Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tất Cả Là Không (song ngữ)

11 Tháng Bảy 201507:25(Xem: 9553)
Tất Cả Là Không (song ngữ)

Tất Cả Là Không
(It Is All Empty -  Gil Fronsdal)

Gil Fronsdal - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Tất Cả Là Không (song ngữ)Tất Cả Là Không

Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạctính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông. Ông dường như chẳng mong cầu gì cả, ông có tài riêng, là ông đến đúng nơi, và đúng lúc, khi có người cần ông giúp đỡ. Ông là người dọn dẹp trong tu viện, và ông luôn luôn kỹ lưỡng trong công việc ông làm, và chưa ai từng thấy ông bị khó chịu bởi bất cứ điều gì.

Một hôm tôi hỏi ông rằng, ông có gặp khó khăn trong cuộc sống ở tu viện không. Sau đây là những gì ông nói với tôi:

"Trước khi đến tu viện, cuộc sống của tôi rất khó khăn. Tôi thậm chí còn nghĩ đến việc tự tử, bởi vì tôi có quá nhiều đau khổ. Đối với tôi, tu việncon đường cùng. Tôi xem đây là cơ hội cuối cùng của tôi. Lần đầu, khi tôi đến đây, nhà sư trụ trì phỏng vấn tôi rất lâu. Ông đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi đã nói với ông rất nhiều điều, mà tôi chưa bao giờ tiết lộ với ai cả. Vào phút cuối của buổi phỏng vấn, ông đã chào mừng tôi được ông nhận vào tu viện. Trước khi tôi chào ông từ giã, tôi hỏi ông chuyện thực hành tinh thần gì, mà tôi nên thực hiện. Vị sư trụ trì già ngước lên nhìn tôi với lòng từ bi, và sự tự tin, nên tôi nghĩ rằng ông đang chuẩn bị nói với tôi một điều gì rất quan trọng. Nhưng tôi đã nhầm khi câu ông nói chỉ là 'Hãy luôn luôn nhớ rằng, đi qua mọi cánh cửa, với tâm không-có-điều-kiện, và với tâm không-có-sự-hạn-chế.'

"Cả ngày hôm đó, tôi tự hỏi chắc là tôi đã nghe nhầm, nghe không có chính xác. Bởi vì, lời khuyên đi bộ qua những cánh cửa, lại có thể giúp ích cho kẻ chán đời, giống như tôi? Tôi nghĩ, có lẽ, vị sư trụ trì già nầy đang lú lẫn chăng.

"Nhưng ngày hôm sau, trước sự ngạc nhiên của tôi, những cánh cửa tu viện bắt đầu nói chuyện với tôi. Mỗi lần, tôi đi qua một cánh cửa, tôi nghe thấy một tiếng thì-thầm không rõ ràng. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tôi đang tưởng tượng, vì vậy tôi đã không thật tình chú ý. Nhưng sau khi tiếng thì-thầm nầy cứ tiếp tục xảy ra, nên tôi cố gắng hết sức mình, lắng nghe tiếng nói của những cánh cửa. Cuối cùng, tôi đã hiểu ra được câu nói nầy. Dường như mỗi cánh cửa, đang thì thầm những câu tương tự như: 'Tất cả là không.'

"Tôi hỏi những nhà sư khác, nếu họ có nghe những tiếng nói từ những cánh cửa, nhưng chẳng có ai nghe gì cả. Tôi hỏi họ có biết ý nghĩa của 'Tất cả là không.' Họ chỉ mỉm cười, và nhún vai, như thể họ chẳng có manh mối gì.

"Tôi quyết định, khá nhanh, rằng những tiếng nói là một lời nhắc nhở, về cuộc đời mà tôi đã bỏ lại phía sau lưng. Tất cả của cải của tôi, đi cùng với sự-theo-đuổi bất tận, mà tôi đã chạy theo sau, giống như là sự khao khát sôi sục để được mọi người ghi nhận thành tích của tôi, giống như là các tình cảm lăng nhăng vô độ của tôi với phụ nữ; tất cả điều nầy, thật sự, là không. Những cánh cửa thì-thầm dường như thể trấn an tôi rằng, tôi đã quyết định đúng đắn khi đến tu viện nầy. Những cánh cửa đã nhắc nhở tôi rằng, chẳng còn có điều gì bên ngoài các bức tường tu viện, để cho tôi rượt đuổi.

"Vì thế, đây là lần đầu tiên, những tiếng nói làm cho tôi hạnh phúc. Tin tưởng rằng thế giới mà tôi để lại phía sau lưng là sự tầm thường, không-quan-trọng, tôi hết lòng sống trong giới luật của tu viện. Thật là một niềm vui, khi tôi cuối cùng đã tìm ra được một cuộc sống có ý nghĩa! Tuy nhiên, những cánh cửa vẫn tiếp tục thì-thầm 'Tất cả là không,' cuối cùng, tôi bắt đầu hoài nghi về cuộc sống tu viện của tôi, có thật sự là tốt đẹp hay không. Hay là, cuộc sống trong tu viện nầy, cũng trống rỗng, và vô nghĩa? Tiếng nói càng lúc càng to hơn, như muốn làm tăng thêm sự lo lắng trong tâm tôi.

"Rồi, không lâu sau đó, tôi cảm thấy cuộc sống trong tu viện, cũng mang đến cho tôi nhiều thất vọng, giống y hệt như cuộc sống trước kia của tôi. Tôi đang cố gắng đi tìm một điều gì đó, để đem lại ý nghĩa, và mục đích cho cuộc sống, nên tôi đã quyết định dành nhiều thời gian cho thiền định, và qua đó phát triển đời sống nội tâm của tôi. Chắc chắn, việc theo đuổi thành tựu về tinh thần, sẽ thật sự có ý nghĩa.

"Việc thực hành thiền định, dường như làm nhẹ đi sự tuyệt vọng trong tim tôi, và khi tôi thiền định sâu xa, đã mang đến cho tôi tràn đầy sự tự tin. Tôi bắt đầu cảm thấy khá hạnh phúc, thậm chí tôi còn vui vẻ, và không còn quan tâm đến tương lai. Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'

"Sau một thời gian, điều nầy bắt đầu chà xát, thân tâm tôi. Tôi ngày càng trở nên tức giận, vì những tiếng nói có vẻ gợi ý rằng, danh-tính-mới của tôi như là một người có tinh thần sâu sắc, thật ra là sự trống rỗng. Khi cơn giận trở nên quá sức tôi chịu đựng, tôi đã bị buộc phải thừa nhận rằng, sự kiêu căng, và lòng tự phụ của tôi, cũng chỉ là sự trống rỗng.

"Khi sự tức giận trôi qua, tôi tiếp tục với sự thực hành thiền định. Cuối cùng, với tôi chẳng còn điều gì, có ý nghĩa nữa. Nhưng sau đó, những tiếng nói bắt đầu bình luận về sự thiền định. Tôi nghe, một lần nữa, 'Tất cả là không.' Như vậy, chính thiền định cũng chẳng có ý nghĩa gì cả à?

"Sự tuyệt vọng của tôi, đã trở lại với một sự trả thù. Tôi đã cố gắng trốn chạy vào phòng của tôi, do đó tôi sẽ không phải đi qua bất cứ cánh cửa nào. Tôi đã trèo qua cửa sổ bất cứ khi nào tôi có thể làm được. Nếu tôi phải đi qua một cánh cửa, tôi chạy băng qua, cố gắng giữ khoảng cách giữa tôi và những giọng nói. Nhưng giờ đây, những tiếng nói đã trở nên thật lớn. Khi tôi chạy xuống hội trường, cụm từ 'Tất cả là không' vang vọng sau lưng tôi.

"Sau một thời gian, mọi suy nghĩ tôi có, mọi mong muốn tôi hy vọng, và mọi nỗ lực của tôi, đều bị tấn công bởi câu 'Tất cả là không,' đang vang vọng ra khắp tu viện. Tôi không thể nào chịu đựng được nữa. Tôi chạy về phía trước cổng tu viện, và tôi có ý định đi tìm một vách núi cao, rồi nhảy xuống tự tử. Thật là một điều vô lý để tiếp tục sống, khi mà cuộc sống lại quá khó khăn như thế nầy. Trên đường tôi đi đến cổng trước, những cánh cửa trở nên lớn hơn, nhưng mờ nhạt trước mắt tôi. Tôi đã quá sợ hãi để vượt qua những cánh cửa. Tôi cảm thấy tôi không thể nào tồn tại, nếu tôi phải nghe thêm một câu nói 'Tất cả là không.'

"Tôi đứng đó, thân tâm buốt giá, trong một thời gian rất lâu, nhưng sau đó, tôi nhớ đến câu thực hành mà vị sư trụ trì già đã nói với tôi, vào ngày đầu tiên tôi đến tu viện: 'Hãy luôn luôn nhớ rằng, đi qua mọi cánh cửa, với tâm không-có-điều-kiện, và với tâm không-có-sự-hạn-chế.' Lời hướng dẫn dường như trống rỗng, và vô nghĩa, khi lần đầu tiên tôi nghe nó. Bây giờ, nó trở nên rất to lớn. Tuy nhiên, tôi không thể chế ngự được chính mình, để đi qua cửa trước.

"Bên trong đầu tôi, một giọng nói liên tục lặp lại 'Tất cả là không. Tất cả là không.' Tâm tôi không thể tìm thấy bất cứ sự vật gì để dựa vào, bởi vì khi tâm tôi làm như thế, tôi lại được nhắc nhở rằng, sự vật nầy cũng là không. Tâm tôi càng ngày càng trở nên thu-nhỏ-lại, quay ngược trở vào trong tâm. Tâm tôi đẩy ra ngoài mọi thứ, cho tới khi những-gì-còn-lại trong tôi, chỉ là tâm sợ hãi. Sau đó, lần cuối cùng, một giọng nói bùng nổ ra, 'Tất cả là không,' và với câu nói nầy, tôi buông xả tâm tôi. Tôi đưa chân tôi quay trở lại, rồi, một lần nữa, tôi bước vào tu viện.

"Kể từ ngày đó, những tiếng nói đã ngừng lại, và tôi đã không bao giờ phải lo lắng, về ý nghĩa của bất cứ điều gì. Không-tuyệt-vọng, và cũng không-hy-vọng, đều thích hợp, đối với tôi. Hạnh phúc thay cho chúng ta, tánh-không thấm qua tất cả mọi vật."

 

It Is All Empty

Mushin was one of the more radiant monks in the monastery. His peace and joy inspired everyone who met him. Never seeming to want anything, he had a knack for being in the right place at the right time when others needed help. He was always thorough in doing his job as the monastery janitor and no one had ever seen him bothered by anything.

One day I asked him if monastic life had ever been difficult. This is what he said:

“Before coming to the monastery, my life was very hard. I even considered ending my life because my suffering was so great. For me the monastery was the end of the road. I saw it as my last chance. When I first arrived I had a long interview with the abbot. He asked me lots of questions. I told him things about my life that I had never revealed to anyone. At the end of the interview he welcomed me to the monastery. As I took my leave, I asked what sort of spiritual practice I should undertake. The old abbot looked up at me with such compassion and confidence that I thought he was preparing to tell me something very important. But I was confused when all he said was, ‘Always walk completely through the doors.’

“For the rest of that day I wondered if I had heard correctly. How could walking through doors be helpful advice to someone as despondent as me? Perhaps the old man was becoming senile.

“But the next day, to my surprise, the monastery doors started talking to me. Every time I went through a door I heard a faint whisper. At first I thought I was imagining it so I didn’t give it much attention. But when the whispering kept occurring, I strained to hear what was being said. Finally, I was able to make out the words. It seemed each door was whispering the same thing: ‘It is all empty.’

“I asked the other monks if they too heard the voices but none did. I asked them if they knew the meaning of ‘It is all empty.’ They just smiled and shrugged their shoulders, as if they didn’t have a clue.

“Pretty quickly I decided that the voices were a reminder of the life I had left behind. All my possessions, along with the endless pursuits I had run after, the burning drive for recognition, the insatiable womanizing; all of that was indeed empty. The whispering doorways seemed to be reassuring me that I had made the right decision in coming to the monastery. They were reminding me that no longer was there anything outside the monastery walls for me to go after.

“So, at first, the voices made me happy. Convinced that the world I left behind was shallow, I threw myself wholeheartedly into the monastic routine. What a delight it was to have finally found a meaningful life! But as the doorways continued to whisper ‘It is all empty,’ I eventually began to have doubts about my monastic life as well. Was this life also hollow, meaningless? Adding to my concerns, the voices started to grow louder.

“Before long I felt as much despair about monastic life as I had about my previous life. Trying to find something that would give meaning and purpose to my life, I decided to devote more time to meditation and thereby develop my inner life. Certainly the pursuit of real spiritual attainments would be meaningful.

“The meditation practice seemed to lighten my despair, and when my meditations were deep I was filled with confidence. I began to feel quite happy, even happy-go-lucky. I had found the key to happiness and was convinced that I was surpassing all the other monks in holiness. But every time I left the meditation hall the doors whispered again, ‘It is all empty.’

“After a while this began to grate on me. I became increasingly angry because the voices seemed to suggest that my newfound identity as a deeply spiritual person was empty. When the anger became too much to bear, I was forced to admit that I had been caught in pride and that my vanity, too, was empty.

“Once the anger passed, I carried on with my meditation practice. After all, nothing else seemed to make sense. But then the voices starting commenting on the meditation itself. I heard again ‘It is all empty.’ Did this mean that meditation itself was meaningless?

“My despair returned with a vengeance. I tried hiding in my room so I wouldn’t have to go through any more doors. I took to climbing through windows whenever possible. If I did have to pass through a door, I ran through trying to distance myself from the voices. But by now the voices had grown very loud. As I ran down the halls the phrase ‘It is all empty’ echoed after me.

“After a while, every thought I had, every wish I hoped for, and every effort I made was assaulted by ‘It is all empty’ resonating throughout the monastery. I couldn’t take it anymore. I ran toward the front gate of the monastery intending to find a tall mountain cliff and throw myself off. It no longer made sense to keep on living if life was going to be so hard. But as I came to the front gate the doors loomed large in front of me. I was too frightened to pass through them. I felt I couldn’t survive one more voice telling me that ‘It is all empty.’

“I stood there, frozen for a long time, but then remembered the practice the old abbot had given me on my first day in the monastery: ‘Always walk completely through the doors.’ The instruction seemed so empty and meaningless the first time I heard it. Now it seemed monumental. Still, I could not manage to get myself to pass through the front gate.

“Inside my head, a voice kept repeating ‘It is all empty. It is all empty.’ My mind couldn’t find any object to rest on because when it did I was reminded that it too was empty. My mind became increasingly contracted, turning in on itself. It kept pulling away from everything until all that was left was the frightened mind itself. Then, one last time, a voice boomed out, ‘It is all empty,’ and with that I let go of my mind. I turned around and re-entered the monastery.

“Since that day the voices stopped and I’ve never again worried about the meaning of anything. Neither despair nor hope is relevant for me. Happily, emptiness permeates everything.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1330)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1356)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1068)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1236)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1713)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1647)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1545)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1127)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1502)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1463)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1379)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1432)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1761)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 2044)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1482)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1134)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1480)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2139)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1521)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1600)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1447)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 3003)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1438)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1452)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1779)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1749)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1685)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1541)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2710)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1663)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1660)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1463)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1490)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1662)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1600)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1482)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1479)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1555)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2253)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1589)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1563)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1694)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1903)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1576)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1447)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1705)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1463)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1776)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2445)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1517)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 2017)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1739)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1806)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1666)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1991)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1716)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1490)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1756)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1618)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1592)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant