Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Tu Tâm "chổi Quét"

18 Tháng Hai 202015:53(Xem: 5614)
Pháp Tu Tâm "chổi Quét"
Pháp Tu Tâm "chổi Quét"

Nguyễn Tường Bách

Chánh Niệm Trong Cuộc Sống

Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ). Người anh cảtrí thông minh hiếu học, còn đứa em tên là Chu Lợi lại chậm lụt, không biết đọc, biết viết, tất nhiên không thể làm tròn trách nhiệm người con thuộc một gia đình tu sĩ.

Sau khi người cha mất, hai người con trai gặp một đệ tử của Đức Phật Thích Ca và không bao lâu sau người anh trở thành thành tu sĩ được theo chân đức Phật và được gia nhập giáo hội. Trong lúc đó Chu Lợi cũng lui tới, nhưng chỉ biết giành ăn với chó mèo mà thôi. Người anh lớn hỏi ý kiến Ngài A Nan, thị giả của Đức Phật, rằng liệu một kẻ có trí khôn tệ hại như Chu Lợi có được phép gia nhập tăng già chăng. Tôn giả A Nan nói: “Đem em ngươi lại cho Đức Thế tôn và trực tiếp hỏi ý kiến của Ngài”.

Lúc đầu Chu Lợi không dám lại gặp Đức Phật vì tự thấy không xứng đáng và quá ngu dốt, nhưng nhờ người anh chỉ rằng giáo pháp này lấy lòng từ bi làm chính, nên cuối cùng Chu Lợi mới chịu. Chu Lợi đến gặp Đức Phật một cách sợ sệt. Chỉ nhìn qua, Đức Phật đã thấy ngay tính khiêm tốn và lòng nhân hậu của con người trẻ tuổi này và cho phép Ngài A Nan thu nhận làm môn đồ.

Ba tháng trôi qua, anh chàng Chu Lợi tội nghiệp vẫn không thuộc nổi một câu kinh mà bất cứ kẻ chăn cừu nào cũng thuộc được. Trong lúc đó thì các vị Tăng sĩ trẻ tuổi đã thuộc nằm lòng từng chồng Kinh sách. Chu Lợi thất vọng hỏi ý kiến Ngài A Nan. Ngài A Nan vừa mới giải thích xong thì đã nhận ra rằng Chu Lợi không thể lĩnh hội gì cả, không có câu nói nào nằm lại trong óc chàng.  Tôn giả A Nan tự nhủ: “Người này gia nhập giáo hội để làm gì khi không thể nhớ điều nào trong đầu?”. Ngài A Nan chỉ ban phước cho Chu Lợi và cho chàng nghỉ việc. Chàng thất vọng, ra ngồi khóc ở vườn cam, khóc mãi cho đến khi Đức Phật đi qua. Đức Phật biết ngay những gì vừa xảy ra và khuyến khích Chu Lợi kể lại câu chuyện. Chàng thút thít: "Không hiểu điều gì đã xảy ra với con? Con muốn trở thành đệ tử của Thế tôn và được học pháp của Ngài, thế mà con không nhớ được điều đơn giản nhất. Nghiệp nào làm con không thể hiểu biết được thưa Ngài?”.

Đức Phật giải thích, trong kiếp cuối cùng, chàng là một Bà-la-môn thông thái và là người tự cho mình tài giỏi hơn thiên hạ, chê trách không hết lời những quan điểm của người khác. Quá chủ quan, chàng tự cho mình là đạo sưtruyền bá các quan điểm sai lầm làm nhiều kẻ tầm đạo phải lạc lối. Vì sử dụng sai lạc sức mạnh của tư tưởng, Chu Lợi phải nghiệp báo trở thành kẻ ngu dốt trong kiếp này và bị nhiều người chê bai.

Chu Lợi đáp: "Làm sao con thoát khỏi ách nạn này?”.

Đức Phật trả lời bằng câu kệ:

"Được bậc hiền giả hướng đạo,

Tốt hơn là được kẻ khờ ca tụng.

Ai biết rằng mình còn vô minh dại dột,

Kẻ ấy mới là một hiền giả đích thực.

Ai tưởng mình là một hiền giả, dù không nói ra,

Thì đích thực là một kẻ dại khờ”.

Sau đó, Chu Lợi được Đức Phật đích thân chỉ dạy. Nhằm làm sáng tỏ đầu óc của Chu Lợi, Phật bảo chàng ngồi mỗi ngày đều quét Tinh xá và quét các đường đi xung quanh. Trong công việc đó, chàng chỉ nên nhớ đến hai câu duy nhất: "Phủi bụi, trừ dơ" (Phất trần trừ cấu). Ngoài ra, Chu Lợi phải chùi sạch tất cả giày dép của các vị Tăng sĩ khác. Vừa mới cầm chổi quét, chàng liền quên ngay hai câu kệ. May thay chàng gặp Tôn giả A Nan đang ngồi giữa sân Tinh xá và nhờ nhắc lại hai câu đó. Sau một thời gian dài, Chu Lợi mới thuộc được hai câu này. Vài tháng sau thì chàng thuộc lòng và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu này, trong khi tay cứ quét bụi và chùi giày từ đôi này qua đôi khác. Đức Phật để tâm quan sát sự cố gắng của vị tiểu tăng này và có cách làm cho lúc nào Tinh xá cũng đầy bụi và giày dép lúc nào cũng lấm bùn để Chu Lợi có việc làm liên tục từ sáng đến tối.

Với sự cẩn trọng và tha thiết, qua 6 năm Chu Lợi từ từ đi vào chiều sâu của câu nói: "Thế tôn nói bụi là muốn nói bụi ở bên ngoài hay bên trong? Mà bụi ở bên trong là gì? Đó là các phiền não, tham, sân, si, áo, mạn, nghi, tà kiến v.v... Trừ sạch được các bụi dơ đó mới thật là khó, phi người kiên trì và đầy đủ Trí tuệ thì không thanh trừ nổi”. Cứ thế, chàng trở thành người đệ tử chuyên sâu nhất, đồng thời, chàng vẫn miệt mài, chu đáo đi phụng sự các bạn đồng tu.

Ngày nọ, Chu Lợi tung chổi quét bụi, và tâm thức đại định của chàng đã đạt đến mức rất sâu thì một câu kệ của Đức Phật bỗng nhiên bừng sáng, trở thành một câu Kinh đầy ý pháp, một câu chàng không biết và cũng chưa bao giờ nghe:

Tham mới gọi là bụi,
Chớ không phải bụi này;
Tham mới thật đồng nghĩa
Với chữ bụi thường dùng.
Hỡi này các Tỳ khưu,
Hãy từ bỏ bụi này,
Hãy sống trong Giáo pháp
Của vị không bụi bẩn.

Sân mới gọi là bụi,
Chớ không phải bụi này,
Sân mới thật đồng nghĩa
Với chữ bụi thường dùng.
Hỡi này các Tỳ khưu,
Hãy từ bỏ bụi này,
Hãy sống trong Giáo pháp
Của vị không bụi bẩn.

Si mới gọi là bụi,
Chớ không phải bụi này;
Si mới thật đồng nghĩa
Với chữ bụi thường dùng.
Hỡi này các Tỳ khưu,
Hãy từ bỏ bụi này,
Hãy sống trong Giáo Pháp
Của vị không bụi bẩn.

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)

Chu Lợi nghe các lời kệ đó và trực nhận ra rằng cái Tôi giả tạo do ba thứ tham đắm (Tham), giận dữ (Sân) và vô minh (Si) sinh ra. Như một người tỉnh dậy từ một cơn ác mộng, chàng thấy rằng lâu nay mình cứ tự động hòa mình với cái Tôi, cái đó không gì khác hơn là một lớp dơ bẩn mà chàng vừa quét đi. “Rõ như ban ngày, hoàn toàn rõ ràng. Cảm tạ đức Thế tôn”. Chàng đứng đó, tay còn cầm chổi, nhưng đã đi xuyên suốt hết các tầng bụi bặm của tâm để trở về với tự tính tâm thanh tịnh vô nhiễm! Qua thời gian rèn luyện, Chu Lợi phủi sạch được 3 độc tham, sân, si từ trong đáy lòng. Trước ngũ dục, Chu Lợi không động tâm, không ý niệm phân biệt hận thù, ganh ghét đố kỵ, tâm nhập với lý pháp giới bình đẳng, dứt hết vô minh, hoàn toàn Giải thoát. Để nhờ Phật ấn chứng, Chu Lợi đến trước Phật bái yết và trình bày sự chứng ngộ. Đức Phật tán thán Chu Lợi, tập họp đại chúng và dạy rằng:

- Này các Tỳ kheo! Người đọc tụng hàng ngàn quyển kinh nhưng không hiểu ý nghĩa của kinh cũng không theo ý kinh để hành trì, ích lợi không bằng việc chỉ đọc một câu kệ mà thấu rõ nghĩa lýquyết tâm hành trì. Chu Lợi Bàn Đặc trước đây rất ngu muội, nhưng nhờ quyết tâm thọ trì một câu kệ ngắn mà được nhập chứng. Chu Lợi là một tấm gương sáng cho tất cả noi theo trên bước đường tìm cầu đạo lý nhập Thánh, siêu phàm.

Trong các đệ tử, Đức Phật xem kẻ quét bụi Chu Lợi là người khôn khéo nhất khi chuyển hóa tâm thức. Ngày nay người ta vẫn nói những ai muốn phát triển tâm thức nên thành tâm cầu nguyện đến sự gia trì của A La Hán Chu Lợi, nhất là khi nghe giảng pháp mà họ không hiểu cũng chẳng nhớ gì. Tôn giả Chu Lợi là một thí dụ lịch sử sinh động nhằm minh chứng rằng, lòng từ bi và tâm chí thành tha thiết thực hành Phật pháp có khi quan trọng hơn một đầu óc tri thức thế gian sắc sảo.

Trưởng lão Chu Lợi Bàn Đặc (tiếng Phạn là Cūlapanthaka, tiếng Tạng là Chunda) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật với danh hiệu “Bậc Liễu nghĩa đệ nhất”. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ kheo đại đệ tử, Ngài Chu Lợi được nhắc đến 2 lần:

- Trong các vị đệ tử Tỳ kheo của Ta, có thể dùng ý hóa thân, tối thắng là Cūlapanthaka.

- Trong các vị đệ tử Tỳ kheo của Ta, thiện xảo về tâm thắng tiến, tối thắng là Cūlapanthaka.

Trong Tăng nhất A-hàm, Chương Một Pháp, thuộc Hán tạng, cũng có đề cập đến Ngài:

- Tỳ kheo bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về tài hay thay hình đổi dạng, tạo mọi thứ biến hóa, chính là Tỳ kheo Chu Lợi Bàn Đặc.


(Lược trích ấn phẩm “Sư tử tuyết bờm xanh”

Nguyên tác: “The Snow Lion’s turquoise mane”

Việt dịch: Nguyễn Tường Bách

NXB Tổng hợp TP. HCM, 1997)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5388)
Góp phần bàn luận về ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo, nay xin dẫn Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), phẩm Tương ưng thôn trưởng để phân tích về vấn đề này.
(Xem: 4699)
Tôi không phải là nhà văn, nhưng tôi thích viết và kể lại những chuyện vui về ăn chay. Phải nói rằng, tôi thích thú ăn chay, mê ăn chay;
(Xem: 5269)
Chúng ta đều biết, giáo dụccông trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh.
(Xem: 4747)
một lần Đấng Thế Tôn lưu trú tại bộ tộc của người Koliyan, gần một ngôi làng mang tên là Haliddavasana,
(Xem: 4861)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 4155)
Cứ mỗi tháng 2 dương lịch, Hoa Kỳ lại đón mừng Tháng Lịch Sử Da Đen (Black History Month), nhằm vinh danh thành quả của người da đen Hoa Kỳ, một truyền thống lần đầu tổ chức vào năm 1926 bởi sử gia Carter G. Woodson và kéo dài tới bây giờ.
(Xem: 4088)
Chuông ngân Bát Nhã tầng không. Lễ hội Viên Giác sen hồng dâng hương. Gió lành trải khắp muôn phương. Con đường lý tưởng, con đường độ sinh.
(Xem: 3748)
Câu hỏi này đặc biệt được quan tâm trong tình hình hiện nay, trong khi chuyên gia WHO cảnh báo có thể sẽ tới cao điểm là 2/3 nhân loại nhiễm vi khuẩn COVID-19
(Xem: 4126)
Thiên tài không cần đợi tuổi, mà thiên tài thì rất ít, nhân tài cũng không nhiều, nhưng dù sao thì vẫn có, chỉ có hiền tài mới là điều hiếm quý mà thôi.
(Xem: 6893)
Đầu năm Canh Tý này có khá nhiều biểu hiện bất tường trên khắp hành tinh, chỉ hi vọng là.. ''tiền Hung thì hậu Kiết''.
(Xem: 4850)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhấ
(Xem: 3827)
Tác Giả đã dày công nghiên cứu qua cái nhìn Phật Học và Khoa Học của mình cũng như mong độc giả hãy cố tìm đến quyển sách giá trị nầy để xem và để hiểu đúng với lời Phật dạy vậy.
(Xem: 4153)
Có chàng nọ thuở xa xưa Từ lâu phục dịch cho vua của mình Quả là khổ sở thật tình Tâm tư mỏi mệt, thân hình tang thương
(Xem: 5238)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời.
(Xem: 4159)
con người, tất cả chúng ta đều có khả năng đem đến hạnh phúcthương yêu cho người khác, và cũng có thể gây khổ đau cho kẻ khác.
(Xem: 4728)
Khi có một hiện tượng mới ra đời thì sẽ có nhiều ý kiến, nhận định khác nhau về hiện tượng đó.
(Xem: 4088)
Phật pháp luôn sẵn đó, hiện bày trước mắt mỗi người. Chúng sanh do loạn động chôn vùi, vô minh che lấp cho nên bỏ sót, không nhận ra.
(Xem: 4548)
Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta luôn có những lựa chọn sống. Trong cùng một hoàn cảnh bị cuộc sống xô đẩy mà ...
(Xem: 4674)
Hạnh phúc là đích nhắm đến trong cuộc đời, điều đó hẳn nhiên không ai phủ nhận. Nhưng sao chúng ta lại có quá ít hạnh phúc?
(Xem: 4427)
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi!
(Xem: 5400)
Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào?
(Xem: 5804)
Trong đạo Phật, nghiệp gồm có: ý nghiệp, khẩu nghiệpthân nghiệp. Ý là suy nghĩ của mình. Khẩu là lời nói của mình. Thân được hiểu là hành động của mình.
(Xem: 4473)
Làm thế nào mà một vị vua được cả nước tôn quý, đứng trên thiên hạ, ở nơi cung vàng điện ngọc mà vẫn xót thương, tưởng nghĩ đến tù nhân và dân đen?
(Xem: 5514)
Nhìn ra vấn đề Mỗi ngày, hình như ai trong chúng ta cũng có soi gương. Khi soi, chúng ta chỉ thấy mặt mình trong đó, chúng ta có học được bài học gì không?
(Xem: 5713)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua.
(Xem: 10677)
Tu tâm dưỡng tánh là nơi đời mà hành đạo, nơi thân mà giữ đạo, nơi ý mà niệm đạo, nơi khẩu mà hợp đạo, nơi cõi trầnnhập đạo, nơi cõi pháp mà xuất thế đạo.
(Xem: 5279)
Tăng đoàn (Shanga) Phật giáo gồm có Tu sĩCư sĩ. Tu sĩ gồm có Nam tu sĩ/ Tăng/Tì-kheo và Nữ tu sĩ/Sư Cô/Tì-kheo ni là hai chúng xuất gia, có nhiệm vụ truyền giáo, hoằng dương chánh pháp.
(Xem: 4991)
Trạng thái của tâm là hỷ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục (mừng, giận, buồn, thương, ghét, vui, muốn) là bảy thứ tình cảm của con người.
(Xem: 4868)
Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) luôn tiếp xúc với sáu trần
(Xem: 4338)
Thế là mùa xuân về, em ở đâu chẳng về phó hội? em ở đâu mắt biếc má đào có còn long lanh giữa giòng đời? áo lụa, gót son có về kịp xênh xang đón xuân sang?
(Xem: 4227)
Cuối năm chúng ta cùng nhau kiểm điểm lại những điều tốt xấu trong năm qua để bắt đầu chỉnh sửa cho một năm mới được hanh thông tốt lành hơn.
(Xem: 4666)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn
(Xem: 4660)
Những ngày gần Tết, người người bận rộn, nhà nhà rộn ràng để dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc đón một năm mới.
(Xem: 6533)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
(Xem: 5876)
Mùa xuân lại về trên khắp đất nước, với sự hồi sinh của vạn vật sau mùa đông, dường như trong các cây cối hoa lá lại vươn ra
(Xem: 5327)
Cũng như một năm khởi đầu từ mùa xuân; đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Nhưng các bạn trẻ hôm nay có biết hưởng mùa xuân của đời mình không?
(Xem: 5290)
Gần đây, có người tự nhận là trí thức khoa bảng tuyên bố trên mạng thông tin đại chúng rằng “Nền tảng Phật giáo lung lay từ lâu
(Xem: 5045)
Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông.
(Xem: 4502)
Những chia sẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp mỗi người hiểu vì sao thực hành chính niệmnuôi dưỡng từ bi tâm tất yếu dẫn đến sự tự tin và lòng nhân ái nơi mỗi người.
(Xem: 5990)
Khách ghé quán trọ, nghỉ một đêm hay lưu tạm dăm ba bữa, rồi khách cũng đi. Người chủ quán không di chuyển, vẫn ở đó,
(Xem: 4691)
“Vạn Hạnh dung tam tế Chơn phù cổ sấm cơ Hương quan danh Cổ Pháp Trụ tích trấn vương kỳ”
(Xem: 6050)
Mỗi độ Xuân về, trong nhà Thiền, bài thơ được nhắc đến nhiều nhất là bài ‘Cáo tật thị chúng’ của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096)
(Xem: 4180)
Tiếng niệm chú rì rầm trầm hùng vang rền cả đại điện, bóng các tăng sĩ trong màu áo huyết dụ lắc lư, tay lần tràng hạt trong ánh đèn bơ lung lay trông thành kính vô cùng.
(Xem: 4383)
Như đã biết, qua kinh sử, Giáo hội ni giới được thành lập rất sớm tại Ấn, vào thời Phật hiện tiền...
(Xem: 7626)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 4801)
Già bệnh chết là đề mục quán niệm của Thái tử Sĩ-đạt-ta khi còn sống trong cung vàng điện ngọc, nhờ đó mà Ngài dứt bỏ tất cả buộc ràng quyết chí ra đi tìm đạo
(Xem: 5232)
Tuệ Trung Thượng Sĩanh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã.
(Xem: 4642)
Xây nhiều chùa lớn, dựng nhiều tượng Phật khổng lồ có thể giải nghiệp hay không?
(Xem: 6428)
Ta phải cẩn thận để không có sự chia rẽ hệ phái trong Phật giáo, vì hệ phái là một loại cuồng tín.
(Xem: 5240)
Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ mà lúc nhắm mắt xuôi tay cũng vẫn ngậm ngùi ôm mối cô đơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant