Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chiến Sĩ Áo Vàng

16 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 13634)
Chiến Sĩ Áo Vàng


Chiến sĩ áo vàng


Thích Như Điển


 Người xuất gia từ ngàn xưa cho đến ngày nay, dầu Nam Tông hay Bắc Tông, dầu Tây Tạng hay Việt Nam, dầu Ðại Hàn hay Nhật Bản v.v… khi hành trì những nghi lễ truyền thống, đa phần hay đắp y vàng. Ðây là một lễ phục rất trang nghiêm khi đứng trước Ðại Tăng và quần chúng Phật Tử.

 Chiếc y ấy đã được Ðức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo, một hôm Ngài đứng trên núi Kê Túc nhìn xuống những thửa ruộng thấy nông dân đang cày cấy, Ngài nảy ra ý định chế ra pháp phục cho chư Tăng, dùng những miếng vải dư thừa, đan bện, nối kết lại thành những ô hình chữ nhật dài ngắn khác nhau, giống như những thửa ruộng kia, để cho người Cư sĩ tại gia có cơ hội gieo trồng hạt giống phước vào cánh đồng ruộng mênh mông vô tận ấy. Kể từ đó trở đi, hình ảnh chiếc y vàng gồm nhiều mảnh ráp nối lại đã trở thành một hình ảnh khó quên đối với quần chúng người Ấn Ðộ vào mỗi buổi sáng mai, chư Tăng Ni đi vào thành khất thực và cũng kể từ đó Phật Giáo được truyền qua các xứ Nam phương rồi Bắc phương… đến đâu Phật Giáo cũng phải khế nhập vào phong tục và tập quán từng vùng; nên chiếc y vàng kia lại có nhiều sự thay đổi tiếp theo đó.

 Ðọc Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh (bản chữ Việt) phần kinh Trường A Hàm chúng ta thấy ngay những hình ảnh ban đầu nầy và dễ nhận biết công việc hằng ngày của Ðức Thế Tôn cũng như của các vị Ðệ Tử xuất gia của Ngài. Từ sáng tinh mơ Ngài và Ðại Chúng đã tĩnh tọa đâu đó nơi Tịnh Thất hay nơi Vườn Xoài của một tín chủ. Rồi Ngài đi vào thành để khất thực. Nếu bữa nào còn sớm quá chưa phải giờ thì Ngài ghé thăm một vị Phạm Chí hay một vị Bà La Môn nào đó để giải trừ những thắc mắc; hoặc giả giảng cho họ nghe về pháp tu khổ hạnh của họ, như thế như thế là không hợp với Ðạo Lý. Có người nghe xong rồi liền quy y Tam Bảothọ trì 5 giới cấm. Có người xin xuất gia, có người yên lặng vì chưa rõ nghĩa. Dĩ nhiên trước đó thì đa phần những người nầy đều phản đối Ðức Phật.

 Sau đó Ðức Phật đi vào thành khất thực theo thứ lớp, bất luận là giàu nghèo. Ðây cũng là cơ hội để thí chủ có cơ hội trực tiếp cúng dường, đảnh lễtiếp xúc với Tăng Ðoàn của Ðức Phật. Hôm nào có Vua Chúa hay Thí Chủ mời cúng dường từ một đến bảy ngày thì Ðức Phật im lặng nhận lời và sáng sớm hôm sau, Ngài cùng Chư Tăng sửa y cùng bình bát, đi chân không đến địa điểm được mời. Thường thì Ðức Phật được mời ngồi chỗ cao nhất và các vị Ðệ Tử theo thứ lớp mà ngồi. Kế tiếp là tín chủ đảnh lễ Phật và Chư Tăng, sau đó mang nước cho Phật rửa tay trước khi dùng ngọ. Sau khi dùng xong, rửa bình bát sạch sẽ, đoạn Ngài ngồi ngay ngắn để thuyết pháp và thường thì Tín Chủ cúng dường bữa ăn hôm ấy bắt một cái ghế nhỏ ngồi bên cạnh để nghe Phật khuyên bảo, dạy răn cũng như khuyến tấn.

 Trong tất cả những lời dạy, hầu hết đều chứa đựng lòng từ bi và trí tuệ, hầu như không thể hiện một sự giận dữ nào, vì lẽ Ðức Phật đã biết cái nhân trước đó là gì. Những lời dạy thật chí tình, chí lý, không ai chối cãi được. Bởi vì Ngài dùng trí tuệ để xét soi căn cơ của người đối diện; cho nên từng câu; từng chữ của Ngài đều hướng đến người kia để họ dễ tiếp thu lời dạy vàng ngọc của Ðức Phật. Trên từ vua chúa, quan đại thần, Bà la môn; dưới đến những người kỹ nữ, gái mại dâm, người thợ rèn, kẻ nông phu v.v… ai nghe rồi cũng cảm thấy hoan hỷthọ trì những lời Phật dạy để chế ngự tâm dâm dục, hỉ nộ và si mê, tà kiến kia. Sở dĩ con người vẫn luôn bị những độc tố nầy gây hại, vì thiếu giữ giới thanh tịnh, thiếu lòng từ bi đối với muôn loài và thiếu trí tuệ để quán xét tự thân. Những giáo điều Ðức Phật dạy cho những người đang mặc áo vàng hay mặc áo trắng chủ yếu là phải trở vào bên trong để quán xét nội tâm của mình chứ không phải hướng ra bên ngoài để phê phán kẻ khác. Vì lẽ trước khi muốn cứu người, chính đương sự phải biết bơi trước.

 Kinh Trường A Hàm Ðức Phật dạy những bài học rất thiết thực cho cả người xuất gia lẫn tại gia; cho những cư sĩ thuần thành lẫn người ngoại đạo Bà La Môn. Những bản kinh căn bản thiết thực như thế, ai nghe qua cũng phải sinh tâm tàm quý, để từ đó biết hổ thẹn với tự tâmtu hành để được giác ngộ con đường phạm hạnh cao hơn thế nữa.

 Một hôm Ðức Phật đi đến giảng đường, ngồi lên chỗ ngồi đã dọn sẵn và bảo các vị Tỳ Kheo rằng :

 "Này các Tỳ Kheo! Ta sẽ giảng cho các Thầy bảy pháp bất thối, các Thầy hãy lắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ".

 Các vị Tỳ Kheo bạch Phật :

 "Kính vâng, bạch Ðức Thế Tôn. Chúng con muốn nghe".

 Phật bảo các Tỳ Kheo :

 "Này các Tỳ Kheo! bảy pháp bất thối là :

"Một - Thường hội họp luận bàn nghĩa lý chân chính, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Hai - Trên dưới hòa đồng, kính thuận không trái, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Ba - Trọng pháp, hiểu điều cấm kỵ, không trái quy chế, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Bốn - Nếu có Tỳ Kheo nào có năng lực hộ chúng, có nhiều tri thức, nên được kính thờ, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Năm - Niệm hộ tâm ý, lấy sự hiếu kính làm đầu, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Sáu - Tịnh tu phạm hạnh, không chạy theo trạng thái dục, thời lớn nhỏ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái.

"Bảy - Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái". (Trích Bộ A Hàm I trang 54)

 Nếu chúng ta phân tích ra từng điểm một trong bảy điểm mà Ðức Phật đã dạy cho các vị Tỳ Kheo thời Phật còn tại thế và so ra với thời nay, có những điểm nào chúng ta thực hiện trọn vẹn, còn những điểm nào không thực hiện được.

 Ðiểm thứ nhất - Ðức Phật thường thấy ngoại đạo phạm chí thường hay tụ họp; nhưng nói những chuyện thị phi nhơn nghĩa, ví dụ như: chuyện chiến tranh, chuyện trai gái, chuyện ăn uống, chuyện buôn bán, chuyện tu khổ hạnh như thế nầy hay thế kia… Ðây là những chuyện bất chánh. Vậy muốn làm cho chánh pháp không bị suy thoái và trên dưới hòa thuận nhau thì các vị Tỳ Kheo phải không làm những điều như trên mới có thể thực hiện lời dạy của Ðức Phật được. Nghĩa là phải nói chân lý diệt khổ, mang lại sự an vui cho mọi người, chứ không phải những chuyện đàm tiếu của thế gian. Do vậy Tổ Quy Sơn bên Trung Hoa cũng có dạy trong luật Sa Di rằng :

 "Khiết liễu tụ đầu, huyên huyên đản thuyết nhơn gian tạp thoại; ... bất kỉnh thượng, trung, hạ tọa như Bà La Môn tụ hội vấn thù".

Nghĩa : "Hay chụm đầu nhau lại, bàn nói luôn luôn chuyện thế gian càn dỡ, ... không tôn kính cao thấp thì cũng giống như những người Bà La Môn họp lại nói chuyện phiếm với nhau".

 Thiết nghĩ hơn 2500 năm sau khi Phật diệt độ, chúng ta đã thể hiện trọn vẹn tư tưởnghành vi đức hạnh nầy được chăng; mỗi người trong chúng ta nên tự nhìn lại chính mình.

 Ðiểm thư hai - Rõ ràng là trong một đoàn thể mà không có cao thấp, tính theo hạ lạp, mà bạ đâu ngồi đấy, thì chẳng khác nào một phiên họp chợ của những người ngoại đạo. Nếu không có sự hòa đồng trên dưới thì chánh pháp sẽ khó mà tồn tại lâu dài.

 Ðiểm thứ ba - Phải cung kính giáo pháp của Phật dạy. Ai hiểu được pháp, tức là người ấy hiểu được Phật; ai hiểu được Phật, người ấy sẽ hiểu được pháp. Ðó là pháp Duyên Sanh. Phải tuân theo giới luật và không làm ngược lại những quy chế của Phật đã dạy. Người nào đi ra ngoài tinh thần giới luật, tức người ấy sẽ không được bảo hộ.

 Ðiểm thứ tư - Trong xã hội nào từ xưa đến nay cũng vậy, người có năng lực trí tuệlòng từ đối với muôn loài thì người ấy phải luôn được tôn trọng và đề cao. Người ta không đề cao cái ác mà luôn ca ngợi cũng như xiển dương cái thiện. Có như thế chánh pháp mới không bị suy thoái và lớn nhỏ mới hòa thuận với nhau.

 Ðiểm thứ năm - Mỗi người phải tự mình hộ trì chánh niệm trong khi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong 4 oai nghi ấy phải luôn luôn giữ gìntỉnh thức thì chư Thiênloài người sẽ bảo hộtôn kính. Bằng ngược lại thì chánh pháp sẽ không tồn tại được lâu dài.

 Ðiểm thứ sáu - Các vị Tỳ Kheo không bị chi phối bởi sự khát ái. Bởi lẽ tình yêu là sợi dây ràng buộc, là muối mặn; càng uống vào càng khát thêm và cơn đã khát không có cuối cùng. Do vậy Tỳ Kheo phải biết dừng đúng lúc. Nếu không thì chánh pháp sẽ khó mà tồn tại lâu dài.

 Ðiểm thứ bảy - Phải cung kính những bậc Trưởng Thượng, sau đó mới đến mình; quyết không có tâm tham lam danh lợi. Vì danh lợi là môi trường của thế gian, chứ không phải của người tu hành. Người tu hành mục đíchgiải thoát sanh tử; chứ không phải vì lợi dưỡng của thế gian. Nếu không làm vậy thì chánh pháp sẽ không được tồn tại lâu dài.

 Ðọc A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A HàmTạp A Hàm) ta thấy những lời dạy thường hay lặp lại từ một đến ba lần và có những mẩu chuyện không phải do chính Ðức Phật nói, mà do Ngài Xá lợi Phất hay Ngài A Na Luật nghe xong rồi theo lời dạy của Ðức Phật tuyên nói lại cho Ðại chúng nghe. Sở dĩ có việc lặp lại nhiều lần như vậy vì:

Kẻ thượng căn thượng trí thì khi nghe xong rồi hiểu, hiểu rồi lại chứng quả ngay. Còn kẻ trung căn trung trí khi nghe xong rồi hiểu; nhưng việc hiểu ấy không đủ để chứng quả; nên phải nói lại hai hay ba lần. Còn kẻ hạ căn hạ trí thì nghe xong rồi chẳng hiểu, mà nếu có hiểu thì cũng hiểu sai ý của Phật; cho nên phải nói lại đến ba lần hay nhiều hơn thế nữa.

 Vả lại giáo lý của Ðức Phật phải trải qua 5 giai đoạn mới thành thục, nhuần nhuyễn được.

Giai đoạn đầu ví như sữa bò mới lấy được từ thân bò sữa, hãy còn thô, chưa dùng liền được. Ðiều nầy cũng giống như người mới vào ngưỡng cửa của Ðạo.

Giai đoạn hai gọi là Tô. Nghĩa là sữa ấy đã được tinh chế, đã bắt đầu nhuần nhuyễn cũng giống như người sau khi nghe pháp, bắt đầu ăn chay niệm Phật, giữ giới, làm lành.

Giai đoạn ba gọi là Sanh Tô. Nghĩa là sữa ấy đã được chế biến nhuần nhuyễn, mềm mại, thơm tho. Ý nói những người thực hành giáo pháp của Ðức Phật đã đi đến chỗ tự nhiên, không gượng ép, bó buộc.

Giai đoạn thứ tư gọi là Thục Tô. Nghĩa là sữa ấy đã thuần thục, tuyệt hảo; không chê, không bỏ đi đâu được. Ý nói người theo Phật đã rõ lý nhân quả, tội phước… tất cả đều quay về mình để tấn tu Ðạo nghiệp.

Giai đoạn thứ năm cũng là giai đoạn cuối cùng gọi là Ðề Hồ. Ðề Hồ cũng là sữa; nhưng sữa ấy đã trở thành chất ngon ngọt, bổ dưỡng, nuôi sống tự thân được. Ðây là giai đoạn hoàn toàn thuần thục của người tu giải thoát; giống như lụa đã thành hình. Tơ ấy là con tằm, dâu, kén, nhộng; nhưng tơ là kết quả của những giai đoạn đã được gạn lọc như trên và ở đây sữa cũng vậy. Nếu người xuất gia hay tại gia tu theo giáo pháp của Ðức Phật mà hành trì miên mật và nhuần nhuyễn như những giai đoạn của sữa và lụa như trên thì ai trong chúng ta cũng sẽ có được những thành quả của tự thân thật là tuyệt vời.

Hình ảnh của những vị Cư sĩ đối với các vị Tu sĩ ở các xứ Nam Phương Phật Giáo vẫn còn gìn giữ được truyền thống như thời Phật còn tại thế. Ví dụ như tại Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Tích Lan, Miến Ðiện v.v… khi Vua Chúa, Hoàng Hậu, Ðại Thần đi ngang qua Chư Tăng, Chư Tăng không cần phải đứng dậy để tiếp rước, đón chào, mà ngược lại những vị nầy tỏ dấu hiệu cung kính, quỳ xuống hay cúi thấp mình xuống để đảnh lễ Chư Tăng. Ðây là một hình ảnh đẹp mà những xứ Nam Phương đã giữ gìn truyền thống ấy kể từ khi Ðức Phật còn tại thế cho đến ngày nay.

Trong khi đó các xứ Bắc Tông Phật Giáo bị biến chất không ít. Có những Chư Tăng, Ni đang đảm trách những chức vụ của thế quyền. Do vậy khi những quan chức cao cấp hơn đến trước, phải đón tiếp, mời chào và phải tỏ rõ thái độ cũng như sự cung kính của một thuộc hạ. Như vậy hình ảnh chiếc y vàng của một chiến sĩ giải thoát không còn giữ nguyên giá trị nguyên thủy nữa. Nếu chúng ta không biết quay về với giới luật. Quả thật việc nầy về sau nữa sẽ dẫn tiếp những thế hệ kế thừa đi về đâu?

Mỗi tháng chúng tăng bố tát 2 lần hay sau mùa An Cư Kiết Hạ có ngày lễ Tự Tứ. Ðây là những cơ hội để Chư Tăng, Ni tự nhìn lại bản thân mình để thúc liểm thân tâmnỗ lực hành trì trong việc gìn giữ giới thân huệ mạng của người xuất gia. Kể từ năm 1995 trở lại đây đã có những nhu cầu và những sự thôi thúc để Tăng Ni Việt Nam đang sống tại Hải Ngoại thành lập những tổ chức, đoàn thể để chỉ làm những việc của Tăng như đã được trình bày; chứ không có một ý nghĩa nào khác; nhằm nâng cao cũng như củng cố nội bộ của Tăng Già. Ðây là hình ảnh đẹp nhất để nối truyền lời dạy của Ðức Phật tự ngàn xưa cho đến ngày nay và những thành quả ấy được thể hiện qua các khóa an cư, bố tát; các khóa tu học Phật Pháp được tổ chức tại các châu lục cũng như những cái mốc của lịch sử Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại như sau:

- Năm 1995 Tổ chức Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại được hình thành tại chùa Viên Giác Hannover - Ðức quốc do Ðại Hội toàn thể Chư Tăng Ni của GHPGVNTN Hải Ngoại thành lập.

- Năm 2007 Tổ chức Về Nguồn I tại chùa Pháp Vân, Toronto, Canada.

- Năm 2008 Tổ chức Về Nguồn II tại chùa Bát Nhã, Nam California, Hoa Kỳ.

- Năm 2009 Tổ chức Về Nguồn III tại Tu viện An Lạc, Bắc California, Hoa Kỳ.

- Năm 2010 Tổ chức Lễ Hiệp Kỵ chư lịch Ðại Tổ Sư (Về Nguồn IV) tại Tu viện Viên Ðức miền Nam nước Ðức.

- Năm 2011 Tổ chức Lễ Hiệp Kỵ chư lịch Ðại Tổ Sư (Về Nguồn V) tại chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp quốc.

- Năm 2012 sẽ Tổ chức Lễ Hiệp Kỵ chư lịch Ðại Tổ Sư (Về Nguồn VI) tại chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Ðại Lợi.

Trên đây chỉ là cái mốc của những sự kiện đã xảy ra; nhưng mục đích của Tăng Già vẫn là sự hòa hợp. Khi sự hòa hợp chưa được đồng nhất thì chánh pháp không được lâu dài. Ước gì trong chúng ta; những người xuất gia ý thức được trách nhiệmTrưởng Tử của Như Lai, thì công đức ấy thật không nhỏ.

Sau khi Tổ chức Lễ Hiệp Kỵ chư lịch Ðại Tổ Sư (Về Nguồn V) vào tháng 9 năm 2011 vừa qua tại chùa Thiện Minh Lyon, Pháp quốc, chư Tăng Ni và Phật Tử đã hòa hợp thật sự. Có nhiều buổi hội thảo thật là sâu thẳm và đầy tình người cũng như đạo vị; nhất là khi nhắc đến gương hy sinh của Bồ Tát Thích Quảng Ðức hay cái chết của cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh trong trại tù Hàm Tân do cộng sản Việt Nam giết hại vào năm 1979 và nhất là sự ra đi của cố Ðại lão Thích Huyền Quang, Ðệ Tứ Tăng Thống của GHPGVNTN mới đây là một mất mát quá to lớn, không gì có thể hàn gắn lại được. Do vậy đã có nhiều giọt nước mắt chảy dài để ngậm ngùi cho hoàn cảnh bi thương của Dân Tộc và Ðạo Pháp. Tất cả cũng chỉ vì một GHPGVNTN tại quê nhà cũng như cho người con Phật xa quê không muốn bị thế tục hóa Giáo Hội ở trong cũng như ngoài nước qua nhiều hình ảnh khác nhau; cho nên Chư Tôn Ðức mới không quảng ngại tuổi cao sức yếu và hoàn cảnh địa phương cách xa nhau, mỗi năm vân tập về một địa phương để làm nhiệm vụ của Tăng sai là vậy.

Nay Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, Viện chủ chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp quốc cũng vừa là Trưởng Ban Tổ chức của Lễ Hiệp Kỵ chư lịch Ðại Tổ Sư (Về Nguồn V) vừa rồi, muốn biên tập thành một kỷ yếu để ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong thời gian ấy; nên kêu gọi Chư Tôn Ðức Tăng Ni xa gần gởi bài vở đóng góp để tập kỷ yếu được có thêm nhiều màu sắc hơn. Do vậy tôi cũng xin tùy hỷ đóng góp bài viết nầy để nhằm thúc liễm cho chính mình và góp thêm cho tập kỷ yếu có được một tiếng nói trong nhiều tiếng nói khác.

Núi đồi Ða Bảo, vùng Blue Mountains, New South Wales, Úc Ðại Lợi cuối tháng 12 năm 2011. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4858)
Suốt cuộc trăm năm, con người ta hầu hết sống trong sự lăng xăng, có mấy ai sống được trong sự thư thái, bình an của nội tâm.
(Xem: 7010)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến con người không còn sống bình dị như ngày xưa, bởi vì nền văn minh ...
(Xem: 4452)
Chư thiên là những chúng sinh thuộc loài trời, có nhiều phước báo hơn người.
(Xem: 8681)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4594)
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn dựa trên một cơ sở đạo đức nào đó.
(Xem: 4723)
Cuộc chơi trăm năm nhưng thật ra có mấy ai chơi đủ, kẻ ngắn người dài nhưng cũng có một số ít vượt qua ngưỡng trăm năm.
(Xem: 6527)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữchúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ?
(Xem: 4575)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn)
(Xem: 4757)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.
(Xem: 5094)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập;
(Xem: 4740)
Thế là chúa xuân laị về, muôn hoa rực rỡ khoe sắc hương, biêng biếc cả một vùng ngoại phương.
(Xem: 4758)
Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy:” Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”.
(Xem: 4748)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,...
(Xem: 5286)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 4289)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình.
(Xem: 5057)
Sự tịch diệt của Đức Phật không phải là cái chết theo ý nghĩa thông thường như chúng ta hiểu, mà gọi là parinirvana (nhập-niết-bàn).
(Xem: 5161)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Xem: 3923)
Cầu mong cho Bạn và Tôi, những kẻ lữ hành đơn độc lâu nay thấy rõ sự hanh hao, giả tạm trong đời. Thấy cái li ti nhỏ nhiệm cấu thành trời đất. Thấy là mình trong tất cả ngoài kia.
(Xem: 4524)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng.
(Xem: 4622)
Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào...
(Xem: 5600)
Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”.
(Xem: 6369)
Muốn sống hạnh phúc thì phải xa lìa mộng ảo. Chứ không phải chạy theo huyễn hóa của đời. Như Phật dạy trong Kinh Bát Nhã: “Điên đảo một khi đã viễn ly, Thì Niết Bàn hiện ra ngay trước mắt.” (**)
(Xem: 4896)
Trong kiếp sống vô thường của nhân sinh là sinh, lão, bệnh tử hay có còn được mất, thành trụ hoại không đó thì đạo lại là con đường giải thoát khổ đau
(Xem: 5234)
Số người cắt giảm thịt và sữa trong khẩu phần ăn, hoặc bỏ hẳn những món này khỏi chế độ ăn uống, đang ngày càng tăng trong thập niên vừa qua.
(Xem: 4614)
Thực hành kinh điển là chìa khóa mở kho tàng Phước Trí chứ không phải phương tiện để kiếm tìm Phước Trí.
(Xem: 4690)
Chánh niệm (an trú hiện tại, nhận thức không phán xét) là một công cụ mạnh mẽ mà thanh thiếu niên có thể sử dụng để kiểm soát căng thẳng của họ.
(Xem: 5198)
Hãy suy nghĩ đi. Đây là một câu hỏi đáng để suy gẫm. Chúng ta được sinh vào thế giới loài người. Chúng ta sống một thời gian ngắn ngủi với kiếp con người.
(Xem: 5250)
Thế là thiên hạ hoảng loạn thật sự, ban đầu chỉ là Wuhan và vài nơi ở Trung Hoa, giờ lan tràn ra cả trăm quốc gia, khắp cả năm châu, nhiều ổ dịch mới như:
(Xem: 6262)
Giới là một trong ba môn học vô lậu của Giới, Định và Tuệ chỉ có trong giáo pháp của Đức Phật thường được hiểu là Giới hạnh và...
(Xem: 5467)
Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà có khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.
(Xem: 4294)
“Biết Pháp” có nghĩa là biết sự thật. Pháp nằm ở đâu? Không xa chút nào. Sắc Pháp ở đâu? Có sắc pháp bên trong ta không? Có danh pháp (tâm pháp) bên trong ta không?
(Xem: 5309)
Đứng trước tật bệnh, bậc thánh thì chánh niệm tỉnh giác xem chúng chỉ thuần là thân bệnh như những gì nó đang diễn ra, còn người phàm ...
(Xem: 4991)
Theo tinh thần nhà Phật, sinh tửđại sự, vì vậy, Đức Thế Tôn có mặt trên cõi đời không ngoài mục đích giải quyết tử sanh cho nhân loại.
(Xem: 4468)
Trí tuệ được xem là nền tảng căn bản và quan trọng nhất của Đạo Phật, Đức Phật dạy con người hãy nhìn nhận thế giới quan bằng con mắt tuệ giác.
(Xem: 4901)
Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.
(Xem: 5038)
Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn đang lưu trú gần Rajagaha (tiếng Phạn là Rajagriha, là kinh đô của xứ Magadha/Ma-kiệt-đà, ngày nay là thị trấn Rajgir, thuộc bang Bhihar), tại tịnh xá Trúc Lâm
(Xem: 4519)
Tất cả khuôn khổ văn hóatôn giáo là sự biểu đạt kinh nghiệm và, ngược lại, nuôi dưỡng phương thức đặc biệt của sự nhận thức thực tạigiải thích kinh nghiệm
(Xem: 4904)
Sống trên cuộc đời này thì ai cũng mang trong mình một niềm tin. Niềm tin là một trạng thái hoạt động của tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nghiệm cũng như đời sống siêu nghiệm.
(Xem: 4217)
Chìa khóa của Thiền, theo lời Đại sư Sekkei Harada, là quăng bỏ nó [chìa khóa] đi. Bất kể nó quan trọng cỡ nào, hãy cứ quăng bỏ nó đi.
(Xem: 5674)
Tu đạo hay hành đạo là tu lục độ vạn hành, giữ tam quy, ngũ giới, lấy giới luật làm thầy, lấy kinh sách làm tông chỉ, lấy...
(Xem: 3672)
Bài viết duy nhất trên một tạp chí học thuật chính thống của Việt Nam nói về vị Hòa thượng từ mấy chục năm nay vẫn bị coi là phần tử chống Đảng sừng sỏ
(Xem: 4731)
Có câu: “người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về”; thật vậy, đó chính là nẻo về của Tâm.
(Xem: 4137)
Xét theo thời gian, nghiệp có cũ và mới. Nghiệp cũ được gây tạo trong quá khứ xa hoặc gần, có tính thụ động.
(Xem: 5580)
Đọc câu văn trên bằng chữ Hán, có nhiều người sẽ hiểu đại khái là: Vô thường già bịnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác….
(Xem: 4407)
Dù đi đâu, về đâu, mái chùa vẫn là nơi nâng đỡ cho bước chân của bạn, nơi chấp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa của bạn.
(Xem: 4289)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này.
(Xem: 4246)
Ở trong vùng có một bà Sinh con một đứa rất là mừng vui Nhưng rồi mẹ muốn đủ đôi Muốn thêm đứa nữa cho đời tươi thêm
(Xem: 4384)
Ngài Ajahn Chah dạy chúng ta luôn phải nhớ rằng mình là người xuất gia (samana)[1]. Chúng ta đã bỏ cuộc sống thế tục lại phía sau để đổi lấy một cuộc sống với quyết tâm đạt được bình an, giác ngộ.
(Xem: 5129)
Cố bước nhẹ trên con đường đầy rẫy chông gai, nó như muốn ngã quỵ thoi thóp trong từng hơi thở.
(Xem: 5362)
Góp phần bàn luận về ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo, nay xin dẫn Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), phẩm Tương ưng thôn trưởng để phân tích về vấn đề này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant