Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trí Tuệ: Sinh Mệnh Của Đạo Phật

06 Tháng Chín 202318:25(Xem: 1067)
Trí Tuệ: Sinh Mệnh Của Đạo Phật

Trí Tuệ:  Sinh Mệnh Của Đạo Phật

Đào Văn Bình


2

Nhân đọc bài viết về tiểu sử và sự nghiệp hoằng pháp của Tôn Giả Ca Chiên Diên (Maha Katyayana) một trong mười đại đệ tử của Đức Phật nổi tiếng là “biện luận đệ nhất” tôi không nén được xúc độngvà không thể không bày tỏ lòng tôn kính tột độ đối với một vị bồ tát, một đạo sư thật vĩ đại đã đi đúng mạch sống của Phật Giáo, đi đúng giáo lý của Đức Phật và xứng đáng đại diện Phật nói trước đại chúng trong một số pháp hội. Bằng lý luận đanh thép, bằng chứng nghiệm bản thânTôn Giả Ca Chiên Diên đã dùng ánh sáng trí tuệ chiếu rọi vào tận cùng của sự vật, những khúc mắc của chuyện đời, cội nguồn khổ đau của nhân thế, đâu là thánh thiện, đâu là bợn nhơ, đâu là đạo giải thoát rốt ráo và đâu là con đường phải theo. Và những điều đó đã thuyết phục và chuyển hóa lòng người.

Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộhiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng  những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh. Đây là sự kiện lạ lùng và chấn động vì khi đó Bà La Môn Giáo đang thời cực thịnh mà Brahma (Thượng Đế) là điểm tựa duy nhất để giải quyết mọi vấn đề. Trong quá trình tu chứng 49 ngày cuối cùngĐức Phật không dựa vào thần quyền, không cầu nguyện van vái. Mà Ngài đã trải qua những chặng đường chuyển hóa nội tâm “ chứng được quả Túc Mệnh Thông tức thấy rõ tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới. Đến nửa đêm Ngài chứng được quả Thiên Nhãn Minh, thấy được bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư Ngài chứng được quả Lậu Tận Minh, rõ biết nguồn gốc của khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tửluân hồi.” (1) Và cuối cùngNgài vẫn còn phải chiến đấu với những níu kéo ghê gớm của Ái - Dục vốn gắn chặt với kiếp người, biểu hiện qua cuộc chiến đấu với Ma Vương.

Trong suốt 45 năm hành đạothu nhận, dạy dỗ đệ tửĐức Phật chỉ nói về những gì Ngài trải qua và chứng đắc, không thêm, không bớt và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Giáo pháp của Ngài là một kho tàng tư tưởng nhân bảnlý luận phong phú, dùng ẩn dụ, dùng toán học, khúc triết, có dẫn chứng, có so sánh để khai mở trí tuệ. Ngoài danh hiệu “ Đấng Từ Phụ”, Đức Phật còn là một triết gia, một nhà giáo dục, một tâm lý gia vĩ đại mổ xẻ những khúc mắc tâm lý của con người

Từ những điểm thù thắng và hi hữu nói trên, qua cuộc đời bằng xương bằng thịt của Đức Phật, qua công hạnh và việc hoằng pháp của các đệ tử của Ngài, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của Phật Giáo như sau:

a) Đạo Phật không dựa vào Thần Linhphép mầu nhiệm để xây dựng nền tảng giáo lý của mình. Đạo Phật trực chỉ nhân tâm, lấy con người làm gốc, lấy sức mạnh của con người -  tức bộ óc - tức trí tuệ của con người - để giải quyết những vấn đề của con ngườiHạnh phúc do con người kiến tạo. Khổ đau do con người tự gây ra cho nhau và cho chính mình. Khi dùng trí tuệ làm nền tảng thì ai cũng như ai, mọi người đều bình đẳng vì ai cũng đều có trí tuệ, ai cũng có Phật tánh. Khi dùng Thần Linh làm nền tảng thì con người trở thành tôi tớ cho Thần Linh. Tầng lớp trung gian với Thần Linh sẽ trở thành Thánh và có quyền sinh sát, có quyền quyết định vận mệnh của con người bởi vì chỉ có tầng lớp trung gian này mới có khả năng tiếp cận hoặc là đại diện chân chính của Thần Linhmà thôi.

Trước khi gặp Phật, nhờ sự thông thái đặc biệt mà Tôn Giả Ca Chiên Diên đã có thể đọc được tấm bia đá viết bằng cổ ngữ do vua của Thành Ba La Nại đào được mà người đời cho rằng đó là văn tựcủa Đấng Phạm Thiên (Thượng Đế). Dù đọc được nhưng Tôn Giả không sao tìm ra lời giải đáp. Tấm bia viết như sau:

Vua của các vị vua là ai?
Thánh của các bậc thánh là ai?
Thế nào là người ngu?
Thế nào là người trí?
Làm sao xa lìa được dơ bẩn?
Làm sao chứng đạt được niết bàn?
Ai chìm đắm trong biển sinh tử?
Ai tiêu dao tự tại trong cõi giải thoát?

            Dù đã đi vấn hỏi Nhóm Lục Sư là những nhà thông thái nhất lúc bấy giờ, họ cũng không tìm ra lời giải đápCuối cùng, nhớ lời dặn của người cậu là Đạo Sĩ A Tư Đà (Asita) trước khi qua đời, Tôn Giả đã phải tới thỉnh hỏi Đấng Đại Giác và sau đây là giải đáp của Đức Phật:

Vua của các vua là vị thiên vương cung trời thứ sáu.
Thánh của các bậc thánh là đức đại giác Phật Đà.
Để cho vô minh làm ô nhiễm là người ngu.
Có khả năng tiêu diệt mọi phiền não là người trí.
Dứt bỏ được tham sân si thì lìa được dơ bẩn.
Hoàn thành được giới định tuệ thì chứng niết bàn.
Còn vướng mắc vào ngã và pháp là còn chìm đắm trong biển sinh tử.

Thấy rõ được pháp tánh duyên khởi thì tiêu dao tự tại trong cõi giải thoát(2)

            Lời giải đáp không hề dựa vào bóng dáng của thần quyền, không huyền hoặc, hoàn toànthuần lýrõ ràng và bày tỏ sự chứng đắc rốt ráo của đấng Đại Giác, khiến cho “những bóng mờ vẫn ẩn núp trong tâm trí ông từ bấy lâu nay đều bị ánh sáng trí tuệ quét sạch.” (3) Và đây là nguyên dokhiến Tôn Giả tới đảnh lễ qui y và trở thành đệ tử của Đức Phậttừ bỏ danh vọngquyền thế cao tột của dòng dõi Bà La Môn.

b) Đạo Phật không dựa vào những thiên tai dịch họa như núi lửa, động đất, sóng thần, hạn hán, lụt lội, bệnh tật hoặc những tai họa do chính con người gây ra như chiến tranh v.v…để minh chứng cho sự hiện hữu của Thần Linh để rồi từ đó hù dọa, khuyến dụ con người tôn thờ Thần Linh và đi theo đạo tôn thờ Thần LinhĐạo Phật đi lên từ những khổ đau của con người trong đó thiên tai, dịch họa chỉ là một trong những khổ đau của con người. Chính bản thân Đức Phật khi còn là thái tửđã phải đối đầu với những khổ đau như Sinh, Lão,  Bệnh, Tử mà giáo lý của thần giáo đương thời, thậm chí thân phụ ngài, dù là một quốc vương cũng không sao giải quyết được. Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc ra đi không phải đi tìm thiên đàng, không phải để tu luyện phép mầu mà chỉ để giải quyết những khổ đau của chính mình và của nhân thế. Do đó Đạo Phật là đạo diệt khổKhổ Đế là khởi nguyên của Đạo PhậtCứu cánh của Phật Giáo là giải thoát khỏi khổ đau, giải thoát khỏi sự thống ngự của thần quyền, giải thóat khỏi Tham-Sân-Si là nguyên do của bao thảm họa xảy ra trên cõi đời này.

            Dĩ nhiên khi đã diệt hết khổ thì chúng ta hạnh phúcNiết Bàn chỉ là trạng thái mà con ngườiđã xa lìa tất cả các phiền não chứ không phải là cuộc sống ở một cung trời nào đó. Do đó, theo Đạo Phật, bất cứ ai tự xưng mình là thánh thần mà còn nhăn nhó, khổ đau, van nài, kêu cứu…thì đó là chỉ là phàm phu chứ không phải thánh thần. Vì không tôn thờ Thần Linh, không tôn thờ Tự Ngã cho nên cứu cánh của Phật Giáo không phải là sự thờ phượng. Nếu chúng ta có thờ Phật cũng chỉ để tôn thờ một bậc thầy vĩ đại để từ đó đi theo giáo lý của Phật, để được hạnh phúc như chính Phật. Truyện về quãng đời hoằng pháp của Ngài Ca Chiên Diên kể rằng: (4)

Một lần nọ, khi Đức Phật trở về quê hương Ca Tỳ La Vệ để giáo hóa. Trong số tăng chúng đi theocó Tôn Giả Ca Chiên Diên. Phật và đại chúng tạm trú tại thôn Hạ Lỵ. Trong thời gian lưu trú tại đây, một hôm, trong thôn có một vị trưởng giả lâm trọng bệnh. Ca Chiên Diên muốn đích thân đến dùng Phật pháp để tiêu trừ bệnh khổ cho ông ta.

Tôn Giả đến trong lúc vị trưởng giả đang nằm trên giường bệnh. Tôn Giả hỏi thăm:

- Thưa trưởng giả! Đức Thế Tôn nghe nói trưởng giả không được khỏe nên sai tôi đến thăm. Chẳng hay trưởng giả đã cho mời thầy thuốc đến chữa trị chưa?

Vị trưởng rất cảm động trả lời:

- Con xin cám ơn Đức Thế Tôn và đại đức. Bịnh của con đã đến lúc quá nặng rồi, không còn hi vọng gì chữa được. Rất nhiều thầy thuốc đều đã bảo như vậy.

- Vậy xin trưởng giả hãy chuyên tâm quán niệm Tam Bảo, mong nhờ uy đức lớn lao của Tam Bảomà tâm ý của trưởng giả được thanh tịnh, rồi bịnh sẽ thuyên giảm.

- Thưa đại đức! Con qui y Tam Bảo với hi vọng được hộ trì Tam Bảo để đam lại lợi lạc cho nhân gian. Con nên hiến cúng cho Tam Bảo những gì mình có chứ đâu dám yêu cầu này nọ nơi Tam Bảo!

Trưởng giả nói rất đúng! Cõi thế gian là vô thườngchúng ta không thể nào yêu cầu Tam Bảo làm cho ta được thường trú mãi mãiThân thể phải bị bịnh tật, chúng ta không thể nào yêu cầu Tam Bảolàm cho ta khỏe mạnh suốt đời. Người có đức tin vào Tam Bảo lúc nào cũng hi sinh cá nhân để xây dựng cuộc sống chung. Bịnh hoạn, đau khổ của cá nhânchúng ta hãy biết tự lo lấy chứ đâu có dám làm phiền đến Phật-Pháp-Tăng, nhưng thưa trưởng giả, sức người thì có giới hạn mà ánh từ quang của Tam Bảo thì trải khắp mọi nơi, nếu chúng ta thành tâm cần cầu thì ánh từ quang ấy sẽ rọi chiếu đến.

Nghe lời khuyên của Ca Chiên Diên, vị trưởng giả hàng ngày chuyên niệm Tam Bảo. Ông cảm thấythân tâm dần dần trở nên an lạc và bệnh tình cũng ngày càng thuyên giảm.”  

Lời khuyên của Tôn Giả thật nhân bản, hợp tình, hợp lýDĩ nhiên Tam Bảo không thể chữa lành bệnh cho ai. Ai nói rằng Phật-Pháp-Tăng có thể chữa lành bệnh cho tất cả mọi người thì đó là sự lừa mị. Thế nhưng nếu chúng ta chú tâm nhiếp niệm Tam Bảo thì thân tâm chúng ta thanh tịnhnghị lực tăng trưởng. Có thể vì thế mà chúng ta lướt qua được bệnh tật. Đó cũng là phương pháp tâm lýtrị liệu của thời đại ngày hôm nay.

c) Đạo Phật không dùng tình cảm để thuyết phục ai. Vì Đạo Phật nhằm khai mở trí tuệ cho con người cho nên Đạo Phật không lợi dụng tình cảm yếu đuối, không lợi dụng những hoàn cảnh khốn khó của người để truyền đạoĐạo Phật luôn luôn đến với con người khi con người sáng suốtnhấtĐạo Phật là sự bừng nở hoa tâm, giã từ sự ích kỷ, giã từ gian tham, giã từ tật đố, giã từ bóng tối, giã từ kiêu mạn, giã từ cái hữu hạn để tìm về nơi vô hạn. Do đó có thể nói “Nếu bạn mở cánh cửa Trí Tuệ ra, bạn sẽ thấy Đạo Phật. Nếu bạn khép cánh cửa Trí Tuệ lại, bạn sẽ không thấy Đạo Phật.”

             Đạo Phật không dùng ơn nghĩa để truyền đạo. Trong khi người ta đói khát mình cho người ta một bát cơm đó là cử chỉ đẹp, nhưng lợi dụng bát cơm đó để dụ người ta vào đạo là một hành vicưỡng ép và ngay trong cử chỉ “cho” đó đó đã ngầm chứa một âm mưu, một thủ đoạn bất chính. Đạo Phật là đạo “phá tà hiển chính”. Chúng ta có thể cam đoan rằng không một tu sĩ Phật Giáonào có can đảm làm thế. Nếu họ làm thế thì họ là tín đồ của “Ma Giáo” chứ không phải Phật Giáovà họ nên cửi áo của Như Lai để đi theo một tôn giáo khác. Chúng ta hãy xem Tôn Giả Ca Chiên Diên hóa độ một người đàn bà nô lệ bất hạnh:

Một hôm, sau khi hành hóa ở A Bàn Đề, Ca Chiên Diên lên đường trở về Tịnh Xá Kỳ Viên ở Thành Xá Vệ. Giữa đường, tôn giả trông thấy một thiếu phụ ôm một vò nước, ngồi khóc lóc thảm thiết bên bờ sông, tình cảnh có vẻ rất thương tâm. Sợ người thiếu phụ vì quá thất ý mà có thể nhảy xuống sông tự tử, tôn giả vội vàng đến hỏi thăm:

- Thưa bà! Có chuyện gì làm bà đau khổ đến nỗi khóc lóc thảm não như vậy?

Nghe có người hỏi, thiếu phụ càng khóc to thêm:

- Thôi ông hỏi han làm gì, dù có nói cũng vô ích thôi!

- Thưa bà! Xin bà cứ nói! Tôi là đệ tử của đức Phật. Tôi có thể giúp bà giải quyết được bất cứ vấn đề khó khăn nào.

- Ông không có cách nào giúp tôi đâu! Ông thấy không? Trên thế gian đầy dẫy những hoàn cảnhkhông bình đẳng, người giàu kẻ nghèo cách biệt một trời một vực! Tôi là một kẻ nghèo mạt rệp, suốt đời chịu khổ, và cũng vì cái nghèo đã đem đến cho tôi quá nhiều đau khổ nên hiện giờ tôi không còn muốn sống làm gì trên cõi đời này nữa!

Nói xong mấy lời ấy thì thiếu phụ vật vã lăn lộn như có ý muốn liều mình. Tôn giả hoảng hốt, vội nhanh chân đứng chận trước mặt thiếu phụ, rồi thương xót an ủi:

- Thưa bà! Xin bà đừng quá thất vọng như vậy! Bà hãy bình tâm nhìn lại thử xem, trên đời này người nghèo nhiều lắm chứ đâu phải chỉ có một mình bà! Lại nữa, người nghèo không hẳn là bất hạnh, mà người giàu cũng không hẳn là có hạnh phúc. Bà thấy không! Có những người giàu có, nhà cao cửa rộng, ruộng đất thênh thang, kẻ ăn người ở đầy nhà, nhưng họ hàng ngày cứ bị các tính xấu như tham lamsân hậnganh ghét giày vò, đó mới là đau khổ, đó mới là bất hạnh. Cho nên làm người, chỉ cần có được cuộc sống bình an là tốt nhất, còn cái nghèo đâu đáng để cho ta đau buồn!

- Bởi vì ông là một vị sa môn nên cứ dửng dưng với sự thế, chứ kẻ tục như tôi thì đâu được như vậy. Ông biết không? Tôi nguyên là kẻ nô lệ của một nhà đại phú hào ở vùng này. Quanh năm suốt tháng tôi chỉ biết làm nô dịch cho người, không có một chút thì giờ rảnh rỗi nào, thế mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lại còn bị người chủ tham tàn bạo ác, hở một chút là mắng chửi đánh đập, khiến cho bọn tôi tớ chúng tôi, muốn sống cũng không được mà muốn chết cũng không xong! Tôi nghĩ, sở dĩ tôi bị hành hạ như vậy là chỉ vì cái nghèo mà ra, sao ông lại bảo cái nghèo không đáng để làm cho người ta đau khổ?

- Thôi thì cứ cho là bà có lý, nhưng dù sao thì tôi cũng khuyên bà đừng đau buồn nữa. Tôi sẽ chỉ cho bà cách thức chẳng những thoát được cái nghèo mà còn phát tài nữa.

Nghe vậy, thiếu phụ lật đật lau nước mắt, hỏi dồn:

- Cách gì, thưa đại đức?

- Giản dị lắm! Bà đã bị cái nghèo làm cho đau khổ, sao bà không đem cái nghèo ấy bán cho người khác đi?

Đại đức nói đùa sao chứ! Cái nghèo mà bán được thì hóa ra trên đời này chẳng còn ai nghèo cả? Vả lại, có ai mà lại chịu mua cái nghèo!

- Tôi chịu mua, bà hãy bán cho tôi đi!

- Cái nghèo lại có thể bán được, và cũng có người như đại đức chịu mua, nhưng rất tiếc là tôi không biết bán nghèo bằng cách nào!

- Bằng cách bố thí, thưa bà! Bà nên biết rằng, sự giàu nghèo của mọi người đều có nguyên nhânSở dĩ người ta nghèo là vì kiếp trước người ta tham lam keo kiệt, không biết bố thí và tu phướcSở dĩ người ta giàu có là vì kiếp trước người ta biết bố thí và tu phước. Cho nên, bố thí và tu phước là cách tốt nhất để bán nghèo mua giàu.

Nghe mấy lời khai thị của tôn giả, thiếu phụ bỗng cảm thấy như tâm trí mình vừa được khai sáng, dù vậy, bà vẫn còn có điều thắc mắc:

- Thưa đại đức! Bây giờ thì con thấy tâm trí con đã được sáng tỏ. Con hiểu được lời dạy của đại đứcrồi, nhưng con vốn dĩ rất nghèo, không có bất cứ vật gì gọi là của riêng; ngay cả cái vò nước này cũng là của người chủ tham lam độc ác ấy, con đâu biết lấy gì để cúng dường cho đại đức!

Ca Chiên Diên đưa cái bình bát của mình ra trước mặt thiếu phụ:

- Không nhất thiết phải có tiền bạc hay của cải mới bố thí được. Mỗi khi thấy người khác bố thímà mình khởi niệm hoan hỷ, đó cũng là bố thí rồi. Hiện giờ bà có thể trút nước trong cái vò bà đang có sang bình bát này cho tôi. Thế tức là bà bố thí cho tôi đó! Tới đây thì thiếu phụ hoàn toàntỉnh ngộ. Từ đó bà nguyện luôn luôn y theo lời dạy của tôn giả mà thực hành, và không còn thấy bị đau khổ vì cảnh nghèo nữa.” (5)

Thưa quý vị, làm sao một vị sa môn đi chân đất, ôm bình bát khất thực, dù trí tuệ siêu việt như thế nào đi nữa, lại có thể chuyển hóa một cấu trúc xã hội bất công chằng chịt từ trên xuống dưới trùm phủ cả ngàn năm rồi? Và người đàn bàn bất hạnh này chỉ là nạn nhân của cấu trúc xã hội bất công đó. Nhưng chẳng lẽ thấy chết, thấy người ta khổ mà không cứu? Nhưng cứu làm sao đây? Do sự linh hoạt và minh mẫn khác thường, Tôn Giả đã nảy ra ý nghĩ “mua nghèo” tức rước lấy cái nghèo cho người đàn bà bất hạnh. Có thể đề nghị này đã làm cho người đàn bà phì cười. Nhưng cũng nhờ cái tức cười đó mà tâm trí bà bừng sáng, như nở tâm hoa và một thứ ánh sáng chiếu rọi vào đầu óc và chuyển hóa tâm thức. Bà không còn cảm thấy nghèo hèn và khốn khổ nữa: Một chuyển hóa tâm thức trong hòa bình, không làm khổ mình và khổ người, không cần sự trợ lực hay quyền phép của thần linh.

d) Đạo Phật không dùng quyền lợi vật chất trước mắt, cũng như ảo tưởng về một cuộc sống bất tửđể dụ dỗ con người. Những người đi theo Phật đều vứt bỏ quyền lợidanh vọng tột đỉnh của thế gian như bao bậc vua chúa, đại thần, tỉ phú, những nhà tiên tri, các vị Bà-la-môn tăm tiếng thời Đức Phật còn tại thế. Theo Phật hay theo Đạo Phật không phải để được thăng quan tiến chức, đặc quyền đặc lợi kinh tế, ăn trên ngồi trước, hoặc là cái mộc che, cái vỏ đạo đức để vênh vang trong xã hộiĐạo Phật lại càng không phải là cái “mode”hay phong trào để theo. Mode hay phong tràogiống như kiểu cọ đầu tóc, quần áo, vẽ môi vẽ mắt ồn ào đó rồi quăng bỏ. Theo Phật hay theo Đạo Phật là mong muốn trở thành Toàn Chân, Toàn ThiệnToàn Mỹ, bơi lội trong biển Trí Tuệ, tắm mát trong suối Từ Bi và rong chơi trong vườn Giải Thoát, là người nhưng biết thương người và bình đẳng với muôn loài. Đạo Phật là như thế đó.

e) Đạo Phật không dựa vào lời sấm truyền, huyền thoại, lời tiên tri để xây dựng giáo lý của mình. Trong suốt cuộc đời hành đạoĐức Phật không hề để lại một lời tiên triphỏng đoán nào về vận mệnh của con người và trái đất…mà Đức Phật chỉ nói về nhân duyên và pháp vô thường của vạn hữuthể hiện qua bốn giai đoạn Thành, Trụ, Hoại, Diệt mà ai cũng có thể chứng ngộ và thấy được qua bao ngàn năm. Tương lai của trái đất tốt xấu thế nào xin để cho các khoa học gia, các nhà bác học cho ý kiếnMới đây Stephen Hawking - lý thuyết gia lừng danh về vật lý của Anh đã tuyên bố trong cuốn sách mới của ông là Thượng Đế không sáng tạo ra vũ trụ mà “Sự Nổ Lớn” (Big Bang) là hậu quả tất yếu của định luật vật lý. Nếu năm xưa Đức Phật nói rằng vũ trụ này do Thượng Đế (Brahma) tạo lập, ngày nay chắc chắn giáo lý của Đức Phật bị suy giảmnghiêm trọng.

g) Đạo Phật không dùng bạo lực, giết hại, kỳ thị để ép buộc con người đi theo. Khi tôn thờ Thần Linh thì có yêu ghét, cao thấp, sang hèn, đúng sai, phẫn nộ, trừng phạt…do đó có đe dọa, ra oai, trả thùđàn áp, giết hại. Khi dùng trí tuệ chiếu vào thì vạn pháp “ bất bần bất phú, bất cao bất đê, bất phàm bất thánh, bất ái bất ố, bất tịnh bất cấu, bất tăng bất giảm..” khiến Trí Tuệ lắng yên và Tâm Đại Bi hiển lộChúng ta hãy đọc một giai thoại hoằng pháp của Tôn Giả Ca Chiên Diên:

 “Một lần nọ, khi đức Phật ngự tại Tịnh Xá Kỳ Viên (Jetavana), Ca Chiên Diên đã một mình vượt rừng rậm đi về hướng Tây, đến du hóa ở Vương Quốc Ma Du La. Khi đến nơi, trước hết tôn giả tìm hiểu dân tình và học hỏi phong tục, tập quán cùng cách thức sinh hoạt của dân địa phương. Sau đó tôn giả mới tìm vào kinh thành để yết kiến quốc vương. Trông thấy tôn giảquốc vương hỏi:

- Đại đức! Trẫm nghe nói đại đức vốn thuộc dòng giống Bà La Môn cao quí, nhưng lại đi qui y làm đồ đệ của Sa Môn Cồ Đàm vốn thuộc dòng giống Sát Đế Lợi; như vậy chẳng hóa ra là đại đức đã tự hạ thấp mình quá sao?

- Thưa đại vương! Làm đệ tử Phật, chẳng những tôi không cảm thấy tự hạ thấp mình, trái lại đó là điều vinh quang cùng tột của đời tôi.

- Lạ lùng thật! Bỏ đi cái chủng tộc thanh tịnh sinh ra từ miệng Phạm Thiên của mình để làm đệ tửcủa ông Phật dòng Sát Đế Lợi thì có ai mà hiểu nổi!

Dù vị quốc vương tỏ rõ thái độ kinh rẻ như vậy, nhưng tôn giả không lấy thế làm khó chịu, vẫn ôn hòa đáp lại:

- Thưa đại vương! Trước đây, khi còn là một đạo sĩ Bà La Môn, tôi cũng đã từng có cái nhìn giống hệt như đại vương vậy, nhưng từ khi nghe được những lời chỉ dạy của Đức Phật, tôi mới biết là mình đã có những nhận thức đầy sai lầmXã hội phân ra có bốn giai cấp khác nhau chẳng qua là vì có các chứng nghiệp khác nhau, đại khái như tôn giáo, chính trị, thương nghiệp, công nông v.v... Đó chỉ là vấn đề phân công làm việc, tự chúng không có cao thấp, sang hèn. Nếu y cứ vào đó để lập thành các giai cấp cao thấp, phân chia chủng tộc sang hèn thì hoàn toàn là những lợi dụng vô lý và phi pháp. Bất cứ ở giới nào cũng có người tốt kẻ xấu. Ngày nay, ngay trong dòng Bà La Môn cũng đầy dẫy những phần tử làm nhiều việc xấu xa như tà dâm, giết người, và hầu hết đều là những người bảo thủtà kiến. Vậy có thể bảo đó là những người tôn quí bậc nhất hay sao. Bởi thế, sự tôn quí hay thấp hèn của con người không phải do chủng tộc hay giai cấp cao thấp sinh ra. Bất luận là ở chủng tộc nào, hễ ai biết làm việc tốt, có công phu tu học, có giác ngộ và chứng quả thì đều là người trong sạch, cao thượng, đáng tôn quí.

Quốc vương nghe xong mấy lời này thì bừng tỉnh ngộ, tự nói với mình: “Đúng rồi, ta thật quá sai lầm! Bao nhiêu nhà tù trong nước từ trước đến giờ chỉ dành để giam cầm hạng Thủ Đà La, còn hạng Bà La Môn phạm tội thì không hề hấn gì cả. Thật chẳng lấy làm lạ, tiếng oán than dẫy đầy trong dân chúng!”

Lòng hối cải đã lộ rõ trên nét mặt quốc vương. Thấy thế, tôn giả thuyết phục thêm:

- Thưa đại vương! Vì vậy mà đại vương nên tin phụng và thực hành chánh pháp. Phật là bậc đại giác ngộ, là bậc chí tôn trong đờiChúng ta qui y làm đệ tử của Người để tìm thấy con đường tự dogiải thoát. Đó là hạnh phúc và vinh quang tột của đời chúng ta.” (6)

Sáng suốt và linh hoạt thay lời giải đáp của Tôn Giả Ca Chiên Diên. Chính sự phân tích có tính khách quan và hợp lý đó đã đem lại công lýbình đẳng cho Vương Quốc Ma Du La và xác định rõ một khuôn thước thẩm định giá trị của con người qua phẩm hạnh đạo đức, qua những gì tốt lànhcống hiến cho đời…vẫn còn xác quyết cho tới ngày hôm nay.

h) Theo Đạo Phậttôn giáo là nhằm giải thóat tâm linh cho con ngườisan bằng bất công xã hộigiải trừ giai cấpTôn giáo không phải là một nghề nghiệp sinh sống, không phải là một chức vụ để trả lương, không phải là một vị thế để hưởng thụ. Tu sĩ phải là biểu tượng sống động của giáo lýcao thượng. Tu sĩ không phải là một đẳng cấp siêu vượt trong xã hộiTu sĩ phạm giới ngoại trừ sự trừng phạt của giáo đoàn (nay là giáo hội), nếu phạm tội, phải chịu sự chi phối của luật pháp không một miễn trừ nào. Nếu người đời xâm phạm tiết hạnh, hãm hiếp phụ nữ trẻ em, bị trừng   phạt như thế nào thì tu sĩ cũng bị trừng phạt như thế. Sở dĩ tu sĩ được cúng dường và kính trọng là vì phẩm hạnh chứ không phải vì địa vị, phẩm trật trong giáo hộiTu sĩ chân chính không thể cười nói nhởn nhơ, ăn mặc diêm dúa, nhảy múa, hớn hở bên rượu thịt…bởi vì những cái đó thuộc về thế tục, không phải thánh đạo để mọi người sùng bái, quỳ lạy, dựng tháp miếu để kính ngưỡng. Chúng tahãy nghe một đoạn đối đáp của Tôn Giả Ca Chiên Diên với người bạn Lỗ Ê Giá – một trưởng giảcủa dòng Bà La Môn:

Này người bạn hiền, xin hãy nghe lời tôi nói! Tín ngưỡng và sự tu hành của chúng ta là nhằm mục đích giải thoát khỏi vòng sinh tử, để cho cuộc sống đạt được an lạctự tạiChúng ta đừng xem đó là một thứ nghề nghiệp để sinh sống. Hiện nay, những tu sĩ Bà La Môn lìa bỏ gia đình để sống theo nếp sống phạm hạnh của người tu hành chân chính phỏng có là bao! Mà phần đông họ đều chỉ có cái hình tướng trá ngụy ở bề ngoài, cúng lễ tế tự cho người giống như việc kinh doanh để sinh nhai, lấy tôn giáo làm cái chiêu bài để tranh dành đoạt lợi, cốt thỏa mãn cái tư dục của mình; thật là đáng buồn! Tu sĩ Bà La Môn ngày nay đều lo tìm những thứ gì ở ngoài Tâm, cũng chẳng phải mong cầu phước báo ở cõi Trời hay cõi Người, mà chỉ toàn nói hươu nói vượn về những hiện tượng này nọ của vũ trụ, nào có mấy người biết chính mình là ai! “ (7)

i) Sau hết, Đạo Phật là đạo duy nhất hoan nghênh mọi sự cật vấntranh luận mà không sợ bị sa hỏa ngục hay can tội “phạm thánh”. Phạm trù của lý trí là phạm trù cần tranh luậnbàn cãi cho ra lẽ. Nếu vấn đề đã thuộc về lý trí thì con người có thể hội, có thể hiểu và lý giải được. Phạm trù của lý trí không có ngằn mé, không cấm kỵ, không biên giới, không phân biệt tuổi tác, vị thế, màu da, chủng tộc. Chính vì tôn trọng trí tuệ cho nên một trong ba lời nguyện mà chư tăng/ni và Phật tử đọc tụng hằng ngày có câu:

Tự quy ý Pháp
Đương nguyện chúng sinh
Thấu rõ kinh tạng
Trí tuệ như biển

Như vậy theo tinh thần của Phật Giáođọc tụngnghiên cứu kinh điển là để mở mang trí tuệ rộng lớn như biển cả, chứ kinh điển Phật Giáo không phải là một thứ bùa mê làm lu mờ trí tuệ, lú lẫn con người.

Còn phạm trù thần linh thì không có tranh luận, lý giải mà chỉ là sự tuân phục và tin theo - dù rất phi lý và phi trí tuệ. Hễ không tin thì phải sa hỏa ngục. Trong Đạo Phật, không hề có lời hăm dọa nào buộc tín đồ phải tuân theo lời Phật dạyLời Phật dạy giống như một viên thuốc trị bệnh, không uống thì không hết bệnh, chỉ có thế. Đức Phật luôn luôn nhắn nhủ hàng đệ tử cùng ngoại đạo đến vấn hỏi là phải suy nghĩ cho thật kỹ những gì Phật nói. Nếu những điều đó tốt lành cho mình, cho người thì mới tuân theo chứ đừng vội tin một cách mù quáng. Trong những giờ phút cuối cùng trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt tại rừng Sa La Song Thụ, dù sức khỏe của Ngài rất suy yếu nhưng Ngài vẫn dành nhưng giây phút cuối để cho các hàng đệ tử thưa thỉnh nhiều vấn đề chưa hiểu rõ hoặc còn hồ nghi. Thậm chí có rất nhiều vị bồ tát đã vặn hỏicật vấn, đặt ngược vấn đề với Phật mà Phật vẫn vui vẻ giải đáp thỏa đáng. Hãy cứ xem Kinh Đại Bát Niết Bàn thì rõ.

            Từ những nhận định trên chúng ta có thể kết luận rằng Đạo Phật được xây dựng trên nền tảng Trí Tuệ và Phật Giáo là đạo của Trí Tuệ. Cũng giống như Mặt Trời chính là ánh sáng. Nền tảng Trí Tuệ chính là sinh mệnh của Phật Giáo. Khi Mặt Trời tắt thì ánh sánh không còn. Xa lìa trí tuệbám víu vào hiện tượng trăng sao, mưa gió của trời đất, khấn nguyện phép mầu, van vái Thần Linhmê hoặc bởi những lời sấm truyền vu vơ…hướng ngoại mà không hướng nội… là giết chết Phật Giáo trên tự thân của nó. Thế nhưng nói Trí Tuệ thì phải hiểu đó là Trí Tuệ Rốt RáoTrí Tuệ Bát Nhã, Trí Vô Sai Biệt hay Đại Viên Cảnh Trí. Khi đạt tới loại Trí Tuệ này rồi thì Tâm Đại Bi hiển lộ. Trong Đạo PhậtTrí Tuệ và Từ Bi như hình với bóng. Bi là Trí mà Trí cũng là Bi. Mất Trí Tuệ thì mất Đại Bi. Mất Đại Bi thì cũng mất Trí Tuệ.

Vậy thì bạn ơi,
Hãy tôn thờ trí tuệ của con người
Nó như ngọn đuốc soi đường
Nó như bình minh trong đêm tối
Nó là nền hòa bình trong  tương lai của  nhân loại
Nó là nơi mà chúng ta có thể kết tình huynh đệ
Vậy hãy tin nơi sáng suốt của chính mình
Sự sáng suốt do nhận thức những gì chung quanh ta
Do cuộc sống này nảy sinh
Do kinh nghiệm học hỏi từ quá khứ
Từ những bậc thày giác ngộ (8)
Đừng tin những gì ở thần quyền
Qua sự diễn dịch của tầng lớp trung gian
Đừng tin những gì nơi thần linhma quỷ
Đừng vội tin những gì người ta nói
Đừng vội tin những lời truyền tụng vu vơ.

 

Đào Văn Bình

(Trích Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh xb năm 2017 do Amazon phát hành)

(1) Phật Học Phổ Thông  

(2), (3),(4), (5),(6) &(7) Bài “Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật” đăng trên mạng lưới Hoằng Pháp Hà Nội

(8) Đức Phật là một vị đã giác ngộ và sau này tất cả những ai liễu ngộ được chân lý của Đức Phậtvà tin theo cũng đều là các bậc giác ngộ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 39)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 174)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 208)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 227)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 295)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 209)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 257)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 365)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 330)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 309)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 394)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 620)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 485)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 487)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 585)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 756)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 847)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 863)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 847)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 740)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 714)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 717)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 815)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 838)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 945)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 724)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 621)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 716)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 831)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 720)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 710)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 825)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 856)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 828)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 872)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 907)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 892)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1098)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 958)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1682)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1070)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1213)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 956)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1217)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1121)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1130)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1284)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1568)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2039)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1102)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1357)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1101)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 955)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1105)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1538)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1293)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1297)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1028)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1185)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant