Nghệ Thuật Kiến Trúc Bảo Tháp Nhật Bản
Thích Minh Thông
Kiến trúc và nghệ thuật tạo ra những bảo tháp:
1. Là vật liệu được sử dụng. Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép của động đất.
2. Là bí mật về mặt kiến trúc. Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn vào trong khe. Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1000 chỗ nối lỗ mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này uyển chuyển như konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và trong suốt).
3. Là nằm ở cấu trúc tầng lớp của chùa. Nếu bạn để một thanh konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng thẳng được. Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là “go ju no to” - (tháp 5 lớp). Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác.
4. Chính là tác dụng lắc lư: Mỗi lớp hộp được phép đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, khi quan sát một ngôi chùa năm tầng trong một trận động đất lớn, người ta thấy rằng,:khi lớp hộp dưới cùng xoay qua bên trái, thì cái hộp nằm trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại xoay sang trái, cứ như vậy.
5. Có lẽ thú vị nhất trong tất cả các bí mật, liên quan đến một thành phần cấu trúc giúp ngăn ngừa điều trên. Hãy thử tưởng tượng trong một cuộc thí nghiệm dùng một cái tháp làm bằng 5 cái chén úp chồng lên nhau trong một cái khay. Nếu đẩy cái khay, những chiếc chén sẽ rớt ngay. Nhưng nếu bạn khoan một cái lỗ nhỏ dưới đáy mỗi chén rồi xỏ một chiếc đũa dài xuyên qua những cái lỗ đó và đóng cho nó đứng lên, những cái chén sẽ trở thành một cái tháp vững chắc và vẫn đứng ngay cả khi bạn lắc nhẹ cái khay. Nếu một trong những cái chén muốn bay ra ngoài lề thì chiếc đũa sẽ giữ nó lại.
- Tag :
- Thích Minh Thông