Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chí Nhỏ, Chí Lớn

24 Tháng Năm 201913:49(Xem: 4110)
Chí Nhỏ, Chí Lớn

CHÍ NHỎ, CHÍ LỚN

 

Vĩnh Hảo

 

 

Thử nhìn con người qua những giai tầng xã hội:

Chí lớn mà tài kém, cả đời chẳng làm nên đại sự gì.

Chí nhỏ tài cao, vào đời chỉ biết dọn đường mở lối cho tiểu nhân cầm cờ đứng lên. 

Chí nhỏ không tài, nhờ ranh ma qua mặt kẻ dưới, lòn cúi dua nịnh người trên, có thể được thành công (trên thương trường hay chính trường), chễm chệ ngồi trên chóp đỉnh vinh quang.

Chí lớn tài cao mà không gặp thời vận, cũng trở thành kẻ bất đắc chí, lất lây một đời với nghèo khổ, bất hạnh; cố gắng bon chen để tìm một nấc thang nào đó trong xã hội thì bị đày đọa chèn ép bởi những kẻ bất tài, vô đức.

 

Nhưng chí lớn là chí như thế nào? 

Kiếm tiền, làm giàu, bủn xỉn chắt mót từng xu để dành cho được số tiền lớn; mỗi ngày nhìn số tiền trong tài khoản ngân hàng tăng dần mà toại chí thành công?

Khổ nhọc học hành, quên ăn bỏ ngủ cho có được bằng cấp để hãnh diện, khoe khoang với người; không có thì tìm cách mua cho có… mới hài lòng, thỏa chí?

Lao tâm, khổ trí, dua nịnh kẻ có quyền, bợ đỡ đảng cầm quyền, dùng miệng lưỡi ru ngủ, dối gạt người để trèo lên đỉnh cao danh vọng quyền thế, hầu mặc sức nhũng lạm lợi ích cho cá nhângia đình bè phái, có phải chí lớn?

 

Chí lớn của kẻ sĩ ở đời, từ xưa đến nay, thực ra, không phải ở chỗ có được danh vọng, quyền thế, cũng không nhất thiết phải nắm được quyền bính để “trị quốc, bình thiên hạ”(1), vì không phải ai cũng có cơ hội này. Cốt lõi của trị quốc, an dân, cũng là chỗ mà chí lớn vươn tới, chính là mang lại lợi ích cho số đông, cho nhân quần xã hội. Có thể mượn hình ảnh của những nhà từ thiện vĩ đại như tỷ phú Bill Gates, Ni sư Chứng Nghiêm (2), v.v… làm biểu trưng cho chí nguyện lớn lao trên trần thế này. Tất nhiên nhờ có tài sản lớn mà họ có thể thực thi được nhiều điều ích lợi cho hàng triệu người trên trái đất; nhưng không phải ai có tiền cũng làm được điều họ làm. Điều to tát vĩ đại họ đem lại cho con ngườicuộc đời được khởi đi từ Lòng Thương Rộng Lớn - Đại Bi Tâm. Họ không nắm quyền lực chính trị, không điều hành guồng máy quốc gia (theo nhiệm kỳ, hay độc tàithời hạn), nhưng ảnh hưởng của họ là rộng khắp, dài lâu, không có giới hạn thời gian.

Còn như nói chí lớn của kẻ trị quốc, theo quan điểm Phật giáo, không phải ở chỗ quốc gia đó lớn hay nhỏ, có tầm hạn cục khu vực hay tầm quốc tế, mà chính là ở chỗ vị “quân vương” đó có tâm chí và thuật trị quốc an dân như thế nào để xứng đáng được tôn xưng là “Chuyển Luân Thánh Vương.”(3) Vị quân vương ấy trước hết phải có từ tâm của bậc Thánh, hành xử của bậc Thánh, truyền rộng Chánh Pháp khắp nơi, mang lại lợi ích an vui cho toàn thế giới.

 

Và bây giờ, hãy nói về chí lớn của người tại giaxuất gia đệ tử Phật.

Mục tiêu tối hậu của tất cả pháp hànhgiải thoát, giác ngộ: giải thoát tự thân, giải thoát cho người; giác ngộ tự thân, giác ngộ cho người. Tâm nguyện hướng về mục tiêu ấy là chí lớn. Chí lớn ấy cũng khởi phát từ bi-nguyện cứu khổ chúng sinh. Vì khổ não của thế gian mà đem cả thân tâm, hướng về giải thoát, giác ngộ. Nói rõ hơn thì chí lớn của người tu Phậtthành Phật, tức là được giải thoátgiác ngộ hoàn toàn như Đức Phật để có thể cứu độ tất cả chúng sinh.

Không nuôi dưỡngthực hiện chí nguyện cao xa này thì dù tại gia hay xuất gia, cũng chỉ là lạm xưng: không thể là kẻ “thừa tự Chánh pháp”(4).

Đừng nói chí lớn là tạo dựng chùa chiền nguy nga “hoành tráng” hay những kỷ lục quốc gia, châu lục, thế giới… (trong khi muôn dân đói rách lầm than).

Đừng nói chí lớn là nỗ lực leo hết những thang bậc giới phẩm trong giáo hội hay chức vụ trong thế quyền (mà không nhớ rằng tất cả danh vọng, quyền lợi của thế gian đối với bậc hiền trí vô tham đều phù phiếm như đôi dép bỏ).

Đừng nói chí lớn là gán ghép Đức Phật song hành với một lãnh tụ chính trị, hoặc hệ thống tổ chức Phật giáo đồng hành với một đảng phái thế tục bất nhân, bất cận nhân tình. (Song hành và đồng hành thế nào được giữa Phật và Ma, giữa Chánh và Tà, giữa Thiện và Ác… trong khi sinh linh rên siết thống khổ mà người con Phật thờ ơ, không khởi lên được chút từ tâm để dang tay cứu độ!) 

 

Chí nguyện của người con Phật, đặc biệt là người xuất gia, thật phi thường, cao viễn; không có thước đo hay bằng khen thưởng nào của thế gian có thể chạm đến được. Chí nguyện thâm thiết ấy đã được cất lên từ khi mới bước vào thiền môn, cạo bỏ tóc xanh, tham dự hàng ngũ xuất trần:

“Hủy hình thủ khí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Phật đạo

Thệ độ nhất thiết nhân.” (5)

Dù đã trải qua 20 năm, 30 năm, cho đến nửa thế kỷ hay gần một thế kỷ tu tập, những vị trưởng tử Như Lai cũng cần khắc ghi và thắp sáng chí nguyện ban sơ này. 

Vì lợi ích cho số đông mà hoằng truyền Chánh Pháp. Vì thương chúng sinh mê mờ khổ ách mà nguyện dấn thân độ khắp. Chí nguyện như vậy, trùm khắp nhân gian, có đâu mà lẩn quẩn trong lợi danh, quyền thế bé nhỏ tầm thường.

 

California, ngày 19 tháng 5, năm 2019

Kỷ niệm ngày sinh Đức Từ Phụ

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

__________________

 

(1)       “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”(4 trong 8 mục để thực hiện cương lĩnh của Nho giáo - gồm có: Cách vật, Trí tri, Thành ý, Chính tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, do Khổng Tử đề ra trong sách Đại Học- một trong Tứ Thư).

(2)       Pháp sư Chứng Nghiêm, 1937, vị danh Ni của Phật giáo Đài Loan, đệ tử của Đại Sư Ấn Thuận. Pháp Sư Chứng Nghiêm thành lập Hội Công Đức Từ Tế vào năm 1966 với 30 thành viên là các phụ nữ nội trợ và số tiền dành dụm ít ỏi. Hiện nay thành viên của Hội Từ Tế đã lên đến 5 triệu người trên 30 quốc gia từ Đông sang Tây; hoạt động rộng khắp cho công ích xã hội với việc cứu trợ nghèo đói, thiên tai, đóng góp to lớn cho y tế, giáo dục quốc gia và quốc tế.

(3)       Theo kinh Phật, Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua “…trị vì quả đất này cho đến hải biên, dùng Chánh pháp trị nước, không dùng trượng, không dùng kiếm…” Ở một đoạn khác, khi vị thái tử nối ngôi Chuyển Luân Thánh Vương hỏi vua cha ‘Thế nào là Thánh Vương Chánh Pháp?’ thì được trả lời“Này thái tử thân yêu, con y cứ vào Pháp, kính trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, tôn trọng Pháp, tự con trở thành Pháp tràng, Pháp kỳ, xem Pháp là thầy, tự trở thành người bảo vệ hợp pháp cho thứ dân, cho quân đội, cho Sát đế lỵ, cho quần thần, cho Bà la môn, cho gia chủ, cho thị dân, thôn dân, cho Sa môn, Bà la môn, cho các loài thú và loài chim. Chớ có làm gì phi pháp trong quốc độ của con… Con hãy ngăn chận họ khỏi sự bất thiện và khuyến khích họ làm điều thiện. Này con thân yêu, như vậy là Thánh vương Chánh pháp.”(Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống,HT. Thích Minh Châu dịch)

(4)       “Thừa tự Chánh pháp” là thừa kế sự nghiệp của Đức Thế Tôn bằng cách thực hành Chánh PhápKinh Bất Đoạntrong Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya,có câu tán thán Thánh giả Sariputta (Xá-lợi-phất) như sau: "Người này là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất."

(5)       Hủy hình giữ khí tiết / Cát ái, xa người thân / Xuất gia hoằng Phật đạo / Thề độ hết chúng sinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4933)
Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.
(Xem: 4547)
Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt v.v…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều.
(Xem: 6257)
Khi công tử A-Nậu-Lầu-Đà thưa với thân mẫu là cậu muốn xuất gia thì bà mẹ không ngạc nhiên nhưng rất lo lắng và buồn khổ.
(Xem: 4749)
Tiếng khuya một bóng trăng tàn. Hồn khua một dáng Niết-bàn như in.
(Xem: 6288)
Tương truyền rằng khi còn là một cậu bé, đức Phật tự nhiên đã biết thực tập quán niệm hơi thở
(Xem: 5185)
Cùng ngày lễ tưởng niệm sự hy sinh của Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi tình cờ được chứng kiến một sự hy sinh khác trong tinh thần của Phật Pháp, đó là lễ xuống tóc báo hiếu cho Cha của Phật tử DL
(Xem: 5279)
Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta đã tìm thấy sự gần gũi giữa Phật giáo và khoa học.
(Xem: 14003)
Kính Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển tổng hợp những bài viết cho Hoà Thượng Phương Trượng
(Xem: 5584)
Bất cứ hành giả nào đọc, hay học qua kinh Duy Ma Cật, dù hiểu cạn hay sâu, ít nhất cũng có cảm nhận về cuốn kinh đại thừa này qua cái nhìn chung là “Tĩnh lặng vô ngôn. Tịch nhiên bất động”
(Xem: 5735)
Chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta tin tấn tu tập cho tốt để đạt sở nguyện, hoàn thành sở hạnh mà thôi.
(Xem: 5650)
Tôi nghĩ, để cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một tâm thức tĩnh lặng và một trái tim nồng ấm. Với sự giúp đở của một tâm tĩnh lặng và tự tin...
(Xem: 6472)
Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.
(Xem: 6288)
Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi
(Xem: 5863)
Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền - Thảo Nguyên
(Xem: 9785)
Nói đến đặc tính, hoa sen là một trong những loài hoa quý phái. Hoa sen vươn mình lên từ bùn lầy mà không bị ô nhiễm sắc màu và hương vị. Ngôn ngữ hoa senngôn ngữ huyền thoại tuyệt vời!
(Xem: 6187)
Ngôn ngữ thế gian chẳng thể nói hết tấm lòng những người con Phật, trong muôn một. Chỉ sự đồng tâm, đồng cảm mới giúp chúng ta đồng hành trên con đường Trung Đạo
(Xem: 4572)
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên...
(Xem: 5832)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người
(Xem: 5281)
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5008)
Sống tỉnh thứcduy trì ý thức trên mỗi công việc mà mình đang thể nghiệm, đang “sống” với trong từng phút giây hiện tại.
(Xem: 5769)
Sống chết kề nhau trong tóc tơ Có nhiều kiếp sống vẫn nằm mơ. Họ đang tồn tại bằng hơi thở Rồi chết đi như chưa sống bao giờ..
(Xem: 5864)
Mây vẫn cứ bay, dòng đời vẫn cứ trôi, tâm tính con người cũng đổi thay theo năm tháng. Cái khát vọng vĩnh cửu về một tình bạn miên viễn đã đeo bám lấy tâm hồn của bao nhiêu bậc tiền nhân.
(Xem: 5190)
Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng.
(Xem: 5756)
Cảm Nghĩ Về Tang Lễ Một Nhà Tu Phật Giáo - Thảo Nguyên
(Xem: 5172)
Đọc kinh Phật, chúng ta thường gặp những ảnh dụ như: Có người ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng (nước bọt), sự phỉ nhổ này chưa chắc đã trúng ai nhưng khó tránh họa nước miếng tự rơi xuống mặt mình.
(Xem: 5910)
Matajuro Yagyu là con trai của một tay kiếm nổi danh. Cha chàng, tin rằng tài nghệ của con mình quá tầm thường khó mong đạt được đến mức làm thầy, đã ruồng bỏ chàng.
(Xem: 4245)
Chắc hẵn có nhiều người đã gặp phải những nỗi đau buồn trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị dồn ép, chúng có thể tạo nên sự tác hại tâm lý lâu dài.
(Xem: 4796)
Nguyên tác: Healthy Body, Healthy Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Kangra, 2012 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7268)
Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài thấy rõ ràng chúng sinh thăng lên lộn xuống trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi bởi do mình tạo tác.
(Xem: 7251)
Nghiên cứu khoa học cho thấy ý nghĩ của con người là một thứ năng lượng. Năng lượng phát ra từ tâm / ý và ...
(Xem: 6042)
Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…, và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay.
(Xem: 5439)
Khi nào Bồ Đề Tâm còn được quan tâm, thì chúng ta cần phải hiểu rằng chúng ta đang tìm cách để ...
(Xem: 6894)
Luang Por Liem Thitadhammo[1], một tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống tu trong rừng (Lâm tế -Forest Monastery).
(Xem: 7681)
Cuộc sống đẹp khi tâm bình thản Đời vẫn còn một khoảng Trời xanh Thuận duyên với tấm lòng thành Niềm tin vững chải nhân sanh hữu tình
(Xem: 6199)
Nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của.
(Xem: 6770)
Trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa, có một giai thoại về Kinh Kim Cang còn truyền tụng cho tới ngày nay đó là Lục Tổ Huệ Năng.
(Xem: 7301)
Con người chúng ta hình như luôn luôn thấy mình bị trói buộc, và cuộc sống càng nhiều trói buộc thì càng chật chội hơn.
(Xem: 5556)
Đức Phật đã ra đời cách đây 2.643 năm. Giáo sư Lewis Lancaster nói rằng người phương Tây thoạt tiên xem Đức Phật như một nhân vật huyền thoại.
(Xem: 6597)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau:
(Xem: 6426)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi.
(Xem: 6402)
Ai chịu lắng lòng một chút đều sẽ thấy mọi thứ ở đời đang vận động, trôi chảy.
(Xem: 4900)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giảiấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông.
(Xem: 5442)
Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.
(Xem: 6638)
Trong việc thực hành Pháp, mọi sự tiến triển dần dần. Ta không thể ép buộc hay hối thúc mọi sự dưới mọi hình thức...
(Xem: 6085)
Mùa Phật Đảnthuận duyên để chúng ta nhìn lại mình “xem mình là ai?” Suy nghĩ xem mình đang làm gì? Đang toan tính gì?
(Xem: 5695)
Từ Bicăn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn:
(Xem: 5507)
Buông lunglối sống buông thả, phóng túng, chạy theo ham muốn dục vọng, thỏa mãn sở thích mà không màng đến hậu quả tổn mình và hại người.
(Xem: 5333)
Nguyên bản: Overview of the Path to Enlightenment. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6585)
Nguyên bản: Deity Yoga. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6315)
Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant