Thiền Chánh Niệm Đối Chiếu

18 Tháng Chín 201300:00(Xem: 6782)
Thiền Chánh Niệm Đối Chiếu

THIỀN CHÁNH NIỆM ĐỐI CHIẾU

Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây . Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chánh niệm. Bốn nền tảng Chánh niệmTứ niệm xứ. Đó là bốn căn bản chánh niệm: thân thọ tâm và pháp. Chánh niệm là sự thuần chú tâm; không kèm theo phán đoán. Chánh niệm là sự tỉnh giác ở phút giây hiện tại, xảy ra ở đây và bây giờ. Đó chính là sự tỉnh giác hiểu biểt rõ ràng rằng các cảm xúc, tình cảm, tâm hay pháp là thiện hay bất thiện, để giúp chúng ta chuyển hóa. Dưới đây là bảng đối chiếu pháp hành thiền chánh niệm của Thầy Nhất Hạnh giảng so với Thiền do Đức Phật Thích Ca dạy:
THẦY NHẤT HẠNH DẠY ĐỨC PHẬT THÍCH CA DẠY
THIỀN NGỒI

“Ta thở vào và theo sát hơi thở xuống dưới bụng. Trong khi thở, ta nhủ thầm “Con đã về”. Rồi ta theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối trọn vẹn, thỏa mái, đồng thời nhủ thầm “Con đã tới”. Chỉ bằng một động thái đơn giản như thế, tâm ta lập tức sẽ trở về với thân, tiếp xúc với một sự thật màu nhiệm tuyệt vời là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc”.[01]

“Tôi đang thở vàoý thức về hai mắt của tôi. Tôi đang thở ramỉm cười với hai mắt của tôi”. Khi ta thực tập như vậy thì tuệ giác sẽ nảy sinh. Chỉ trong hai, ba giây là ta có thể nhận thấy rằng: đôi mắt của mình vẫn còn sáng. Một thiên đường của màu sắc, hình ảnh đang hiện ra trước mặt. Đối với những người bị khiếm thị, thiên đường ấy, chưa một lần họ nhìn thấy. Vì vậy mà đôi mắt là một trong những điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Ta chỉ cần thở vào thể thắp sáng ý thức rằng, mình đang có một đôi mắt sáng." [02]

[01] Đức Phật không dạy hướng tâm về "đã về, đã tới," mà chỉ dạy khi niệm thân, biết cử chỉ toàn thân; khi niệm tâm biết tâm khởi sinh, tâm trụ lại, tâm biến đổi, tâm diệt mất... vân vân. Khi lèo lái tâm "đã về, đã tơi," và tuệ giác khi "thở ra và mỉm cươi với hai mắt của tôi" chỉ là ám thị. Bản nhiên vốn vô ngã, do vậy không có tâm nào để tiếp xúc và do vậy không có mầu nhiệm hay phi mầu nhiệm nào được tiếp xúc. Cũng như thế, đã tâm vô ngã vậy làm sao có tâm "đã về, đã tới".
[02] Buổi nói chuyện về chủ đềnghệ thuật chuyển hóa khổ đau tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12 tháng 9năm 2013


1.
Thở vô dài, tôi biết rõ tôi thở vô dài. /Thở ra dài, tôi biết rõ tôi thở ra dài. 2. Thở vô ngắn, tôi biết rõ tôi thở vô ngắn./ Thở ra ngắn, tôi biết rõ tôi thở ra ngắn. 3. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô. /Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra. 4. An định thân hành, tôi sẽ thở vô. /An định thân hành, tôi sẽ thở ra. 5. Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô. /Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra. 6. Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô. /Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra. 7. Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô. /Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra. 8. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô. /An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra. 9. Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô. /
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra. 10. Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô. /Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra. 11. Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô. /Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra. 12. Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô. /Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra. 13. Quán vô thường, tôi sẽ thở vô. /Quán vô thường, tôi sẽ thở ra.
14. Quán ly tham, tôi sẽ thở vô. /Quán ly tham, tôi sẽ thở ra. 15. Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô. /Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra. 16. Quán từ bỏ, tôi sẽ thở [03]

[03] KINH TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP V - THIÊN ĐẠI PHẨM [54] Chương X Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra I. Phẩm Một Pháp Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993/ Bản tiếng Anh: Anapanasati Sutta: Mindfulness of Breathing translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
THIỀN HÀNH
w w
THIỀN ĂN
Trước khi đưa thức ăn vào miệng ta hãy nhìn thức ăn ấy với con mắt chánh niệm, nhìn để thấy rõ được chân tướng của nó. Ví dụ ta đưa lên một miếng đậu hũ. Ta thấy được cây đậu nành, được những cơn mưa nắng đi ngang qua hoa đậu, được sự hình thành của miếng đậu hũ trong khuôn vải. Miếng đậu hũ trở thành một vị đại sứ của đất trời, tới với ta để nuôi dưỡng ta. Lòng ta tràn đầy niềm biết ơnhoan hỷ. Khi nhai, ta nhai rất ý thức, biết rằng ta đang nhai đậu hũ để tiếp xúc sâu sắc với đậu hũ. Đừng nhai những dự án trong đầu, những buồn giận, những lo lắng; đừng nhai quá khứ và tương lai. [04]
w
THIỀN ÔM
w w
Ví dụ
"1. Thở vào, tôi biết tôi thở vào
 Thở ra, tôi biết tôi thở ra
2.Thở vào, tôi thấy tôi là bông hoa
 Thở ra, tôi cảm thấy tươi mát
 ........
5. Thở vào, tôi trở nên không gian mênh mông
 Thở ra, tôi cảm thấy tự do thênh thang
Hơi thở chuyên chở một hình ảnh, và hình ảnh này được quán tưởngduy trì trong thời gian hơi thở ấy. Hình ảnh kia được phối hợp chặt chẽ với hơi thở ấy..."

Đức Phật dạy: “Hơi thở vô dài, tôi biết hơi thở vô dài /Hơi thở vô ngắn, tôi biết hơi thở vô ngắn”.Tức là hơi thở như thế nào, ta biết như thế đó. Không có tưởng tượng nó như thế này, như thế kia khi thở vào hay thở ra. Cái việc tưởng tượng cho tâm mình phủ trùm “Tôi cảm thấy tôi trở nên không gian mênh mông”. Chính cái tâm tưởng tượng đó là một loại tâm loạn, làm mệt trí não.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant