Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nguồn Gốc Mê Tín

19 Tháng Sáu 201905:27(Xem: 5191)
Nguồn Gốc Mê Tín
NGUỒN GỐC MÊ TÍN

HT. Thích Thanh Từ

 

Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Đó là tại sao? Trước tiên chúng ta phải biết mê tín là thế nào? Mê tínlòng tin mù quáng không thấy lẽ thật, không đúng chân lý. Đơn cử một số thí dụ để chúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành ngày dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín.

NGUỒN GỐC MÊ TÍN. - Mê tín không phải là sự ngẫu nhiên phát sanh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thể. Có hai thứ nguồn gốc mê tín:

1. Mê tín do tâm mong cầu - Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sanh mê tín. Ví như có người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói ông đồng bà cốt nào đó linh ứng nói quá khứ vị lai rất trúng, họ liền muốn tìm tới hỏi han. Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm, mà biết được việc làm ăn của mình thành công hay thất bại thì an ổn biết mấy. Hoặc trên đường công danh có những học sinh, sinh viên sắp đến kỳ thi cử, lo âu thân phận mình không biết thi đậu hay rớt. Nghe đồn lăng này, miếu kia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắp đến, các cô các cậu không đủ lòng tin vào khả năng học hành của mình, nhất định đi đến lễ bái xin xăm để hỏi thăm thần thánh xem thế nào. Hoặc có những người muốn ra ứng cử chức này ghế nọ, mà không biết số phận của mình là đỏ hay đen, lòng họ bồn chồn bất an. Có người giới thiệu ông A đổ số tử vi rất hay, xem số biết vận mạng người đúng một trăm phần trăm (100%), ông ta ngại gì không đến đó để xem thử mình có số công danh hay không. Còn lắm trường hợp tương tự như thế không thể kể hết, đại để chỉ vì mong cầu mà không tin sức mình nên sanh ra mê tín.

2. Mê tín do tâm sợ hãi - Sợ hãi là gốc sanh ra mọi mê tín. Một gia đình nọ tiếp tục xảy ra đôi ba người chết "bất đắc kỳ tử", những người còn lại đâm ra hoảng hốt, nghe đâu có thầy bùa hay thầy chú giỏi liền đi rước về ếm đối để mình khỏi bị chết trùng. Chính vì sợ hãi mà những người này sanh mê tín. Có những người bị tai nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị bệnh... mất bình tĩnh, nghe ông đồng này hay bà cốt kia giỏi, họ liền tìm đến để cầu cứu hộ, xin phép lạ về để trừ tai ách. Lại có người sắp làm điều mạo hiểm, lo sợ không biết có thể vượt qua mọi nguy hiểm được chăng, họ vào am vào miếu để thưa hỏi thần linh bằng cách rút xăm, bói quẻ. Nếu rút được xăm tốt quẻ lành thì họ mới mạnh dạn xông pha. Có những người mắc phải bệnh nan y, họ buồn khổ sợ chết. Nghe bất cứ nơi đâu có sự linh thiêng mầu nhiệm, họ đều đi đến để xin thuốc cầu bùa. Dù phải làm những điều quái dị, họ thảy đều chấp nhận, miễn sao lành bệnh là vui. Hoặc có người sợ vận xui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao cúng hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn. Hoặc có những người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền vàng bạc, lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ti... Mọi sự sợ hãi đều là cội nguồn của mê tín. Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc, chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dù là người có cấp bằng cao, có kiến thức rộng, nếu trong tâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín. Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi bà xã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ông đồng bà cốt. Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan. Thế nên mê tín dị đoan là bệnh bẩm sanh có sẵn nơi mọi con người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh ythần dược mới mong cầu điều trị được.

PHÁP PHẬT DẠY TRỊ BỆNH MÊ TÍN. -Phật là bậc Thánh y, pháp của Phật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốc Phật dạy trị bệnh mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín có hai thứ:

1. Nhân quả. - Nhân quảsự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Đó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. Nếu con người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến. Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trước chúng ta phải chọn giống từ quả cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ương giống xuống, rồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật không sai. Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi, mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu. Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung quanh mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta hằng ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cần cầu mong sợ hãi chi vô ích.

Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắcnhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Đấy là quyền con người sẽ nằm gọn trong bàn tay của chúng ta.

2. Ba cửa giải thoát (Tam giải thoát môn). - Ba cửa này là Không, Vô tướng, Vô nguyện (Vô tác). Đây là người tu Phật được trí tuệ thâm hậu, thấy thấu suốt con ngườingoại cảnh đúng như thật. "Không" là từ con người cho đến muôn vật đều do nhân duyên kết hợp thành, không có chủ thể nhất định. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật không có chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đến cái bàn cái ghế, cây bút chì... tìm thử cái gì là chủ thể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp, đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể. Đến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể của thân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phải hoại. Đã là bốn thứ thì thứ nào là chủ? Có một thứ làm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn? Bốn thứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thù nhốt chung một chỗ thì có an ổn không? Chúng ta có bổn phận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này, bằng cách chọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinh thần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiện ác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ? Cho nên nói là đời sống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởng tượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thực thể nhìn sang lãnh vực "Vô tướng" thực hợp lý vô cùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướng thật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờ mó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người, vật chỉ là tướng hư giả. Đã là hư giả chúng ta có mong cầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiến đến "Vô nguyện". Bởi thấy thân hư dối, mọi vật hư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn đam mê vàng ngọc. Đã thấy trên thế gian này không có cái gì đáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền, phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Ba cửa giải thoát này là đỉnh cao của trí tuệ, thấy tận cùng bản chất con người (ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấy rõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầm cố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọi là giải thoát.

Tóm lại, mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh, chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa, trong giới Phật giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đức Thế Tôn, mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa Thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để Thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa Thầy cúng sao cúng hạn cho... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Đó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm, hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai?

HT. Thích Thanh Từ

(Trích từ sách  Hoa Vô Ưu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4934)
Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.
(Xem: 4548)
Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt v.v…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều.
(Xem: 6257)
Khi công tử A-Nậu-Lầu-Đà thưa với thân mẫu là cậu muốn xuất gia thì bà mẹ không ngạc nhiên nhưng rất lo lắng và buồn khổ.
(Xem: 4749)
Tiếng khuya một bóng trăng tàn. Hồn khua một dáng Niết-bàn như in.
(Xem: 6288)
Tương truyền rằng khi còn là một cậu bé, đức Phật tự nhiên đã biết thực tập quán niệm hơi thở
(Xem: 5185)
Cùng ngày lễ tưởng niệm sự hy sinh của Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi tình cờ được chứng kiến một sự hy sinh khác trong tinh thần của Phật Pháp, đó là lễ xuống tóc báo hiếu cho Cha của Phật tử DL
(Xem: 5279)
Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta đã tìm thấy sự gần gũi giữa Phật giáo và khoa học.
(Xem: 14003)
Kính Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển tổng hợp những bài viết cho Hoà Thượng Phương Trượng
(Xem: 5584)
Bất cứ hành giả nào đọc, hay học qua kinh Duy Ma Cật, dù hiểu cạn hay sâu, ít nhất cũng có cảm nhận về cuốn kinh đại thừa này qua cái nhìn chung là “Tĩnh lặng vô ngôn. Tịch nhiên bất động”
(Xem: 5735)
Chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta tin tấn tu tập cho tốt để đạt sở nguyện, hoàn thành sở hạnh mà thôi.
(Xem: 5651)
Tôi nghĩ, để cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một tâm thức tĩnh lặng và một trái tim nồng ấm. Với sự giúp đở của một tâm tĩnh lặng và tự tin...
(Xem: 6472)
Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.
(Xem: 6288)
Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi
(Xem: 5863)
Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền - Thảo Nguyên
(Xem: 9787)
Nói đến đặc tính, hoa sen là một trong những loài hoa quý phái. Hoa sen vươn mình lên từ bùn lầy mà không bị ô nhiễm sắc màu và hương vị. Ngôn ngữ hoa senngôn ngữ huyền thoại tuyệt vời!
(Xem: 6187)
Ngôn ngữ thế gian chẳng thể nói hết tấm lòng những người con Phật, trong muôn một. Chỉ sự đồng tâm, đồng cảm mới giúp chúng ta đồng hành trên con đường Trung Đạo
(Xem: 4572)
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên...
(Xem: 5833)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người
(Xem: 5282)
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5008)
Sống tỉnh thứcduy trì ý thức trên mỗi công việc mà mình đang thể nghiệm, đang “sống” với trong từng phút giây hiện tại.
(Xem: 5769)
Sống chết kề nhau trong tóc tơ Có nhiều kiếp sống vẫn nằm mơ. Họ đang tồn tại bằng hơi thở Rồi chết đi như chưa sống bao giờ..
(Xem: 5865)
Mây vẫn cứ bay, dòng đời vẫn cứ trôi, tâm tính con người cũng đổi thay theo năm tháng. Cái khát vọng vĩnh cửu về một tình bạn miên viễn đã đeo bám lấy tâm hồn của bao nhiêu bậc tiền nhân.
(Xem: 5756)
Cảm Nghĩ Về Tang Lễ Một Nhà Tu Phật Giáo - Thảo Nguyên
(Xem: 5172)
Đọc kinh Phật, chúng ta thường gặp những ảnh dụ như: Có người ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng (nước bọt), sự phỉ nhổ này chưa chắc đã trúng ai nhưng khó tránh họa nước miếng tự rơi xuống mặt mình.
(Xem: 5910)
Matajuro Yagyu là con trai của một tay kiếm nổi danh. Cha chàng, tin rằng tài nghệ của con mình quá tầm thường khó mong đạt được đến mức làm thầy, đã ruồng bỏ chàng.
(Xem: 4245)
Chắc hẵn có nhiều người đã gặp phải những nỗi đau buồn trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị dồn ép, chúng có thể tạo nên sự tác hại tâm lý lâu dài.
(Xem: 4798)
Nguyên tác: Healthy Body, Healthy Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Kangra, 2012 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7270)
Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài thấy rõ ràng chúng sinh thăng lên lộn xuống trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi bởi do mình tạo tác.
(Xem: 7251)
Nghiên cứu khoa học cho thấy ý nghĩ của con người là một thứ năng lượng. Năng lượng phát ra từ tâm / ý và ...
(Xem: 6042)
Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…, và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay.
(Xem: 5440)
Khi nào Bồ Đề Tâm còn được quan tâm, thì chúng ta cần phải hiểu rằng chúng ta đang tìm cách để ...
(Xem: 6894)
Luang Por Liem Thitadhammo[1], một tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống tu trong rừng (Lâm tế -Forest Monastery).
(Xem: 7681)
Cuộc sống đẹp khi tâm bình thản Đời vẫn còn một khoảng Trời xanh Thuận duyên với tấm lòng thành Niềm tin vững chải nhân sanh hữu tình
(Xem: 6199)
Nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của.
(Xem: 6770)
Trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa, có một giai thoại về Kinh Kim Cang còn truyền tụng cho tới ngày nay đó là Lục Tổ Huệ Năng.
(Xem: 7301)
Con người chúng ta hình như luôn luôn thấy mình bị trói buộc, và cuộc sống càng nhiều trói buộc thì càng chật chội hơn.
(Xem: 5556)
Đức Phật đã ra đời cách đây 2.643 năm. Giáo sư Lewis Lancaster nói rằng người phương Tây thoạt tiên xem Đức Phật như một nhân vật huyền thoại.
(Xem: 6597)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau:
(Xem: 6429)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi.
(Xem: 6402)
Ai chịu lắng lòng một chút đều sẽ thấy mọi thứ ở đời đang vận động, trôi chảy.
(Xem: 4900)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giảiấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông.
(Xem: 4111)
“Hủy hình thủ khí tiết. Cát ái từ sở thân. Xuất gia hoằng Phật đạo. Thệ độ nhất thiết nhân.”
(Xem: 5443)
Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.
(Xem: 6638)
Trong việc thực hành Pháp, mọi sự tiến triển dần dần. Ta không thể ép buộc hay hối thúc mọi sự dưới mọi hình thức...
(Xem: 6086)
Mùa Phật Đảnthuận duyên để chúng ta nhìn lại mình “xem mình là ai?” Suy nghĩ xem mình đang làm gì? Đang toan tính gì?
(Xem: 5695)
Từ Bicăn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn:
(Xem: 5507)
Buông lunglối sống buông thả, phóng túng, chạy theo ham muốn dục vọng, thỏa mãn sở thích mà không màng đến hậu quả tổn mình và hại người.
(Xem: 5334)
Nguyên bản: Overview of the Path to Enlightenment. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6586)
Nguyên bản: Deity Yoga. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6315)
Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant