Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Biết Rõ Việc Đang Làm

25 Tháng Bảy 201805:06(Xem: 8547)
Biết Rõ Việc Đang Làm
Biết Rõ Việc Đang Làm 

Nguyễn Duy Nhiên
 
Biết Rõ Việc Đang Làm

Trong bài kinh Tứ niệm xứ, Bốn lãnh vực quán niệmđức Phật có dạy cho chúng ta cách thực tập chánh niệm như sau,


   “Khi đi, vị khất sĩ lại cũng ý thức rằng mình đang đi; khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng; khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi; khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, vị ấy cũng ý thức được về tư thế ấy của thân thể…

    Khi đi tới hoặc đi lui, vị khất sĩ cũng biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn trước nhìn sau, cúi xuống, duỗi lên, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi mặc áo, mang bình bát, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi ăn cơm, uống nước, nhai thức ăn, nếm thức ăn, vị ấy cũng chiếudụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi đại tiện, tiểu tiện, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, hoặc im lặng, vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm.”

    “Furthermore, when going forward and returning, he makes himself fully alert; when looking toward and looking away... when bending and extending his limbs... when carrying his outer cloak, his upper robe, and his bowl... when eating, drinking, chewing, and savoring... when urinating and defecating... when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he makes himself fully alert.

Biết rõ việc mình đang làm

Trong đoạn kinh ấy, Phật dạy chúng ta hãy đem chánh niệm vào tất cả những việc mình làm trong đời sống hằng ngày. Ngài không bỏ ra ngoài bất cứ một việc làm nhỏ nhặt nào hết, thận trọng vàchú tâm mỗi khi làm một gì, dù có tầm thường đến đâu, “vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm”, he makes himself fully alert.

Theo như lời dạy thì trong bất cứ một hoàn cảnh nào, dù có thể là ngay giữa những khó khăn hay khổ đau, chúng ta cũng vẫn có thể tu tập được. Vì bất cứ một việc làm nào của ta cũng có thể giúp mình tiếp xúc được lại với sự vận hành của pháp. Điều kiện giác ngộ đang có mặt ở mọi nơi chung quanh ta, nếu như ta đừng nắm bắt hay xua đuổi một kinh nghiệm nào, và chỉ cần “biết rõ việc mình đang làm” mà thôi.


Và có lẽ Phật cũng muốn nhắc nhở rằng, thật ra chúng ta đâu cần phải đợi chờ một hoàn cảnhthuận lợi, hay tìm kiếm một pháp môn đặc biệt nào, mà chỉ cần có mặt và thấy rõ những tư thế,phản ứngcảm xúc, tâm ý của mình trong mỗi việc đang làm, ngay bất cứ nơi nào mà mình đang có mặt.

Ta có thể nào luôn biết được chăng?

Nhưng chúng ta có thể lúc nào cũng “biết rõ việc mình đang làm” không? Việc ấy có thể thực hiệnđược chăng? Trong đoạn kinh trên, đức Phật kể ra tất cả những hành động bình thường trong đờisống hằng ngày. Ngài không hề nói việc làm nào là quan trọng hơn việc nào, tất cả đều cần phảiđược biết rõ như nhau.
Có lần trong một buổi nói chuyện, tôi có chia sẻ về đoạn kinh trên với mọi người. Sau đó, có một bạn đến nói rằng, nếu như trong cuộc sống hằng ngày mà ta cứ phải liên tục chú ý đến mỗi hành động chi li của mình, thì việc ấy không thực tế chút nào, mà còn là chuyện bất khả thi nữa!

Tôi nghĩ nhận xét của người bạn ấy cũng có phần nào đúng, chúng ta khó có thể nào mà cứ liên tục chú tâm đến mọi việc xảy ra.  Nếu như “Ta” lúc nào cũng cứ phải chú ý đến từng hành động, mỗi việc làm của mình, thì chắc chắn sẽ là mệt mỏi lắm.  Nhưng chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn lời Phật dạy về việc “biết rõ việc mình đang làm”,  với một cái nhìn rộng lớn hơn.

Với một thái độ buông thư và rộng mở

Các vị thiền sư thường hay nói về một cái tánh biếtknowing, sẵn có trong tất cả chúng ta.  Có lẽ là “Ta” sẽ không thể nào biết rõ hết mọi việc mình đang làm, nhưng “cái biết”, knowing, tự nó có thể làm được việc đó. Khi ta rộng mở và để yên, thì cái biết của mình sẽ phát sinh lên tự nhiênthôi. Không cần cố gắng tai ta vẫn nghe, không cần nỗ lực mắt ta vẫn thấy… Mà nhiều khi, nhữngcố gắng của ta lại thường gây nên những khó khăn và trở ngại không cần thiết, vì đó là sự dụng công của một cái Tôi, cái Ngã. Và thường khi hễ cái Ngã có mặt thì cái Biết tự nhiên sẽ vắng mặt.

Ta không thể “biết rõ việc mình đang làm” bằng một sự dụng công hay gắng sức nào, nhưng chỉ có thể bằng một thái độ buông xả và rộng mở, cho phép những gì đang có mặt được có mặt, để thấy rõ những gì đang xảy ra. Vì khi ta rộng mở ra, thì cái "Ta" của mình sẽ bớt đi năng lực kiểm soátchủ quan của nó, và nhờ vậy mà cái thấy biết của mình cũng sẽ dễ dàng có mặt hơn trong giờ phúthiện tại.

Mà thật ra ta cũng không cần trở về với giờ phút hiện tại, bởi vì hiện tại lúc nào cũng đang hiện hữu, ta có đi nơi nào khác đâu mà cần phải trở về? Vấn đề khởi lên khi “Ta” cố gắng để có mặt trong giờ phút hiện tại này. Cũng như một con cá thong dong giữa đại dương lại cố gắng trở về lại với nước, hay con chim đang bay trong không trung lại muốn tìm kiếm một bầu trời. 

Nếu như ta bớt đi sự tìm kiếm của mình thì hiện tại chỉ là một thực tại đang-là tự nhiên thôi. Hiện tạiđâu phải là một khoảng không gian hay thời gian đóng kín hay giới hạn nào, mà ta phải cố gắngmới có thể bước vào.  Chỉ cần biết buông ra thì hiện tại nhiệm mầu sẽ có mặt.

Và được như vậy rồi thì đi đến bất cứ nơi nào, hay đang ở trong một hoàn cảnh nào, ta cũng có một cơ hội để sống trong chánh niệm và tỉnh giác“when going forward and returning, he makes himself fully alert…”
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7019)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên), Bà tính tình tham lam,độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi...
(Xem: 6691)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên ...
(Xem: 6307)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹcông ơn ...
(Xem: 7117)
Bút Phật không thủ chấp Mà vẫn ngát tâm hương Trong muôn ngàn ý tưởng Toả sáng lẽ Chơn Thường .
(Xem: 5195)
Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền.
(Xem: 5320)
Nhiều người biết thầy Minh Đạo là một nhà thư pháp có nét chữ phóng khoáng với những phong cách đặc thù không lẫn với ai được.
(Xem: 5048)
Nguyên tác: Preparing to Die; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 9193)
Người tu hành lấy Nhẫn nhục làm sức mạnh. Nhẫn nhục là nhẫn về thân, khẩu, ý.
(Xem: 7515)
“Về đâu, khi giông bão?” chính là câu hỏi cho cơn bão tâm, âm thầm mà cực kỳ dữ dội!
(Xem: 5571)
Chủ nhật, 27 tháng 5, vợ chồng và con chúng tôi cùng bốn người bạn đến Chùa Hương Sen dự lễ Phật Đản. Đây là lấn đầu tiên chúng tôi đến Hương Sen.
(Xem: 10803)
Tu là để SốngTỉnh Thức, và sống tỉnh thứclối sống thoát ly khỏi thân phận của ếch ngồi đáy giếng, tù đó có được tự dohạnh phúc thực thụ.
(Xem: 4115)
Lý do đơn thuần chỉ vì việc học; nên chư Tăng Ni kẻ đến người đi, suốt một thời gian dài như thế, nay mới là thời điểm bắt đầu cho việc hoạt động phật sự tại đây trở thành nề nếp, quy cũ.
(Xem: 9597)
Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
(Xem: 4874)
Nguyên bản: Liberation from Fear; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6729)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống.
(Xem: 4935)
Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma đã viết mười bảy thi kệ mà người Tây Tạng thường tập trung quán chiếu trong đời sống hàng ngày về sự chết. Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 7555)
Văn nghệ trong khoá tu học Phật pháp Âu Châu lần thứ 30 năm 2018
(Xem: 4152)
Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này.
(Xem: 5576)
Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng.
(Xem: 4477)
Thượng võ, có nhiều nghĩa. Trong danh từ, nghĩa đơn giản là đề cao, ưa thích võ thuật. Nhưng tĩnh từ, có nghĩa là tâm hồn cao thượng của người đã sống được võ đạo, nghĩa là tử tế, công bằng, không gian lận.
(Xem: 6651)
Những gì không phải của mình thì nên buông hết, chẳng nên nắm giữ làm gì, buông hết mới được an vui.
(Xem: 6261)
Chúng tôi rất ngạc nhiên vì trong khi nghiên cứu, đối khảo kinh điển Phật giáo từ Pāli và Hán tạng, đã phát hiện nhiều trường hợp tương đồng giữa ngôn ngữ Pāli và tiếng Việt.
(Xem: 5710)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?”
(Xem: 7200)
Người học Phật hẳn ai cũng từng nghe biết thuật ngữ vô minh, nghĩa đensi mê, tối tăm. Ngược lại với vô minh là minh, tức tuệ giác, sáng tỏ.
(Xem: 5200)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình.
(Xem: 4816)
Thật là niềm vinh dự và nỗi vui mừng lớn lao cho tôi khi gặp lại anh chị em là những người đã từng một thời có duyên lành khoác chiếc Áo Lam và cài Hoa Sen Trắng lên người tại các trại tị nạn Đông Nam Á cách nay hơn 30 năm trong hành trình đi tìm tự do đầy gian nan và nguy khốn.
(Xem: 4356)
Ca dao Việt Nam có câu “Không Thầy đố mày làm nên” cũng là mang ý nghĩa đó. Học đời còn phải cần một vị Thầy giáo, một vị Cô giáo hướng dẫn, huống chi là học Đạo?
(Xem: 4059)
Lãnh đạo có lẽ không cần phải học đòi chiêu thuật chính trị nào để an dân, mà chỉ cần nuôi lớn và biểu hiện lòng thương của cha mẹ, chân thành dành cho muôn dân.
(Xem: 6269)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi.
(Xem: 6198)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm PhậtTrì Danh Niệm Phật.
(Xem: 5789)
Có thể phiên âm Xishuangbanna là Tây Song Bản Nạp, và Dai là chỉ về sắc tộc Thái. Prefecture là đơn vị hành chánh được cai trị theo...
(Xem: 6837)
Chánh niệm có nghĩa là phải giành sự chú ý, với lòng tử tế và kiên nhẫn, với những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài của bạn ngay bây giờ.
(Xem: 7134)
Nhìn vào quá khứ, cách đây 2600 năm, thánh tổ Ni Kiều Đàm Di (Đại Ái Đạo) dẫn 500 cung nữ vượt quãng đường rất xa để xin Phật cho xuất gia.
(Xem: 6805)
Sư bà Nguyên Thanh thế danh Lê Thị Quan, sanh năm 1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con...
(Xem: 4522)
Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ.
(Xem: 5203)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi quachúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn.
(Xem: 6260)
Chết rồi về đâu? Sinh ra, rồi chết, rồi tái sinh… mãi vô lượng kiếp như thế. Bạn muốn tìm hiểu về các chặng đường luân hồi?
(Xem: 5515)
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừnăm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâmtriền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành,
(Xem: 8736)
Mùa xuân tôi trở về. Khu vườn chùa vàng rực một màu mai. Sư phụ bảo mai ra hoa nhiều và rạng rỡ hơn mọi năm là để bày tỏ chút tình với người phương xa.
(Xem: 5518)
Tại Sao Chúng Ta Không Dạy Bạn Chánh Niệm? Why Aren't We Teaching You Mindfulness? AnneMarie Rossi, Chuyển Ngữ: Tâm Thường Định
(Xem: 4790)
Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua (1979-2019) - Thích Như Điển
(Xem: 5035)
Chùa vắng, là nói chùa không có tăng sĩ. Đặc khu là nói về Xishuangbanna Dai Autonomous Prefecture ở vùng cực nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(Xem: 11538)
Sau thời tụng kinh sáng, bà Hậu ra sân đi dạo và ngắm đàn chim trời tung mây lướt gió. Như mọi lần, bà nhìn ...
(Xem: 5674)
Nói lời hòa ái, không tranh cãi (khẩu hòa vô tranh) là hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 6356)
Nhận trọng trách nuôi dưỡng Thái tử Sĩ Đạt Ta, Mahàpajàpati- Gotami không biết mình đã là Di mẫu của một vị Phật tương lai.
(Xem: 7487)
Hai nhiêu năm bỗng lại nhiệm màu Trả nợ một lần trong cõi đời nhau Hai mươi năm vẫn là thuở nào Trả nợ một lần quên hết ngày sau
(Xem: 9308)
A! Chú Cá phóng sanh trở về rồi kìa. Bà con ơi.
(Xem: 6410)
Theo giáo lý Cộng nghiệp, người dân ở trong một nước có cộng nghiệp với nhau. Nếu mỗi người đều tạo nghiệp tốt thì nhà nhà hạnh phúc an vui,
(Xem: 7106)
Cuộc sống yên bình của dân lành thoáng chốc biến thành nỗi kinh hoàng chết chóc. Gót giày xâm lược đi qua, những ngôi làng ngập chìm ...
(Xem: 8189)
Phòng hộ các căn là pháp tu căn bản khi người tu đối duyên xúc cảnh. Nhất là đối với những duyên trần đẹp đẽ, khả ái, ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant