền viện, phiền nãoBồ đề, ngu sitrí tuệ, vô minhPhật tánh.

Thành thử, khi trực thấy “vết nhơ chẳng bén Bụt nơi lòng”và “sự lạ cho hay tuyệt sắc không” là thi nhân đã thấu triệt được chân tướng của sắc không rồi vậy. Thấy cái thân ngũ uẩn ảo hoá cũng tức là cái chơn thật của Pháp thân. Pháp thânsắc thân đều diệu dụng, ứng hoá từ một nguồn tự tánh thanh tịnh vốn “xưa nay không hề có một vật” nào cả.

Thật là tuyệt diệu ! Thấu hiểu được vậy là nhà thơ Ức Trai  đã thấy được thực tại vô ngã của nhân sinh, thực tướng vô tướng của vạn hữu, nên mỉm cười niêm hoa vi tiếu, một nụ cười  vô sự giữa dòng đời luân lưu cuộn trào vô quái ngại.

Ngoài Quốc âm thi tập ( thơ chữ Nôm ) Nguyễn Trãi còn có Ức Trai thi tập ( thơ chữ Hán ) là tiếng thơ chan chứa, hòa nhập cùng vũ trụ thiên nhiên của bậc tài hoa, tràn đầy hương vị giải thoát, rực ngời tư tưởng thương yêu. Nguồn thơ tha thiết tiếng lòng chạnh xót xa cho bao kiếp nhân sinh bèo bọt, nói lên niềm xúc động trong dạt dào cảm thông, đồng thời thể hiện tinh thần Phật thiền tự do tự tại, trải lòng ra với trời đất, vạn vật muôn loài bao la hoằng viễn.

Cung bậc thi ca bắt đầu ngân nga trên phím đàn cuộc lữ ngao du qua những bến bờ hoang vắng, dọc ven sông gờn gợn sóng nước lung linh. Nhà thơ neo thuyền lãng tử lại, buộc vào gốc cây trong bóng nhạt chiều tà. Thả bước bồng tênh lên thăm viếng cảnh chùa trên sườn núi tịch mịch hoang sơ, mờ ảo chập chờn sương mù và mây trắng lặng lẽ bay về bao phủ quanh thiền đường rêu phong mát lạnh. Long lanh dòng suối thanh lương, thoang thoảng ngát hương từ những cánh hoa rừng rơi rụng xuống. Truông rừng sâu thẳm vọng lại tiếng vượn hú trong thấp thoáng hoàng hôn. Bóng lá trúc đung đưa vươn dài quyện lẫn với bóng núi cô quạnh thanh trầm. Trong cảnh đó, quả có hàm chứa bao tình ý mà thi sĩ muốn nói một điều gì nhưng rồi bỗng quên lời. Đó là tâm trạng thoát tục, phiêu diêu của thi sĩ, khi đi du ngoạn viếng cảnh chùa Tiên Du trên núi biếc xanh ngàn :

Đoản trạo hệ tà dương

Thông thống yết thượng phương

Vân quy thiền sáp lãnh

Hoa lạc giản lưu hương

Nhật mộ viên thanh cấp

Sơn không trúc ảnh trường

Cá trung chân hữu ý

Dục ngữ hốt hoàn vương

Dịch thơ :

Thuyền neo bến chiều xế

Vội lên viếng Phật ngời

Mây về giường sư lạnh

Hoa rụng suối hương trôi

Hoàng hôn vượn kêu rộn

Bóng trúc dài núi phơi

Cảnh này thật hữu ý

Muốn nói bỗng quên lời

Chừng như một mình trong núi xanh ngần vắng vẻ, nhìn bóng trúc ngã dài theo bóng núi rừng chiều, nhà thơ như chợt nhận ra một điều chi vi diệu mà hoát nhiên sực hiểu ý đạo, theo phép trực chỉ của thiền đốn ngộ vô ngôn ?

Cảnh này thật hữu ý

Muốn nói bỗng quên lời

Trời đất núi sông vốn tịch nhiên, không có lời. Lời nói ngôn ngữ chỉ là phương tiện truyền đạt những cái hữu hạn mà thôi, còn cái vô hạn tuyệt đối, cái Chân Như diệu lý  thì bất khả thuyết, bất khả tư nghì, chỉ cảm nhận bằng một tâm trực giác nhạy bén sâu sắc. Cái đó không thể dùng ngôn ngữ, lời nói diễn tả ra được.

Chỉ diễn tả những sự việc bình thường trong phạm vi tri thức mà ai cũng có thể hiểu cuộc đời giống như một giấc mộng kê vàng. Tương truyền, đời Đường có chàng Lư Sinh lên kinh đô dự thi. Trên đường đi ghé quán trọ nghỉ trưa, chủ quán đang nấu nồi kê bên bếp lửa. Lư Sinh mệt quá ngủ thiếp đi một giấc, chợt mộng thấy mình thi đỗ trạng nguyên, được nhà vua gả công chúa cho, nắm quyền một châu quận lớn, sinh con đẻ cái và kẻ hầu người hạ đầy nhà, thật là tốt lành hạnh phúc. Rồi bỗng một trận lũ lụt kinh khủng xảy ra, cuốn trôi hết sạch nhà cửa, vợ con, Lư Sinh hốt hoảng la hét, bừng thức dậy, thấy nồi kê bên cạnh vẫn chưa chín. Ông bàng hoàng mới hay rằng mình vừa nằm mơ, thấy chiêm bao mộng huyễn hư phù :

Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư

Giác lai vạn sự tổng thành hư

Như kim chỉ ái sơn trung trú

Kết ốc hoa biên độc cựu thư

Dịch thơ :

Kê vàng một giấc mộng lồng

Nghìn muôn sự việc thành không cả mà

Ưa vào hốc núi cùng hoa

Dựng lều đọc sách thưởng trà ngâm thơ

Khi ý thức cuộc đời như huyễn mộng phù du thì không còn chấp thật vào phải trái, hơn thua, được mất… hay bất cứ gì gì nữa, thi nhân chỉ thích vào một hốc đá ven triền núi cô tịch nào đó, nằm ngâm thơ, đọc sách bên mấy vồng hoa cỏ dại quanh đồi mây trắng lặng im lìm.

Nếm được hương vị cô liêu là niềm vui của bậc dật sĩ thanh cao như bài thơ Đề Nam Hoa thiền phòng đã thể hiện. Nửa đời còn lại chỉ thích nương thân nơi chốn miền thanh u vắng vẻ. Dạo quanh cảnh vật vườn thiền lắng nghe tiếng vượn hót chim kêu. Núi sông muôn dặm từ phương Nam nghìn trùng xa thẳm tới. Một đời người dễ gì được may mắn có dịp đến tận nguồn suối Tào Khê  :

Bán sinh khâu hác tiện u thê

Thiền tháp phân minh thính điểu đề

Vạn lý Nam lai sơn thùy viễn

Nhất sinh năng kỷ quá Tào Khê

Dịch thơ :

Nửa đời ẩn dật chốn hang sâu

Tiếng nhạn quanh chùa văng vẳng nghe

Muôn dặm từ Nam non nước thẳm

Một đời hồ dễ tới Tào Khê

Vì sao Nguyễn Trãi lại hân hoan vui mừng khi đến suối Tào Khê như vậy ? Suối Tào Khê là nơi khơi mạch nguồn thiền Vô niệm của Lục Tổ Huệ Năng. Dòng suối vi diệu ấy đã nuôi dưỡng sức sống cho hai triều đại Lý Trần, hai triều đại được xem là đỉnh cao của văn hóa dận tộc Việt Nam. Bài thơ Du Nam Hoa tự sau đây cho chúng ta biết được vì sao nhà thơ lại hân hoan đến thế :

Thần tích phi lai kỷ bách xuân

Bảo Lâm hương hỏa khế tiền nhân

Hàng long phục hổ cơ hà diệu

Vô thụ phi đài ngữ nhược tân

Điện trắc khởi lâu tàng Phật bát

Khám trung di tích thuế chân thân

Môn tiền nhất phái Tào Khê thủy

Tẩy tận nhân gian kiếp tận trần

Dịch thơ :

Mấy trăm năm trước tích gậy thần

Đến Bảo Lâm nay hợp tiền nhân

Sai rồng bảo hổ cơ mầu nhiệm

Không thụ không đài chính Pháp thân

Bên điện dựng lầu gìn Phật bảo

Trong đèn còn vết thoát chân nhân

Tào Khê trước cửa dòng trong suốt

Gột rửa nhân gian sạch bụi trần

Chùa Nam Hoa ở Hoa Châu, chốn đất thiêng liêng huyền diệu, khiến rồng, cọp phải phục hàng trước thần uy của lẽ đạo nhiệm mầu. “Không cây cũng không đài” là ý từ bài kệ của Lục Tổ :

Bồ đề bản vô thọ

Minh kính diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai ?

Dịch thơ :

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng chẳng phải đài

Xưa nay không một vật

Thì bụi dính vào đâu ?

“Xưa nay không một vật” là tuyên bố độc đáo, vô tiền khoáng hậu của Huệ Năng, chỉ cái bản tâm xưa nay vốn là thanh tịnh rỗng rang, tuyệt đối không có bất cứ gì làm cho ô nhiễm được. Nói cách khác đó chính là Pháp thân, Phật tánh. Nhà thơ tâm đắc điều này nên mỗi lần nghe là mỗi lần đều mới mẻ tinh khôi. Tinh khôi mầu nhiệm như dòng suối Tào Khê chảy tuôn trước cửa chùa, cuốn trôi hết thảy mọi não phiền khổ lụy của trần gian.

Ngoạn du phiêu lãng là những chuyến hành hương sơn hà cẩm tú, viếng thăm các bậc ẩn sĩ hiền nhân, thiền sư đạo sĩ trong tận chốn miền thâm sơn cùng cốc, nhà thơ Ức Trai thường giao du với họ nên thỉnh thoảng họ cũng ghé lại am cốc Côn Sơn hoang vắng tịch liêu để cùng nhau đàm đạo rồi chia tay như bài Tống tăng Đạo Khiêm quysơn đã chứng tỏ tình tri kỷ bạn hiền :

Ký tằng giảng học thập dư niên

Kim hựu tương phùng nhất dạ miên

Thả hỷ mộng trung phao tục sự

Tiện tầm thạch thượng thoại tiền duyên

Minh triêu Linh Phố hoàn phi tích

Hà nhật Côn Sơn cộng thính tuyền ?

Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã

Lâm kỳ ngã diệt thượng thừa thiền

Dịch thơ :

Đã mười năm trước cùng dạy học

Đêm nay gặp lại thỏa hàn huyên

Đời hân hoan quá chừng như mộng

Ngồi trên tảng đá nhắc tiền duyên

Sớm mai Linh Phố về bên ấy

Nghe suối Côn Sơn biết thuở nào ?

Chớ lạ già rồi hay nói lẩn

Thượng thừa thiền kia sẽ dồi trao

Thượng thừa thiền là một pháp môn cao nhất mà thiền sư Đạo Khiêm đang hành trì. Bài thơ tiễn thiền sư Đạo Khiêm về núi, kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai người trong một đêm trùng phùng cùng nhau tâm sự. Kể chuyện xưa cách đây hơn mười năm, tâm đầu ý hợp đến kỳ lạ. Nhắc chuyện cùng nhau dạy học thời còn trẻ đến bàn việc trút bỏ sự đời, đi sâu vào mọi lẽ nhân duyêntâm đắc hào hứng. Rồi hẹn một ngày đẹp trời nào đó, về lại núi rừng Côn Sơn đây cùng nghe suối hát chim ca hòa điệu thanh trầm. Lâu ngày mới gặp lại bạn tri âm, nhà thơ hân hoan quá nói đủ thứ chuyện huyên thuyên như lẩn như cuồng, mong bạn hiểu cho. Thôi trước khi từ biệt, nhà thơ phát nguyện, hứa sẽ thực tập theo đạo thiền thượng thừa cho rốt ráo.

Rồi tiếp tục, đường thơ băng qua trăng đèo, qua gió bãi sông xa ngút vời theo mây ngàn vần vũ bay lên trên tuyệt đỉnh núi rừng non thiêng Yên Tử. Nơi vẫn còn dấu chân Trần Nhân Tông ( 1258 - 1308 ) vị Tổ sư khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tự thuở nào. Khi thi nhân leo lên đến tận đỉnh cao hùng vĩ thì choáng ngợp trước phong cảnh thiên nhiên đẹp dị thường nên xuất thần ngâm nga :

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong

Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng

Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại

Tiếu đàm nhân tại bích vân trung

Ủng muôn ngọc sóc sâm thiên mẫu

Quải thạch châu lưu lạc bán không

Nhân miếu đương niên di tích tại

Bạch hào quang lý đổ trừng đồng

Dịch thơ :

Non Yên trên đỉnh núi trông

Đầu canh năm thấy vầng hồng bừng ra

Vô cùng trời biển bao la

Núi mây cười ngát quanh ta chờn vờn

Chập chùng trúc biếc xanh rờn

Nhũ hương cao thấp bên cồn đá rêu

Nhân Tông dấu cũ tiên triều

Trừng đôi mắt sáng tỏa nhiều hào quang

Núi rừng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Trên đó có chùa Hoa Yên cao chất ngất, mới tinh sương đã thấy ánh bình minh rực chiếu, nhà thơ thức dậy sớm, phóng tầm mắt thưởng ngoạn bát ngát trời mây, thấy cả biển trời thiên thanh vĩnh thúy, nghe đâu đó tiếng người cười nói hòa lẫn trong mây trắng sương mù loang tỏa chung quanh. Rừng tùng trúc trùng điệp bên khe suối đá và rêu biếc xanh rì. Di tích của vua Trần Nhân Tông vẫn còn ngời sáng với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt muôn đời mãi mãi.

Bài thơ diễn tả cảnh trí chập chùng, hùng tráng của núi rừng thiêng Yên Tử mà cũng là sự lẫm liệt kiên cường của dòng thiền đặc biệt Việt Nam, do Sơ Tổ Trúc Lâm sáng lập từ năm 1304 đến nay cũng gần 7 thế kỷ trôi qua rồi. Ơi chao ! Hơn 600 năm dài đằng đẵng mà tưởng chừng mới hôm nào như thi hào Nguyễn Du bàng hoàng bỡ ngỡ :

Tưởng bao giờ là bao giờ

Rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao

Rào rạt gió ngàn phương từ vô lượng kiếp thổi về vi vu vi vút cuối nẻo phong trần cuộc lữ, nghe lạnh rờn niềm cô đơn cực kỳ bi tráng của thi nhân. Niêm cô đơn ấy đã chuyển hóa qua ý thiền siêu thoát phiêu nhiên bàng bạc trải rộng bồng tênh từ núi đồi Côn Sơn, nơi quy ẩn của thi nhân đến tận chốn non cao rừng thiên nhiên hùng vĩ kỳ tuyệt Yên Tử, miền chốn Như Như với nụ cười linh hiển thiên thu.

Từ đó, thi sĩ đi về thể hiện sức sống mãnh liệt của một hồn thơ đã uống ngụm nước tận đầu nguồn suối thiền uyên nguyên, nên không ngừng mang trọn tài hoa phong độ hào hùng của bậc đại thi hào dân tộc.

Lồng lộng hồn thơ Ức Trai Nguyễn Trãi tiêu sái, tiêu dao, ý thơ đạo vị thâm trầm thấm thía, lời thơ lãng đãng như mây ngàn trong nắng sớm giữa trời thơ bát ngát mênh mông. Thi nhân vẫn còn đó, vẫn mỉm nụ cười vô sự, song hành cùng chúng ta trên vạn nẻo đường đời cát bụi phiêu du.

 

 

* Lâm Tế ngữ lục, Người vô sự. Nhất Hạnh bình giảng. Lá Bối xuất bản 2000

Thơ Nguyễn Trãi ( chữ nghiêng ) trích trong tác phẩm :

Nguyễn Trãi thơ và đời. Văn Học xuất bản, Hà Nội 1997

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1059)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1220)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1694)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1627)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1530)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1113)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1496)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1449)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1363)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1422)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1755)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 2033)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1471)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1126)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1466)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2103)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1512)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1591)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1426)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2977)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1418)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1436)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1767)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1738)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1673)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1530)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2702)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1651)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1645)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1453)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1482)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1653)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1589)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1470)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1469)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1553)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2240)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1577)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1551)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1677)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1893)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1557)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1440)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1687)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1446)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1761)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2424)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1490)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 2005)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1726)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1784)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1650)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1981)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1713)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1479)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1750)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1608)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1585)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1369)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1284)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant