Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trung Đạo

28 Tháng Năm 201909:22(Xem: 6421)
Trung Đạo

TRUNG ĐẠO

 

Nguyên bản: The Middle Way

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

trung dao

 

NHU CẦU CHO CẢ ĐỊNH VÀ TUỆ

 

Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố  hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn. Nếu ta chưa đạt được nhất tâm (Định lực của tâm thức), thì ta không thể sử dụng chỉ sự thấu hiểu về tánh không để nhổ gốc rể của vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu. Đúng hơn, chúng ta cần dấn thân trong việc phân tích hết lần này đến lần khác; qua thiền chỉ, thì tâm thức chúng ta sẽ trở thành mạnh mẽ, sâu sắc, ổn định, và có thể tập trung nhất tâm vào tánh không – vốn dần dần hoạt động để loại bỏ những trình độ thô của nhận thức sai lầm về thực tại.

 

Đây là lý do tại sao kinh điển của Đức Phật cũng như ba bộ Tantra thấp nói rằng định lực (thiền tập trung – chỉ) là một điều kiện tiên quyết cho tuệ giác (sự hiểu biết sâu sắc - quán). Thiền chỉ được sử dụng trong địnhthiền quán được sử dụng trong tuệ không bị phân biệt bởi các đối tượng của việc hành thiền; cả hai có thể có hoặc là tánh không hay các hiện tượng quy ước như sự tập trung của chúng. Khác biệt là sự quán sát tánh không từ một thể trạng định đòi hỏi thân thểtinh thần uyển chuyển sinh ra qua thiền chỉ, trái lại tuệ quán sát tánh không liên hệ thân thểtinh thần uyển chuyển sinh ra bởi thiền quán với bổ sung liên hệ với tánh không. Mức độ đó của sự uyển chuyển chỉ có thể đạt được sau khi thành tựu trình độ dễ hơn của uyển chuyển được phát sinh từ thiền chỉ. Do vậy, chúng ta cần thành tựu thiền chỉ (Định lực) trước tuệ giác (thiền quán)

 

Mặc dù định lựcthể đạt được qua việc lấy tánh không như đối tượng của nó, nhưng điều này chỉ dành cho những hành giả đã thấu hiểu về tánh không. Tuy nhiên, thông thường những hành giả trước đã đạt được nhất tâm thiền và sau đó có được quan điểm về tánh không thông qua sự phân tích lý luận.

 

NHU CẦU VỀ LÝ LUẬN

 

Tất cả những trường phái của Phật giáo đều đồng ý rằng tiến trình phân tích lý luận vốn dẫn tới một sự kết luận (một sự thực chứng khái niệm nhận thức) phát sinh từ nhận thức căn bản, chia sẻ, trực tiếp. Như một thí dụ để chúng ta xem xét lý luận sau đây:

 

Một cây cỏ không có sự tồn tại cố hữu do bởi nó là một thứ duyên sanh.

 

Chúng ta bắt đầu bởi việc quán chiếu trên sự kiện rằng một cây cỏ là một phép duyên sanh bởi vì sự sản sinh của nó lệ thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện nào đó (chẳng hạn như hạt giống, đất phân, ánh sáng mặt trời, và nước), nhưng cuối cùng tiến trình lý luận phải được hổ trợ bằng một nhận thức trực tiếp, hay nó không thể đứng vững. Chúng ta có thể thấy với đôi mắt chúng ta rằng cây cỏ thay đổi; chúng lớn lên, trưởng thành, và cuối cùng khô héo. Trong cảm nhận này, sự suy luậnmù quáng, vì cuối cùng nó phải dựa vào một nhận thức trực tiếp. Sự kết luận tùy thuộc vào lý trí, là thứ vốn hóa ra dựa vào kinh nghiệm căn bản, chia sẻ, không thể chối cải thông qua nhận thức trực tiếp.

 

Những đối tượng có thể biết được có thể được chia thành thứ rõ ràng, hơi mơ hồ, và rất mơ hồ. Nhằm để thấu hiểu một chủ đề rất mơ hồ thì nhất thiết phải dựa trên kinh điển, nhưng ngay cả cho loại liên hệ này thì cũng không đầy đủ khi chỉ trích dẫn một kinh điển như giá trị cho một vấn đề. Chúng ta phải phân tích hoặc là:

 

1-    Có bất cứ mâu thuẩn nội tại nào không trong kinh điển cho chủ đề ấy.

2-    Có bất cứ sự mâu thuẩn nào giữa những gì kinh điển nói về chủ đề ấy và những gì là chứng cứ trong nhận thức trực tiếp.

3-    Có bất cứ mâu thuẩn nào giữa những gì kinh điển nói về chủ đề ấy và những gì có thể thấu hiểu qua suy luận cơ bản, xuất phát từ lý trí.

 

Cho nên ngay cả trong những trường hợp rất mơ hồ này được căn cứ trên kinh điển, phân tích thì cần thiết.

 

Đức Phật đã đặt ra bốn bước cho việc thiết lập sự tin cậy:

 

1-    Không dựa vào con người mà chỉ dựa vào giáo điển (y pháp bất y nhân).

2-    Với việc liên hệ giáo điển, không chỉ dựa vào mặt chữ mà phải dựa vào ý nghĩa (y nghĩa bất y ngữ).

3-    Với việc liên hệ ý nghĩa, không chỉ dựa vào ý nghĩa diễn giải tùy cơ mà phải dựa vào ý nghĩa rốt ráo (y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa).

4-    Với việc liên hệ với ý nghĩa rốt ráo, không chỉ liên hệ vào sự thấu hiểu nhị nguyên mà phải dựa vào tuệ trí nhận thức trực tiếp lẽ thật (y trí bất y thức).

 

Đức Phật cũng đã nói:

 

Giống như vàng, được thử qua việc nung, cắt, và nghiền,

Lời của ta phải được tiếp nhận bởi những hành giảhọc giả

Qua việc phân tích nó một cách trọn vẹn,

Chứ không phải vì sự tôn kính [đối với ta].

 

Trong tiến trình của lý luận, thật rất hiệu quả để tuyên bố những hậu quả vô lý của những quan điểm sai lầm nhằm để vượt thắng hiệu lực của ý tưởng sai lầm ấy, và rồi thực hiện một xác nhận chứng cứ. Khi tôi đang học về luận lý học (logic) như một người trẻ tuổi, một học giả một lần đã nói với tôi rằng, cả trong tranh luận (với một Phật tử thừa nhận sự tồn tại cố  hữu) và trong việc hành thiền phân tích của chính ngài, thì nên sử dụng hệ thống tam đoạn luận một cách uyển chuyển chẳng hạn như “Thân thể tôi không tồn tại cố hữu vì nó là một sự duyên sanh.” Tuy nhiên, sẽ tác động hơn để sử dụng một hệ quả vô lý chẳng hạn như “Vì như thân thể tôi không là một sự duyên sanh bởi vì nó tồn tại cố hữu,” vì nó là nền tảng của Phật giáo rằng tất cả mọi hiện tượngduyên sanh.

 

TÍNH TƯƠNG HỢP CỦA DUYÊN SANH

 

Chính tự Đức Phật, trong việc thiết lập kinh điển, và Long Thọ cùng với những đứa con tinh thần của ngài – Thánh Thiên, Phật Hộ, và Nguyệt Xứng – trong việc luận giải về ý nghĩa của những kinh điển này, đã sử dụng sự kiện rằng các hiện tượngduyên sanh như một kết luận cuối cùng cho việc thiết lập tánh không. Điều này cho thấy rằng các  hiện tượng trong tổng quát không phải không tồn tại và các hiện tượng vô thườngthích hợp cho việc thể hiện các chức năng.

 

Khi Đức Phật giảng về Bốn Chân Lý Cao Quý, thứ nhất là xác định sự thật về khổ đau, các nguồn gốc, những sự chấm dứt, và các con đường tu tập, và rồi nói:

 

Khổ được nhận ra, nhưng không có gì bị nhận ra. Tập, các cội nguồn của khổ đau bị từ bỏ, nhưng không có gì bị từ bỏ. Diệt, sự chấm dứt được hiện thực, nhưng không có gì được hiện thực. Đạo, con đường tu tập được hành thiền, nhưng không có gì để hành thiền.

 

Ý nghĩa của điều này là mặc dù có những nhân tố trong Bốn Chân Lý Cao Quý là lẽ thật quy ước (và có căn cứ của thế đế) được nhận ra, từ bỏ, hiện thực, và tu tập, nhưng không có gì được nhận ra, từ bỏ, hiện thực, và tu tập một cách rốt ráo. Theo quan điểm của chân lý rốt ráo (chân đế), tất cả những thứ này là vượt khỏi tạo tác; mọi thứ có cùng hương vị trong tánh không của sự tồn tại cố hữu. Trong cách này, Đức Phật đã thiết lập các quan điểm về hai sự thật (nhị đế) – quy ước (thế đế) và rốt ráo (chân đế).

 

Tất cả mọi hiện tượng – các nguyên nhân và hệ quả, hành động và người hành động, tốt và xấu, và v.v… - chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước, chỉ là sự tồn tại trên danh nghĩa; chúng là duyên sanh. Bởi vì các hiện tượng lệ thuộc trên những nhân tố khác cho sự tồn tại của chúng, cho nên chúng không độc lập. Đây là sự vắng mặt của độc lập – hay tánh không của sự tồn tại cố hữu – là chân lý tối hậu của chính chúng. Chúng ta sẽ đi đến thấu hiểu tánh không chân thật này của sự tồn tại cố hữu khi chúng ta trở thành không hài lòng với những hiện tướng đơn thuầnchúng ta sẽ sử dụng sự phân tích để thăm dò bên dưới [bề mặt của hiện tượng].

 

Khi chúng ta hoàn toàn thấu hiểu hiện tướngtánh không, thì ta cũng sẽ thấu hiểu rằng chúng ở trong sự hòa hiệp với nhau. Hiện tướng không phá vở tánh không, và tánh không không phá vở hiện tướng. Không thông hiểu điều này thì ta có thể tin tưởng trong đạo đức, không đạo đức, nhân và quả, và v.v…, nhưng sau đó không thể tin tưởng tánh không. Tương tự thế, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta thông hiểu tánh không, nhưng rồi thì không thể tin tưởng trong những sự kiện của nhân và quả - hổ trợ hay tổn hại, vui sướngđau khổ - vốn sinh khởi lệ thuộc trên những điều kiện. Không có sự thấu hiểu thích đáng, thì tánh khônghiện tướng dường như ngăn trở nhau.

 

Tuy nhiên, các hiện tượng thì trống rỗng sự tồn tại cố hữu bởi vì chúng lệ thuộc cho sự tồn tại của chúng trên những điều kiện khác. Ngược lại, các hiện tượng có thể biểu hiện chức năng bởi vì sự tồn tại cố hữu của chúng thì trống rỗng tính vững chắc. Nếu các hiện tượng không trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nếu chúng thật tồn tại bởi năng lực của chính chúng, thế thì chúng không thể bị tác động bởi những nguyên nhânđiều kiện khác – chúng không thể thay đổi. Trong trường hợp ấy, chúng sẽ không thể tạo ra sung sướng hay đau khổ, giúp đở hay làm tổn hại. Tốt và xấu sẽ là không thể.

 

Sự thực chứng hoàn toàn duyên sanh sẽ đem theo nó sự thông hiểu gấp đôi về hiện tướngtánh không của sự tồn tại cố hữu. Những cực đoan của sự hoàn toàn không hiện hữutồn tại cố hữu đồng thời bị tan biến mất bởi sự thấu hiểu cặp đôi này. Việc thông hiểu các hiện tượng sinh khởi ngăn ngừa sự tin tưởng trong cực đoan hư vô  bằng việc cho phép các đối tượng và  chúng sanh thể hiện chức năng trong thế giới này – cho phép nguyên nhân và hệ quả của nghiệp. Việc biết rằng các hiện tượngphụ thuộc cũng ngăn ngừa việc tin tưởng trong cực đoan của sự tồn tại cố hữu bằng sự loại trừ việc cho rằng các hiện tượng tồn tại trong bản chất của chính chúng. Qua việc thông hiểu hai chân lý này, chúng ta đi đến trung đạo.

 

Bát Nhã Tâm Kinh

 

Mối liên hệ giữa các đối tượng và tánh không của chúng là gì? Chủ đề thậm thâm này được diễn tả trong tuệ trí hoàn thiện (Bát Nhã), được gọi là Tâm Kinh, vốn được trì tụng và quán chiếu hàng ngày khắp các nước Đại thừa Phật giáo, chẳng hạn như Trung Hoa, Nhật Bổn, Đại Hàn, Mông Cổ, và Việt Nam. Đây là một trình bày ngắn gọn và súc tích của Đức Phật về việc tuệ trí được đòi hỏi để chiến thắng các vấn nạn và gốc rễ của chúng và – trong sự kết hợp với một động cơ trực tiếp khác và những hành động từ bi – để thành tựu sự toàn tri toàn giác của một Đức Phật. Đây là toàn bộ Tâm Kinh:

 

Kính lễ sự chiến thắng hoàn thiện siêu việt của tuệ trí.

 

Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩđại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.

 

Sau đó, qua năng lực của Đức Phật, tôn giả Xá Lợi Phất nói với Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân:

 

Một người con của dòng dõi hoàn hảo – người mong ước thực hành tuệ trí thậm thâm – phải tu tập như thế nào?

 

Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, trả lời với Xá Lợi Phất:

 

Này Xá Lợi Phất, những người con trai và con gái của dòng dõi hoàn hảo, những người mong muốn thực hành tuệ trí thậm thâm hoàn thiện nên quán chiếu [những hiện tượng] như sau. Họ nên quán chiếu một cách đúng đắntriệt để năm tập họp uẩn này như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém. Sắc là tánh không, tánh không là sắc. Tánh không không khác sắc; sắc không khác tánh không. Tương tự thế, thọ, tưởng, hành, thức, cũng đều trống rỗng.

Này Xá Lợi Phất, trong cách ấy tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng – không đặc trưng, không sanh, không diệt, không nhiễm ô, không tách rời khỏi nhiễm ô, không giảm, không tăng. Do thế, này Xá Lợi Phất, trong tánh không không sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức, không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không thân, không tâm, không sắc, không thanh, không hương, không vị, không đối tượng có thể chạm, không những hiện tượng [khác]. Trong tánh không không có thành phần của mắt hoàn toàn đến không thành phần của tinh thầnhoàn toàn đến không thành phần của ý thức. Trong tánh không không có vô minh và không sự diệt tận của vô minh hoàn toàn đến không sự diệt tận của già và chết. Tương tự thế, trong tánh không không khổ, tập, diệt, đạo; không tuệ trí cao thượng, không thành tựu và cũng không có không thành tựu.

 

Do vậy, này Xá Lợi Phất, vì chư vị Bồ tát, những bậc đại nhân, không có thành tựu, họ nương tựa và an trú trong tuệ trí hoàn thiện thậm thâm này. Tâm các ngài không chướng ngại, và không sợ hãi; đã hoàn toàn vượt qua tri kiến sai lầm, các ngài đi đến niết bàn rốt ráo. Ngay cả tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai trở thành tỉnh thức một cách hiển nhiên, hoàn toàn trong sự Giác Ngộ vô thượng, hoàn toàn, hoàn thiện cũng dựa vào tuệ trí thậm thâm hoàn thiện này.

 

Do thế, chân ngôn của tuệ trí hoàn thiệnchân ngôn của đại tri thức, chân ngôn vô thượng, chân ngôn vô song, chân ngôn tận diệt mọi đau khổ. Chân ngôn được biết rằng vì nó không sai, nó là đúng đắn. Tuyên thuyết chân ngôn của tuệ trí hoàn thiện:

 

Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.

Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.

 

Trong cách ấy, này Xá Lợi Phất, Bồ tát đại nhân nên tu tập trong tuệ trí hoàn thiện thậm thâm.

 

Sau đó, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt xuất định và nói với đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại thượng nhân:

 

Tốt lắm, tốt lắm, tốt lắm. Những người con của dòng dõi hoàn hão, là như vậy, là như vậy. Đúng như lời ông trình bày, tuệ trí hoàn thiện thậm thâm nên được thực hành. Ngay cả những Đức Thế Tôn cũng ca ngợi việc này.

 

Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đã tuyên bố điều này, tôn giả Xá Lợi Phất, đại sĩ Bồ tát Quán Tự Tại, tất cả chúng hội chung quanh, và các chúng sanh – kể cả các hàng trời, người, a tu la, và chúng hương thực – cũng ngưỡng mộ và ca ngợi về điều Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đã nói.

 

Sắc Và Tánh Không

 

Rút ra từ một truyền thống lâu dài của những luận giải Ấn ĐộTây Tạng về Bát Nhã Tâm Kinh tôi sẽ đưa ra một vấn đề để suy nghĩ về đoạn văn trung tâm của nó: “Sắc là tánh không; tánh không là sắc. Sắc không khác tánh không; tánh không không khác sắc.” Sự trình bày súc tích, mạnh mẽ này chứa đựng nhiều ý nghĩa:

 

1-    Tất cả mọi ngườimọi vật lệ thuộc trên các nguyên nhân của chúng và trên những bộ phận của chúng và không thể tồn tại một cách độc lập khỏi chúng. Chúng là duyên sanh; do vậy chúng thì trống rỗng sự tồn tại cố hữu. Vì tất cả mọi hiện tượngduyên sanh lệ thuộc, cho nên chúng có một bản chất tánh không.

2-    Ngược lại, khi chúng sanhmọi vật không có sự độc lập hay bản chất cố hữu, thì chúng phải dựa vào những nhân tố khác. Chúng phải là duyên sanh lệ thuộc.

3-    Tánh không của các sắc tướng không tách rời khỏi sắc tướng. Tự chính các sắc tướng, vốn được sanh xuất và hoại diệt qua sự hiện diện của những điều kiện, thì bản chất của chúng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu.

4-    Việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu này là thực tại rốt ráo của chúng, mô thức không thay đổi của chúng, mô thức tồn tại tối hậu của chúng.

5-    Tóm lại, sự hình thành và hoại diệt, tăng và giảm, và v.v… của các sắc tướng là có thể vì các sắc tướng là trống rỗng sự hiện hữu tự lực. Các hiện tượng chẳng hạn như các sắc tướng được nói là hé nở từ trong phạm vi tự nhiên của tánh không.

 

Kết quả, Bát Nhã Tâm Kinh nói, “Sắc là tánh không, tánh không là sắc; sắc không khác tánh không, tánh không không khác sắc.” Trong cách này, tánh khôngduyên sanh tương khởi được cho thấy là hòa hiệp.

 

Tóm lại, các sắc tướng không phải trống rỗng do bởi tánh không, chính tự các sắc tướng là trống rỗng. Tánh không không có nghĩa là một hiện tượng là trống rỗng khi là một đối tượng nào khác nhưng rằng tự chính nó là trống rỗng sự tồn tại cố hữu. Rằng một sắc tướngtánh không nghĩa là bản chất rốt cùng của một sắc tướngvắng mặt tự nhiên của sự tồn tại cố hữu của chính nó, bởi vì các sắc tướngduyên sanh tương khởi, cho nên chúng là trống rỗng một thực thể độc lập tự lực. Tánh không ấy là sắc tướng nghĩa là sự thiếu vắng bản chất của sự tồn tại cố hữu – vốn là sự vắng mặt của một nguyên tắc tự lực – làm cho các sắc tướng có thể là các sắc tướng vốn là biến dị của nó hay vốn được thiết lập từ nó trong sự lệ thuộc trên những điều kiện. Vì các sắc tướng là những cơ sở của tánh không, cho nên tánh không là sắc; các sắc tướng xuất hiện như những sự phản chiếu của tánh không.

 

Trong kinh nghiệm của tôi thì thật dễ dàng để thấu hiểu rằng vì mọi thứ là duyên sanh cho nên chúng trống rỗng sự tồn tại cố hữu hơn là thấu hiểu rằng vì mọi thứ là trống rỗng, cho nên chúng phải là duyên sanh. Mặc dù, một cách trí tuệ, tôi biết điều sau rất rõ, nhưng kinh nghiệm về trình độ của cảm nhận là khó khăn hơn. Ngày nay, tôi thường phản chiếu về một thông điệp của Long Thọ trong Tràng Hoa Quý Báu (Bảo Hành Vương Chính Luận):

 

Một con người không phải đất, không phải nước,

Không phải lửa, không phải gió, không phải không gian.

Không phải thức, không phải các thứ ấy,

Người nào ở đấy khác hơn những thứ này?

 

Trước nhất ngài xem những yếu tố vật lý của thân thể - đất (những thứ cứng), nước (chất lõng), lửa (hơi nóng), gió (không khí), và không gian (khoảng không chẳng hạn như cổ họng) – có thể là tự ngã. Tiếp theo ngài thẩm tra thức. Sau đó ngài xem tập họp của tất cả những thứ này có phải là tự ngã không. Cuối cùng, ngài hỏi một cách hùng biện rằng tự ngã có phải khác hơn những thứ này không. Không có cách nào trong đây mà có thể tìm ra tự ngã.

 

Rồi thì Long Thọ không lập tức đưa ra kết luận là tự ngã không thật. Đúng hơn, ngay sau thi kệ ấy, ngài nói rằng tự ngã không phải không tồn tại nhưng là duyên sanh vốn là được thiết lập trên sáu thành phần được nói ở trên (đất, nước, gió, lửa, không, và thức). Sau đó, trên căn cứ trên sự kiện lệ thuộc này, ngài đưa ra kết luận rằng tự ngã là không thật:

 

Qua hiện hữu [được thiết lập lệ thuộc trên] một hợp chất của sáu thành phần.

Một con ngườikhông thật.

 

Ở đây, “không thật” không chỉ có nghĩa là tự ngã không thể tìm thấy được khi tìm kiếm trong hay riêng rẻ từ sáu thành phần. Long Thọ đang đưa ra vấn đề rằng mặc dù tâm thức nhận ra tánh không của sự tồn tại cố hữu thấy chỉ là sự vắng mặt đơn thuần, nhưng tâm thức ấy thúc đẩy một sự thấu hiểu rằng tự ngã là một thứ duyên sanh. Tôi cảm thấy rằng cung cách ngài trình bày điều này là tác động trọn vẹn, tránh cả cực đoan chấp rằng tự ngã tồn tại một cách cố hữu và cực đoan chấp rằng tự ngã hoàn toàn không tồn tại.

 

Giống hai mặt của một bàn tay, khi nhìn vào một cách bằng việc thẩm tra bản chất sâu thẩm của nó, có tánh không của sự tồn tại cố hữu, nhưng khi nhìn từ mặt kia, có hiện tướng của chính một hiện tượng. Chúng là một thực thể. Do vậy, sắc là tánh không, và tánh không là sắc.

 

Chúng ta phải có thể thấu hiểu rằng giá trị của tánh không cũng là ý nghĩa của duyên sanh. Chúng liên hệ một cách sâu sắc. Khi tuệ quán vào tánh không của ta lớn mạnh rõ ràng hơn, thì ta sẽ càng ngày càng thấy rằng các đối tượng lệ thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện và trên những thành phần của nó hơn, và chúng mang đến vui sướng và khổ đau vì chúng không tồn tại một cách cố hữu. Nếu chúng ta đi đến cảm nhận rằng mọi thứ là vô dụng bởi vì chúng là trống rỗng, thì ta đang lầm lỗi tánh không với chủ nghĩa hư vô. Một sự thấu hiểu đúng đắn tánh không có nghĩa là việc nhận ra vấn đề chúng ta phải dựa trên nguyên nhân và hệ quả như thế nào. Sự thấu hiểu tất nhiên và trọn vẹn tánh không có nghĩa là một sự thấu hiểu thậm thâm về sự liên kết của hiện tướngtánh không.

 

*

 

Sự thấu hiểu tánh khôngvô cùng to lớn, có phải không? Nó có thể phục vụ như một sự đối trị với nhận thức sai lầm về sự tồn tại cố hữu và tuy thế trong chính nó nó cũng hổ trợ trong một sự thấu hiểu rộng lớn hơn về nguyên nhân và hệ quả. Đó là một sự thấu hiểu thật sự về tánh không. Thật không thể giải thích giá trị của sự thực chứng về tánh không trong phạm vi của việc chỉ nghe và đọc một giải thích. Nó là điều gì đó mà ta phải làm việc trải qua một thời gian dài cùng với việc thực tập đạo đức – tránh việc làm tổn hạimở rộng từ bi – và qua việc thỉnh cầu chư Phật, chư Bồ tát, và những bậc thầy khác hổ trợ trong việc vượt thắng các chướng ngại. Chúng ta cần nhiều nguyên nhân tích cực.

 

*

 

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

Thường xuyên phản chiếu trên vấn đề các hiện tượng sinh khởi trong việc lệ thuộc các nguyên nhânđiều kiện như thế nào, và hãy cố gắng để thấy vấn đề điều này tương phản với cung cách mà con người và sự vật xuất hiện là thật thuần nhất như thế nào, để tồn tại trong bản chất của chính chúng, để tồn tại một cách cố  hữu. Nếu ta thiên về chủ nghĩa hư vô, thì hãy phản chiếu hơn về duyên sanh. Nếu, bằng việc tập trung vào các nguyên nhânđiều kiện, ta nghiêng về việc củng cố  sự tồn tại cố hữu của các hiện tượng, thế thì hãy đặt nhấn mạnh hơn về vấn đề sự lệ thuộc tương phản với hiện tướng thật thuần nhất này. Chúng ta chắc chắn sẽ được kéo ra khỏi một phía đến phía kia; trung đạo chân thật phải cần thời gian để thấy.

 

*

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, April 25, 2019

 

 


[1] Hình sắc, cảm giác, những phân biệt, các nhân tố cấu thành, và thức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4930)
Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.
(Xem: 4543)
Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt v.v…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều.
(Xem: 6256)
Khi công tử A-Nậu-Lầu-Đà thưa với thân mẫu là cậu muốn xuất gia thì bà mẹ không ngạc nhiên nhưng rất lo lắng và buồn khổ.
(Xem: 4746)
Tiếng khuya một bóng trăng tàn. Hồn khua một dáng Niết-bàn như in.
(Xem: 6287)
Tương truyền rằng khi còn là một cậu bé, đức Phật tự nhiên đã biết thực tập quán niệm hơi thở
(Xem: 5182)
Cùng ngày lễ tưởng niệm sự hy sinh của Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi tình cờ được chứng kiến một sự hy sinh khác trong tinh thần của Phật Pháp, đó là lễ xuống tóc báo hiếu cho Cha của Phật tử DL
(Xem: 5271)
Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta đã tìm thấy sự gần gũi giữa Phật giáo và khoa học.
(Xem: 13997)
Kính Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển tổng hợp những bài viết cho Hoà Thượng Phương Trượng
(Xem: 5583)
Bất cứ hành giả nào đọc, hay học qua kinh Duy Ma Cật, dù hiểu cạn hay sâu, ít nhất cũng có cảm nhận về cuốn kinh đại thừa này qua cái nhìn chung là “Tĩnh lặng vô ngôn. Tịch nhiên bất động”
(Xem: 5733)
Chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta tin tấn tu tập cho tốt để đạt sở nguyện, hoàn thành sở hạnh mà thôi.
(Xem: 5648)
Tôi nghĩ, để cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một tâm thức tĩnh lặng và một trái tim nồng ấm. Với sự giúp đở của một tâm tĩnh lặng và tự tin...
(Xem: 6471)
Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.
(Xem: 6284)
Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi
(Xem: 5861)
Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền - Thảo Nguyên
(Xem: 9782)
Nói đến đặc tính, hoa sen là một trong những loài hoa quý phái. Hoa sen vươn mình lên từ bùn lầy mà không bị ô nhiễm sắc màu và hương vị. Ngôn ngữ hoa senngôn ngữ huyền thoại tuyệt vời!
(Xem: 6185)
Ngôn ngữ thế gian chẳng thể nói hết tấm lòng những người con Phật, trong muôn một. Chỉ sự đồng tâm, đồng cảm mới giúp chúng ta đồng hành trên con đường Trung Đạo
(Xem: 4569)
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên...
(Xem: 5830)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người
(Xem: 5280)
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5006)
Sống tỉnh thứcduy trì ý thức trên mỗi công việc mà mình đang thể nghiệm, đang “sống” với trong từng phút giây hiện tại.
(Xem: 5765)
Sống chết kề nhau trong tóc tơ Có nhiều kiếp sống vẫn nằm mơ. Họ đang tồn tại bằng hơi thở Rồi chết đi như chưa sống bao giờ..
(Xem: 5860)
Mây vẫn cứ bay, dòng đời vẫn cứ trôi, tâm tính con người cũng đổi thay theo năm tháng. Cái khát vọng vĩnh cửu về một tình bạn miên viễn đã đeo bám lấy tâm hồn của bao nhiêu bậc tiền nhân.
(Xem: 5190)
Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng.
(Xem: 5751)
Cảm Nghĩ Về Tang Lễ Một Nhà Tu Phật Giáo - Thảo Nguyên
(Xem: 5171)
Đọc kinh Phật, chúng ta thường gặp những ảnh dụ như: Có người ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng (nước bọt), sự phỉ nhổ này chưa chắc đã trúng ai nhưng khó tránh họa nước miếng tự rơi xuống mặt mình.
(Xem: 5904)
Matajuro Yagyu là con trai của một tay kiếm nổi danh. Cha chàng, tin rằng tài nghệ của con mình quá tầm thường khó mong đạt được đến mức làm thầy, đã ruồng bỏ chàng.
(Xem: 4243)
Chắc hẵn có nhiều người đã gặp phải những nỗi đau buồn trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị dồn ép, chúng có thể tạo nên sự tác hại tâm lý lâu dài.
(Xem: 4796)
Nguyên tác: Healthy Body, Healthy Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Kangra, 2012 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7266)
Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài thấy rõ ràng chúng sinh thăng lên lộn xuống trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi bởi do mình tạo tác.
(Xem: 7250)
Nghiên cứu khoa học cho thấy ý nghĩ của con người là một thứ năng lượng. Năng lượng phát ra từ tâm / ý và ...
(Xem: 6037)
Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…, và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay.
(Xem: 5434)
Khi nào Bồ Đề Tâm còn được quan tâm, thì chúng ta cần phải hiểu rằng chúng ta đang tìm cách để ...
(Xem: 6892)
Luang Por Liem Thitadhammo[1], một tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống tu trong rừng (Lâm tế -Forest Monastery).
(Xem: 7676)
Cuộc sống đẹp khi tâm bình thản Đời vẫn còn một khoảng Trời xanh Thuận duyên với tấm lòng thành Niềm tin vững chải nhân sanh hữu tình
(Xem: 6196)
Nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của.
(Xem: 6763)
Trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa, có một giai thoại về Kinh Kim Cang còn truyền tụng cho tới ngày nay đó là Lục Tổ Huệ Năng.
(Xem: 7299)
Con người chúng ta hình như luôn luôn thấy mình bị trói buộc, và cuộc sống càng nhiều trói buộc thì càng chật chội hơn.
(Xem: 5555)
Đức Phật đã ra đời cách đây 2.643 năm. Giáo sư Lewis Lancaster nói rằng người phương Tây thoạt tiên xem Đức Phật như một nhân vật huyền thoại.
(Xem: 6595)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau:
(Xem: 6397)
Ai chịu lắng lòng một chút đều sẽ thấy mọi thứ ở đời đang vận động, trôi chảy.
(Xem: 4899)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giảiấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông.
(Xem: 4110)
“Hủy hình thủ khí tiết. Cát ái từ sở thân. Xuất gia hoằng Phật đạo. Thệ độ nhất thiết nhân.”
(Xem: 5438)
Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.
(Xem: 6635)
Trong việc thực hành Pháp, mọi sự tiến triển dần dần. Ta không thể ép buộc hay hối thúc mọi sự dưới mọi hình thức...
(Xem: 6081)
Mùa Phật Đảnthuận duyên để chúng ta nhìn lại mình “xem mình là ai?” Suy nghĩ xem mình đang làm gì? Đang toan tính gì?
(Xem: 5691)
Từ Bicăn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn:
(Xem: 5506)
Buông lunglối sống buông thả, phóng túng, chạy theo ham muốn dục vọng, thỏa mãn sở thích mà không màng đến hậu quả tổn mình và hại người.
(Xem: 5330)
Nguyên bản: Overview of the Path to Enlightenment. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6583)
Nguyên bản: Deity Yoga. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6312)
Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant