Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cha Mẹ Dân

03 Tháng Hai 202010:27(Xem: 4458)
Cha Mẹ Dân
Cha Mẹ Dân

ly-thanh-tong
Tôn tượng Đức vua Lý Thánh Tông
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
Một lần khác, “Mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: ‘Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm’." (1)
Ở nơi chốn an ổnấm cúng mà chợt chạnh lòng nghĩ đến người đói rét trong ngục thất; cùng con gái chứng kiến việc xử kiện mà động lòng thương tưởng tội nhân.
Cả hai trường hợp trên, được ghi vắn tắt trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư theo lối biên niên (2), đều liên quan đến tội nhân, tù nhân. Xem ra, sử chỉ ghi sự quan tâm của nhà vua đối với tội nhân, tù nhân; nhưng nên hiểu lòng vua đối với dân cũng như thế. Nghĩa là vua cũng đặt lòng thương của mình đối với dân như cha mẹ đối với con cái, như quan niệm “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) (3) được nói đến trong Kinh Thi(4).
Quan niệm vua/quan là cha mẹ của dân, ngay từ thời Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên), đã đổi khác, với chủ trương “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.” (5) Thực ratriết học chính trị và lãnh đạo Tây phương và Đông phương từ ngàn xưa đã xem dân là chủ nhân ông của đất nước; vua/quan là công bộc của dân (servant of the people). Lãnh đạo có mặt để phục vụ quần chúng chứ không phải để được quần chúngphục vụ. Dù vậy, tư tưởng “dân chủ” nầy, trớ trêu thay, dường như chỉ mới được đón nhận về mặt lý thuyết (và khẩu hiệu) tại Việt Nam trễ tràng vào thế kỷ 19, 20. Thực tếcho thấy, quan chức thời nay, dưới chế độ độc đảng luôn miệng lên án sự bất minh và độc tài của các chế độ vua chúa thời xưa, đã công khai tự nhận mình là “cha mẹ của dân,” theo cái nghĩa là có quyền đè đầu cưỡi cổ người dân, định đoạt mọi thứ cho đời sống của nhân dân. Người dân Việt Nam cho đến thời đại văn minh tân tiến ngày nay—thời đại mà các tiêu đề “tự do, dân chủ” luôn được rêu rao nhắc đến trên từng bảng hiệu và giấy tờ hành chánh—vẫn chưa từng được quý trọngthương yêu bởi những người “công bộc” hay “đầy tớ.” Theo cách ấy, quan chức lãnh đạo ngày nay làm cha mẹ thì là cha mẹ vô tâm, thiếu trách nhiệm với con cái; còn làm đầy tớ thì cũng là đầy tớ phản chủ, vô luân.
Làm thế nào mà một vị vua được cả nước tôn quý, đứng trên thiên hạ, ở nơi cung vàng điện ngọc mà vẫn xót thương, tưởng nghĩ đến tù nhân và dân đen? Có khi nào những người lãnh đạo ngày nay dành một phút nhìn thẳng vào thực trạng thống khổ của nhân dân, thay vì chỉ lo tìm cách trấn áp, bỏ tù người dân có ý kiến trái ngược với mình? Có thể nào lãnh đạo ngày nay dừng lại một phút, bớt nói bớt luận bàn, bớt tìm kế sách bảo vệ đảng phái và ngôi vị của mình, để lắng nghe tiếng nói trung thực và tiếng kêu đau thương của người dân?
Vua Lý Thánh Tông sở dĩ có tiếng là vị vua nhân đứcthành công trong việc trị quốc an dân, là nhờ lòng thương chân thành đối với con cái, cũng như đối với con dân (6). Lòng thương không hề là điểm yếu của một chế độ, một chính thể. Lòng thương không làm nhu nhược, yếu hèn đi dũng khí của trượng phu; ngược lại, có thể làm chất liệu hàn gắnnhững vụn vỡ, phân ly, tạo sức mạnh hòa hợp, đoàn kết trong toàn dân. Bằng chứng là trong thời gian 18 năm tại vị, ông vua nhân từ Lý Thánh Tông đã đánh Tống, bình Chiêm, với những chiến công lẫy lừng khiến quân Tống không còn dám xâm lấn Đại Việt, và vua Chiêm phải đầu hàngtriều cống cả ba Châu (Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính – ngày nay là một số các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị).
Chuyện người xưa làm, không khó: cha mẹ thì phải ra cha mẹ, công bộc thì phải ra công bộc. Thương dân như con đẻ thì phải làm tất cả cho dân, vì dân; chứ không phải chỉ thương nơi cửa miệng hay khẩu hiệu. Đối với gia đìnhcha mẹ ngoài trách nhiệmchăm sóc, nuôi dưỡng, còn phải biết lắng nghe, nhận biết sở trườngsở đoản, cảm nghĩ, lý tưởng và quan niệm sống của con; và trên tất cả, phải thương yêu con. Không có thương yêu thì cha mẹ không còn là cha mẹ.
Lãnh đạo có lẽ không cần phải học đòi chiêu thuật chính trị nào để an dân, mà chỉ cần nuôi lớn và biểu hiện lòng thương của cha mẹchân thành dành cho muôn dân. Cha mẹsinh dưỡng con cái không phải để được con cái phụng sự, mà chính là để yêu thương, chăm sóc bằng cả lòng thương và trách nhiệm trọn đời của mình. Không thể làm cha mẹ của dân được thì hãy cúi mình làm công bộc, làm con cháu, tận tụy phụng dưỡng nhân dân như chính cha mẹ của mình.
Ý tưởng nầy không có gì mới. Nhưng cũng chẳng bao giờ lỗi thời trong việc hộ quốcan dân, nhất là trong giai đoạn cùng khốn nguy vong của đất nước.
 
California, ngày 19 tháng 7 năm 2018.
Vĩnh Hảo
 www.vinhhao.info
________
 
(1) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ Toàn Thư, Quyển 3.
(2) Ghi chép sơ lược các sự kiện hay biến cố xảy ra từng năm, gom thành biên niên sử từng thập kỷ, thế kỷ, thiên kỷ.
(3) Quan niệm của Nho gia ngày xưa, xem vua là cha mẹ của dân; các quan chức lớn nhỏ cũng theo đó mà tự đặt mình vào ngôi bậc cha mẹ để chăm sóc, cai trị dân như cha mẹ chăm nom con cái. “Kinh Thi nói: "Vui thay người quân tử,  là cha mẹ của dân." Điều gì dân thích,  thì mình thích,  điều gì dân ghét,  thì mình ghét. Như vậy thì gọi là cha mẹ dân.” (Thi. Tiểu nhã. Nam Sơn hữu đài, chương 2, câu 3-4).” Trích lại từ Đại Học, phần Bình Thiên Hạ, do Tăng Tử (tức Tăng Sâm, 505 - 435 TCN) truyền lại.
(4) Kinh Thi là một trong Ngũ Kinh, 5 kinh điển nền tảng cho học thuyết Nho giáo(gồm Kinh ThiKinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu), tương truyền là do Khổng Tử biên soạn.
(5) Dân là quý nhất, thứ đến là xã tắc, sau cùng mới là vua. Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên) được xem là người kế thừa học thuyết của Khổng Tử (551 – 479 trước Công nguyên).
(6) Hãy đọc thêm nhận xét của sử gia Ngô Sĩ Liên viết về vua Lý Thánh Tông: “Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài.” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Quyển 3)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5369)
Góp phần bàn luận về ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo, nay xin dẫn Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), phẩm Tương ưng thôn trưởng để phân tích về vấn đề này.
(Xem: 4694)
Tôi không phải là nhà văn, nhưng tôi thích viết và kể lại những chuyện vui về ăn chay. Phải nói rằng, tôi thích thú ăn chay, mê ăn chay;
(Xem: 5246)
Chúng ta đều biết, giáo dụccông trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh.
(Xem: 4739)
một lần Đấng Thế Tôn lưu trú tại bộ tộc của người Koliyan, gần một ngôi làng mang tên là Haliddavasana,
(Xem: 4851)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 5592)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 4144)
Cứ mỗi tháng 2 dương lịch, Hoa Kỳ lại đón mừng Tháng Lịch Sử Da Đen (Black History Month), nhằm vinh danh thành quả của người da đen Hoa Kỳ, một truyền thống lần đầu tổ chức vào năm 1926 bởi sử gia Carter G. Woodson và kéo dài tới bây giờ.
(Xem: 4051)
Chuông ngân Bát Nhã tầng không. Lễ hội Viên Giác sen hồng dâng hương. Gió lành trải khắp muôn phương. Con đường lý tưởng, con đường độ sinh.
(Xem: 3731)
Câu hỏi này đặc biệt được quan tâm trong tình hình hiện nay, trong khi chuyên gia WHO cảnh báo có thể sẽ tới cao điểm là 2/3 nhân loại nhiễm vi khuẩn COVID-19
(Xem: 4110)
Thiên tài không cần đợi tuổi, mà thiên tài thì rất ít, nhân tài cũng không nhiều, nhưng dù sao thì vẫn có, chỉ có hiền tài mới là điều hiếm quý mà thôi.
(Xem: 6877)
Đầu năm Canh Tý này có khá nhiều biểu hiện bất tường trên khắp hành tinh, chỉ hi vọng là.. ''tiền Hung thì hậu Kiết''.
(Xem: 4833)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhấ
(Xem: 3804)
Tác Giả đã dày công nghiên cứu qua cái nhìn Phật Học và Khoa Học của mình cũng như mong độc giả hãy cố tìm đến quyển sách giá trị nầy để xem và để hiểu đúng với lời Phật dạy vậy.
(Xem: 4134)
Có chàng nọ thuở xa xưa Từ lâu phục dịch cho vua của mình Quả là khổ sở thật tình Tâm tư mỏi mệt, thân hình tang thương
(Xem: 5214)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời.
(Xem: 4121)
con người, tất cả chúng ta đều có khả năng đem đến hạnh phúcthương yêu cho người khác, và cũng có thể gây khổ đau cho kẻ khác.
(Xem: 4711)
Khi có một hiện tượng mới ra đời thì sẽ có nhiều ý kiến, nhận định khác nhau về hiện tượng đó.
(Xem: 4076)
Phật pháp luôn sẵn đó, hiện bày trước mắt mỗi người. Chúng sanh do loạn động chôn vùi, vô minh che lấp cho nên bỏ sót, không nhận ra.
(Xem: 4532)
Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta luôn có những lựa chọn sống. Trong cùng một hoàn cảnh bị cuộc sống xô đẩy mà ...
(Xem: 4665)
Hạnh phúc là đích nhắm đến trong cuộc đời, điều đó hẳn nhiên không ai phủ nhận. Nhưng sao chúng ta lại có quá ít hạnh phúc?
(Xem: 4412)
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi!
(Xem: 5390)
Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào?
(Xem: 5796)
Trong đạo Phật, nghiệp gồm có: ý nghiệp, khẩu nghiệpthân nghiệp. Ý là suy nghĩ của mình. Khẩu là lời nói của mình. Thân được hiểu là hành động của mình.
(Xem: 5501)
Nhìn ra vấn đề Mỗi ngày, hình như ai trong chúng ta cũng có soi gương. Khi soi, chúng ta chỉ thấy mặt mình trong đó, chúng ta có học được bài học gì không?
(Xem: 5707)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua.
(Xem: 10655)
Tu tâm dưỡng tánh là nơi đời mà hành đạo, nơi thân mà giữ đạo, nơi ý mà niệm đạo, nơi khẩu mà hợp đạo, nơi cõi trầnnhập đạo, nơi cõi pháp mà xuất thế đạo.
(Xem: 5270)
Tăng đoàn (Shanga) Phật giáo gồm có Tu sĩCư sĩ. Tu sĩ gồm có Nam tu sĩ/ Tăng/Tì-kheo và Nữ tu sĩ/Sư Cô/Tì-kheo ni là hai chúng xuất gia, có nhiệm vụ truyền giáo, hoằng dương chánh pháp.
(Xem: 4979)
Trạng thái của tâm là hỷ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục (mừng, giận, buồn, thương, ghét, vui, muốn) là bảy thứ tình cảm của con người.
(Xem: 4850)
Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) luôn tiếp xúc với sáu trần
(Xem: 4321)
Thế là mùa xuân về, em ở đâu chẳng về phó hội? em ở đâu mắt biếc má đào có còn long lanh giữa giòng đời? áo lụa, gót son có về kịp xênh xang đón xuân sang?
(Xem: 4213)
Cuối năm chúng ta cùng nhau kiểm điểm lại những điều tốt xấu trong năm qua để bắt đầu chỉnh sửa cho một năm mới được hanh thông tốt lành hơn.
(Xem: 4661)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn
(Xem: 4644)
Những ngày gần Tết, người người bận rộn, nhà nhà rộn ràng để dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc đón một năm mới.
(Xem: 6520)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
(Xem: 5857)
Mùa xuân lại về trên khắp đất nước, với sự hồi sinh của vạn vật sau mùa đông, dường như trong các cây cối hoa lá lại vươn ra
(Xem: 5312)
Cũng như một năm khởi đầu từ mùa xuân; đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Nhưng các bạn trẻ hôm nay có biết hưởng mùa xuân của đời mình không?
(Xem: 5280)
Gần đây, có người tự nhận là trí thức khoa bảng tuyên bố trên mạng thông tin đại chúng rằng “Nền tảng Phật giáo lung lay từ lâu
(Xem: 5039)
Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông.
(Xem: 4489)
Những chia sẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp mỗi người hiểu vì sao thực hành chính niệmnuôi dưỡng từ bi tâm tất yếu dẫn đến sự tự tin và lòng nhân ái nơi mỗi người.
(Xem: 5970)
Khách ghé quán trọ, nghỉ một đêm hay lưu tạm dăm ba bữa, rồi khách cũng đi. Người chủ quán không di chuyển, vẫn ở đó,
(Xem: 4670)
“Vạn Hạnh dung tam tế Chơn phù cổ sấm cơ Hương quan danh Cổ Pháp Trụ tích trấn vương kỳ”
(Xem: 6017)
Mỗi độ Xuân về, trong nhà Thiền, bài thơ được nhắc đến nhiều nhất là bài ‘Cáo tật thị chúng’ của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096)
(Xem: 4169)
Tiếng niệm chú rì rầm trầm hùng vang rền cả đại điện, bóng các tăng sĩ trong màu áo huyết dụ lắc lư, tay lần tràng hạt trong ánh đèn bơ lung lay trông thành kính vô cùng.
(Xem: 4369)
Như đã biết, qua kinh sử, Giáo hội ni giới được thành lập rất sớm tại Ấn, vào thời Phật hiện tiền...
(Xem: 7605)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 4785)
Già bệnh chết là đề mục quán niệm của Thái tử Sĩ-đạt-ta khi còn sống trong cung vàng điện ngọc, nhờ đó mà Ngài dứt bỏ tất cả buộc ràng quyết chí ra đi tìm đạo
(Xem: 5216)
Tuệ Trung Thượng Sĩanh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã.
(Xem: 4620)
Xây nhiều chùa lớn, dựng nhiều tượng Phật khổng lồ có thể giải nghiệp hay không?
(Xem: 6411)
Ta phải cẩn thận để không có sự chia rẽ hệ phái trong Phật giáo, vì hệ phái là một loại cuồng tín.
(Xem: 5184)
Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ mà lúc nhắm mắt xuôi tay cũng vẫn ngậm ngùi ôm mối cô đơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant