Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”

31 Tháng Tám 202208:41(Xem: 1220)
Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”
Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”


books-2306385_1280-780x470

ĐẶC SAN VĂN HÓA PHẬT GIÁO 2022
TÔI HỌC PHẬT
Tuyển tập các khảo luận và sáng tác
văn học nghệ thuật của nhiều tác giả.
Cố vấn: Hòa Thượng Thích Như Điển
Chủ biên: Phù Vân, Nguyên Đạo, Nguyên Minh
Biên tập và trình bày: Nguyễn Minh Tiến
Tranh phụ bản: Họa sĩ Cát Đơn Sa, Họa sĩ ViVi
Hình bìa sau: Các tác giả, dịch giả, họa sĩ tham gia trong Đặc San
Thiết kế bìa: Họa sĩ Đình Khải


LỜI TRÌNH THƯA

Đặc San Văn Hoá Phật Giáo số 4 lần này đến với Quý Ngài và Quý Vị với chủ đề “Tôi học Phật”.

Do vậy đa phần các bài viết đều xoay quanh chủ đề này để triển khai nội dung và hầu như chẳng có bài nào lặp lại bài nào cả. Bởi lẽ khi học Phật mỗi người đều tiếp thuhành trì giáo lý ấy một cách khác nhau. Điều căn bản là qua các bài viết cũng như những khảo cứu về Phật giáo, các tác giả đã nhuần nhuyễn chuyển hoá lời Phật dạy thành chất dưỡng sinh cần thiết để nuôi thân và tâm của chính mình và từ đó tiếp tục chuyển giao phần hiểu và hành trì này đến các độc giả khắp nơi. Đây là thành tựu ban đầu của việc học Phật và tu Phật.

Trong kinh Vakkali thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta; ai thấy Ta, người ấy thấy pháp.” Pháp đây là Chánh pháp, “thấy pháp” là thấu hiểu được Chánh pháp, và hiểu để hành trì, để chứng thật lời Phật dạy là điều tối quan trọng; nên chúng ta thường nghe Phật dạy rằng: “Hãy đến để tự thấy” (ehipassiko) ý nghĩa giáo lý vi diệu luôn nằm ở sự thực chứng của mỗi cá nhân. Đồng thời, chúng ta cũng từng nghe: “Tu không học là tu mù; học không tu là đãy sách.” Cho nên tu và hànhhọc và tập bao giờ cũng phải song hành với nhau thì kết quả mới mỹ mãn.

Có hơn 50 cây bút chuyên nghiệp và cả không chuyên nghiệp cùng góp mặt ở đây. Chư tôn đức tăng ni và quý Phật tử khắp nơi trên thế giới đã đóng góp bài vở thật phong phú qua nhiều thể tài, thể loại khác nhau; nhưng tựu trung vẫn hướng chúng ta đến Bảo Sởcon đường thực tu, thực chứng và thực học.

Ban Biên Tập vô cùng niệm ân chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như Quý Đạo Hữu Phật Tử xa gần đã thể hiện tinh thần cộng trụ, cộng hưởng trong vai trò phát huy Phật pháp đến muôn nơi, không ngại xa cách không gian cũng như thời gian eo hẹp, đã đóng góp những bài viết thật vô cùng giá trị. Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý độc giả xa gần, lâu nay đã hỗ trợ cho Đặc san Văn Hoá Phật Giáo do Viên Giác Tùng Thư và Báo Viên Giác chủ trương được mọi người trân quý, tiếp nhận.

Giờ đây, xin kính mời Quý Ngài và Quý Vị lần giở những trang sách ra, nơi ấy có những đóa sen nghìn cánh lớn nhỏ đang nở rộ và toả hương thơm tinh khiết nhẹ nhàng, góp phần cộng hưởng với việc thừa tự Pháp như trong Kinh Trung Bộ đã tuyên thuyết.

Hòa Thượng Thích Như Điển
Cố vấn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Sáng lập & Chủ Nhiệm Báo Viên Giác

To read the whole book, click on this link:
https://hoangphap.org/vien-giac-tung-thu-xuat-ban-dac-san-van-hoa-phat-giao-2022-toi-hoc-phat/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 676)
Kể từ ngày 22 tháng 2 năm 1972 khi tôi xa quê Mẹ Việt Nam đến hôm nay ngày 14 tháng 4 năm 2023 là 51 năm và gần hai tháng như thế. Một thời gian khá lâu hơn nửa thế kỷ và hơn nửa đời người có mặt tại Nhật Bản và Đức Quốc cũng như các quốc gia khác tại Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi châu.
(Xem: 1109)
Cố Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một bậc Thầy mô phạm về Văn, Thơ, chữ nghĩa trong thời gian từ tiền bán thế kỷ thứ 20 đến đầu thế kỷ thứ 21.
(Xem: 1170)
Những bản văn căn bản của PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt có so sánh với tiếng Nhật
(Xem: 3530)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 4889)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3455)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3463)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2637)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3058)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2976)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2771)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2301)
Báo Viên Giác Xuân Canh Tý 2020
(Xem: 6058)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 4584)
Kỷ yếu Mừng Chu Niên 30 Năm (1987-2017) GĐPTVN tại Canada - Huynh trưởng: Chơn Minh, Thị Nguyện
(Xem: 11901)
Từ Điển Hư Từ Hán Ngữ Cổ Đại Và Hiện Đại - Trần Văn Chánh
(Xem: 540278)
Tủ sách Phật học PDF - ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tập hợp
(Xem: 159271)
Sách Văn Học - Nhiều tác giả
(Xem: 95974)
Tuyển tập những tác phẩm về Lịch Sử - Do nhiều sử gia biên soạn
(Xem: 32538)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 42064)
Các sách khác dạng 3D - Nhiều tác giả
(Xem: 46662)
Tập hợp Những Bài Viết dạng PDF - Hoavouu.com
(Xem: 87687)
English PDF - Sách Tiếng Anh Phật Học - PDF
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant