Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tương Lai- Cơ Hội - Thách Thức Cho Ni Giới Việt Nam Tại Hải Ngoại

12 Tháng Bảy 201806:03(Xem: 7134)
Tương Lai- Cơ Hội - Thách Thức Cho Ni Giới Việt Nam Tại Hải Ngoại

TƯƠNG LAI- CƠ HỘI - THÁCH THỨC cho NI GIỚI VIỆT NAM tại HẢI NGOẠI


(Thích Nữ Giới Hương)



Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni,

Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăngSư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hươngđại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại.

Nam Mô A Đi Đà Phật

tuong lai

Trường Hạ Ni Giới Chùa Điều Ngự, Cali

  1. QUÁ KHỨ

Nhìn vào quá khứ, cách đây 2600 năm, thánh tổ Ni Kiều Đàm Di (Đại Ái Đạo) dẫn 500 cung nữ vượt quãng đường rất xa để xin Phật cho xuất gia.

Tâm nguyện chí thành, ý chí nghị lực và lòng khát ngưỡng giới pháp của tổ đã làm rúng động trái tim tôn giả A-nan và ngài đã thiết tha xin Đức Phật cho Nữ giới xuất gia.

Căn cứ vào lòng kiên định, bản lĩnh và năng lực của nữ giới, Đức Phật đã đồng ý cho phép người nữ được dự vào hàng ngũ tăng già và thọ đại giới Tỳ kheo ni với việc trì giữ Bát kính pháp để bảo hộ đời sống thanh tịnh cho ni đoàn.

Đây là cuộc cách mạng mang tầm vóc lịch sử của nhân loại, vì Đức Phật đã đưa nữ giới ngang hàng với nam giới trong một xã hội Ấn độ, nơi mà nữ nhi thường cho chỉ là thế yếu.

Ni giới hôm nay và mãi mãi về sau, luôn trân kính và tri ân Tổ Ni Kiều Đàm Di Mẫu, Tôn giả A-nan và đặc biệt niệm ân sâu sắc Đức Thế Tôn Từ phụ đã thương tưởng hàng nữ giới.

Sau khi Ni đoàn được thành lập và sau khi Đức Phật nhập Niết bàn khoảng hơn 200 năm, Tỳ kheo ni Tăng Già Mật Đà là con gái của Vua A-dục đã đến Tích Lan đã độ cho phu nhân A-Nậu-la cùng 1500 người nữ xuất gia và các ngài tuần tự chứng quả A-la-hán... Rồi theo thời gian qua con đường tơ lụa, Ni đoàn được truyền qua nhiều nước Châu Á, Trung Hoa rồi đến Việt Nam và Hoa Kỳ, cho đến hôm nay ni giới chúng ta gặp nhau tại Trường hạ.

  1. HIỆN TẠI

Phật giáo Việt Nam tại Mỹ tạm được 43 năm hay 43 tuổi, nếu tính từ năm 1975. Tăng đoàn và Ni đoàn của nhiều giáo hội cũng được thành lập từ đó. Tuy nhiên, có thể nói từ những năm mới đây với sự ủng hộ thúc đẩy của tăng đoàn, ni giới đã bắt đầu hợp tác, liên kết sinh hoạt và khởi sắc. Trong mỗi ni viện, mỗi chùa, chư ni đã thể hiện hạnh nguyện tu tậpcông năng hoằng pháp của mình, cụ thể như:

  1. Giữ gìn oai nghi tế hạnh
  2. Trì tụng giới tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di ni mà mình đã thọ trì
  3. Thể hiện tinh thần kính Phật trọng tăng
  4. Vâng giữ Bát Kính Pháp
  5. Tụng kinh, hướng dẫn khóa tu, khóa thiền, các đại lễ Vu Lan, Phật đản, Bát quan trai, niệm Phật, giảng dạy... tại bổn tự, các chùa khác và cộng đồng.

Như vậy, ni giới đang phát huy vai trò của mình đem ánh sáng Phật pháp vào xã hội, thể hiện đức từ bi-trí tuệ và tinh thần tự giác-giác tha của những người con gái của Đức Phật. Với ý chí mạnh mẽ, chư Ni mạnh dạn đứng ra lãnh nhiệm vụ, cùng với chư tăng chia sẻ gánh nặng Phật sựđào tạo tăng tài. Có thể nói Ni giới đang trong quá trình hoạt động để khởi sắc và để duy trì đạo nghiệp của Đức Từ phụ. Đây là một điểm son đáng nhớ ghi vào trang sử PGVN tại hải ngoại.

  1. ƯU ĐIỂM

Ni giới có nhiều ưu điểm để thăng tiến:

  1. Giới tính nam nữ, tăng ni không làm rào cản trong hạnh nguyện tự giácgiác tha. Nhiều sư bà, quý ni trưởngni sư, sư cô mang thân ni giới mà vẩn có thể cùng đại tăng hoằng pháp lợi sanh và độ rất đông chúng xuất giatại gia.
  2. Người nữ vốn bản tánhhiền thục, mềm mỏng, dịu dàng, chịu đựng, đãm đang và bền bỉ, nên có thể giúp ni giới dễ tiếp cận Phật phápcảm hóa chúng sanh.
  3. Với ý chí mạnh mẽ, cương quyết và tự tin, ni giới có thể chia sớt gánh nặng với đại tăng trong việc nâng đỡ, dìu dắt chư ni cũng như đào tạo Ni tài để duy trì gia phong của Đức từ phụ. Chư tôn thiền đức ni tại hải ngoại như Sư Bà Đàm Lựu (Chùa Đức Viên, San Jose, Cali), Sư bà Diệu Từ (Chùa Diệu Quang, Santa Ana, Cali), Sư Bà Nguyên Thanh (Chùa An Lạc, San Jose, Cali), Sư bà Diệu Hòa (Chùa Dược Sư, Santa Ana, Cali), sư bà Giác Hương (Chùa Vạn Hạnh, Settle), Ni sư Như Ngọc (Chùa A Di Đà, Cali), Ni trưởng Giới Châu (Chùa Quang Minh, Colorado), Ni sư Nguyên Thiện (Chùa AN Lạc, Indiana), Ni sư Như Phước (Chùa Đức Viên, San Jose), Ni sư Thanh Lương (Chùa Viên Thông, Texas), Ni Sư Tịnh Quang (Chùa Quan Âm, Redlands, Cali)... là những bậc xuất trần thượng sĩ đã cùng với đại tăng truyền diệm tục đăng tiếp chúng độ ni.
  4. Quý sư bàni trưởng thường khuyên chư ni làm việc phải dành thời gian an tĩnh, hầu củng cố nội lực để ra phụng sự chúng sanh thì sẽ tránh nhiều lỗi lầmviệc làm sẽ trở thành Phật sự.
  5. Ni giới nhiều vị đã xóa tan tư tưởng mặc cảm tự ti, không để những tư tưởng “chuyển nữ thành nam” hay áp lực trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến ngày xưa làm chủ lấy mình.
  6. Ni giới nhiều vị đã chuyển hóa tư tưởng “an phận thủ thường” (vì cho rằng tất cả đã có chư tăng, quý sư bà hay ni trưởng lo liệuquyết định) mà nhiều chư tôn thiền đức ni với nhiều nhiệt huyết, tích cực dấn thân trong việc xây dựng và bồi đắp cho ni đoàn.

Hình ảnh chư tôn trưởng lão Ni luôn là những khuôn mẫu mô phạm xuất thế độ sanh cho hàng hậu học ni giới chúng ta khát ngưỡngtu học. Sự dấn thân hành đạo, đem Phật pháp vào xã hội tựa như gỗ chiên đàn, khiến hương thơm trí tuệ, tài nănglòng từ bi của các ngài đã lan tỏa và đã làm rạng danh cho hàng Thích Nữ nói riêng và Phật giáo nói chung.

 

tuong lai 1

(Ba thuyết trình viên từ trái sang phải:

Sư cô Nhật Hạnh, Sư bà Nguyên ThanhNi sư Giới Hương)

 

  1. THÁCH THỨC – CƠ HỘI

Trong lịch sử nhân loại, đạo Phậttôn giáo đầu tiên đã đề cập đến sự bình đẳng giữa nam-nữ, trong khi đó có nhiều quốc gia ở Châu Á hay Trung Đông có xu hướng trọng nam khinh nữ, nên nữ giới thường bị coi nhẹ, đánh giá không cao, ít có ảnh hưởng, không được giữ chức vụ, chỉ lo bếp núc và sai việc vặt... Hoa kỳ là đất nước nổi tiếng với câu “Lady first” (phụ nữưu tiên số một), nên ni giới được ưu tiên đứng lên cùng đại tăng, chung xây ngôi nhà Phật pháp.

Tại hải ngoại, ni giới đang đối diện với hiện tượng tiếp biến văn hóa (acculturation) hay đa văn hóa (multi-culture). Một ni đoàn thuần việt sẽ giảm để trở thành một cộng đồng ni giới pha trộn văn hóa (cultural hybridity) Việt-Mỹ,  Việt-Úc, Việt-Đức, Việt-Canada... Như chiếc xe hơi chạy bằng nửa điện, nửa xăng thì gọi là hybridity car. Để tồn tại và phát triển Phật giáo trong cộng đồng đó, ni giới phải thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và hòa Phật pháp với văn hóa bản địa đó.

Được sống và tu học tại đất nước Hoa Kỳ là một phước duyên mà nhiều người mơ đến. Về mặt nâng cao kiến thức, các trường đại học, cao đẳng Mỹ sẵn sàng chu cấp học bổng (financial aids và scholarship) nếu chư ni chịu khó học và theo đuổi chí nguyện.

Hoa kỳ là một đất nước tự do, thịnh vượng với nền giáo dục hiện đại và khoa học kỹ thuật tiến bộ. Qua mạng nối kết facebook, internet online, chẳng những Phật giáo, tôn giáo mà các nghành khác cũng đang xít lại gần nhau... đang có xu thế hội nhập quốc tế lẫn nhau. Nếu chư ni biết ứng dụngthích ứng thì nó sẽ là một công cụ hữu hiệu trong sứ mệnh hoằng pháp qua online.

Ni giới tại hải ngoại có nhiều thách thức và chông gai trước mắt để tồn tại (dụng công nhiều hơn so với ni giới Việt Nam tại Việt Nam). Ni giới tại hải ngoại cũng có nhiều cơ hội và tương lai trước mắt nếu chúng ta chịu khó dấn thân, hòa đồng và tìm cách sinh tồn cũng như phát triển.

Ni giới sẽ làm được việc này để phát huy trọn vẹn vai trò của mình bởi lẽ ni giới có nhiều ưu điểm: dịu dàng, mềm mỏng, chịu khó, duy trì, chịu đựng, vượt khó để thành tựu, chân cứng đá mềm, có công mài sắt có ngày nên kim...

Chúng ta không chỉ liên kết với các ni đang hiện diện tại trường hạ này để duy trì giới-định-tuệ chung xây ngôi nhà ni giới, mà chúng ta còn phải có bổn phận liên kết các ni người Mỹ gốc Việt mà không biết nói tiếng Việt, chỉ biết tiếng Anh. Ni giới phải thuyết pháp bằng tiếng Anh cho thế hệ trẻ Việt-Mỹ, cho người dân Mỹ địa phương tới chùa học đạo... Tuy nhiên để hoàn thành sứ mệnh này, ngoài vốn liếng sinh ngữ (một dụng công mới), ni giới cần phải có nội lực, công phu tu tập thì khi thuyết pháp sẽ chuyển tải được năng lượng Phật pháp đó đến thính giả. Nếu chỉ cần Anh ngữ, thì người dân Mỹ bình thường cũng có thể làm được. Điểm cần ở giảng sưnăng lượng kinh nghiệm, năng lượng tu tậptruyền đạt... và cả ngôn ngữ truyền đạt.

SAKYADHITA

Xin mạn phép đưa ra một ví dụ điển hình

Sakyadhita là Hội Những Người Con Gái của Đức Phật, một liên hội phụ nữ trên khắp thế giới. Một hiệp hội đa văn hóa, không phân biệt màu da, địa vị xã hội, tôn giáotrình độ giáo dục, vv... Hội này đã và đang được thế giới biết đến dưới sự lãnh đạo của Ni sư Tsomo, người Mỹ, tại San Diego. Số thành viên mạng nối của hội hơn cả 10 ngàn người.

Hội Sakyadhita cũng là một mạng nối giữa các ni Phật giáo thuộc nhiều hệ phái, nhằm nâng cao: vị trí, vai trò của ni giới, đẩy mạnh sự hòa hợp của ni đoàn, thúc đẩy tu tập chuyên sâu kinh-luật-luận, từ thiện xã hộithúc đẩy nghiên cứu, xuất bản những chủ đề liên quan đến ni giới. Đây là một mô hình sự phát triển Ni giới Phật giáo trên toàn thế giới từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Trở lại Ni giới Việt Nam tại hải ngoại, phạm vi Ni giới của chúng ta nhỏ hơn, có thể bước đầu chỉ giới hạn Ni giới trong cùng một giáo hội, nên nhu cầu đòi hỏi chúng ta sẽ ít hơn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều thử thách như trên đã trình bày và tạm thời xin đưa ra vài kiến nghị để xây dựng Ni đoàn trong hiện tại và tương lai như sau:

  1. ĐỀ NGHỊ TƯƠNG LAI
  2. Vâng giữ Bát kính pháp vì đây là một phương cách tuyệt vời để nâng cao, tăng trưởng giá trị của một vi ni đạo hạnh. Chư tăng hay quý Phật tử nhìn vào cốt cách khiêm cung của một vị ni sẽ phát sanh thêm lòng kính trọngđiều phục được tâm của người đối diện
  3. Tinh thần “tôn sư trọng đạo” cần được nâng cao trong hàng ngũ ni giới
  4. Nghiêm thân tiến đạo tu học, giữ gìn oai nghi giới luật và phép tắc của thiền môn
  5. Nửa tháng tụng giới luân phiên ở mỗi chùa trong địa phương
  6. Tổ chức khóa chuyên sâu về kinh, khóa tu, khóa niệm Phật
  7.  Tổ chức lớp bồi dưỡng luật cho chư ni
  8. Qúy sư bà và chư Ni lãnh đạo với kiến thức cao rộng, đạo hạnh thâm sâu, nên kêu gọi và thúc đẩy ni giới, đứng lên, dấn thân, từ bỏ tư tưởng mặc cảm tự ti, cách sống khép kín để hòa cùng đại cuộc, cùng với chư tăng chung xây ngôi nhà Phật giáo VN tại hải ngoại, để đóng góp cho Phật giáo hay cụ thể Giáo Hội có nhiều điểm son tốt đẹp.
  9. Giáo hội và quý ni trưởng cần có đối sách kịp thời trong việc sử dụng nhân tài một cách hợp lý, để tất cả chư ni thấy được trọng trách của mình đối với Phật pháp. Ni giới nên thực hiện chí nguyện, phát huy vai trònhiệm vụ trong các lãnh vực mà đất nước Hoa Kỳ hay nói chính xác cộng đồng Việt-Mỹ đang mong muốn ni giới chúng ta đóng góp.
  1. Khuyến khích truyền cảm hứng để chư ni nghiên cứusáng tác, viết về cách hướng dẫn của Đức Phật đối với ni giới, công đức của chư tôn thạc đức ni đối với xã hộiđời sống tu viện... để thế giới biết đến vai trò, hiện hữu và sự đóng góp của ni giới.
  2. Có nhiều đất dụng võ vì nhiều websites (như website: www.huongsentemple.com của Chùa Hương Sen, Perris, Cali) sẳn sàng đăng và chờ đợi các sáng tác của ni giới. Các  Tổng Vụ Ni bộ nên tạo một website cho Ni giới Vietnam tại Hải ngoại để đặc biệt cho các sinh hoạt của chuyên giới Ni với nhau.
  3. Tạo một mạng xã hội liên kết các ni với nhau, đặc biệt các ni trẻ có nhiệt huyết dấn thân... thăm hỏi, tương thân, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau và chia sẻ các hoạt động Phật sự giữa các chùa với nhau (chưa dám nói đến toàn cầu, chỉ dám nói đến các ni cùng chung giáo hội với nhau, cùng chung lý tưởngý thức hệ). Tăng cường sự tương tác hoằng pháp qua mạng giữa ni giớiPhật tử. Điều này giúp trình độ Phật phápứng dụng Phật pháp trong xã hội sẽ được nâng cao trong ni giới.
  4. Nên có các khóa hành trì bằng tiếng Anh, tạo thư viện kinh sách trực tuyến, hướng dẫn và truyền tải thông tin tu học online. Không ngừng đổi mới và hiện đại hóa phương cách hoằng pháp cho phù hợp với đất nước Hoa Kỳ.
  5. Tham gia kiến thức thế học như văn hóa, công nghệ, vi tính, y tế, xã hội, pháp luật... nâng cao nội và ngoại điển.
  6. Đào tạo Ni giới giàu năng lượng tu tập, có kinh nghiệm trong hành trì, giảng dạy trong và ngoài nước, trong và ngoài bổn tự, thuyết trình một cách mạch lạc và sâu sắc, để trở thành những giáo phẩm, những lãnh đạo sáng ngời của Phật giáo.

Thúc đẩy sự phát triển của ni giới tại hải ngoại, địa phương và đất nước mà Phật đã bổ xứ theo nhân duyên của mỗi chúng ta để ni giới có thể phát huy vai trò của mình mà Đức Phật, chư tổ và giáo hội đã kỳ vọng.

Theo Dr. Christie trong cuốn When Buddhist Women Meet (Taiwain University, 2000) trên thế giới hiện nay có hơn 300 triệu nữ Phật giáo. Đó là một lực lượng hùng hậu để mang lại một thế giới tốt đẹp hơn. Nếu các phụ nữ này đoàn kết lại, không tách rời xã hội,  trong hoạt động xã hội từ bi và môi trường tu tập đạo hạnh thì họ có thể trở thành một lực lượng quan trọng cho sự biến đổi toàn cầu.

Với sự lớn mạnh và những giá trị của ni bộ, ni giới sẽ là những nhân tố tích cực đóng góp cho những thành đạt của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Ni giới đóng một vai trò quan trọng cùng với chư tăng xây dựng một xã hội Phật giáo Mỹ-Việt tốt đẹp. Bằng cách này, Ni giới đã, đang và sẽ xây dựng chỗ đứng của mình trong lòng xã hội Việt-Mỹ và sẽ là một sự kết nối tích cực ở cấp độ toàn cầu để nuôi dưỡng tâm linh vì lợi ích của tất cả trên toàn thế giới.

 

Mùa Kiết Hạ An Cư, ngày 26/06/2018

Kính tường,

Thích Nữ Giới Hương

(huongsentemple@gmail.com)

 

tuong lai 2 tuong lai 3

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7021)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên), Bà tính tình tham lam,độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi...
(Xem: 6693)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên ...
(Xem: 6308)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹcông ơn ...
(Xem: 7122)
Bút Phật không thủ chấp Mà vẫn ngát tâm hương Trong muôn ngàn ý tưởng Toả sáng lẽ Chơn Thường .
(Xem: 5195)
Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền.
(Xem: 5320)
Nhiều người biết thầy Minh Đạo là một nhà thư pháp có nét chữ phóng khoáng với những phong cách đặc thù không lẫn với ai được.
(Xem: 5050)
Nguyên tác: Preparing to Die; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 9193)
Người tu hành lấy Nhẫn nhục làm sức mạnh. Nhẫn nhục là nhẫn về thân, khẩu, ý.
(Xem: 7515)
“Về đâu, khi giông bão?” chính là câu hỏi cho cơn bão tâm, âm thầm mà cực kỳ dữ dội!
(Xem: 5572)
Chủ nhật, 27 tháng 5, vợ chồng và con chúng tôi cùng bốn người bạn đến Chùa Hương Sen dự lễ Phật Đản. Đây là lấn đầu tiên chúng tôi đến Hương Sen.
(Xem: 10804)
Tu là để SốngTỉnh Thức, và sống tỉnh thứclối sống thoát ly khỏi thân phận của ếch ngồi đáy giếng, tù đó có được tự dohạnh phúc thực thụ.
(Xem: 4115)
Lý do đơn thuần chỉ vì việc học; nên chư Tăng Ni kẻ đến người đi, suốt một thời gian dài như thế, nay mới là thời điểm bắt đầu cho việc hoạt động phật sự tại đây trở thành nề nếp, quy cũ.
(Xem: 9597)
Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
(Xem: 4874)
Nguyên bản: Liberation from Fear; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6731)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống.
(Xem: 4936)
Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma đã viết mười bảy thi kệ mà người Tây Tạng thường tập trung quán chiếu trong đời sống hàng ngày về sự chết. Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 7555)
Văn nghệ trong khoá tu học Phật pháp Âu Châu lần thứ 30 năm 2018
(Xem: 4152)
Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này.
(Xem: 5576)
Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng.
(Xem: 4477)
Thượng võ, có nhiều nghĩa. Trong danh từ, nghĩa đơn giản là đề cao, ưa thích võ thuật. Nhưng tĩnh từ, có nghĩa là tâm hồn cao thượng của người đã sống được võ đạo, nghĩa là tử tế, công bằng, không gian lận.
(Xem: 6652)
Những gì không phải của mình thì nên buông hết, chẳng nên nắm giữ làm gì, buông hết mới được an vui.
(Xem: 6261)
Chúng tôi rất ngạc nhiên vì trong khi nghiên cứu, đối khảo kinh điển Phật giáo từ Pāli và Hán tạng, đã phát hiện nhiều trường hợp tương đồng giữa ngôn ngữ Pāli và tiếng Việt.
(Xem: 5711)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?”
(Xem: 7200)
Người học Phật hẳn ai cũng từng nghe biết thuật ngữ vô minh, nghĩa đensi mê, tối tăm. Ngược lại với vô minh là minh, tức tuệ giác, sáng tỏ.
(Xem: 8549)
Theo như lời dạy thì trong bất cứ một hoàn cảnh nào, dù có thể là ngay giữa những khó khăn hay khổ đau, chúng ta cũng vẫn có thể tu tập được.
(Xem: 5200)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình.
(Xem: 4818)
Thật là niềm vinh dự và nỗi vui mừng lớn lao cho tôi khi gặp lại anh chị em là những người đã từng một thời có duyên lành khoác chiếc Áo Lam và cài Hoa Sen Trắng lên người tại các trại tị nạn Đông Nam Á cách nay hơn 30 năm trong hành trình đi tìm tự do đầy gian nan và nguy khốn.
(Xem: 4358)
Ca dao Việt Nam có câu “Không Thầy đố mày làm nên” cũng là mang ý nghĩa đó. Học đời còn phải cần một vị Thầy giáo, một vị Cô giáo hướng dẫn, huống chi là học Đạo?
(Xem: 4059)
Lãnh đạo có lẽ không cần phải học đòi chiêu thuật chính trị nào để an dân, mà chỉ cần nuôi lớn và biểu hiện lòng thương của cha mẹ, chân thành dành cho muôn dân.
(Xem: 6275)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi.
(Xem: 6198)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm PhậtTrì Danh Niệm Phật.
(Xem: 5789)
Có thể phiên âm Xishuangbanna là Tây Song Bản Nạp, và Dai là chỉ về sắc tộc Thái. Prefecture là đơn vị hành chánh được cai trị theo...
(Xem: 6837)
Chánh niệm có nghĩa là phải giành sự chú ý, với lòng tử tế và kiên nhẫn, với những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài của bạn ngay bây giờ.
(Xem: 6805)
Sư bà Nguyên Thanh thế danh Lê Thị Quan, sanh năm 1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con...
(Xem: 4522)
Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ.
(Xem: 5203)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi quachúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn.
(Xem: 6260)
Chết rồi về đâu? Sinh ra, rồi chết, rồi tái sinh… mãi vô lượng kiếp như thế. Bạn muốn tìm hiểu về các chặng đường luân hồi?
(Xem: 5515)
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừnăm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâmtriền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành,
(Xem: 8736)
Mùa xuân tôi trở về. Khu vườn chùa vàng rực một màu mai. Sư phụ bảo mai ra hoa nhiều và rạng rỡ hơn mọi năm là để bày tỏ chút tình với người phương xa.
(Xem: 5519)
Tại Sao Chúng Ta Không Dạy Bạn Chánh Niệm? Why Aren't We Teaching You Mindfulness? AnneMarie Rossi, Chuyển Ngữ: Tâm Thường Định
(Xem: 4790)
Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua (1979-2019) - Thích Như Điển
(Xem: 5037)
Chùa vắng, là nói chùa không có tăng sĩ. Đặc khu là nói về Xishuangbanna Dai Autonomous Prefecture ở vùng cực nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(Xem: 11543)
Sau thời tụng kinh sáng, bà Hậu ra sân đi dạo và ngắm đàn chim trời tung mây lướt gió. Như mọi lần, bà nhìn ...
(Xem: 5674)
Nói lời hòa ái, không tranh cãi (khẩu hòa vô tranh) là hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 6356)
Nhận trọng trách nuôi dưỡng Thái tử Sĩ Đạt Ta, Mahàpajàpati- Gotami không biết mình đã là Di mẫu của một vị Phật tương lai.
(Xem: 7487)
Hai nhiêu năm bỗng lại nhiệm màu Trả nợ một lần trong cõi đời nhau Hai mươi năm vẫn là thuở nào Trả nợ một lần quên hết ngày sau
(Xem: 9309)
A! Chú Cá phóng sanh trở về rồi kìa. Bà con ơi.
(Xem: 6410)
Theo giáo lý Cộng nghiệp, người dân ở trong một nước có cộng nghiệp với nhau. Nếu mỗi người đều tạo nghiệp tốt thì nhà nhà hạnh phúc an vui,
(Xem: 7106)
Cuộc sống yên bình của dân lành thoáng chốc biến thành nỗi kinh hoàng chết chóc. Gót giày xâm lược đi qua, những ngôi làng ngập chìm ...
(Xem: 8189)
Phòng hộ các căn là pháp tu căn bản khi người tu đối duyên xúc cảnh. Nhất là đối với những duyên trần đẹp đẽ, khả ái, ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant