Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 1

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 18928)
Phần 1

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996


1. Người ngu ăn muối

Thuở xưa có một người ngu đến nhà bạn thăm, chủ nhà mời ở lại dùng bữa cơm đạm bạc. Chàng chê canh lạt không ngon. Chũ nhà bèn thêm một chút muối, chàng ăn cảm thấy ngon lành.

Chàng tự nghĩ:

- Canh ngon là nhờ muối thêm vào, dùng ít còn vậy, nếu dùng nhiều chắc chắn ngon đặc biệt.

Thế rồi, chàng xin chủ nhà một chén muối bỏ trong miệng nuốt hết! Vì chất muối mặn kinh hồn, chàng cảm thấy gần như sắp chết, bèn vội vàng móc họng cho mữa muối ra.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Phàm người tu hành phải tiết chế sự ăn uống cho vừa phải, biết đủ muốn vừa, thì đối với thân thể và sự tu hành đều có ích lợi. Nhưng có bọn ngoại đạo sai lạc tuyên truyền, uốn cong thành ngay quá mức, để xướng lên thuyết không cần ăn uống, nhận cho là phương pháp có thể đắc đạo. Do dậy có người đoạn thực bẩy ngày, mười lăm ngày, kết quả là ảnh hưởng đến thân thể đói khát mà chết, và đối với công hạnh không có một điểm lợi ích; đó chỉ là hành động sai lầm.

Người hành pháp như thế cùng người ăn muối kia đều là cử động ngu xuẩn đáng chê cười cả.

2. Ðể dành sửa

Thuở xưa có một người dự định tháng sau đãi khách, cần có số nhiều sữa bò, do đó phải dự trù trước đến lúc ấy mới khỏi thiếu hụt.

Người kia tự nghĩ:

- Mỗi ngày mình nặn sữa để dành, cần phải có cái thùng cây rất lớn; xét kỹ ra sữa để trong thùng cây lâu ngày đễ hư hoại, chi bằng để trong vú bò, đến ngày đãi khách hãy nặn ra một thể, đã ít tốn công lại được sữa mới, chẳng phải đó là phương pháp tuyệt ư?

Thế rồi chàng dắt bò mẹ nhốt riêng, bò nghé nhốt riêng chổ khác, và không nặn sửa mỗi ngày.

Qua tháng sau đến ngày đải khách, chàng dắt bò mẹ ra nặn lấy sữa tươi đãi khách, nhưng dùng hết sức nặn mà một giọt cũng không có, làm cho khách dự tiệc không thể nín cười.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người muốn làm hành bố thí mà đợi đến khi nhiều tiền mới làm việc cứu giúp kẽ khốn cùng. Nghĩ thế rất lầm. Chúng ta phải nên tranh thủ thời gian kịp thời làm hạnh bố thí, chẳng vậy thì cùng với người ngu để dành sữa trong vú bò không khác.

3. Khoanh tay chịu đòn

Thuở xưa có một anh ngốc sói đầu; ngày nó có người thấy đầu anh không có tóc bèn dùng trái lê đánh lên, đầu anh bị đánh nhiều lần, máu ra lên láng.

Tuy bị đánh, anh ngốc vẫn đứng im lặng chịu đòn, không kháng cự, không trốn tránh.

Bây giờ có người thấy thế trong lòng bất nhẫn liền bảo anh rằng:

- Vì sao danh cứ đứng trơ ra mà chịu đánh? Nếu không đánh lại, thì nên tránh đi mới phải. Kìa xem, đầu anh đầy cả máu không sợ đau à?

Anh ngốc đáp rằng:

- Ôi! Người ngu nầy rất xấc láo, nó không hiểu gì cả. Vì thấy đầu ta không tóc, nó tưởng là viên đá xinh xắn mới tùy tiện dùng trái lê đánh lên, không biết đó là đầu ta. Nó đánh ta đến nổi máu ra lênh láng. Ông ơi! Ðối với hạng người vô trí thức ấy, ta chẳng biết tính làm sao được.

Người kia nghe rồi rất giận, liền mắng trách anh ngốc rằng: 

- Anh thật là đáng thương, người ta đánh đến nổi đầu bị thương, máu ra dường ấy, mà vẫn đứng chưn không lay động, như thế chẳng phải ngu si chứ là gì?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một số ít các vị Ty kheo, không thể chân thật giữ giới, tu định, học huệ, chỉ gõ ép oai nghi bên ngoài để mong được người cúng dường cung kính. Kết quả tự mình chịu khổ vô cùng.

Bậc tu hành thế nầy và người ngốc kia đều là hạng ngu si cả.

4. Giả chết dối chống

Thuở xưa có anh chàng cưới người vợ rất đẹp, nhưng tánh tình không được đứng đắn, chàng thương yêu vợ vô cùng; nhưng trái lại nàng chẳng yêu chàng, vì thế mà nàng có tình nhân khác, thường có ý muốn bỏ chồng để kết duyên với người nàng thích.

Thừa dịp chồng đi vắng, nàng tìm một bà già rồi kín đáo dặn rằng:

- Sau khi tôi đi khỏi nhà, xin bà tìm thay một cô gái khác để vào đây, chông tôi có trở về, bà cho chàng biết là tôi đã chết.

Ba già đã làm y như lời nàng dặn.

Khi trở về nhà, người chồng nghe thấy tin thật rất buồn rầu, đau đớn, kề bên thi hài khóc lóc rất lâu, rồi mới đem thi hài người con gái ấy hỏa táng, đem tro xương đựng trong cái đẩy, ngày đêm mang theo mình để kỹ niệm mảnh tình quá khứ.

Còn vợ chàng lúc ấy đã kết duyên cầm sắt với tình nhân. 

Nhưng trải qua nhiều ngày, biết được tình nhân đã nhàm chán, phụ rẫy nàng, lòng nàng lại tưởng nhớ đến người chồng cũ, bèn vội vã trở về thưa với chàng rằng:

- Tôi là vợ chàng, nay đã trỡ về.

Người chồng bảo: 

- Vợ tôi chết đã lâu! Cô là ai đến đây nói dối là vợ tôi để làm gì?

Mặc dù nàng biện bạch đôi ba phen, yêu cầu chàng thừa nhận, nhưng chàng quyết tin chắc vợ chàng đã chết, nên không nhận nàng là vợ.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đã bị thành kiến làm chũ rồi, thì rất khó cải dối. Như bọn ngoại dao nghe lời ngụy tà, tâm sanh mê hoặc, chấp trước cho là chân thật, vỉnh viển không thể hoàn cải hồi tâm, dù nghe giáo pháp chân chánh cũng không chịu tin tưởng thọ trì.

5. Khát không uống nước

Thuở xưa có một người đi đường rất khát nước, muốn tìm nước uống để giải khát. Xem thấy sương mù tận đằng xa, y tưởng là nước. Sau lại kiếm đông, tìm tây, gặp được giòng sông nước, trong leo lẻo, chảy thao thao không ngừng, anh chỉ đứng xem không chịu uống.

Có người thấy thế lấy làm quái lạ, hỏi rằng:

- Anh vì khát đi tìm nước để uống, hiện tại tìm được nước rồi, tại sao không uống?

Anh trả lời phi thường quái lạ:

- Nước nhiều như thế này, anh uống hết được không? Tự xét thấy, uống hết được tôi mới uống. Ðã biết uống không sao hết được, nên tôi không uống, có thế thôi.

Ai nấy nghe xong đều chê cười anh.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người lý luận bướng bỉnh, chấp chặt cho kiến giải của mình, không gần được chân lý, cho là giới luật của Phật dạy rất rộng lớn, nghiêm ngặt một thời không thể toàn bộ thọ trì, bèn bỏ không thọ. Do đấy, họ cứ y nhiên trôi lẳn trong vòng sanh tử chịu khổ vô cùng, trọn đời không có hy vọng đắc đạo. Hành động như vậy thật đáng chê cười mà cũng đáng thương xót.

6. Giết con thành gánh

Thuở xưa, có người nuôi bảy đứa con, trong số ấy có một đứa chết, anh để thi hài trong nhà rồi tự mình và cả gia đình bỏ nhà đi nơi khác.

Người láng giềng thấy thế hỏi rằng:

- Sao anh không đem đức con đã chết của anh ra ngoài mai táng, lại bỏ nhà đem nhau đi ra ngoài? Hành vi như thế rất là dại dột.

Anh nghe xong, trả lời:

- Người chết phải đem ra ngoài mai táng, đúng hay sai chẳng cần, vậy có thể bảo cho tôi biết phải làm cách nào không? Than ôi! Chỉ có cách là giết thêm một đứa nửa, mới có thể thành gánh, gánh đi chôn.

Kết quả anh giết một đứa con nữa để cùng đứa con đã chết, rồi chất thành một gánh, gánh lên chôn trên núi cao.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Tỳ kheo phạm một điều giới luật, không chịu sám hối, ăn năn, trở lại muốn tìm cách che giấu sự thật, làm bộ như người trí giới thành tịnh tranh nghiêm.

Người khác thấy thế, vạch bày chỉ trích:

- Người xuất gia giữ giới phải như giữ gìn ngọc minh châu, tại sao đã tái phạm mà không chịu sám hối?

- Tỳ kheo ấy cứ ngang nhiên làm nhiều việc ác, phá giới để rồi sám hối một lúc cho tiện luôn. Tỳ kheo phá giới như thế cùng với người giết con thành gánh như kia đều là hạng ngu xuẩn vô trí cả.

7. Nhận người làm anh

Thuở xưa, có người nhà rất giàu, cử chỉ đứng đắn lại thông minh, vì thế kẻ xa người gần đều thán phục, ái mộ. Bấy giờ có một người đến nhận làm anh mình, thường thuờng qua lại thân thích phi thường. Chàng nẩy nhận người nhà giàu làm anh để chi thể? Mục đích chỉ vì muốn lợi dụng tiền bạc.

Sau đó, người nhà giàu kia sa sút khống cùng, vỡ nợ, chàng ta trở mặt lành đạm và nói thẳng với người nhà giàu kia rằng:

- Ngươi không phải là anh ta.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có bọn ngoại đạo lợi dụng và trộm cấp một bộ phận ngụ ngôn, phương phápnghi thức của Phật pháp, đem lãm giáo pháp cũa bọn họ thường dùng. Nhưng hoàn toàn không có thật tâm tinh tưởng, phụng trì, chỉ muốn ngăn che âm mưu tội ác của bọn họ, tuy thể giáo pháp của Phật không bao giờ bị bọn lừa đảo, lợi dụng.

8. Trộm áo nhà vua

Thuở xưa, có người nhà quê, lẻn vào kho áo của vua lấy trộm một bộ y phục, rồi lén chạy đến một phương xa.

Sau khi vụ mất trộm bị phát giác, nhà vua bèn phái nhiều binh lính đến các nơi tra tìm, cuối cùng bắt được tên ăn trộm đưa về tòa án. Khi bị thẩm vấn, y không thừa nhận y phục nầy là đã lấy trộm của vua, còn nói là di sản của tổ phụ lưu truyền lại. Vua mới bảo y lấy y phục ấy mặc thử.

Y không biết cách mặc, đem món đang mặc trên cánh tay mà mặc dưới chân, đem món đang mặc ngang lưng bụng mà mặc lên trên đầu.

Vua thấy thế phán rằng:

- Ngươi mặc lộn như vậy, chứng tỏ y phục đấy chẳng phải của tổ phụ ngươi lưu truyền. Huống nữa y phục nầy là của vua và các quan mặc, tổ phụ ngươi làm gì có thứ nầy?

Tên ăn trộm cứng họng, không thể trả lời được, đành phải cúi đầu thừa nhận.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ngoại đạo ăn trộm giáo nghĩa của Phật pháp làm của mình; nhưng vì không hiểu rõ chánh nghĩa Phật pháp; ăn trộm rồi để đó chứ không dùng được chuyện gì, chỉ được cái điên đảo tạp nhạp không thứ tự, lớp lang. Kết quả không khỏi bộc lộ bản chất của bọn họ.

9. Kẻ ngốc khen cha

Thuở xưa có một người hay khen ngợi đức hạnh của cha mình trước mặt nhiều người khác: Nào là cha anh lòng rất nhân từ, không bao giờ làm tổn hại ai cả, nào là cha anh không bao giờ cướp giựt, lừa gạt tài vật của ai, nào là đối đải với mọi người rất công bình chánh trực, không bao giờ nói dối mà lại hay giúp đở người trong khi nguy khốn v.v...

Lúc ấy có một người ngu thấy thế tự nghĩ: "Mình cũng nên khen cha mình một phen".

Nghĩ xong, anh bèn hỏi:

- Ðức hạnh của cha tôi còn hơn đức hạnh phụ thân ông!

Người chung quanh bèn hỏi:

- Ðức hạnh ông thân anh như thế nào?

Người ngu liền đáp:

- Cha tôi từ nhỏ tuyệt đường dâm dục, chẳng hề biết gì về việc ấy.

Ai nấy nghe cũng đều bật cười mà nói: Nếu quả thật cha anh từ nhỏ đoạn dục thì làm sao sanh được anh?

Nghe hỏi anh nọ đừ người ra chẳng biết phải trả lời làm sao.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Khen chỗ tốt của người cần phải phù hợp với thực tế. Nếu có bịa lời khen giả dối, chẳng những không hiệu quả gì, mà lại làm cho người khinh bỉ. Do đó trong năm giới của Phật Giáo cấm vọng ngữ là một.

10. Phú ông cất lầu

Thuở xưa có một người nhà giàu rất ngu si, không biết việc gì cả. Một hôm chàng đi đến nhà một phủ ông khác, đó là một nhà lầu ba tầng, xinh đẹp không đâu bằng, lòng chàng rất ham thích và tự nghĩ:

- Tiền của ta ít hơn người nầy, nhưng lẽ nào không cất được 1 trong 3 tầng ấy sao?

Ðoạn chàng về nhà liền cho mời một nhà kiến trúc đến hỏi rằng:

- Ông có thể cất lầu ba tầng không?

Nhà kiến trúc đáp:

- Ðược, tôi đã làm nhiều nơi rồi.

Chàng nói:

- Tốt lắm, ông nên làm ngay cho tôi một tòa lầu ba tầng, giống như của bạn tôi.

Nhà kiến trúc đem công nhân khởi sự ban đất, đắp nền, xây đá, lên tường.

Cách ít hôm, anh chàng nhà giàu đến xem xét, không thấy tầng lầu thứ ba, bèn hỏi nhà kiến trúc:

- Hiện tại ông đang là gì đó?

Nhà kiến trúc trả lời:

- Tôi làm nhà lầu ba tầng cho ông đây.

Chàng lại hỏi:

- Tại sao cất tầng lầu ba mà lo xây tầng dưới, không chịu cất nơi tầng trên cho tôi?

Nhà kiến trúc trả lời

- Phải cất từ tầng lên, không cất hai tầng dưới làm sao có thể cất được tầng thứ ba?

Không suy nghĩ kỹ, lập tức chàng ngăn răng:

- Không, không, tôi không cần làm hai tầng dưới, tôi chỉ muốn làm nơi tầng thứ ba thôi, ông nên làm cho tôi một tầng chót trên cho mau chóng.

Nhà kiến trúc nghe xong cười to, đôi ba phen giảng rõ cho chàng nghe, nhưng chàng quá cố chấp, kiên quyết yêu cầu nhà kiến trúc chỉ làm tầng thứ ba.

Nhà kiến trúc không có cách gì làm cho chàng hiểu rõ được, đành phải đình công việc cất nhà.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ðệ tử của Phật không chịu cung kính thừa sự tam bảo, thiết thật tu: "giới, định, huệ" nền tảng tam học khởi tu, chỉ giải đải, biếng nhác, tưởng lầm là không cần phải trải qua tam quả: Sơ quả Tụ Ðà Hoàn, nhị quả Tu Ðà Hàm, tam quả A Na Hàm, mà muốn lập tức chứng quả thứ tư là quả A La Hán, đệ tự ấy cùng với phủ ông muốn cất tầng thừ ba đều là hạng ngu si không tướng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12800)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 5 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12615)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 4 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12723)
Kinh Đại Bảo Tích Tập 3 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12236)
Kinh Đại Bảo Tích - Tập 2 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng
(Xem: 16908)
Ấn Quang Đại Sư Văn Sao - Giọng đọc Diệu Âm
(Xem: 11620)
Bồ Tát Giới Yếu Giải - Nguyên tác: HT Thích Minh Thành - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 12985)
Bồ Tát Giới Ưu Bà Tắc - Nguyên tác: HT Thích Minh Thành - Diễn đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 24738)
Kinh A Di Đà Giảng Giải - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 12989)
Chư Kinh Tập Yếu - Việt dịch: HT Thích Duy Lực - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông, Thy Mai, Kim Phượng
(Xem: 19321)
Bộ Thiện Ác Nghiệp Báo này do Ban dịch thuật Pháp Âm dịch và được cô Quảng Âm (TS Đoàn Ánh Loan) phát tâm đọc
(Xem: 11581)
Tịnh Độ Ngũ Kinh – Quyển Hạ - Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm, HT Thích Tuệ Đăng, HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Kim Phượng
(Xem: 11016)
Tịnh Độ Ngũ Kinh – Quyển Trung - Việt dịch: HT Thích Hành Trụ - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Kim Phượng
(Xem: 17911)
Tịnh Độ Ngũ Kinh – Quyển Thượng - Việt dịch: HT Thích Hành Trụ - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Kim Phượng
(Xem: 12532)
Tịnh Độ Hoặc Vấn - Nguyên tác: Thiên Như Duy Tắc - Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy
(Xem: 14329)
Niệm Phật sám pháp - Nguyên tác: HT Thích Thiền Tâm - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 11361)
Khai Thị Phật Thất - Nguyên tác: HT Đạo Chứng - Việt dịch: Thích Nhuận Nghi - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 16710)
Đạo gì - Tác giả: Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan
(Xem: 16022)
Lá Thư Tịnh Độ - Nguyên tác: Ấn Quang Đại Sư - Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Thanh Thuyết, Kim Phượng
(Xem: 26131)
Đệ Tử Quy - Việt dịch: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 23730)
Những Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyên tác: Đạt Lai Lạt Ma - Việt dịch: Hoang Phong - Diễn đọc: Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng
(Xem: 15784)
Đạo ĐứcSức Khỏe - Tác giả: Bác sĩ Bành Tân
(Xem: 15666)
Đại Bi Chú Giảng Giải - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa - Diễn đọc: Chiếu Thành, Thy Mai
(Xem: 15029)
Thuần Hóa Tâm Hồn - Nguyên tác: ĐĐ Thích Minh Thành - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Nguyễn Đông
(Xem: 15777)
Phật học và y học - Nguyên tác: BS Quách Huệ Trân
(Xem: 16937)
Vô thường - Nguyên tác: Thích Giác Thiện - Diễn đọc: Huy Hồ, Chiếu Thành
(Xem: 13774)
Niệm Phật thoát sinh tử - Việt dịch: Tuệ Uyển - Diễn đọc: Chiếu Thành, Tuấn Anh, K. Hanh, Ngọc Minh
(Xem: 13669)
Phù Trợ Người Lâm Chung - Nguyên tác: Dagpo Rinpoche - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 18670)
Những Mẩu Chuyện Về Nhân Quả - Việt dịch: Thích Tâm Thuận (Biên Tập) - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Đức Uy, K. Hạnh, N. Hân
(Xem: 13671)
Bóng Áo Nâu - Nguyên tác: Thiện Bảo, Thiền Đăng, Thu Nguyệt - Diễn đọc: Kim Phụng
(Xem: 17261)
Ý - Tình - Thân - Nguyên tác: Thích Trí Siêu - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14389)
Truyện Hằng Ngày - Nguyên tác: Thích Nhuận Thạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết
(Xem: 14080)
Tình Người - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 13531)
Thầy Và Đệ Tử - Việt dịch: Tâm Quang - Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12294)
Thầy Tôi - Nguyên tác: Chùa Định Thành - Diễn đọc: Văn Ngà, Ngọc Mỹ, Đức Uy, Huy Hồ
(Xem: 12966)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 2 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 17367)
Thơm Ngát Hương Lan - Phần 1 - Nguyên tác: HT Tinh Vân - Việt dịch: Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan - Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 11655)
Tâm Tình - Nguyên tác: Thích Thiện Thuận - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 11818)
Vu Lan 2010 - Nhiều tác giả - Diễn đọc: Đức Uy và Thy Mai
(Xem: 11744)
Tình Mẹ - Nguyên tác: Thích Hộ Giác
(Xem: 12508)
Tuổi Trẻ Tình Yêu Và Lý Tưởng - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 13381)
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 14589)
Sen Nở Trời Phương Ngoại - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 15551)
Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi - Nguyên tác: HT Thích Nhất Hạnh - Diễn đọc: Đức Uy
(Xem: 13670)
Khuyên Phát Tâm Bồ Đề - Nguyên tác: Tỉnh Am Đại Sư - Diễn đọc: Huy Hồ
(Xem: 12445)
Ăn ChaySức Khỏe - Việt dịch: Trần Anh Kiệt - Diễn đọc: Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 15779)
37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo - Nguyên tác: Đại Sư Vô Trước - Việt dịch: Bảo Thanh Tâm - Diễn đọc: Bùi Huy Hồ
(Xem: 12848)
Hoa Vô Ưu tập 10 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11413)
Hoa Vô Ưu tập 9 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 11684)
Hoa Vô Ưu tập 8 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12186)
Hoa Vô Ưu tập 7 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 14237)
Hoa Vô Ưu tập 6 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12232)
Hoa Vô Ưu tập 5 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 12944)
Hoa Vô Ưu tập 4 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13462)
Hoa Vô Ưu tập 3 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13099)
Hoa Vô Ưu tập 2 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 19951)
Hoa Vô Ưu tập 1 - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13434)
Từ Bi Hỷ Xả - Nguyên tác: HT Thích Thanh Từ - Diễn đọc: Chiếu Thành
(Xem: 13630)
Hư Hư Lục - Nguyên tác: Thích Nữ Như Thủy - Diễn đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Hà Thao, Kim Ngân, Minh Thảo
(Xem: 15833)
Ngập tràn ân phước (DIPA MA - The Life and Legacy of A Buddhist Master) - Tác giả: Amy Schmidt - Thiện Nhựt dịch
(Xem: 24826)
Những vần thi kệ của Thiền sư Thích Thanh Từ - Thơ thiền Phật giáo
(Xem: 13006)
Khuyên người niệm Phật (Phần 3/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 12054)
Khuyên người niệm Phật (Phần 2/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 11500)
Khuyên người niệm Phật (Phần 1/3) - Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm - Giọng đọc: Quảng Âm
(Xem: 15413)
Nhân quả và số phận con người - Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 21908)
Phật Thuyết Kinh Thiện Ác Nhân Quả
(Xem: 13547)
Niệm Phật Thập Yếu - Tác giả: HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 13262)
Niệm Phật tông yếu - Giọng đọc: Chiếu Thành
(Xem: 13412)
Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư - Tác giả: Bs. Quách Huệ Trân
(Xem: 11666)
Lược truyện Đức Phật Thích Ca - Tác giả: TT Thích Chân Tính - Giọng đọc: Chiếu Thành
(Xem: 11188)
Nhẹ gánh âu lo - Tác giả: Sridan Manada - Thích Tâm Quang dịch
(Xem: 11717)
Mấy điểm trọng yếu người niệm Phật cần biết - ĐĐ Thích Nguyên Anh dịch
(Xem: 16980)
Kinh niệm Phật Ba-la-mật - Dịch giả: HT Thích Thiền Tâm - Giọng đọc: Nguyễn Vinh & Kim Phượng
(Xem: 25674)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - 50 Hiện Tượng Ấm Ma - Tác giả: HT Tuyên Hóa - Người dịch: Thích Thiện Châu
(Xem: 18195)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tác giả: Ps. Tịnh Không - Giọng đọc: Kiều Hạnh
(Xem: 12374)
Nhặt Lá Bồ Đề - Tác giả: HT Thanh Từ
(Xem: 12685)
Thiền Căn Bản - Nguyên tác: Đại sư Trí Hải; Việt dịch: Thiền Sư Thích Thanh Từ; Diễn đọc: Thy Mai, Kim Phượng
(Xem: 10178)
Quy Tắc Trợ Niệm Lúc Lâm Chung - Nguyên tác: CS Lý Bỉnh Nam - Dịch: Thích Nhuận Nghi
(Xem: 11213)
Từ Nụ Đến Hoa - Nguyên tác: Soko Morinaga - Dịch: Thuần Bạch - Ngọc Bảo
(Xem: 11531)
Pháp Ngữ - Tác giả: HT Tuyên Hóa
(Xem: 13973)
Ma tâm và ma sự của người tu - Tác giả: Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10375)
Những Thai Nhi Vô Tội - Nguyên tác: HT Tuyên Hóa và chúng Đệ Tử - Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
(Xem: 11271)
Hành trang cho ngày cuối - Tác giả: TT Thích Lệ Trang
(Xem: 11506)
Biết sống thực tế - Sáng tác: Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14406)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc - Tác giả: TS Nhất Hạnh, Võ Đình Cường, Quảng Tánh
(Xem: 10540)
Bố Thí Ba La Mật - Tác giả: TT Thích Trí Siêu - Giọng đọc: Diệu Thôi
(Xem: 11904)
Nhặt cánh vô ưu - Tác giả: Thích Viên Trí
(Xem: 11236)
Ngón tay chỉ đường - Tác giả: Thích Nữ Minh Tâm
(Xem: 11317)
Niệm Phật sinh Tịnh độ - Tác giả: Thích Thánh Nghiêm - Việt dịch: Thích Chân Tính - Người đọc: Thường Duyên
(Xem: 12370)
Từng Giọt Nắng Hồng - Việt dịch: Tịnh Minh - Người đọc: Huy Hồ, Văn Ngà, Ánh Tuyết, Hán Thao, Minh Tảo, Kim Ngân
(Xem: 19651)
Kinh Đại Bảo Tích - Tập 1 - Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 15534)
Pháp Bảo Đàn Kinh - Tác giả: HT Mãn Giác
(Xem: 11685)
Góp nhặt lời Phật tổ - Nguyên tác: HT Thích Duy Lực
(Xem: 10942)
Bồ Tát Hạnh - Nguyên tác: Tôn Giả Tịch Thiên - Việt dịch: Nguyễn Hiển - Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng, Kiều Hạnh
(Xem: 18796)
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Thích Huệ Hưng dịch; Diệu Hoa đọc
(Xem: 13485)
Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát - Giọng đọc: Huy Hồ & Kim Phượng
(Xem: 10327)
Luận Đại Trí Độ - Việt dịch: Thích Nữ Diệu Không - Hiệu đính: TT. Huệ Trí - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, T. Thuyết
(Xem: 10233)
Luận Đại Trí Độ - Việt dịch: Thích Nữ Diệu Không - Hiệu đính: TT. Huệ Trí - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, T. Thuyết
(Xem: 10803)
Luận Đại Trí Độ - Việt dịch: Thích Nữ Diệu Không - Hiệu đính: TT. Huệ Trí - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, T. Thuyết
(Xem: 11342)
Luận Đại Trí Độ - Việt dịch: Thích Nữ Diệu Không - Hiệu đính: TT. Huệ Trí - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, T. Thuyết
(Xem: 23108)
Luận Đại Trí Độ - Việt dịch: Thích Nữ Diệu Không - Hiệu đính: HT Thích Thiện Trí - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Mỹ, T. Thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant