Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 9

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 14104)
Phần 9

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996


81. Không nên vu oan cho người hiền đức

Thuở xưa có hai cha con nhà nọ cùng đến nơi cánh đồng mênh mông, người con bỏ cha đứng đó, một mình chạy thẳng vào rừng rậm, bị cọp cắn, vết thương rất sâu, lại bị móng nhọn của nó cào rách bấy cả mình mẩy. Anh vừa đau nhức vừa kinh sợ vô cùng, vội vã băng rừng chạy về chổ cha anh đang đứng.

Người cha thấy tình cảnh như vây, hoảng hốt hỏi anh, vậy chớ bị con thú gì cắn mà thân thể ra nông nổi.

Người con nhăn nhó trả lời:

- Có một con gì không biết, thân đầy cả long, đến cắn con bị thương như thế đó.

Người cha giận hầm hầm xách cung tên chạy thẳng vào rừng rậm, thấy một nhà tu râu tóc rất dài, lại có một chùm râu lún phún, ông cho rằng, đó chính là con giả thú đã cắn con ông, lập tức ông giương cung muốn bắn. Có người thấy thế vội can rằng:

- Nhà tu hành này không có con hại con ông, ông không nên vu oan cho người hiền đức.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người đối với sự vật không quan sát cho kỷ, bằng vào chủ quan tự cho là phải, đôi khi oan uổng cho một hạng người hiền lương. Ở đời có nhiều người đối với trong hàng tăng chúng, thấy một đôi người không đạo hạnh xuất gia, hành vi bất mãn, hoặc có một số nhà sư nào đó không đủ oai nghi, đối với mọi người có những hành động ngôn ngữ không được đẹp đẽ, họ bèn không chịu quan sát kỹ càng, cho rằng nhà sư nào cũng như vậy cả. Ðối với những nhà sư khác, họ luôn luôn sẵn sàng khinh miệt chê bai. Những người ấy với người trong chuyện nầy, đều là hạng lỗ mãng vô trí thức.
 
 

82. Gieo lúa

Thuở xưa có một người ở đô thành, muốn về làng quê theo đòi nông nghiệp, làm kế sanh nhai. Ngày nọ, anh đến đồng ruộng xem xét, thấy một đồng rộng lúa tươi tốt phi thường, bèn hỏi nông dân ở đó dùng cách nào mà gieo lúa tốt như vậy.

Nông dân trả lời:

- Phương pháp rất giản dị, chỉ phải cày đất cho xốp và bang cho bằng, bỏ phân tốt, tháo nước vô, thì lúa được tốt như thế.

Anh nghe rồi, bèn y phương pháp cày ruộng, gieo giống ấy. Anh đã cầy đất cho xốp, bang bằng, cho phân, nước vào xong xuôi đâu vào đấy, chỉ còn có đem giống gieo lên. Nhưng anh suy nghĩ, khi chưn bước xuống ruộng để gieo, sợ e chưn mình dẫn lên trên đất, làm cho đất giẽ đ, do đó lúa không tốt được.

Anh liền nghĩ ra một cách:

- Ta nên ngồi trên cái giường bảo người khiên xuống ruộng, mình ngồi trên giường gieo, có thể tránh khỏi chưn dẫm giẽ đất.

Bây giờ anh mướn bốn người, mỗi người bưng một cái chưn giường, để khiêng anh xuống ruộng gieo giống. Anh đi một mình thì có hai chưn, bây giờ biến thành tám chưn đạp trên đất ruộng, lại thêm một trọng lượng trên giường, do đó đất trong ruộng càng thêm giẽ cứng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp phải khéo giữ gìn đồng ruộng trì giới, khiến phát sanh mầm mộng pháp lành. Nhưng có đa số người tu hành, ban đầu giữ rất kỹ, một giới nhỏ cũng không phạm; nhưng lần lần về sau, giới thô trọng đều hủy phạm, không hề kiêng sợ giữ gìn, mầm mộng Bồ đề làm sao không tiêu hoại?
 
 

83. Khỉ bị đánh

Thuở xưa có một con khỉ, bị một người rất mạnh khỏe đánh đập tàn nhẩn, nó đau đớn vô cùng đến chịu không nổi nửa. Sau đó nó chạy ngang qua chỗ đông, có một em bé chạy ngang trước mặt nó, nó giận hầm hầm, chạy bổ tới túm đứa nhỏ muốn đánh và tuyên bố với mọi người rằng: Nó làm như vậy rất là chính xác.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Tất cả pháp đều ở trong vòng biến diệt, thuyên lưu, quá khứ đã diệt tương tục sau sanh, chẳng giống như trước, đó là một định luật dĩ nhiên, thế mà người đời thường thường không nhận định, vọng chấp sai lầm, cũng như con khỉ kia không khác.
 
 

84. Nguyệt thực

Người xưa có một truyền thuyết: Từ trước có vị A tu la vương xem thấy mặt trăng sáng quá, bèn dùng tay che, người nầy đồn đãi biến thành thuyết "Nguyệt thực". Căn cứ theo truyền thuyết trên, thì nguyệt thực và loài chó hoàn toàn không quan hệ gì nhau. Nhưng không hiểu tại sao mỗi khi nguyệt thực, mỗi người đều cho là mặt nguyệt bị chó nuốt, rồi mỗi khi thấy chó chạy ngang ai cũng muốn đánh nó.

Ðối với thân phận con chó oan uổng vô cùng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời muốn biện minh căn nguyên của sự phải trái, gian, ngay, khổ, vui thì không thể bằng cứ nơi phương diện chủ quan mà tường tượng ra những điều lầm lộn vô ý nghĩa.
 
 

85. Ðau mắt

Thuở xưa có một nàng con gái bị bệnh đau mắt rất nguy hiểm, vô cùng dau đớn, rên rĩ suốt ngày đêm. Có một nàng con gái khác, thấy vậy lo sợ phi thường, tự nói: Chị kia bệnh mắt rất đau đớn. Quả như bịnh ấy đến ta, nhất định ta phải nhận chịu! Tuy rằng hiện tiền mắt ta không hề chi, nhưng ngày kia đâu khỏi mang bệnh như chị nọ. Muốn ngăn ngừa cho khỏi bệnh sau này, chi bằng ta móc tròng con mắt của ta trước đi thì hơn cả.

Có người nghe nàng nói thế, bèn khuyên can rằng: 

- Cô có tròng con mắt là vật quí nhất, sau nầy đau hay không đau, việc ấy chẳng nhất định. Nếu cô móc tròng con mắt của cô đi rồi, thì sẽ khôg trông thấy gì nửa cả, phải chịu thống khổ suốt đời, cô có biết không nhỉ?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người ăn cơm bị mắc ngẹn, rồi bỏ ăn, như thế rất vô lý. Có một số ít người cho rằng giàu sang là cội gốc của suy bại, vì thế mà không muốn cầu quả báo an vui, nên không thực hành hạnh bố thí. Nhưng người có quan niệm sai lầm ấy, cùng với nàng con gái vì sợ đau mắt, mà muốn móc tròng con mắt quăng đi, đó đều là hạng mê lầm đáng thương cả.
 
 

86. Vì của giết con

Thuở xưa có hai cha con người nọ, nhơn có công chuyện cùng nhau đến địa phương kia, đia giữ đường gặp bọn cướp, muốn giựt hết tài vật của người. Người con có đeo đôi bông vàng, người cha sợ bị ăn cướp giựt mất, y bèn xé tai người con để lấy đôi bông vàng đem giấu, nhưng vì quá lật đật nên xé rứt không ra. Bây giờ bèn dùng dao chặt đầu người con. 

Sau đó bọn cướp chạy mất, cơn khủng hoảng qua rồi y bèn xách cái thủ cấp ráp vào cổ người con xấu số. Nhưng than ôi! Ráp làm sao được!

** Chuyện nầy tỉ dụ: Vì việc nhỏ mà bỏ việc lớn, đến đổi gây thành sự tổn thất nặng nề, không thể cứu vãn. Cũng như trên thế gian có một số người vì chút danh lợi mà vọng lập tà giáo, tà thuyết để dối đời trộm danh, tạo thành tội ác cực đại, gây ương lụy vô cùng.
 
 

87. Bọn cướp chia của

Thuở xưa có một bọn ăn cướp, cùng nhau cướp giựt rất nhiều của cải tiền bạc. Bọn họ chiếu theo bản lĩnh và địa vị cao thấp của mỗi người mà chia đều đủ, mỗi người một phần. Trong ấy có một phần là y phục dệt bằng tóc rất nặng, vì có một người kém sắt đẹp hơn, cho nên bọn họ mới chia một phần xấu tệ ấy, cấp cho tên cướp ở địa vị thấp kém kia. Tên cướp ấy rất buồn khổ, trong tâm quá bất bình la lớn: - Phần của tao sao ít thế nầy!

Sau đó y cũng đành cam chịu, rồi đem vào trong thành bán. Có một vị quan trường chịu mua bằng một giá rất cao. Số tiền của y bán được đem về so với số tiền của cả bọn cướp chia được, nhiều hơn gấp bội phần.

Bây giờ y vui vẻ múa nhảy và nói: 

- Ta là người đắc thời.

** Chuyện nầy thuyết minh: Dù chúng ta gặp nhiều thất bại cũng không nên thất vọng, thối tâm, chỉ nên cố gắng gieo giống tốt sẽ có ngày gặt được bao nhiêu là chuỗi hạt vàng. Tí dụ như người khi bố thí, mà không biết rằng bố thí sẽ có quả báo tốt gì hay không? Ðến khi quả lành đem lại, thì rất vui mừng. Mới biết làm lành bố thíhành vi rất cao đẹp, trở lại ăn năn việc lành của mình làm sao mà ít quá!
 
 

88. Khỉ mất đậu

Thuở xưa có một con khỉ cầm một nắm đậu, bỗng vô ý đánh mất một hột. Nó hoảng hốt buống cả nấm đậu trong tay, chạy đi tìm hột đậu đã rớt, nhưng tìm mãi không ra. Bây giờ lật đật chạy về chỗ buông nắm đậu khi nãy, thì ôi thôi! Ðã bị chim ăn mất hết cả rồi!

** Chuyền nầy tỉ dụ: Người tu theo Phật pháp, ban đầu huỷ một giới mà không chịu ăn năn sám hối cho tội được tiêu. Sau đó lại còn buông lung hủy phạm nhiều cấm giới, làm cho bao nhiêu công đức pháp lành đều huỷ bỏ không còn.
 
 

89. Chuột vàng và rắn độc

Thuở xưa có một người đi đường bắt được một con chuột vàng, lòng mừng khắp khởi, liền ôm vào lòng, rồi tiếp tục đi. Khi đến một bờ sông người kia muốn cởi y phục để lội qua cho dễ, bỗng nhiên con chuột vàng ôm trong lòng liền thành con rắng độc. Ban đầu y sợ hải vô cùng nhưng sau rồi tự nghĩ:

- Ta thà để cho con rắn độc nầy cắn chết, chớ không chịu quăng nó đi. 

Bây giờ y bèn ôm con rắn độc lội qua sông, chẳng hề sợ hải. Con rắn độc thoát nhiên quá thành khối vàng báu to lớn phi thường.

Có người khác xem thấy như vậy cho rằng rắn độc có thể biến thành vàng, liền bắt chước, bắt một con rắn độc ôm trong lòng, tức thời bị rắn độc cắn chết.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một hạng người đều chẳng phải chơn thật tín ngưỡng Phật pháp, xem thấy người khác chơn thật tu học được lợi ích hiện tiền; họ vì muốn cầu lợi dưỡng, nên phụ hoạ theo chánh pháp. Nhưng kết quả chẳng những không tốt đẹp gì mà trở lại bị tổn hại.
 
 

90. Lượm đuợc tiền

Thuở xưa, có một người nghèo đi đường bỗng nhiên lượm được một túi tiền vàng, lòng mừng vô hạn.

Y bèn ngồi lại bên đường, lấy tiền ra khỏi túi để đếm, đếm chưa xong, người chủ của túi tiền đã đến, y phải trả túi tiền lại cho chủ.

Y rất buồn khổ, ăn năn không kịp. Y nghĩ rằng: 

- Nếu ta đếm mau mau và đi cho sớm, thì chẳng là khỏi bị người chủ của túi tiền tìm đến, ta đã được một số tiền khá lớn không?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ðã gặp Tam bảo, liền phải kịp thời cần tu nghiệp lành để cầu sớm được giải thoát. Giả sử cứ để việc đời lôi cuốn quẩn quanh, dần dà qua ngày tháng, luống phi bóng quang âm. Vô thường thoạt đến, sau ăn năn không kịp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14962)
Chết và tái sinh - Tác giả: TT Thích Nguyên Tạng - Tâm Từ đọc
(Xem: 15302)
Phật học tinh yếu - Tác giả: HT Thích Thiền Tâm - Trung tâm Sách nói Phật giáo Diệu Pháp Âm thực hiện
(Xem: 20061)
Tác giả: HT Tịnh Không - Việt dịch: Thích Huệ Thông - Diễn đọc: Nguyễn Đông, Thùy Anh, Huy Hồ, Kim Phượng, Thủy Tiên
(Xem: 25913)
Kinh Chánh Pháp Sanghata - Sanghata Sutra - Nhơn Hồ và Vinh Trần đọc
(Xem: 14580)
Tất cả đều là lẽ đương nhiên - Trích từ: Tinh Vân Bách Ngữ - Hạnh Huệ soạn dịch
(Xem: 19681)
Thanh tịnh tâm - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 26253)
Vô thượng Niết-bàn - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25576)
Phá mê khai ngộ - Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Người đọc: Nguyên Hà
(Xem: 25166)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - Một cao tăng cận đại - Biên soạn: Bảo Đăng
(Xem: 12573)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 13000)
Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết
(Xem: 14629)
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Phần 3; Dịch & chú giải: Tâm Minh Lê Đình Thám; Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 15113)
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Phần 2; Dịch & chú giải: Tâm Minh Lê Đình Thám; Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 18027)
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Phần 1; Dịch & chú giải: Tâm Minh Lê Đình Thám; Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 13068)
Soạn giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Giọng đọc: Nguyên Hà
(Xem: 19550)
Soạn giả: Lê Sỹ Minh Tùng - Giọng đọc: Nguyên Hà
(Xem: 12087)
Nguyên tác: Hermann Hesse - Giọng đọc: Kim Phượng
(Xem: 11834)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 12202)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 19774)
Nguyên tác: Ajahn Chah - Việt dịch: Minh Vi
(Xem: 11702)
Tác giả: HT. Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 12113)
Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 10971)
Tác giả: HT. Thích Tịnh Từ - Giọng đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 12088)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Chiếu Thành, Diệu Ánh
(Xem: 10772)
Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
(Xem: 10604)
Tác giả: Liên Trì Đại sư - Việt dịch: Giới Nghiêm - Giọng đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai
(Xem: 11666)
Giận - Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Hướng Dương
(Xem: 9939)
Tác giả: Pháp sư Viên Nhân - Giọng đọc: Huy Hồ, Tấn Thy
(Xem: 10664)
Tác giả: HT. Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng, Kim Phụng
(Xem: 28373)
Tử thư Tây Tạng - Tibetan Book of the Dead - Nguyên tác: Bardo Thodol Chenmo - Phóng tác: Nguyên Phong
(Xem: 10447)
Từ Nguồn Diệu Pháp - Tác giả: Ni Sư Thích Nữ Trí Hải - Giọng đọc Diệu Thủy
(Xem: 18148)
Trở Về Từ Cõi Sáng - Nguyên Phong phóng tác - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 13369)
Tìm Phật Ở Đâu - Tác giả: Minh Tâm - Tâm Từ đọc
(Xem: 10831)
Tiến Trình Tu Chứng - Tâm Kiến Chánh đọc
(Xem: 24164)
Trở Về Từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
(Xem: 24534)
Tâm bất sinh - Nguyên tác: Thiền sư Bankei - Dịch Việt: NS Thích Nữ Trí Hải - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 20693)
Tu Bụi - Tác giả: Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12393)
Lắng nghe tiếng hát sông Hằng - Tác giả: Bác sĩ Quách Huệ Trân - Giọng đọc: Đức Uy, Nguyễn Vinh, Diệu Huyền
(Xem: 15915)
Thoát Vòng Tục Lụy - Nguyên tác: Đại sư Tinh Vân - Bản dịch: Hòa thượng Thích Quảng Độ - Giọng đọc: Tâm Từ và Tâm Kiến Chánh
(Xem: 10326)
Thả Một Bè Lau - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Hướng Dương
(Xem: 19738)
Tạng Thư Sống Chết - Dịch giả: Thích nữ Trí Hải - Giọng đọc: Diệu Nghiêm
(Xem: 13173)
Tám Quyển Sách Quý - Phần 3/3 - Tác giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 11290)
Tám Quyển Sách Quý - Phần 2/3 - Tác giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 13707)
Tám Quyển Sách Quý - Phần 1/3 - Tác giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 9670)
Tấm Lòng Rộng Mở - Tác giả: Đức Dalai Lama - Chuyển dịch: Lê Tuyên, Hiệu đính: Lê Gia
(Xem: 11445)
Tám điều giác ngộ - Tác giả: Thích Phổ Huân - Giọng đọc:Tâm Chánh Kiến
(Xem: 11584)
Quê hương Cực Lạc - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
(Xem: 10808)
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát - Tác Giả: HT Thích Trí Thủ - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 8837)
Quan Âm Thị Kính - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: nhóm cư sĩ PT Đạo Tâm
(Xem: 12320)
Phổ Đà Sơn dị truyện - Pháp Sư Chữ Vân - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 8926)
Phép lạ của sự tỉnh thức - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Kim Phượng
(Xem: 14837)
Phật và Thánh chúng - Tác giả: Cao Hữu Đính - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 22392)
Phật Học Phổ Thông 1 - Tác Giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 12281)
Phật Học Phổ Thông 2 - Tác Giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 42694)
Bốn Cuốn Luật Tiểu Tỳ Ni - Sa Di - Dịch giải: HT Thích Trí Quang; Giọng đọc: Nguyễn Vinh
(Xem: 16491)
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải - Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai, Nguyễn Đông, Thanh Thuyết
(Xem: 15483)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Dịch Việt: HT Thích Trí Tịnh - Giọng đọc: Kim Phượng, Thy Mai, Bích Ngọc, Nguyễn Đông, Thùy Anh, Ngọc Mỹ, Hùng Thanh
(Xem: 34054)
Kinh Lương Hoàng Sám - Việt dịch: Thích Viên Giác - Giọng đọc: Kim Phượng, Thy Mai, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Nguyễn Đông
(Xem: 18943)
Kinh Hiền Ngu - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trung Quán
(Xem: 15278)
Kinh Địa Tạng - Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh - Diễn đọc: Ngọc Mỹ, Thy Mai
(Xem: 14989)
Kinh Đại Bát Niết Bàn - Việt dịch: Thích Trí Tịnh - Giọng đọc: Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Hùng Thanh, Thy Mai, Thùy Trang, Thùy Anh, Đức Uy
(Xem: 15287)
Kinh Đại Bát Niết Bàn - Việt dịch: Thích Trí Tịnh - Giọng đọc: Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Hùng Thanh, Thy Mai, Thùy Trang, Thùy Anh, Đức Uy
(Xem: 11759)
Kinh A Di Đà Yếu Giải - Tác giả: Ngẫu Ích đại sư; Tâm Từ đọc
(Xem: 13977)
Nghiên cứu về khuyên phát tâm bồ đề - Tg: Đại sư Tĩnh Am - Pháp sư Diễn Bồi giảng - Dịch: Võ Đức Sâm và Ngô Đức Thọ; Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 31932)
Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu - Nguyễn Vinh đọc
(Xem: 16821)
Khi nào chim sắt bay - Ni Sư Ayya Khema. Việt dịch: Diệu Liên – Lý Thu Linh. Giọng đọc: Diệu Hoa
(Xem: 14830)
Khám phá con đường giải thoát (Giáo lý khẩu truyền) - Giọng đọc: Diệu Thủy
(Xem: 49071)
Huyền thuật và các Đạo sĩ Tây Tạng - Nguyên Phong phóng tác
(Xem: 14467)
Hoa trôi trên sóng nước - Phóng tác: Nguyên Phong - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 22624)
Hoa sen trên tuyết - Nguyên Phong phóng dịch - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 12161)
Hiệu lực của sự cầu nguyện - Hòa thượng Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15945)
Tác giả: Blair T.Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong - Giọng đọc ông bà Nghệ sỹ: Thanh Điền và Thanh Kim Huệ
(Xem: 15461)
Đường xưa mây trắng - Tác giả: Nhất Hạnh - Giọng đọc: Chiếu Thạnh
(Xem: 11003)
Đường vào nội tâm - Tg: Thích Nữ Trí Hải - Giọng đọc: Hồng Vân & Đoàn Yên Linh
(Xem: 13469)
Đường tu không hai - Tác giả: Minh Tâm - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 27151)
Đường mây qua xứ tuyết - Nguyên Tác: The Way of the White Clouds - của Lama Anagarika Govinda - Dịch giả: Nguyên Phong - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 16839)
Du hành Tây Tạng - Tâm Minh dịch - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 13327)
Đưa tâm về nhà - Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 23164)
Dấu chân trên cát - Tác giả: Nguyên Phong - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 16738)
Đạo Phật Siêu Khoa Học - Minh Giác Nguyễn Học Tài - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 12676)
Đạo Phật Đi vào Cuộc Đời - Thiền Sư Nhất Hạnh
(Xem: 11220)
Đại Đường Tây vức ký - Nguyên tác: Huyền Trang - Dịch Việt: HT Thích Như Điển - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 15220)
Cuộc đời Đức Phật - Dịch Việt: Thủy Khanh - Giọng đọc: Diệu Nghiêm
(Xem: 12456)
Cửa tùng đôi cánh gài - Tác giả: Thích Nhất Hạnh - Giọng đọc: Tha Phương, Dương Tiêu
(Xem: 14559)
Con đường vô tận - Tác giả: Hư Thân - Huỳnh Trung Chánh - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 22732)
Cõi bụi hồng - Ni sư Như Thủy - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 25970)
Cô Ba cháo gà - Truyện Phật giáo - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 12913)
Chuyện Cửa Thiền - Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 16124)
Những Cánh Hoa Đàm - Tác giả: HT Thích Thanh Từ - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 12581)
Cặn Bã Ký Ức - Nguyên tác: Như Sanh - Giọng đọc: Thanh Kim Huệ & Thanh Điền
(Xem: 15182)
Cẩm nang tu đạo - Tác giả: Hòa Thượng Thích Quảng Khâm - Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 14065)
Bước Đầu Học Phật - Tác giả: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
(Xem: 28296)
Bên rặng tuyết sơn - Nguyên Phong phóng tác - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 20376)
Bên Kia Cửa Tử - Tác giả: Charles Leadbeater - Dịch giả: Nguyên Phong
(Xem: 22848)
Ba trụ Thiền - Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Giọng đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 17314)
Ăn Chay Một Triết Lý Sống; Nguyên tác: Avadhutika Anandamitra Acarya; Phỏng dịch: Vĩnh Phụ và BS. Liên Hương; Người đọc: Tâm Kiến Chánh
(Xem: 13237)
Bài học ngàn vàng - Tác giả: HT Thích Thiện Hoa; Giọng đọc: Tâm Từ
(Xem: 27120)
Bản Đồ Tu Phật; HT. Thích Thiện Hoa
(Xem: 12031)
An lạc từng bước chân; Phương Pháp thực Tập Hạnh Phúc; Tác giả: Thích Nhất Hạnh; Giọng đọc: Hướng Dương
(Xem: 14935)
Ánh Đạo Vàng; Tác giả: Võ Đình Cường; Giọng đọc: Hồng Đào - Quang Minh; Kỷ thuật thâu âm & nhạc đệm: Chí Tài
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant