Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật quốc ký sự - 09. Chương IX Trường Đại Học Na Lan Đà (Nalanda)

06 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15981)
Phật quốc ký sự - 09. Chương IX Trường Đại Học Na Lan Đà (Nalanda)


image

Trường đại học Na Lan Đà cách Vương Xá, nay là Rajgir, khoảng 15 km, và cách thủ phủ Patna, hướng Đông Nam, khoảng 95 km, là một thị trấn thịnh vượng, cư dân đông đúc thuở xưa. Vì là trường đại học Phật giáo nên tên nguyên thuỷ của nó là Mahavihara Nālandā, nghĩa là Đại Tinh Xá Na Lan Đà, gọi tắt là Nālandā.

1. Khái quát về Na Lan Đà

blank

Lối vào khu phế tích Na Lan Đà (Nālandā) Ảnh: Tâm Bửu

Na Lan Đà (Nālandā) là một di tích quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo tại Ấn Độ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, vì đây là trường Đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới, nơi có một quy cách giáo dục gương mẫu, có tầm vóc rất lớn, tiếng tăm lừng lẫy, lưu danh cho đến ngày nay. Mặc dù trường đại học Na Lan Đà không phải là khu thánh địa tâm linh quan trọng như những thánh tích liên quan đến cuộc đời đức Phật, nhưng nơi đây cũng là khu đất thiêng đã sản sinh ra các bậc thánh tăng tiêu biểu từ thời đức Phật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các bậc cao tăng làu thông tam tạng truyền bá Phật giáo sau này như Ngài Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na, Giới Hiền.... và đặc biệt nhất là danh nhân Phật giáo mà ai cũng từng biết đến với lòng kính trọng và khâm phục một cách chân thành đó là đại học giả thông bát kinh luật tam tạng pháp sư Trần Huyền Trang, một bậc cao tăng Trung Quốc thời thịnh Đường. Với tầm vóc lớn lao và trung tâm giáo dục không chỉ dành cho Phật giáo mà còn là nơi đào tạo cả thế học như văn học, nghệ thuật, y dược, ngôn ngữ, tôn giáo, triết học.... trong một quy củ vô cùng nghiêm túc và đáng tin cậy nhất thời bấy giờ. Na Lan Đà xứng đáng là nơi ngưỡng mộ của hầu hết các học giả Đông Tây. Trong quyển Đường Về Xứ Phật, Hòa thượng Minh Châu có sánh ví Na Lan Đà bằng một lòng tôn trọng: Nếu Bồ Đề Đạo tràng là nơi đức Phật viên thành Chánh pháp thì Na Lan Đà là đất thiêng đã truyền chiếu ánh sáng ấy đến với vô số người, ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu Lộc Uyểnthánh địa, bởi ở đó đức Phật đã Chuyển pháp luân lần đầu tiên thì Na Lan Đà là đất thiêng đã hoằng truyền chánh pháp, trong một thời gian dài hơn ngàn năm.

Nếu Câu Thi NaThánh địa, bởi ở đó đức Phật đã nhập Niết Bàn thì Na Lan Đà là đất thiêng đã chứng kiến sự viên tịch của Tôn giả Xá Lợi Phất ...

Giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu một vài sự kiện trọng đại liên quan đến Na Lan Đà, nơi được xem như là một trong những khu thánh tích quan trọng của Phật giáo.

2. Trường đại học Na Lan Đà xưa và nay

blank

Một phần khu phế tích Na Lan Đà Ảnh: Tâm Bửu

Hôm nay vì trời mưa nên đoàn chúng tôi không được thoải mái lắm trong lúc làm việc. Hình ảnh không được rõ so với trời nắng và màu sắc các bức tường gạch cũng biến đổi ít nhiều so với màu nguyên thuỷ. Tuy vậy lượng khách tham quan trong nước cũng như ngoài nước đến viếng rất đông. Lối vào khu Na Lan Đà (Nālandā) rất đẹp, dù trời có nắng thì khách tham quan vẫn cảm thấy mát mẻ bởi những hàng cây thẳng tắp, tàng dang rộng che phủ cả lối đi. Trước khi vào bên trong khu thánh tích giữa bùng binh lối đi, có tấm bảng bằng bê tông nằm ngang tương đối thấp, mặt trước ghi là: công trình khảo sát khảo cổ học Ấn Độ (Archaeological servey of India), mặt sau từ bên trong nhìn ra ghi là: hãy cùng nhau bảo vệ di sản văn hoá (Come forward to preserve heritage). Hoa kiểng xung quanh cũng được bàn tay con người chăm sóc khá chu đáo.

Trường đại học Na Lan Đà cách Vương Xá, nay là Rajgir, khoảng 15 km, và cách thủ phủ Patna, hướng Đông Nam, khoảng 95 km, là một thị trấn thịnh vượng, cư dân đông đúc thuở xưa. Vì là trường đại học Phật giáo nên tên nguyên thuỷ của nó là Mahavihara Nālandā, nghĩa là Đại Tinh Xá Na Lan Đà, gọi tắt là Nālandā. Na Lan Đà được thành lập khoảng thế kỷ thứ II và phát triển mạnh khoảng từ thế kỷ thứ IV Tây lịch. Với quy mô đầu tiên cũng giống như các trường đại học khác nhưng dần dần được phát triển trở thành tầm vóc quốc tế, và quy củ rất đặc trưng mà khoảng thế kỷ thứ VII Ngài Huyền Trang đến tham học đã tán thán rằng: “Số Tăng sĩ đông đến vài ngàn đều là những bậc tài năng xuất chúng. Những bậc này phần nhiều là những vị kỳ tài, danh tiếng vang đến cả nước ngoài. Đức hạnh của những vị này hoàn toàn thanh tịnh, không thể chê trách gì. Họ theo giới luật một cách chơn thành. Qui luật của tu viện rất nghiêm khắc và tất cả Tăng sĩ đều phải tuân theo. Cả nước Ấn Độ đều kính phục và tuân theo những lời chỉ dạy của những vị này”. Chư vị Viện trưởng tiền bối ngôi trường này là những bậc cao tăng lỗi lạc, tài đức vẹn toàn, là những bậc tên tuổi được biết đến ngày nay như: Long Thọ (Nagarjuna), vị Viện trưởng đầu tiên giải thích giáo lý Đại thừa; Thánh Thiên Đề Bà (Arya Deva), Ngài Vô Trước (Asanga), Thế Thân (Vasubandhu).... là những vị Viện trưởng kế tiếp lãnh đạo Na Lan Đà. Rồi đến Ngài Trần Na (Dinnaga), Ngài Pháp Hộ (Dharmapala) và Ngài Giới Hiền (Silabhadra), là vị Viện trưởng 120 tuổi, một vị đại học giả cũng là một bậc thạc đức vào thời Ngài Huyền Trang đang du học tại trường đại học này.

blank

Tường thành và cầu thang phế tích Na Lan Đà Ảnh: Tâm Bửu

Theo các nguồn tài liệu, đương thời Na Lan Đà có khoảng 3000 giáo sư, trên dưới 10.000 sinh viên lưu trú tu học thường xuyên. Mặc dù số lượng đông như thế nhưng không phải ai cũng có thể được vào học tự nhiên mà phải trải qua chế độ tuyển sinh nơi đây cực kỳ khó khăn, phải được khảo hạch kinh luật một cách gắt gao, sinh viên ngoại quốc phải được gạn hỏi qua nhiều cuộc trắc nghiệm, biện luận trôi chảyđặc biệt là phải chứng tỏ được biệt tài của mình, vì vậy số lượng trúng tuyển chỉ đạt một cách hạn chế khoảng 2/10. Do đó, Na Lan Đà trở thành niềm mơ ước của hầu hết các sinh viên trong cũng như ngoài nước. Vì đào tạo theo đường lối Phật giáo, nên những sinh viên trúng tuyển được học miễn phí mà không cần phải trả bất cứ một loại chi phí nào, nhờ có sự bảo hộ chính của các đời vua chúa sùng tín Phật giáo và sự phát tâm cúng dường của dân chúng trên 200 làng gần xa.

Ngoài những danh tăng bản địa xuất thân từ trường này, còn có nhiều danh tăng ngoại quốc, tài ba xuất chúng phải được nhắc đến như: Ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Thi Hộ, Pháp Thiên ...Và các bản kinh, luật, luận Trung Quốcchúng ta ảnh hưởng hiện nay, phần lớn là bản dịch do các vị cao tăng xuất thân từ trường này mang về.

Kể từ sau những cuộc xâm lăng và tiêu diệt dị giáo của quân Hồi do tướng Mohammad Bin Bakhtiyar Khalji chỉ huy, trường đại học Na Lan Đà cùng chung một số phận. Số giáo sư và sinh viên tăng sĩ bị sát hại khoảng 10.000 người. Một số nhà sư sống sót còn lại phải chạy sang Nepal và Tây Tạng để lánh nạn. Thư viện Na Lan Đà là kho chứa kinh thư tập hợp trên 9 triệu bản kinh văn của các nền văn minh, triết học, văn hoá, tôn giáo cổ kim trên thế giới và cả các bản sớ giải của Phật giáo ....được xem nhưĐại dương báu vật, đã bị bọn vô lại hiếu sát Hồi giáo thiêu trụi. Như vậy, nhân loại chúng ta vĩnh viễn mất đi cơ hội quý hiếm để đọc những tác phẩm vô giá được lưu giữ tại thư viện của trường đại học này. Sự điêu tàn và đổ máu của trường đại học cũng có phần trùng hợp với điềm báo trước như lời huyền ký được ghi trong Đại Đường Tây Vực Ký của Ngài Huyền Trang như sau: “Từ thành Vương Xá đi về phía Bắc độ 30 lý là Tăng già lam Na Lan Đà. Theo truyền thuyết thì về phía Nam của tu viện này là một cái hồ nước. Nơi đó có một con rồng tên Na Lan Đà. Người ta đã xây một ngôi chùa bên bờ hồ và lấy tên con rồng đặt cho tên cho tự viện. Chỗ này ngày xưa là vườn xoài do 500 vị thương gia đã mua đến mười triệu tiền vàng để cúng dường cho một vị Bồ Tát. Sau khi Bồ Tát nhập diệt, một vị vua thời xa xưa của nơi này tên là Sakraditya đã cho xây dựng một ngôi già lam. Tuy nhiên, trong khi khởi công Ông đã vô tình làm bị thương một con rắn chúa. Lúc đó một nhà tiên tri Ni Kiền Tử đã tiên đoán rằng khoảng 1.000 năm sau, nơi này sẽ là một địa điểm phát triển cùng cực. Những hàng Tăng sinh tại đây sẽ thành đạt vẻ vang, tuy nhiên, vì lời thề của con rắn chúa mà máu của nhiều người sẽ đổ ra tại đây”. Như vậy sự suy tàn của Na lan Đà đã được dự đoán trước của các nhà tiên tri, hay đó là một quy luậtđức Phật dạy, mọi vật ở đời không có cái gì bền chắc mãi mãi, hết thạnh rồi suy, sanh trụ dị diệt, không có một bàn tay thần thánh nào có thể chống lại được với quy luật ấy.

Mặc dù đã bị sự phá huỷ của đoàn quân Hồi giáo, và hằng bao thế kỷ bị vùi lấp trong sự lãng quên nhưng những bức tường gạch đổ nát ở Na Lan Đà vẫn còn toát lên được vẻ hùng tráng nguy nga của thời vàng son Phật giáo, vẫn thể hiện được tính bất hủ của chân lý không bị phai mờ theo năm tháng, dù hiện tại chỉ còn vang trong ký ức và sự nuối tiếc của hàng trí giả và những người có thiện chí đối với Phật giáo nói riêng và văn hoá nhân loại nói chung.

Hiện trạng của Na Lan Đà là những bức tường thành nghiêng đổ liên kết nhau rất dầy trong một chu vi đã được khai quật khoảng 10 hecta đất. Chúng ta vào bên trong bằng một cổng tương đối rộng khoảng 4m và được xác định là cổng chính của trường đại học ngày xưa. Các tài liệu khảo cổ cho rằng, các dãy phòng tu viện trung bình khoảng 4 tầng, bởi bị vùi lấp sâu trong lòng đất và bị phá hủy nên chúng ta chỉ nhìn thấy khoảng 1 – 2 tầng, mỗi tầng đều có cống rãnh và lỗ thoát nước rất tốt nên không khi nào bị đọng nước cả. Tổng cộng khu đại học Na Lan Đà có 11 tu viện nối tiếp nhau và 5 chánh điện đủ để cho toàn thể sinh viên lưu trú và mọi thứ sinh hoạt lễ nghi khác...Mỗi tu viện có chiều dài khoảng 500 m, chiều ngang khoảng 250m, hầu hết có kiến trúc giống nhau: phòng dành cho giáo thọ sư, phòng thọ trai, khu nhà trù, giếng nước, phòng đôi cho tân sinh viên, phòng đơn dành cho cựu sinh viên, khu nhà vệ sinh, chính giữa là giảng đường.... Nhìn chung, mọi tiện nghi cho việc sinh hoạt tại khu Na Lan Đà rất tốt, chủ yếu nhằm đáp ứng cho một mục đích duy nhấtgiáo dục mà thôi. Trong khuôn viên phế tích Na Lan Đà chúng ta thấy những cái hốc nhỏ thờ Phật đôi khi có những bức tượng chỉ còn bàn tọa, hoặc chỉ là dáng dấp đức Phật tọa thiền được kết nối từ những miếng gạch nung cũ mục in trên vách. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy kiến trúc hoa văn bằng những hình tượng Phật nho nhỏ trông rất xinh xắndễ thương còn sót lại trên một vài bức tường hay đầu cột cũ. Có những bức tường đang bị xói mòn và sụt lở, ban bảo vệ cũng xây thêm những bức tường phụ để chống đỡ. Càng đi tham quan nhiều nơi trong khu phế tích này, chúng ta càng ngưỡng mộ và tiếc nuối cho một trường đại học quy mô từ cơ sở vật chất đến nội dung đào tạo, mà không dễ gì tìm thấy ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới trong thời trung cổ. Mặc dù đại học Na Lan Đà được chính phủ xây dựng lại vào tháng 11 năm 1951, do Ngài J. Kashyap đề xướng, cách khu phế tích Na Lan Đà khoảng 2 km, là viện nghiên cứu ngữ học Pāli và Phật học cho các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nó chỉ là danh nghĩa, không phản ánh được uy thế và uy mô của Na Lan Đà ngày xưa. Tuy nhiên, chính nơi đây đã đào tạo ra một số danh Tăng Việt Nam thời cận đại như Hoà thượng Minh Châu, người được chính phủ Ấn Độ mời dạy về Pāli và đạo Phật, Hoà thượng Huyền Vi, Hoà thượng Thiện Châu ....

3. Tháp tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta)

blank

Tháp tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta). Ảnh: Tâm Bửu

Từ cổng chính đi vào phía tay trái, chúng ta thấy có một nền tháp rất cao lớn đó là tháp của tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta), một vị thánh đệ tử trí tuệ đệ nhất trong mười đệ tử đặc trưng của Phật, được Unesco liệt vào di sản thế giới. Tương truyền rằng, tháp này xây dựng ngay trên nền nhà của Ngài, để kỷ niệm nơi Ngài đã sanh ra và từ giã cõi đời. Kiến trúc ngôi tháp này rất đặc biệt, hầu như không giống với bất cứ một kiến trúc nào trong các thánh tích Phật giáo. Xung quanh có nhiều ngôi tháp nhỏ tạo nên một quần thể tháp rất kỳ đặc trong khu Na Lan Đà (Nālandā). Tháp này được trùng tu ít nhất là bảy lần, bắt đầu từ thời vua A Dục (Asoka). Hiện nay chúng ta chỉ thấy nhiều đường ngang kẻ dọc, nhiều chỗ lồi lõm, thật khó xác định được kiểu dáng hình vuông hay tròn, một số vị nghiên cứu thì cho là hình tròn, trên thực tế thì chân nền tháp là nền gạch vuông. Xung quanh đại tháp có nhiều bức ảnh phù điêu mô tả các sự kiện trọng đại trong đời đức Phật. Dù thế nào chúng ta cũng còn có một chút kỷ niệm về bậc thánh giả, một bậc đại trí đã một thời lừng lẫyuy nghiêm trong giáo đoàn 1250 vị A La Hán vẫn còn được nhắc đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ của người con Phật chúng ta và với những ai nghiên cứu Phật giáo.

4. Huyền Trang kỷ niệm đường

blank

Cổng ngoài khu tưởng niệm Ngài Huyền Trang Ảnh: Tâm Bửu

Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm Ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt. Huyền Trang là tên của một vị cao tăng Trung Quốc: Trần Huyền Trang, thuộc triều đại nhà Đường. Với tài năng xuất chúng, thông minh đỉnh ngộ, vì không thỏa mãn sự nhận thức của mình trong kho tàng kinh sách nội quốc mà nhất là kiến thức Phật giáo nên Ngài quyết định sang Thiên Trúc tức Ấn Độ, để tham học kinh luật. Vào thế kỷ thứ VII, năm 629, Ngài Huyền Trang khởi hành qua Ấn Độ để tham học tam tạng kinh điển. Trải qua 16 năm du học trên xứ Ấn, Ngài đã từng tham học tại Na Lan Đà (Nālandā) và được mời giảng dạy khoảng 5 năm. Ngài được học Duy Thức với đại sư Giới Hiền (Silabhabra), hiệu trưởng trường này thời bấy giờ đã 120 tuổi. Chính vì niềm đam mê Duy Thức nên sau khi hồi hương Ngài đã thành lập Tông Pháp Tướng để xiển dương tinh thần “tùng tướng nhập tánh” của Duy Thức, và được xem nhưsơ tổ tông Pháp Tướng tại Trung Hoa.

Ngài đã để lại trong lòng vua chúa cũng như chư tăng Thiên Trúc một ấn tượng về một nhân cách đặc thù và trí tuệ siêu việt, một đức hạnh sáng ngời không chỉ đương thời mà còn lưu danh mãi cho đến ngàn sau. Do đó, chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận xây dựng nhà tưởng niệm Ngài theo kiến trúc Trung Hoa. Mặc dù chỉ với danh xưng khiêm tốn Kỷ Niệm Đường nhưng thực tế được thiết kế hết sức trang nhã, hoành tráng, mới nghe qua chúng ta không thể nào hình dung được hết vẻ uy nghi của nó, cho nên chúng ta có thể gọi là Huyền Trang Kỷ Niệm Đền thì mới tương xứng với tầm vóc của nó. Sau khi qua cổng chính nhìn vào chu vi khoảng 2 hecta đất, chúng ta thấy một lối đi thẳng tắp, khoảng giữa lối đi có tạc tượng của một vị hành cước Trung Hoa trên vai mang hành lý, kinh thư, tay cầm phất trần, đầu đội nón rộng vành, chân di hài cỏ, phía dưới có tấm bia giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Ngài Huyền Trang. Xung quanh hoa cỏ được chăm sóc, cắt tỉa đẹp đẽ. Bên tay phải cách 50 m có một tấm bia tưởng niệm Ngài Huyền Trang rất lớn bằng đá quý, tay trái đối xứng cũng có ngôi tháp tương xứng, giữa tháp có đặt một đại hồng chung rất to theo kiểu dáng Trung Hoa. Khi vừa bước vào bên trong cổng chính được nghe một tiếng chông ngân dài do người trực ở đó đóng, làm chúng tôicảm giác như mình vừa đến một ngôi đại tự của Việt Nam hay Trung Hoa. Trước khi vào ngôi nhà chính tôn thờ Ngài Huyền Trang chúng ta phải đi qua một cái sân rộng. Ngôi nhà chính được kiến trúc theo mái cong nối dài nằm ngang hình chữ nhật, giống như các ngôi chùa cổ Việt Nam, có hoa văn uốn lượn theo chót mái và các chỗ cần thiết. Chính diện ngôi nhà có thờ tượng cốt của Ngài Huyền Trang. Phía trước có trang hoàng đủ phương tiện nghi lễ như: chuông, mõ, khánh và một quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa chữ Hán. Xung quanh tường có rất nhiều hoa văn và những bức phù điêu, đặc biệt hầu hết các bức phù điêu được khắc chạm mô tả về cuộc đời của Ngài Huyền Trang từ Trung Quốc đến Ấn Độ, diễn tả lại quá trình Ngài tu học với ai, từng làm gì và công đức đóng góp cho Phật giáo của Ngài ra sao...

Quỳ trước dung nghi của bậc cao tăng chúng ta thấy mình quá nhỏ bé, còn nhiều dở tệ, mình chưa đóng góp được gì cho Phật pháp, lòng cảm thấy ngậm ngùi cho tâm trí của hạng phàm phu thời Mạt không thể bì với các bậc cao tăng thạc đức tiền bối. Đó cũng chính là động lực để khích lệ mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa, phải phát tâm dõng mãnh, phải hết lòng vì đạo, vì chúng sanh thì mới sánh được công đức của quý ngài trong muôn một.

Rời Huyền Trang Kỷ Niệm Đường, trong lòng vẫn thầm phục một bậc cao tăng siêu phàm thoát tục, một cái tên nghe sao mà thánh thoát, êm dịu, chan hoà trong tình đạo tình đời. Tôi mỉm cười vì trong cõi lòng bỗng vọng lên hai chữ Huyền Trang, Huyền Trang với bao niềm xúc động trào dâng!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4657)
Lễ Vu Lan Tại Chùa Thanh Nguyên, Hawaii Ngày 9/9/2018, Trụ trì TT Thích Nghiêm Thẩm; Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 3883)
Vào ngày 09 tháng 9 năm 2018, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose đã tổ chức Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2562.
(Xem: 3488)
Chương Trình Tu Dưỡng và Bát Quan Trai Giới Ban Huynh trưởng GĐPTVN Đức Quốc, tại Tịnh Thất Viên Lạc, Varel.
(Xem: 3568)
Đại Lễ Vu Lan 2018 Tại Đạo Tràng Từ Bi, Lake Elsinore, California ngày 09/9/2018; Nhiếp ảnh: Ngọc Báu
(Xem: 7762)
Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội Tại Chùa Tịnh Luật, Houston, TX được tổ chức vào ngày chủ nhật 02/9/2018; Nhiếp ảnh: Su Vuong
(Xem: 3265)
Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2018 Chùa Từ Thuyền Canada được tổ chức vào ngày 02/9/2018
(Xem: 3241)
Pháp Hội Địa Tạng Tại San Jose, California được tổ chức vào ngày 01/9/2018
(Xem: 3837)
Đại Lễ Vu Lan tại chùa Quán Thế Âm Odense, Danmark được tổ chức vào ngày 2/9/2018
(Xem: 4969)
Thiền viện Vô Ưu (tọa lạc tại số 1300 Church Avenue, thành phố San Martin, tiểu bang California) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2018
(Xem: 3621)
Lễ Vu Lan 2018 Tại Chùa Thảo Đường, Moscow được tổ chức ngày 20.08 tại Khu Chợ Sadovod của thủ đô Moscow Nga.
(Xem: 3547)
Đại Lễ Vu Lan PL 2562 Tại Chùa Viên Giác, Đức Quốc; Phương Trượng: HT Thích Như Điển; Trụ trì: ĐĐ Thích Hạnh Bổn; Nhiếp ảnh: Nguyên Trí
(Xem: 4308)
Hình ảnh Đại Lễ Vu Lan 2018 Tại Chùa Pháp Vân, Canada được tổ chức ngày Chủ Nhật, 26/8/2018 - Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 3775)
Được tổ chức vào ngày 26/8/2018 - Viện chủ: HT Thích Nguyên Siêu; Nhiếp ảnh: Văn Sang Thiện Thành
(Xem: 3840)
Được tổ chức vào ngày 26/8/2018 - Viện chủ: HT Thích Nguyên Siêu; Trụ trì: TT Thích Tâm Tường; Nhiếp ảnh: Chúc Bảo
(Xem: 5370)
Hằng năm cứ đến ngày tựu trường, những bậc cha mẹ vùng quê nghèo lại dâng lên nỗi lo lắng. Lo cho con sách vở, mực viết, quần áo, mũ dép, học phí...
(Xem: 4207)
Vào sáng ngày 11 tháng 8 năm 2018, chùa Tân Long tọa lạc tại số 1283 Lucretia Avenue, thành phố San Jose đã long trọng cử hành đại lễ Vu Lan báo hiếu.
(Xem: 5825)
Chủ nhật ngày 12/8/2018 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 400 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego
(Xem: 3665)
Vào tối ngày 7/8/2018, Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Tu viện Đại Bảo Trang Nghiêm (2553 Darwin Street, Hayward, CA 94545) đã thuyết giảng tại nhà hàng Saigon Kitchen San Jose
(Xem: 3232)
Khoá An Cư Kiết Hạ 2018 Tại Chùa Việt Nam Nhật Bản từ ngày 8/8/2018 đến ngày 15/8/2018
(Xem: 3892)
Lễ Tiểu Tường HT Thích Minh Tuyền và Khánh Thành Chùa Việt Nam tại Nhật Bản ngày 5/8/2018 - Nhiếp ảnh: Chúc Phước
(Xem: 7235)
Chùa Phật Tổ Long Beach, California, Hoa Kỳ tổ chức Lễ Húy Kỵ Cố HT Thiện Thanh
(Xem: 4155)
Khoá An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Phật Bảo Thành phố Philadelphia từ ngày 26/7 đến ngày 04/8/2018
(Xem: 5419)
Hiện diện trong buổi họp mặt ngoài số đông chư Tôn Đức Tăng Ni trẻ còn có một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, Gia Dình Phật Tử, các cơ quan truyền thông.
(Xem: 3132)
Hội Từ bi Quán Thế Âm có trụ sở đặt tại thành phố Elk Grove là một hội từ thiện giúp đỡ những người bệnh tật, hoạn nạn, nghèo khổ và giúp phương tiện cho họ tự vươn lên trong cuộc sống.
(Xem: 5440)
Chủ nhật ngày 29/7/2018 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 400 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego
(Xem: 4471)
Khóa tu An cư Xuất gia gieo duyên năm nay được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 7 năm 2018.
(Xem: 4983)
Hình Ảnh Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ Thứ 30 Năm 2018 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức
(Xem: 4073)
Chương trình có: Tụng kinh, kinh hành niệm Phật, xem phim lịch sử đức Phật, học Phật pháp căn bản, nghe kể chuyện Phật pháp, thi đố vui Phật pháp, thuyết trình cuộc đời đức Phật …
(Xem: 5583)
Bằng tấm lòng nhân hậu, bằng đôi tay nhanh nhẹn, ngôi nhà cho em Nguyễn Văn Thiên đã được trao tặng ngày 22 tháng 7 năm 2018.
(Xem: 3912)
Lễ Tấn Phong Giáo Phẩm nhân Khoá An Cư Kiết Hạ tại Chùa Pháp Hoa Kansas 2018
(Xem: 3699)
Ngày 15/7/2018 Chùa Đức Viên tại San Jose, California đã tổ chức Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Di Lặc trong khuôn viên chùa
(Xem: 3304)
Khoá Huân Tu Tại Chùa Quán Thế Âm, Odense, Đan Mạch được tổ chức vào ngày 14-15/7/2018.
(Xem: 4045)
Khoá Tu Học Phật Pháp Mùa Hè lần thứ 4 tại San Jose 2018 do Chùa Thiên Trúc tổ chức
(Xem: 3265)
Khoá Tu Bát Quan Trai Tại Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc được tổ chức ngày 7-8/7/2018; Thuyết giảng ĐĐ Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 9447)
Video này do Thầy Thích Hạnh Tuệ thực hiện để Giới thiệu Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc do Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn làm viện chủ và Sư Cô Thích Nữ Như Quang làm trụ trì.
(Xem: 4146)
Lễ Nhập Tự Cung Thỉnh HT Thích Nguyên Siêu Trụ Trì Chùa Tịnh Luật, Thành phố Houston, Texas ngày 01/7/2018
(Xem: 5576)
Khoá An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Huệ Quang California được tổ chức từ ngày 01/7 đến ngày 08/7/2018
(Xem: 3546)
Khoá An Cư Kiết Hạ Lần Thứ 30 Tại Chùa Pháp Vân Canada
(Xem: 6487)
Chủ nhật ngày 10/6/2018 vừa qua, Quý Phật tử đã phát hơn 400 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego gồm có Pizza (50 18-in=600 slices), 400 chai nước, 450 Welches fruit snacks, 450 chip bags.
(Xem: 3732)
Lễ Hội Quan Âm Lần Thứ 3 được tổ chức tại Tu Viện Tây Phương Minnesota, Hoa Kỳ từ ngày 25/6 đến 01/7/2018
(Xem: 5294)
Lễ Huý Nhật Lần Thứ 10 Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN Thượng Huyền Hạ Quang được tổ chức tại Chùa Quang Thiện, ngày 30 tháng 6 năm 2018
(Xem: 5411)
Thầy Thích Hạnh Tuệ đã đến thuyết pháp tại Thuyết Pháp Tại Đạo Tràng Pháp Duyên, Stuttgart, Đức Quốc ngày 01/7/2018; Nhiếp ảnh: Hà Lương
(Xem: 3911)
Thầy Thích Hạnh Tuệ đã đến thuyết pháp cho quý Phật tử tại Đạo Tràng An Vui, Tp. Aalen, Đức Quốc ngày 30/6/2018; Nhiếp ảnh: Hà Lương
(Xem: 3611)
Hình ảnh Lễ Mừng Thọ 70 HT Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc ngày 28/6/2018
(Xem: 4024)
Thầy Thích Hạnh Tuệ Thuyết Giảng Tại Chùa Linh Thứu, Berlin, Đức Quốc ngày 24/6/2018; Trụ trì: Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước; Nhiếp ảnh: PT Diệu Hạnh
(Xem: 3931)
Một Ngày An Lạc Tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc, Ngày 23/6/2018 - Viện chủ: Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm- Trụ trì: Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm
(Xem: 4734)
Lễ An Vị Tôn Tượng Tại Khuôn Viên Chùa Bảo Đức, Oberhausen, Đức Quốc - Ngày 16-17/6/2018, Trụ trì: Sư Cô Thích Nữ Đàm Châu
(Xem: 3952)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế - Biên Soạn Giáo Trình Phật Học Song Ngữ Anh Việt tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, Westminster, California, Hoa Kỳ
(Xem: 4481)
Trụ trì: ĐĐ Thích Viên Giác, Hướng dẫn: ĐĐ Thích Hạnh Tuệ - Ngày 10/6/2018
(Xem: 5432)
Chùa Từ Thuyền tổ chức Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2642 - 2018, Lễ Khánh Thành Ngôi Bảo Điện và Lễ Kỷ Niệm 10 Năm Thành
(Xem: 5157)
GHPGVNTN Canada đã tổ chức đêm thắp nến và cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, Ngày 10/06/2016 tại Chùa Pháp Vân
(Xem: 3988)
Đại Lễ Vesak 2018 Được tổ chức tại Thành phố Mississauga, Canada, Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 4493)
Đạo tràng Phước Huệ thuộc tỉnh Heilbronn, miền Nam nước Đức đã tổ chức Một Ngày An Lạc vào chủ nhật 03/6/2018. Nhiếp ảnh: Nguyên Trí, Mỹ Phượng
(Xem: 4264)
Đại Lễ Kỷ Niệm Phật Đản lần thứ 2642, Phật lịch 2562 được tổ chức tại hội trường vùng Westernach, Kunzelsau, Miền Nam nước Đức ngày 02/06/2018
(Xem: 4416)
Hình Ảnh Đại Lễ Phật Đản Tại Chùa Viên Giác; Hannover, Đức Quốc, ngày 27/5/2018, Phương trượng: HT Thích Như Điển, Trụ trì: ĐĐ Thích Hạnh Bổn
(Xem: 4766)
Hình Ảnh Lễ Phật Đản Tại Tu Viện Pháp Vương, Được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều ngày 27/5/2018, Viện chủ: HT Thích Nguyên Siêu, Trụ trì: TT Thích Tâm Tường
(Xem: 4865)
Hình Ảnh Đại Lễ Kỷ Niệm Phật Đản Lần Thứ 2642, Phật lịch 2562 - Dương lịch 2018 Tại Chùa Phật Đà, San Diego, California, Hoa Kỳ
(Xem: 4358)
Hình Ảnh Đại Lễ Kỷ Niệm Phật Đản Chùa Pháp Vân Mississauga, CANADA Lần Thứ 2642, Phật lịch 2562 - Dương lịch 2018, Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 4441)
Lễ Phật Đản Tại Niệm Phật Đường Phổ Quang, Thành phố Las Vegas, Nevada, Ngày 22/5/2018, Nhiếp ảnh: Hùng Nguyễn
(Xem: 5198)
Hình Ảnh Kỷ Niệm Lễ Chu Niên 40 Năm Thành Lập Chùa Viên Giác và Hội PTVNTN Ngày 21.05.2018. Phương trượng: HT Thích Như Điển, Trụ Trì: ĐĐ Thích Hạnh Bổn
(Xem: 7896)
Chủ nhật ngày 20/5/2018 vừa qua, Quý Phật tử đã phát hơn 300 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego gồm có Pizza (42 16-in=504 slices), 320 chai nước, 320 Welches fruit snacks, 324 chip bags.
(Xem: 12601)
Từ ngày 29/3/2018 đến ngày 22/5/2018 do HT Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc hướng dẫn
(Xem: 6190)
Đại Lễ Phật Đản do GHPGVNTN Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo miền Nam California tổ chức vào ngày 5-6/5/2018 được thành tựu viên mãn
(Xem: 7753)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 5/2018 tới vào ngày chủ nhật 20/5/2018, số lượng 300 phần. Kính mong Đại chúng phát tâm hùn phước.
(Xem: 11869)
Ngày 17/4/2018, tại nhà hàng Sài Gòn Kitchen, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ); Hòa thượng Thích Thái Siêu thuyết giảng đề tài “Quán vô thường”
(Xem: 5175)
Ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm đản sanh đã tổ chức một ngày tu học, tụng kinh bái sám, dưỡng tâm đại bi, hành hạnh đại từ...
(Xem: 4563)
Lễ Vía Đức Phật Xuất Gia, Nhập Niết Bàn, Bồ Tát Quán Âm 2018 Tại Chùa Phật Đà, Viện Chủ: HT Thích Nguyên Siêu, Nhiếp ảnh: Văn Sang & Hạnh Từ
(Xem: 4186)
Khai Giảng Khóa Tu Học Truyền Thống GĐPTVN tại Đức quốc từ ngày 29.03 đến 02.04.2018 – tại chùa Viên Giác – Hannover
(Xem: 4756)
Sáng ngày 24/3/2018, chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Lễ húy nhật Sư Bà tọa chủ lần thứ 19
(Xem: 4662)
Hình ảnh Lễ Huý Nhật Cố Hoà Thượng Khai Sơn Thượng TRÍ Hạ CHƠN, Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Chùa Linh Mụ Hải Ngoại 2008 - 2018, Kỷ Niệm 40 Năm TT Thích Hải Chánh Xuất Gia
(Xem: 7142)
Tổ chức vào ngày chủ nhật của tuần thứ 2 mỗi tháng. Sau khi ăn cơm trưa ở chùa xong, 1:00pm cho thực phẩm vào hộp, làm xong lúc nào sẽ đi phát lúc đó nhưng bắt buộc phát trước 5:00pm.
(Xem: 4810)
Được tổ chức vào ngày 04/3/2018, dưới sự chứng minh và thuyết giảng của Thầy Thích Hạnh Tuệ, Nhiếp ảnh: Minh Đoan, Nguyên Tâm
(Xem: 3534)
Chùa Phổ Từ thành phố Hayward, tiểu bang California đã tổ chức đại lễ Thượng Nguyên năm Mậu Tuất
(Xem: 4289)
Rằm Thượng Nguyên Tại Chùa Phật Đà San Diego, California, Hoa Kỳ - Viện chủ: HT Thích Nguyên Siêu, Nhiếp ảnh: Tâm Thuận
(Xem: 9119)
Kính cảm ơn tất cả Đại chúng đã phát tâm hùn phước Phóng Sanh Rằm Tháng Giêng 2018.
(Xem: 5355)
Vào chiều ngày mùng 9 Tết Mậu Tuất (24-02-2018), Ấn Tôn thiền đường đã tổ chức pháp hội Dược Sư đầu năm Mậu Tuất.
(Xem: 4104)
Ngày 25/2/2018, Phái Đoàn Hành Hương Chùa Phật Đà đã thăm viếng, Lễ Phật và cúng dường các Tự Viện: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Pháp Vân, Chùa Bát Nhã, Chùa Phổ Đà và Chùa Trí Phước.
(Xem: 4787)
Tết Mậu Tuất, hòa cùng không khí tưng bừng đón Tết Mậu Tuất của người Việt hải ngoại, chùa Phổ Từ tọa lạc tại thành phố Hayward, tiểu bang California đã tổ chức buổi lễ Phật và sinh hoạt Tết cổ truyền của dân tộc.
(Xem: 8805)
Thăm 9 Chùa ở Toronto và các vùng phụ cận - Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 6995)
Tết Mậu Tuất 2018 Tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc - Nhiếp ảnh: Thiện Liên, Thiện Nhật
(Xem: 4725)
Tết Mậu Tuất 2018 Tại Chùa Phật Đà - San Diego, California, Hoa Kỳ; Nhiếp ảnh: Giác Thuỵ, Cát Tường, Khương Thái
(Xem: 8149)
Tết 2018 Tại Chùa Tâm Từ Morgan Hill, California - Tin và ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 6332)
Tết 2018 Tại Chùa Hải Đức Jacksonville, Florida - Nhiếp ảnh: Châu Ngọc
(Xem: 3901)
Tết Mậu Tuất 2018 Tại Chùa Pháp Vân Canada - Trụ trì: TT Thích Tâm Hòa; Nhiếp ảnh: Giác Nghĩa
(Xem: 5288)
Tết 2018 Tại Chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ - Tin và ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 9532)
Qua ba ngày 8,9,10 tháng 2 năm 2018, các hội viên của Hoavouu Foudation đã đi Quảng Ngãi để phát gần 600 phần quà tại 6 địa điểm cho những người nghèo vùng quê ăn Tết.
(Xem: 4263)
Được tổ chức vào ngày chủ nhật, 11/2/2018 - Nhiếp ảnh: Thiện Thành Văn Sang
(Xem: 7679)
Đại hội được tổ chức từ ngày 26 tháng 01 đến ngày 28 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm Huấn luyện và Tu học Thích Quảng Đức San Bernardino, California, Hoa Kỳ
(Xem: 12789)
Lễ Nhập Quan: Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683
(Xem: 4605)
Pháp Hội Di Đà Tại Chùa Phật Đà ngày 07/01/2018 - Nhiếp ảnh: Văn Sang Thiện Thành
(Xem: 8816)
Thông Tư Kiết Đông từ Hội Đồng Điều Hành ban hành, thì thời hạn Kiết Đông 10 ngày (từ ngày 8 đến ngày 17.1.2018) của cộng đồng Tăng Già thuộc trụ xứ Âu Châu
(Xem: 4424)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà Tại Chùa An Lạc Indiana được tổ chức 2 ngày thứ 7 và chủ nhật 6-7/01/2018
(Xem: 4769)
Lễ niệm Phật A Di Đà kéo dài liên tục trong hai tuần, từ ngày 01-01 đến ngày 14-01-2018.
(Xem: 4749)
Chư Tôn đức Tăng trú xứ tại các tự viện Phật giáo ở miền Bắc tiểu bang California và Phật tử tại San Jose đã về chùa Tâm Từ, thành phố Morgan Hill dự lễ Bố tát tháng 12 năm 2017
(Xem: 4287)
Khoá Tu Thiếu Nhi Mùa Đông Tại Chùa Đức Viên San Jose 2017 - Tin và ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 3805)
Lễ Huý Nhật Tổ Minh Hải 25.12.2017 tại Tổ Đình Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc Và Hình Ảnh Khóa Huân Tu Tịnh Độ cuối năm 2017
(Xem: 4840)
Lễ Tiểu Tường Cố TT Thích Đức Trí - Được Tổ Chức Tại Chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma vào ngày Chủ nhật 24/12/2017
(Xem: 4174)
Pháp Hội Tụng Kinh Đại Thừa Tại Linh Thứu Ấn Độ - Lần thứ 1 được tổ chức từ ngày 13 đến 17 tháng 12 năm 2017
(Xem: 4101)
Lễ Thọ Bát Quan Trai tại Tổ Đình Khánh Anh, Pháp Quốc do HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn từ ngày 15 đến 16.12.2017
(Xem: 6296)
Đại Lễ Kiết Giới Già Lam - Thỉnh Phật An Vị - Sám Hối Cầu An - Tiến Thí Âm Linh Cô Hồn - Nguyện Cầu Âm Siêu Dương Thới Tại Chùa Tường Quang - South Carolina
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant