Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ

28 Tháng Giêng 202417:44(Xem: 1459)
Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ
Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ  

Võ Quốc Việt


hoa sen

Việc nâng cao các tiện nghi vật chất và phương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren. Nhất là, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, loài người phải đối diệnnhiều “cảm thọ khổ đau” hơn nữa. Theo Báo cáo của WHO về sức khỏe tâm thần thế giới (World mental health report) năm 2022: “Khi thế giới bắt đầu chung sống và học được bài học từ những tác động sâu rộngcủa đại dịch Covid-19, tất cả chúng ta phải suy ngẫm về một trong số những khía cạnh nổi bật nhất – chính là thiệt hại to lớn mà nó đã gây ra đối với sức khỏe tâm thần của con người. Vốn đã là thực trạng phổ biến thì [từ đại dịch trở đi] tỷ lệ trầm cảm và lo âu đã tăng hơn 25% trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, làm tăng thêm gần một tỷ người đang chung sống với chứng rối loạn tâm thần” [1]. Những cảm thọ khổ đau, phiền muộnthan tiếc, âu lo, quẫn trí, sầu hận, uất ức, … khiến đời sống con người chẳng khác gì con thuyền nặng nề mệt nhọc, mấp mé chìm xuống đáy biển.

Hơn 2.000 năm trước, Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ điện ngọc cung son tìm con đường giải thoát khỏi nỗi khổ niềm đau, đi tới giác ngộ. Trở nên bậc toàn giác, bậc Vô Thượng sĩ và gần nửa thế kỷ tại thế trao truyền chánh phápĐức Phật đã dạy cho con người nhận diện nỗi khổ niềm đau: “Người ấy cảm nhận hai cảm thọ – một cảm thọ về thân và một cảm thọ về tâm”. Ta vẫn hay than: sao tôi khổ thân quá, sao tôi khổ tâm quá! Quá trình lăn trở trong nỗi khổ niềm đau, người ấy khởi sinh và dung dưỡng lòng sân hận, uất ức, bất bình. Đồng thời, người ấy tìm cách giãy giụa vượt thoát hoặc tránh né nỗi khổ niềm đau bằng cách tìm đến “khoái lạc giác quan”. Nhưng khoái lạc giác quan chỉ là biến tướng của đau khổ, có thể giúp che đậy khổ đau nhất thời chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Cho nên, Đức Phật bảo rằng người ấy vẫn còn bị trói buộc trong đau khổ“Nếu người ấy cảm nhận một lạc thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một khổ thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Này các Tỳ kheo, đây được gọi là kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc với sinh, già và chết; bị dính mắc với ưu sầuthan vãnđau đớnbuồn phiềntuyệt vọng. Ta nói rằng người này bị trói buộc với khổ đau” [2].

Jean-Paul Sartre từng nói rằng con người như bị quẳng vào đời, rơi vào tình thế buộc phải khởi sự hành trình sống trải. “Tự do là lưu đày và tôi đã bị kết án phải tự do” [3]. Con người ấy bị kết án lưu đày biệt xứ giữa sa mạc trần thế. Cuộc sống người ấy bị vây bủa trong âu lo: lo sống, lo già, lo bệnh, lo chết. Cơ hồ, người ấy sinh ra đời chỉ để lo hết chuyện này tới chuyện nọ. Đời của người ấy khác gì con thuyền sa lầy giữa bãi cạn sình bùn. Làm sao để con thuyền vươn mình cưỡi sóng lướt gió trên mặt biển mênh mông? Làm thế nào có thể sống an vui giữa đời phiền lụy?

QUÁN CHIẾU BẢN CHẤT PHIỀN LỤY
Gặp chuyện phiền lụy, ta thường có khuynh hướng tìm kiếm giải pháp chôn lấp, tránh né bằng khoái lạc cảm quan; hoặc ta truy tìm nguồn cơn muộn phiền trong thế giới bên ngoài và tìm cáchtriệt tiêu nguồn cơn gây khổ cho mình. Như thể, đời làm cho ta khổ nên ta phải làm khổ lại đời; vì ta nghĩ rằng làm như vậy thì đời hết khổ (hoặc chí ít là bớt khổ). Nào ngờ, ta càng thêm rối ren khổ đau, càng sa lầy vào vực thẳm phiền muộn.

Giữa cơn phiền lụy, điều quan trọng trước hết mà Đức Phật dạy, chính là quán chiếu vào nội tại của niềm đau nỗi khổ. Việc quán chiếu này giúp cho vị “đa văn Thánh đệ tử” có thể hiểu rõ bản chất và quá trình sinh khởi, tiêu biến của cảm thọ khổ đau. Quán chiếu này soi rọi vào cảm thọ khổ đau của thân, đồng thời không làm sinh khởi khổ đau của tâm. Do đó, vị Thánh đệ tử không dính mắc tàng ẩn sân hận bi phẫn, không bị xô đẩy đến bước đường tìm kiếm những khoái lạc giác quan“Vị ấy như thật hiểu rõ sự sinh khởi, sự chấm dứt, sự thỏa mãn, mối nguy hiểm và sự thoát ly ra khỏi những cảm thọ ấy. Vì vị ấy hiểu rõ những điều này, khuynh hướng vô minh đối với bất khổ bất lạcthọ cũng không tiềm ẩn dưới cảm thọ này” [4].

Vị ấy hiểu rõ bản chất những hiện tượng phiền lụy xảy đến. Thể như: Sóng biết mình là nước/ Ngàn năm không vỗ bờ! Biết rằng đằng sau mây đen giông gió là trời xanh lồng lộng! Như vị Thánh đệ tửấy nhìn thấy các pho tượng mà biết rằng: Đó không phải là trâu, bò, gà, dê mà chỉ là đất sét. Vị ấy liền không còn bị dính mắc vào lạc thọkhổ thọbất lạc bất khổ thọ“Nếu vị ấy cảm nhận một lạc thọ, vị ấy không bị dính mắc. Nếu vị ấy cảm nhận một khổ thọ, vị ấy không bị dính mắc. Nếu vị ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, vị ấy không bị dính mắc. Này các Tỳ kheo, đây được gọi là bậc Thánh đệ tử không bị trói buộc với sinh, già và chết; không bị dính mắc vào phiền muộnthan vãnđau đớnưu sầutuyệt vọng. Ta nói vị này không bị trói buộc với khổ đau” [5]. Không bị trói buộcvào cảm thọ các hiện tượng sinh già bệnh chết, con thuyền đời tự dưng nhẹ nhàng trồi lên mặt bể, lướt gió thong dong.

Trong lời Phật dạy, ta cần nhận ra mấu chốt phiền lụy chính là dính mắc của thân ta và tâm ta vào phiền lụy đó. Việc quán chiếu không chỉ giúp ta nhìn thấu bản chất phiền muộn khổ đau mà còn giúp cho ta nhìn thấu những thương tổn, đau nhức, gút mắc tàng ẩn một cách vi tế bên dưới các cảm thọ (mà khoa phân tâm Tây phương đã thực chứng bằng thí nghiệm [6]). Xông thẳng vào căn nguyên khổ đau cũng chính là xông thẳng tới vọng tưởng ngã thể. Như thế, lời Phật dạy không chỉ dừng lại ở việc chạy chữa các triệu chứng cục bộ mà còn đoạn trừ gốc rễ muộn phiền, tránh tích tụnhững di chứng khổ đau tiềm ẩn có thể gây ra hành động lầm lạc (hại mình, hại người).

QUÁN CHIẾU TÁM PHÁP THẾ GIAN ĐỀU VÔ THƯỜNG
Quán chiếu sâu vào phiền lụy, vị Thánh đệ tử có thể nhận ra bản chất phiền lụy là vô thườngPhiền lụy chẳng phải ta, đó chỉ là các hiện tượng sinh khởi bởi cuộc tương giao giữa các pháp. Biết rằng có sinh khởi tức là biết có hoại diệtPhiền lụy như mưa giông kéo đến rồi tan đi. Thành ra, việc quán chiếu này không chỉ nhằm lột trần bản chất phiền lụy mà còn góp phần thanh tịnh tâman địnhtâm. Bởi thế gian “thương hải tang điền”, biến đổi không ngừng, xoay trở theo tám pháp “thắng lợi và thất bại, danh thơm và tiếng xấu, khen ngợi và chê bai, khoái lạc và khổ đau”; vậy hà cớ gì lại để tâm phóng dật trôi nổi bồng bềnh theo cơn dập dìu ảo tượng. Chính vì thế, vị Thánh đệ tử ấy rời xa sự lôi kéo của biến đổitừ bỏ các pháp nhị nguyên của thế gian.

“Này các Tỳ kheo, nhưng khi một bậc đa văn Thánh đệ tử được thắng lợi, vị ấy suy nghĩ về việc này như sau: “Thắng lợi này đến với ta là vô thường, bị ràng buộc với khổ não và phải chịu sự thay đổi”. Và vị ấy cũng suy nghĩ như vậy khi gặp phải thất bại… Vị ấy hiểu đúng như thật các pháp ấy, và các pháp ấy không xâm nhập tâm của vị này. Vì vậy, khi được thắng lợi, vị ấy không vui mừng và khi gặp phải thất bại, vị ấy không buồn khổ; không sung sướng khi được danh thơm, không khổ sở khi bị tiếng xấu; không khoái trá khi được khen ngợi, không phiền muộn khi bị chê bai; không thích thúkhi được khoái lạc, không ưu sầu khi bị khổ đau. Như vậy, vị ấy đã từ bỏ yêu và ghét, vị ấy sẽ thoát khỏi sinh, già, bệnh và chết; thoát khỏi ưu sầuthan vãnđau đớn, buồn khổ và tuyệt vọng. Ta nói rằng người ấy sẽ được giải thoát khỏi khổ đau” [6].

Nhận diện biến đổi, cắt đứt cơn dao động của tâm; góp phần thanh tịnh tâman định tâm. Nhất tâmvậy! Từ việc quán tám pháp thế gian đều vô thường, nhìn lại liền thấy phiền muộn chỉ là bào ảnh. Thế thì hãy buông xả, trả lại các phiền muộn cho vô thường thế gian. Như Trung niên thi sĩ – Bùi Giáng:

“Trước khi về chín suối
Em xin gửi đá vàng
Của trăm năm buồn tủi
Về trở lại nhân gian”.
Hay:
“Em có khóc? ta xin em đừng khóc
Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc
Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi”.

QUÁN CHIẾU CHẤP THỦ NGÃ BIỆT
Qua lời Phật dạy, ta đã rõ bản chất phiền lụy là sự dính mắc vào tám pháp biến đổi của thế gian. Tức là có chủ thể ý thức về thân và tâm bị dính mắc vào các pháp ấy. Chủ thể ý thức đó có những cảm thọ trên phương diện cảm giáctri giáctrực giác nhất định. Chính những cảm thọ ấy gây tạo vọng tưởng về sự hiện hữu như thực của ngã biệt (trong thế tách rời với thân thể). Do đó, không dừng dạy ở việc quán các pháp thế gian vô thường mà còn quán chiếu vào “chủ thể” cố chấp ấp ôm phiền lụyĐức Phật dạy: “Người ấy xem thọ như là tự ngã… tưởng như là tự ngã… hành như là tự ngã… thức như là tự ngã, hay là tự ngã có thức, hay là thức trong tự ngã, hay tự ngã trong thức. Rồi thức của người ấy thay đổi và biến hoại. Với sự thay đổi và biến hoại của thức, thức của người ấy bị xâm chiếm bởi sự thay đổi của thức. Phiền não và một chuỗi tâm hành tiêu cực phát sinh do sự thay đổi của thức vẫn ám ảnh tâm người ấy. Bởi vì tâm bị ám ảnh, người ấy sợ hãiđau khổ và ưu sầu; và do bởi chấp thủ, người ấy bị phiền não” [8].

Ví như người ra khơi vẫn khư khư giữ lấy quá nhiều đồ đạc vật dụng, chỉ cơn gió nhẹ cũng có thể khiến cho đắm thuyền. Nếu người ấy biết buông bỏ bớt những thứ không cần thiết và cả những thứ cần thiết nhưng chưa phù hợp, thì con thuyền có thể khinh an lướt trên mặt bể. Nhưng người ấy giữ lấy cái nghĩ “tôi”, cái nghĩ “có tôi” nên kéo theo tri nhận về thân của tôi, lợi của tôi, danh của tôi, quyền của tôi, tình của tôi,… Nói khác đi, chấp ngã biệt dẫn đến chấp ngã sở (nên gọi ngã ngã sở). Đặc tính của ngã biệt: vô minh và tham dục. Bởi hai đặc tính này, chuỗi nhân duyên đen tối sinh khởi“Này Ananda, do nhân duyên cảm thọ sinh ra khát ái, do nhân duyên khát ái sinh ra tìm cầu, do nhân duyên tìm cầu sinh ra thắng lợi, do nhân duyên thắng lợi sinh ra quyết định, do nhân duyênquyết định sinh ra tham dục, do nhân duyên tham dục sinh ra chấp thủ, do nhân duyên chấp thủsinh ra chiếm hữu, do nhân duyên chiếm hữu sinh ra keo kiệt, do nhân duyên keo kiệt sinh ra phòng thủ, và do phòng thủ phát sinh nhiều bất thiện pháp như cầm lấy cây trượng và vũ khí, xung đột, gây gổ, tranh chấp, lăng mạ, vu khống và vọng ngữ” [9].

Vòng xoáy đảo điên càng khiến cho tâm trí sa lầy trong phiền não. Chính vậy nẻo đời cứ ngập ngụa xung độtthù hằn, bạo lực, điếm trá. Hỏi sao, lấy mình làm lăng kính nhìn đời, thấy đâu cũng méo mó sai lạc! Nào ngờ, đó là bóng phản chiếu sai lạc méo mó của chính mình. Những người bị vô minh tham dục che lấp trói buộc thì bị cuốn vào phiền não không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc. Đó là lý do Đức Thế Tôn dạy vị Thánh đệ tử cần từ bỏ chấp thủ“Vị ấy không xem thọ như là tự ngã… tưởng như là tự ngã… hành như là tự ngã… thức như là tự ngã, hay là tự ngã có thức, hay là thức trong tự ngã, hay tự ngã trong thức. Rồi thức của vị ấy thay đổi và biến hoại. Mặc dù có sự thay đổi và biến hoại của thức, thức của vị ấy không bị xâm chiếm bởi sự thay đổi của thức. Phiền não là một chuỗi tâm hành tiêu cực phát sinh do sự thay đổi của thức không ám ảnhtâm vị ấy. Bởi vì tâm không bị ám ảnh, vị ấy không sợ hãiđau khổ và ưu sầu, và do bởi không chấpthủ, vị ấy không bị phiền não. Này các Tỳ kheo, như vậy là tâm không phiền não do không chấpthủ” [10].

Quán chiếu đến khi chấp thủ ngã ngã sở tiêu biến thì đồng thời vọng tưởng về ngã cũng tàn lụi. Gốc rễ bị đốn hạ thì cành nhánh tham-sân-si cũng héo rũ khô chết. Vị Thánh đệ tử sẽ được giải thoát khỏi phiền lụy, sống an vui trong đời hiện tại (ở đây và ngay lúc này).

Bên cạnh việc quán chiếuĐức Thế Tôn còn dạy bốn pháp thực hành giúp ta có được cuộc sống an vui trong hiện tại“Thành tựu nỗ lực bền bỉ, thành tựu sự bảo vệtình bạn tốt đẹp, và một cuộc sống cân bằng” [11]. Đây là những cách thực hành giúp cho cuộc sống trước mắt có được an vui. Lựa chọn cách sống phù hợp với năng lựcsở thích và điều kiện khả dĩ. Lao động và tích lũy thành quả làm việc một cách chân chínhgiao thiệp với những người có đạo đứcniềm tingiới hạnh, biết bố thí và có trí tuệ; giữ cho cuộc sống cân bằng về cả điều kiện vật chất và tinh thần (không chi tiêuquá đà, không keo kiệt quá mức; không báng bổ đức tin cũng không dị đoan cuồng tín).

Các pháp thực hành ấy có thể được thực hiện dễ dàng trong đời sống thế tục; nhưng cần có pháp tu tập để duy trì cuộc sống cân bằng an vui này. Do đó, Đức Phật dạy thêm bốn pháp thực hành giúp ta có được cuộc sống an vui trong tương lai: “thành tựu tín tâmgiới đứcbố thí và trí tuệ” [12]. Đây là những cách thực hành giúp cho người đệ tử có cuộc sống an vui lâu bền. Thành tựu tín tâmnhờ đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Như Laithành tựu giới đức nhờ vào từ bỏ sát sanh, trộm cướp, tà dâmdối trá, rượu chè, nghiện ngập, phóng dậtthành tựu bố thí nhờ tấm lòng rộng mở hào phóng hoan hỷ trong việc chia sẻ trao tặng; thành tựu trí tuệ nhờ vào quán chiếu triệt để sinh diệt của các pháp, bản chất của các pháp, để đoạn trừ khổ đau.

Lời kết
Việc quán chiếu bản chất các pháp, chấp thủ ngã biệt cùng những dính mắc phiền não đưa vị Thánh đệ tử trở thành “người vô sự”. Dù muôn vàn sự thể nhiều như cát sông Hằng, nhiều như tất cả cây cỏ trong cõi Diêm Phù Đề thì vị Thánh đệ tử của Đức Phật vẫn là “người vô sự”; bởi không còn dính mắc vào phiền lụy, không bị vô minh cản trở và tham dục trói buộcTâm không trôi cuốn phóng dật lăn trở cùng tám pháp vô thường nên không bị ám ảnh. Vị ấy không sợ hãiđau khổ và ưu sầu.

Đời người nhộn nhịp bon chen; trong giây phút nào xao lòng, bấn loạn, vội vã, cuống quýt, sợ hãibất an liền nên trở về với chính mình ngay lúc đó. Tự biết mìnhquán niệm từ hơi thở đến việc làmvà suy nghĩan định trong sự biết về chính mình ở giây phút hiện tại. “Tôi biết thân tôi đang”, “Tôi biết tâm tôi đang”, sẽ thấy cơn “áp thấp” dần tiêu tanbiển lặng trời êm!

Chú thích:
[1] WHO (2022). World mental health report: transforming mental health for all. Geneva, Switzerland: World Health Organization, p.vi.
[2] Bhikkhu Bodhi (2016). Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch). Hà Nội: Nxb. Hồng Đức, tr.67.
[3] Dẫn theo Lê Thành Trị (1974). Hiện tượng luận về hiện sinh. Saigon: Trung tâm Học liệu – Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, tr.256.
[4] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.67.
[5] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.67-68.
[6] Carl Gustav Jung (2007). Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch). Hà Nội: Nxb. Tri thức.
[7]  Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.69.
[8] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.70.
[9] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.73.
[10] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.71.
[11] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.185.
[12] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.187.

Tài liệu tham khảo:
[1] Bhikkhu Bodhi (2016). Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch). Hà Nội: Nxb. Hồng Đức.
[2] Carl Gustav Jung (2007). Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch). Hà Nội: Nxb. Tri thức.
[3] Lê Thành Trị (1974). Hiện tượng luận về hiện sinh. Saigon: Trung tâm Học liệu – Bộ Văn hóaGiáo dục và Thanh niên.
[4] WHO (2022). World mental health report: transforming mental health for all. Geneva, Switzerland: World Health Organization.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1585)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1762)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1614)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1498)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1268)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1403)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1357)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1398)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1358)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1320)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1538)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1606)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1666)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1542)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1512)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1288)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1442)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1402)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1482)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1521)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1594)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1445)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1569)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1465)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1416)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1507)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1417)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1590)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1871)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1548)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1848)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1426)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1376)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1574)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1429)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1511)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1677)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1876)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1910)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1729)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1908)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1593)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1534)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2075)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1678)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1600)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1542)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1530)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant